SKKN Một số biện pháp tạo môi trường góc mở giúp phát triển tính tích cực cho trẻ 5-6 tuổi
Những công trình nghiên cứu của các nhà sư phạm mầm non đã là sáng tỏ rằng: Trẻ ở lứa tuổi mẫu giáo đã xuất hiện hình thức của tính tích cực còn gọi là nhận thức tích cực. Tính tích cực của trẻ mẫu giáo được xem là khả năng giải quyết nhiệm vụ nhận thức với hiệu quả cao bằng việc cố gắng, nỗ lực huy động ở mức độ cao các chức năng tâm lý nhận thức, đặc biệt là chức năng tư duy như so sánh, phân tích, khái quát hóa... Nhận thức tích cực ở trẻ mẫu giáo lớn 5 - 6 tuổi được thể hiện bằng hứng thú với sự vật, hiện tượng xung quanh và lòng mong muốn được hiểu biết hơn nữa về chúng.
Một môi trường thiết kế có khoa học, thẩm mỹ sẽ đem lại hiệu quả rất cao cho hoạt động của trẻ. Trẻ sẽ thấy thích thú với một môi trường học tập màu sắc đẹp mắt, hài hòa. Góc chơi mở sẽ đem lại cho trẻ những khám phá mới cho mỗi sự kiện. Đem lại cho trẻ sự thích thú, hào hứng bởi sự thay đổi nội dung chơi qua từng sự kiện trong tháng.
Sự bố trí góc hợp lý giữa góc chơi tĩnh (góc học tập, góc nghệ thuật), góc chơi động ( xây dựng, phân vai). Điều này tránh được những ảnh hưởng do tiếng ồn từ các góc động sang góc tĩnh. Đồ dùng đồ chơi sử dụng phải phù hợp với lứa tuổi, nhu cầu của trẻ và nội dung của hoạt động. Diện tích góc hoạt động phù hợp với số lượng trẻ, thoáng mát, đầy đủ ánh sáng, giáo viên luôn bao quát để đảm bảo an toàn cho trẻ mọi vị trí. Tạo cho trẻ môi trường thật thoải mái, an toàn để hoạt động của trẻ đem đến cho trẻ hứng thú say mê, yêu thích hoạt động cũng như các hoạt động mà cô giáo tổ chức cho trẻ ở trường. Màu sắc phù hợp với vị trí góc, màu sắc giá đồ chơi, màu sơn tường, sơn cửa, phải sáng sủa nhưng không làm chói mắt trẻ. Cần giữ gìn vệ sinh, thay đổi nội dung thường xuyên sau mỗi sự kiện để góc chơi luôn tươi mới hấp dẫn trẻ để hoạt động chơi ở lớp luôn mang lại hứng khởi với mỗi trẻ.
Một môi trường thiết kế có khoa học, thẩm mỹ sẽ đem lại hiệu quả rất cao cho hoạt động của trẻ. Trẻ sẽ thấy thích thú với một môi trường học tập màu sắc đẹp mắt, hài hòa. Góc chơi mở sẽ đem lại cho trẻ những khám phá mới cho mỗi sự kiện. Đem lại cho trẻ sự thích thú, hào hứng bởi sự thay đổi nội dung chơi qua từng sự kiện trong tháng.
Sự bố trí góc hợp lý giữa góc chơi tĩnh (góc học tập, góc nghệ thuật), góc chơi động ( xây dựng, phân vai). Điều này tránh được những ảnh hưởng do tiếng ồn từ các góc động sang góc tĩnh. Đồ dùng đồ chơi sử dụng phải phù hợp với lứa tuổi, nhu cầu của trẻ và nội dung của hoạt động. Diện tích góc hoạt động phù hợp với số lượng trẻ, thoáng mát, đầy đủ ánh sáng, giáo viên luôn bao quát để đảm bảo an toàn cho trẻ mọi vị trí. Tạo cho trẻ môi trường thật thoải mái, an toàn để hoạt động của trẻ đem đến cho trẻ hứng thú say mê, yêu thích hoạt động cũng như các hoạt động mà cô giáo tổ chức cho trẻ ở trường. Màu sắc phù hợp với vị trí góc, màu sắc giá đồ chơi, màu sơn tường, sơn cửa, phải sáng sủa nhưng không làm chói mắt trẻ. Cần giữ gìn vệ sinh, thay đổi nội dung thường xuyên sau mỗi sự kiện để góc chơi luôn tươi mới hấp dẫn trẻ để hoạt động chơi ở lớp luôn mang lại hứng khởi với mỗi trẻ.
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số biện pháp tạo môi trường góc mở giúp phát triển tính tích cực cho trẻ 5-6 tuổi", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp tạo môi trường góc mở giúp phát triển tính tích cực cho trẻ 5-6 tuổi

Một số biện pháp tạo môi trường góc mở giúp phát triển tính tích cực cho trẻ 5-6 tuổi I. ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lý do chọn đề tài “Trẻ em hôm nay, thế giới ngày mai ” Quả đúng như câu nói trên, đã có không ít những công trình nghiên cứu của các nhà khoa học trong và ngoài nước đưa ra những phương pháp tốt nhất nhằm phát triển toàn diện cho thế hệ mầm non tương lai của đất nước. Trong những năm gần đây, nền kinh tế - xã hội của đất nước ta có sự phát triển không ngừng làm cho ngành Giáo dục nói chung và ngành học mầm non nói riêng cũng đẩy dần từng bước củng cố và phát triển. Để chuẩn bị cho thế hệ trẻ bước vào thời đại của nền văn minh trí tuệ, thời đại của công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước và chuẩn bị cho mục đích chung của Giáo dục mầm non là phát triển tất cả các khả năng của trẻ, hình thành cho trẻ những cơ sở ban đầu của nhân cách con người. Chính vì vậy, để kích thích tính tích cực của trẻ, tôi nhận thấy cần thông qua các hoạt động mà trẻ yêu thích như hoạt động vui chơi trong các góc và chú trọng tạo môi trường các góc chơi sao cho hứng thú với các trẻ. Việc phát triển nhận thức tích cực cho trẻ là một công việc hết sức quan trọng trong giáo dục học mầm non. Nhận thức là nền tảng của trí tuệ và tư duy . Nhận thức đóng vai trò quyết định sự phát triển tư duy loogic và trừu tượng của trẻ em. Bên cạnh đó nhận thức còn là phương tiện để giáo dục trẻ một cách toàn diện bao gồm sự phát triển về đạo đức, tư duy nhận thức và các chuẩn mực hành vi văn hóa... Việc phát triển nhận thức tích cực cho trẻ 5 - 6 tuổi sẽ giúp trẻ dễ dàng tiếp thu bài nhanh và cũng làm tiền đề cho trẻ bước vào lớp 1. Căn cứ vào nhu cầu và khả năng phát triển của trẻ: Tuổi 5 - 6, đây là lứa tuổi kỳ diệu, trẻ rất hiếu động tò mò, muốn học hỏi, tìm hiểu thế giới tự nhiên và xã hội. Trong các hoạt động của tuổi mẫu giáo, chơi giữ vai trò hoạt động chủ đạo, giữa hoạt động vui chơi và hoạt động học tập chưa có ranh giới rõ ràng. Khác với người lớn trẻ em thật sự học trong khi chơi, trẻ lĩnh hội các tri thức tiền khoa học trong trường mầm non theo phương châm “Chơi mà học, học mà chơi”. Trẻ là chủ thể tích cực, giáo viên là người tạo cơ hội, hướng dẫn, gợi mở các hoạt động tìm tòi khám phá của trẻ. Trẻ chủ động tham gia các hoạt động đó để phát triển khả năng, năng lực của mình. Với lý do đó, người giáo viên mầm non không chỉ cho trẻ hoạt động tích cực trong giờ học mà còn phải cho trẻ hoạt động tích cực ở giờ chơi và mọi lúc mọi nơi. Cho nên qua nghiên cứu, khảo sát trẻ lớp tôi đầu năm tôi nhận thấy việc tạo môi trường học tập xung quanh lớp cho trẻ là rất cần thiết, nhằm tạo điều kiện cho trẻ hoạt động cá nhân nhiều hơn, được tự do khám phá theo ý thích, theo khả năng của mình giúp trẻ phát hiện nhiều điều mới lạ, hấp dẫn trong cuộc sống, các kiến thức kỹ năng của trẻ được củng cố và bổ sung. Lớp mẫu giáo lớn lớp tôi đang phụ trách có 37 cháu, hầu hết các cháu đều có { 2/17 ) Một số biện pháp tạo môi trường góc mở giúp phát triển tính tích cực cho trẻ 5-6 tuổi I. NHỮNG BIỆN PHÁP ĐỔI MỚI ĐỂ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ l. Nội dung lý luận liên quan trực tiếp đến vấn đề nghiên cứu Những công trình nghiên cứu của các nhà sư phạm mầm non đã là sáng tỏ rằng: Trẻ ở lứa tuổi mẫu giáo đã xuất hiện hình thức của tính tích cực còn gọi là nhận thức tích cực. Tính tích cực của trẻ mẫu giáo được xem là khả năng giải quyết nhiệm vụ nhận thức với hiệu quả cao bằng việc cố gắng, nỗ lực huy động ở mức độ cao các chức năng tâm lý nhận thức, đặc biệt là chức năng tư duy như so sánh, phân tích, khái quát hóa... Nhận thức tích cực ở trẻ mẫu giáo lớn 5 - 6 tuổi được thể hiện bằng hứng thú với sự vật, hiện tượng xung quanh và lòng mong muốn được hiểu biết hơn nữa về chúng. Một môi trường thiết kế có khoa học, thẩm mỹ sẽ đem lại hiệu quả rất cao cho hoạt động của trẻ. Trẻ sẽ thấy thích thú với một môi trường học tập màu sắc đẹp mắt, hài hòa. Góc chơi mở sẽ đem lại cho trẻ những khám phá mới cho mỗi sự kiện. Đem lại cho trẻ sự thích thú, hào hứng bởi sự thay đổi nội dung chơi qua từng sự kiện trong tháng. Sự bố trí góc hợp lý giữa góc chơi tĩnh (góc học tập, góc nghệ thuật), góc chơi động ( xây dựng, phân vai). Điều này tránh được những ảnh hưởng do tiếng ồn từ các góc động sang góc tĩnh. Đồ dùng đồ chơi sử dụng phải phù hợp với lứa tuổi, nhu cầu của trẻ và nội dung của hoạt động. Diện tích góc hoạt động phù hợp với số lượng trẻ, thoáng mát, đầy đủ ánh sáng, giáo viên luôn bao quát để đảm bảo an toàn cho trẻ mọi vị trí. Tạo cho trẻ môi trường thật thoải mái, an toàn để hoạt động của trẻ đem đến cho trẻ hứng thú say mê, yêu thích hoạt động cũng như các hoạt động mà cô giáo tổ chức cho trẻ ở trường. Màu sắc phù hợp với vị trí góc, màu sắc giá đồ chơi, màu sơn tường, sơn cửa, phải sáng sủa nhưng không làm chói mắt trẻ. Cần giữ gìn vệ sinh, thay đổi nội dung thường xuyên sau mỗi sự kiện để góc chơi luôn tươi mới hấp dẫn trẻ để hoạt động chơi ở lớp luôn mang lại hứng khởi với mỗi trẻ . Để phát huy tính tích cực nhận thức của trẻ, người giáo viên cần có ý thức tìm tòi, sáng tạo, tạo nhiều góc mở và nguyên vật liệu phù hợp với từng sự kiện cho trẻ được hoạt động. 2. Thực trạng vấn đề nghiên cứu Việc tổ chức hoạt động góc cho trẻ trong trường tôi đã và đang được quan tâm đầu tư cả về ý tưởng lẫn vật chất để làm phong phú thêm các hoạt động của trẻ. Đặc biệt là việc tạo các góc mở trong lớp gây sự chú ý, hứng thú cho trẻ và kích thích trẻ hoạt động tích cực nhiều. Góc mở là tận dụng những mảng tường vô tri vô giác, những đồ chơi, hình ảnh để hoạt động với nó, chơi với nó, thông qua đó mà trẻ phát triển được nhận thức tích cực. Song việc tạo môi trường các góc mở cho trẻ hoạt động không phải là dễ với tất cả giáo viên, nhiều góc mở chưa khai thác được tối đa hoạt động của trẻ để trẻ phát triển nhận { 4/17 J Một số biện pháp tạo môi trường góc mở giúp phát triển tính tích cực cho trẻ 5-6 tuổi Nghệ thuật luôn mang đến cho trẻ nhỏ một cảm giác thoải mái, thư giãn, gần gũi hơn sau mỗi tiết học vậy nên đối với trẻ em nghệ thuật là một trong các hoạt động vô cùng quan trọng trong việc giúp trẻ phát triển một cách toàn diện nhất về trí tuệ và nhân cách con người trong tương lai. Vậy nhiệm vụ của người giáo viên là làm sao để giúp trẻ có nhiều cơ hội được hòa mình vào với các hoạt động nghệ thuật trong trường mầm non; Với mong muốn đó tôi đã chú trọng để xây dựng góc nghệ thuật thật sự là nơi trẻ luôn muốn tìm đến, để được thả mình vào các giai điệu du dương của âm nhạc hay được thể hiện những sản phẩm trẻ hiểu biết qua những trang giấy trắng. Để làm được điều đó, tôi đã xây dựng môi trường góc mở cho hoạt động nghệ thuật như sau: a. Hoạt động tạo hình: * Lý do chọn hoạt động: Trẻ được hoạt động tạo hình trong góc này, song khi hoàn thành không biết trưng bày sản phẩm của mình ở đâu. Mặt khác khi trẻ được tự tay trưng bày sản phẩm thì sẽ kích thích trẻ hoạt động tích cực, thi đua so sánh với các bạn khác và thông qua đó sẽ phát triển nhận thức của mình. * Cách thực hiện Góc treo sản phẩm của cả lớp: Tận dụng những mảng tường rộng, đủ để treo bài cho tất cả trẻ trong lớp ngoài hành lang, chỗ phụ huynh dễ và tiện nhìn thấy. Sản phẩm của từng trẻ được gài vào từng ô được tôi tận dụng từ những chiếc cặp tài liệu, mỗi chiếc cặp tôi tạo thành hai ô, mỗi ô đều có ký hiệu riêng và tên của trẻ dán ở góc ô. Nhìn tổng thể trông như những giá tủ cá nhân của trẻ. Khi trẻ làm xong bài sẽ tự treo bài của mình vào ô có ký hiệu của mình Họa sĩ tí hon { 6/17 Một số biện pháp tạo môi trường góc mở giúp phát triển tính tích cực cho trẻ 5-6 tuổi * Cách thực hiện Nắm được tâm lý trẻ em là luôn thích cái đẹp, đam mê với những nhân vật, hình tượng ca sĩ nhí trẻ thích, tôi đã bàn cùng với giáo viên trong lớp về việc sưu tầm các tranh ảnh về các ca sĩ nhí trẻ thích như hình ảnh Bé Xuân Mai... để trang trí mảng tường thêm sinh động. Do đặc điểm của các đồ dùng âm nhạc đa số là các đồ dùng to, nếu tôi làm bảng gài sẽ rất nhanh bị bong tróc, do đó tôi cùng với giáo viên và trẻ làm những chiếc móc nhỏ xinh để treo các đồ dùng đó lên theo các kí hiệu dành riêng cho từng đồ dùng để khi trẻ chơi trẻ sẽ dễ lấy và khi trẻ cất cũng rất là tiện lợi. Để thay đổi môi trường chơi cho trẻ, tôi đã xây dựng lịch hoạt động trong góc nghệ thuật cho trẻ theo tuần chẵn, lẻ cụ thể: Tuần 1 - 3 trẻ chơi với hoạt động tạo hình, tuần 2- 4 trẻ chơi vơi các hoạt động âm nhạc: *Kết quả: Sau khi tạo môi trường mở cho góc nghệ thuật, tôi nhận thấy trẻ lớp tôi rất thích chơi ở góc này. Các cháu tham gia tích cực hơn và tạo ra nhiều sản phẩm đẹp hơn, trẻ hát đúng nhạc hơn, trẻ tự tin khi lên biểu diễn các bài hát trẻ thích....thông qua góc nghệ thuật giúp trẻ cảm thấy yêu hơn với cảnh vật, với những giai điệu âm nhạc quen thuộc để từ đó trẻ thêm yêu các bạn, yêu trường, yêu lớp, yêu quê hương, đất nước và con người Việt Nam hơn. 3.2. Biện pháp tạo môi trường mở góc học tập a. Hoạt động làm quen với chữ viết: Sự khác biệt của các cháu lớp mẫu giáo lớn so với các lớp mẫu giáo nhỡ và bé là ở góc học tập có thêm hoạt động làm quen với chữ viết để chuẩn bị cho trẻ bước vào lớp 1. * Lý do chọn hoạt động Chữ viết đối với trẻ mẫu giáo lớn là hoàn toàn xa lạ vì từ trước trẻ chưa được học. Trẻ không mấy hứng thú khi chơi ở góc này. * Cách thực hiện Góc chữ viết: Tôi đã phân mảng tường ra một số phẩn sau: Bé đang học chữ; Trò chơi với chữ cái. Gợi ý trò chơi “Hoa nào quả ấy”. Tôi đã dùng mica trong, cắt vuông theo khổ thẻ chữ mẫu của cô, bo viền đề can dán hở đầu trên để dễ dàng gài thẻ chữ vào và có thể thay thẻ chữ khác. Phần trò chơi “Hoa nào quả ấy” tôi thiết kế một cây to, sau gắn lên các bông hoa có dán chữ cái, trẻ chơi sẽ chọn quả có chữ cái giống chữ cái trên bông hoa và gắn vào (hoa và quả được sử dụng gai dính để trẻ chơi thay đổi thường xuyên và sử dụng được lâu dài) và điều đặc biệt là tất cả các trò chơi đều được để ở vị trí mà trẻ dễ dàng lấy, cất giúp trẻ chủ động trong việc lựa chọn trò chơi cho mình... { 8/17 J Một số biện pháp tạo môi trường góc mở giúp phát triển tính tích cực cho trẻ 5-6 tuổi Bé với chữ số Bên cạnh đó tôi hướng dẫn trẻ tạo ra các hình dạng mới từ các hình cô cho trước theo các sự kiện có trong tháng.... Ngoài ra tôi còn chuẩn bị cho trẻ rất nhiều các bộ đồ chơi phát triển khả năng đếm tính cho trẻ như: bộ mảnh ghép vui nhộn, bộ xâu hạt, bộ sắp xếp theo quy tắc...., với những bộ đồ chơi này được làm nhiều màu sắc bắt mắt và hấp dẫn trẻ c. Hoạt động khám phá: * Lý do chọn đề tài: Trẻ chưa thực sự có nhiều cơ hội được tìm tòi khám phá để thỏa mãn tính tò mò, ham hiểu biết của trẻ về thế giới xung quanh. Vì vậy tôi đã tạo cho trẻ một góc chơi để trẻ phát huy trí thông minh, hình thành các kĩ năng và biết giải quyết các vấn đề. * Cách thực hiện: Ở góc khám phá tôi thiết kế ở gần cửa sổ cạnh góc thiên nhiên để trẻ dễ hoạt động và khám phá. Và thay đổi theo sự kiên/tháng Ví dụ: Sự kiện nước và hiện tượng tự nhiên Mảng tường Tôi thiết kế các ô hình bằng meca, móc để trẻ có thể gài, móc tranh ảnh về thời tiết, trời nắng, trời mưa.... I 10/17 I
File đính kèm:
skkn_mot_so_bien_phap_tao_moi_truong_goc_mo_giup_phat_trien.docx
SKKN Một số biện pháp tạo môi trường góc mở giúp phát triển tính tích cực cho trẻ 5-6 tuổi.pdf