SKKN Một số biện pháp tạo môi trường chữ cho trẻ 5-6 tuổi

Thông qua môn học LQCV, trẻ được phát âm đúng 29 chữ cái tiếng Việt, làm quen kĩ năng nghe, “đọc”, phát âm, lật dở sách, cách quan sát chữ trong từ trọn vẹn, quan sát chữ từ trên xuống dưới và từ trái sang phải. Đồng thời giúp trẻ phát triển khả năng ghi nhớ có chủ định, kỹ năng phối hợp tay, mắt, tri giác từ trọn vẹn trong một câu truyện, bài thơ, bài hát, ca dao..., biết miêu tả diễn đạt sự việc hoặc ý muốn của mình bằng câu đầy đủ. Mặc dù chuyên đề LQVH và luyện chữ viết đã được thực hiện nhiều năm, xong qua quá trình thực hiện chuyên đề tài này, là giáo viên dạy trẻ 5-6 tuổi, tôi thấy việc tạo môi trường chữ phong phú xung quanh trẻ góp phần tích cực và có hiệu quả cao trong việc ôn luyện củng cố chữ cái tiếng Việt cho trẻ. Năm học 2013-2014, cùng chương trình giáo dục mầm non mới, bộ môn chữ cái cũng có sự thay đổi so với những năm trước đó là không dạy trẻ tô viết chữ cái mà chỉ dạy trẻ nhận biết phát âm đúng 29 chữ cái Tiếng Việt, và làm quen các loại chữ in hoa, in thường, viết thường.
Vì vậy, tôi đã tìm tòi nghiên cứu và đưa ra một số biện pháp tạo môi trường chữ phong phú xung quanh trẻ. Tôi đã mạnh dạn dùng phiếu điều tra nghiên cứu, xem xét về việc ôn luyện chữ cái tiếng Việt của đồng nghiệp. Đa số các giáo viên cũng đã nhận thức đúng về tầm quan trọng của việc dạy chữ cho trẻ 5-6 tuổi. Xác định được đó chính là một trong các điều kiện chuẩn bị cho trẻ 5 tuổi vào lớp 1.
docx 18 trang skmamnonhay 26/12/2024 210
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số biện pháp tạo môi trường chữ cho trẻ 5-6 tuổi", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp tạo môi trường chữ cho trẻ 5-6 tuổi

SKKN Một số biện pháp tạo môi trường chữ cho trẻ 5-6 tuổi
 I. TÓM TẮT ĐỀ TÀI
 Như chúng ta đã biết việc dạy trẻ 5-6 tuổi làm quen chữ viết có ý nghĩa vô cùng 
quan trọng và là một trong các điều kiện để chuẩn bị cho trẻ 5 tuổi bước vào lớp 1.
 Thông qua môn học LQCV, trẻ được phát âm đúng 29 chữ cái tiếng Việt, làm 
quen kĩ năng nghe, “đọc”, phát âm, lật dở sách, cách quan sát chữ trong từ trọn vẹn, quan 
sát chữ từ trên xuống dưới và từ trái sang phải. Đồng thời giúp trẻ phát triển khả năng 
ghi nhớ có chủ định, kỹ năng phối hợp tay, mắt, tri giác từ trọn vẹn trong một câu truyện, 
bài thơ, bài hát, ca dao..., biết miêu tả diễn đạt sự việc hoặc ý muốn của mình bằng câu 
đầy đủ. Mặc dù chuyên đề LQVH và luyện chữ viết đã được thực hiện nhiều năm, xong 
qua quá trình thực hiện chuyên đề tài này, là giáo viên dạy trẻ 5-6 tuổi, tôi thấy việc tạo 
môi trường chữ phong phú xung quanh trẻ góp phần tích cực và có hiệu quả cao trong 
việc ôn luyện củng cố chữ cái tiếng Việt cho trẻ. Năm học 2013-2014, cùng chương trình 
giáo dục mầm non mới, bộ môn chữ cái cũng có sự thay đổi so với những năm trước đó 
là không dạy trẻ tô viết chữ cái mà chỉ dạy trẻ nhận biết phát âm đúng 29 chữ cái Tiếng 
Việt, và làm quen các loại chữ in hoa, in thường, viết thường.
 Vì vậy, tôi đã tìm tòi nghiên cứu và đưa ra một số biện pháp tạo môi trường chữ 
phong phú xung quanh trẻ. Tôi đã mạnh dạn dùng phiếu điều tra nghiên cứu, xem xét về 
việc ôn luyện chữ cái tiếng Việt của đồng nghiệp. Đa số các giáo viên cũng đã nhận thức 
đúng về tầm quan trọng của việc dạy chữ cho trẻ 5-6 tuổi. Xác định được đó chính là 
một trong các điều kiện chuẩn bị cho trẻ 5 tuổi vào lớp 1. Tôi đã dùng một số phương 
pháp thực hiện với hai nhóm trẻ:
 Nhóm đối chứng: 20 trẻ lớp 5A2.
 Nhóm thực nghiệm: 20 trẻ lớp 5A3.
 Đo đầu vào của hai nhóm bằng các tiêu chí sau:
 - Kỹ năng nhận biết và phát âm 29 chữ cái Tiếng Việt.
 - Khả năng phát hiện chữ cái trong từ.
 - Kỹ năng nhận biết và phát âm chữ in hoa, in thường, viết thường, viết hoa.
 - Khả năng nhận biết mối quan hệ giữa từ và lời nói.
 II. GIỚI THIỆU
 1. Hiện trạng:
 - Về phía giáo viên:
 + Khi thực hiện chương trình đổi mới hình thức tổ chức hoạt động cho trẻ 5-6 
tuổi, giáo viên thường quan tâm đến đồ dùng đổ chơi phục vụ cho hoạt động chung, chưa 
chú ý đến việc tạo môi trường chữ xung quanh trẻ.
 Tạo các góc chơi, thường ghi trực tiếp không gần gũi trẻ và chủ yếu để trang trí 
với nhiều loại chữ bay bướm cách điệu không phù hợp với trẻ mà chỉ dành cho người 
lớn đọc bởi không có hình ảnh minh họa.
 Có những tuýp chữ để từ đầu năm đến cuối năm không thay đổi nên không tạo 
được cảm giác mới mẻ để kích thích tính tò mò khám phá của trẻ.
 Chữ cho trẻ làm quen chủ yếu là chữ in thường, còn chữ in hoa và chữ viết thường 
chỉ được giới thiệu qua trong hình ảnh chung nên trẻ hay nhầm lẫn.
 2 1. Khách thể nghiên cứu
 + Tôi chọn trường mầm non Cát Bi là nơi trực tiếp giảng dạy thuận lợi cho việc 
 nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng
 + Giáo viên:
 Chọn 2 giáo viên: - Lớp tôi dạy là lớp 5A3: Thực nghiệm
 - Nguyễn Thị Liên lớp 5A2 : Đối chứng
 - Học sinh 2 lớp được chọn tham gia nghiên cứu đều có điểm tương đối đồng đều 
 nhau:
 Nhóm thực nghiệm 5A3: 20 cháu
 Nhóm đối chứng 5a2: 20 cháu
 - Về ý nghĩa học tập:
 Trẻ 2 nhóm lớp này đều nhanh nhẹn khỏe mạnh, hứng thú tham gia vào các hoạt 
 động.
 Kết quả khảo sát chất lượng của 2 nhóm tương đương nhau.
 2. Thiết kế:
 Chọn 2 nhóm: Nhóm thực nghiệm 5a3: 20 cháu
 Nhóm đối chứng 5A2: 20 cháu
 Vì môn học chữ cái là môn mới đối với trẻ 5 tuổi, trẻ chưa được học bao giờ mà 
 có chăng chỉ là trẻ được làm quen bởi những người thân xung quanh. Vì vậy tôi đã đo 
 đầu vào của hai nhóm theo các tiêu chí:
 - Tiêu chí 1: Nhận biết và phát âm 29 chữ cái tiếng Việt
 - Tiêu chí 2: Khả năng phát hiện chữ cái trong từ
 - Tiêu chí 3: Kỹ năng nhận biết và phát âm chữ in hoa, in thường, viết hoa, viết 
 thường.
 - Tiêu chí 4: Khả năng nhận biết về mối quan hệ giữa từ và lời nói.
 Kết quả đạt được như sau :
Bảng 1:
 Các tiêu chí Tổng
 4 Nhóm đối chứng cô Liễu dạy theo biện pháp thông thường vẫn áp dụng tại lớp 
 5A2, không sử dụng các biện pháp thực nghiệm.
 *Nhóm thực nghiệm:
 Thực hiện theo thiết kế hoạt động có sử dụng biện pháp thực nghiệm. Thời gian 
 tiến hành thực nghiệm theo kế hoạch hoạt động của trường đề ra theo các chủ đề trong 
 năm như sau:
Bảng 4
 Tháng/năm Tên chủ đề Tên hoạt động
 Tổ chức các góc có gắn chữ in hoa, in thường, viết hoa, 
 viết thường bằng các tuýp chữ gắn liền hình ảnh minh 
 T8/2011 Trường MN
 họa qua: đồ chơi các loại về trường mầm non,các loại 
 truyện thơ, album về trường mầm non...)
 Tổ chức các góc có gắn chữ in hoa, in thường, viết hoa, 
 viết thường bằng các tuýp chữ gắn liền hình ảnh minh 
 T9/2011 Gia đình họa qua: đồ chơi là các loại đồ dùng trong gia đình, 
 hình ảnh vè những ngươi thân trong gia đình, các loại 
 truyện thơ, album về gia đình..)
 Tổ chức các góc có gắn chữ in hoa, in thường, viết hoa, 
 viết thường bằng các tuýp chữ gắn liền hình ảnh minh 
 T10/2011 Bản thân
 họa qua: in hình người, tô vẽ hình bàn tay, chân, các 
 loại truyện thơ, album về bản thân...)
 Tổ chức các góc chơi theo chủ đề nghề nghiệp: các 
 T11/2011 Nghề nghiệp tuýp chữ, truyện thơ, album.có gắn liền với hình ảnh 
 tương ứng .
 Tổ chức các góc có gắn chữ in hoa, in thường, viết hoa, 
 viết thường bằng các tuýp chữ gắn liền hình ảnh minh 
 T12/2011 TGĐV
 họa qua: đồ chơi bằng con vật các loại truyện thơ, 
 album về các con vật..)
 - Tổ chức cho trẻ chơi các góc chơi có gắn các tuýp 
 T1/2012 Tết Nguyên Đán chữ kèm hình ảnh minh họa về mâm quả ngày tết, bánh 
 mứt,.
 - Tổ chức trẻ chơi các góc chơi có gắn các tuýp chữ 
 T2/2012 TGTV kèm hình ảnh minh họa học vẽ các loại cây, cỏ, hoa, 
 quả.
 - Tổ chức cho trẻ chơi các góc có gắn các tuýp chữ và 
 T3/2012 Ngày hội 8/3 hình ảnh minh họa theo CĐ ngày hội 8/3 : quà tặng mẹ, 
 bó hoa tặng cô, thơ “Bó hoa tặng cô”, truyện.
 6 đó trẻ đã tư duy xem mình đã bao giờ được đi siêu thị chưa, đã nghe thấy tên đó chưa, 
và ngẫu nhiên cô đã cung cấp vốn từ cho trẻ.
 Hay với các góc khác cũng vậy, cô và trẻ cùng thoải mái trao đổi để đặt tên như: kiến 
trúc sư tí hon, bé tập làm thợ xây, ngôi nhà mơ ước, thành phố tương lai... (đối với góc 
xây dựng).
 Từ những tên gọi ngộ nghĩnh gần gũi với trẻ mà chính cô và trẻ đặt tên, đã kích thích 
trẻ ghi nhớ từ đó lâu hơn, và trẻ đã phần nào hiểu về từ đó.
 Khi trang trí tên gọi các góc, tôi thường lựa chọn cỡ chữ cho phù hợp với góc, dán 
chữ ở độ cao vừa tầm nhìn của trẻ để trẻ dễ nhìn thấy. Đặc biệt kiểu chữ phải chuẩn, hầu 
hết các chữ này tôi đều ở dạng chữ in thường, với màu sắc sáng đẹp phù hợ với mảng 
hoạt động và hình ảnh minh họa góc. Còn mảng của trẻ hoạt động ở phái dưới tôi thường 
gài nhựa trong, các chữ rời với mẫu chữ khác nhau như chữ in thường viết thường, chữ 
in hoa để trẻ cùng bắt chước cô ghép tên góc. Khi chơi, tôi thường hỏi trẻ chữ cái đầu 
tiên của từ là chữ gì? Chữ cái nào trong từ đã học rồi? Làm như vậy trẻ nhớ tên các từ 
đó rất lâu, đặc biệt có trẻ đã thao tác ghép từ rời nhiều lần thành quen và đã tự ghép 
không cần mẫu của cô.
 Ngoài ra, tôi thường thay đổi tên gọi hình ảnh và các góc cho phù hợp với từng chủ 
điểm và tạo sự mới mẻ khoảng không gian hấp dẫn mỗi khi trẻ đến lớp:
 Ví dụ: Góc gia đình
 Tôi thống nhất với trẻ đặt tên góc: “Tổ ấm gia đình”, “mái ấm 5A3”...Trẻ được 
làm quen với từ “tổ ấm”, và được biết từ “tổ ấm” có chữ cái đầu tiên là chữ T và chữ đã 
học là chữ: ô, â..
 Nhưng với chủ điểm ngành nghề, tôi và trẻ lại thỏa thuận nhất trí đưa ra tên: “bé tập 
làm nội trợ, bé nấu ăn...”. Ở đây, trẻ được cung cấp thêm từ “nội trợ” và từ “nấu ăn”. Trẻ 
được ghép hoặc chép từ, được biết chữ cái đầu tiên của từ mới đó, biết thứ tự trong từ và 
trẻ ghép hoàn chỉnh các từ mới đó.
 Như vậy, qua mỗi chủ điểm tôi lại cung cấp thêm cho trẻ nhớ và tự viết được nhiều 
từ mới và ôn luyện nhiều chữ cái đã học.
 * Ôn luyện củng cố chữ cái và làm giàu vốn từ cho trẻ qua việc gắn tên, gắn 
kí hiệu vào các đồ dùng đồ chơi trong lớp và giá góc:
 Như chúng ta đã biết, đặc điểm tâm lí trẻ mầm non là “dễ nhớ dễ quên”. Vì vậy, các 
kiến thức mới cung cấp cho trẻ là chủ yếu. Xong, nếu không được thường xuyên ôn 
luyện trẻ sẽ nhanh chóng quên ngay khi lĩnh hội kiến thức khác.
 Mặt khác, khi trẻ hoạt động trẻ thường cất lộn xộn đồ chơi không ngăn nắp, vì vậy 
giáo viên thường phải mất thời gian sắp xếp lại đồ chơi cho trẻ sau khi chơi. Như vậy rất 
vất vả cho cô mà trẻ lại không có thói quen lao động tự phục vụ. Đặc biệt không được 
làm quen với tên gọi các tờ, các chữ cái Tiếng Việt ghép thành từ đó.
 8 ký hiệu để trẻ biết tên của mình ở tổ nào, có những bạn nào trong tổ của mình. Chữ của 
trẻ tôi thường viết ở dạng chữ viết thường và viết hoa(vì đây là danh từ riêng). Trẻ được 
khắc sâu hình ảnh tên mình và có được làm quen với chữ thường và viết hoa, trẻ có thể 
quan sát tập chép theo mẫu ở vào giờ hoạt động góc và đón trả trẻ. Và trẻ sẽ nhận ra tên 
mình trong các ký hiệu của sách vở tập tô, khăn, trực nhật...
 - Với các bảng biểu, tôi nghĩ đây cũng là khoảng không gian không nhỏ tác động 
đến trẻ. Vì vậy, tôi đã trang trí các biểu bảng có tên gọi bằng chữ cái Tiếng Việt cơ bản 
để hàng ngày trẻ nhìn thấy, trẻ nhận mặt chữ, đọc tên và ghi nhớ các từ trong bảng, biết 
đó là bảng gì, có chữ gì, từ gì .
 Ví dụ: Bảng trực nhật, bảng theo dõi thời tiết, bảng điểm danh, bảng thực đơn, 
bảng theo dõi sức khỏe... Hàng ngày trẻ được chọn ảnh cắm ảnh trực nhật, điểm danh, 
biết hôm nay là thứ mấy, ngày bao nhiêu, thời tiết như thế nào ?
*Biện pháp 2: Ôn tập cũng cố việc nhận viết chữ và cung cấp từ mới thông qua tạo 
chữ ngoài môi trườn lớp học :
 Thực tế cho thấy, trẻ đến trường ngoài giờ hoạt động chung, giờ ăn, giờ ngủ, còn 
các thời gian khác trẻ để hoạt động với môi trường bên ngoài như: góc thiên nhiên, mảng 
tuyên truyền khu vực để dùng cá nhân của trẻ. Đây là nơi trẻ thường xuyên hoạt động 
nên tác dụng ôn tập củng cố từ và chữ rất tốt.
 *Nơi để đồ dùng cá nhân của trẻ như : mũ, ba lô, giầy, dép, khăn mặt,..Tôi luôn gắn 
ảnh của trẻ kèm theo tên của từng trẻ . Như vậy, hàng ngày trẻ cất đồ dùng hoặc sử dụng 
đồ dùng vừa đúng quy định, vừa biết tên mình, chữ trong tên của mình, biết tên của mình 
có những chữ gì, thứ tự của chữ từ trái qua phải như thế nào? Và trẻ còn có thể viết tên 
của mình vào bài vẽ khi vẽ tạo hình. Mỗi môi trường hoạt động của trẻ, tôi đều chủ động 
tạo môi trường chữ cho trẻ co cơ hội được ôn luyện chữ đã viết, làm quan với chữ mới 
và làm quen thừ một cách tự nhiên thoài mái, không gò bó áp đặt trẻ.
 *Khu vực tuyên truyền ngoài lớp học của trẻ là nơi không những tạo môi trường cho 
trẻ mà con tạo môi trường chữ mang tính tuyên truyền
 Đến các bậc phụ huynh để phụ huynh hiểu biết về chữ mà con em mình đang học. Và 
từ đó phối kế hợp luyện củng cố tại gia đình. Tránh trường hợp cô dạy chữ đúng phụ 
huynh lại dạy chữ chưa đúng.
 Ví dụ:
 + Chữ x đọc là “xờ”, chữ 5 đọc là “vờ”, nhưng có ông bà lại dạy là “ích xì ” 
hoặc “ét xì”.
 + Hay chữ l, n lại đọc là: “e lờ” và “e nờ”...
 10

File đính kèm:

  • docxskkn_mot_so_bien_phap_tao_moi_truong_chu_cho_tre_5_6_tuoi.docx
  • pdfSKKN Một số biện pháp tạo môi trường chữ cho trẻ 5-6 tuổi.pdf