SKKN Một số biện pháp tạo hứng thú cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi A2 Trường Mầm non số 2 Minh Lập học tốt hoạt động khám phá khoa học

Trong chương trình giáo dục mầm non, hoạt động khám phá khoa học ở lớp mẫu giáo lớn đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc cung cấp những kiến thức cơ bản ban đầu cho trẻ trước khi vào trường tiểu học. Qua hoạt động này giúp trẻ phát triển khả năng nhận thức, ham hiểu biết, tìm tòi, tích cực chủ động quan sát, phân nhóm, phân loại, phán đoán và giải quyết vấn đề, truyền tải ý kiến của mình và đưa ra kết luận về các sự vật hiện tượng đã quan sát, tiếp xúc. Qua đó, hiểu biết của trẻ về đối tượng được củng cố và chính xác hơn, ngôn ngữ được phát triển. Trên cơ sở đó hình thành cho trẻ thái độ sống tích cực trong môi trường, trong đó mục tiêu phát triển kỹ năng là mục tiêu cơ bản. Để đạt được các mục tiêu trên không chỉ phụ thuộc vào việc xây dựng hệ thống các biểu tượng về thế giới xung quanh cần hình thành cho trẻ mà còn phụ thuộc vào phương pháp, biện pháp tổ chức các hoạt động.
Tạo hứng thú cho trẻ có vai trò rất quan trọng trong học tập và các hoạt động khác. Cùng với tự giác, hứng thú làm nên tính tích cực nhận thức, giúp người học có thể đạt kết quả cao, có khả năng khơi dậy mạch nguồn của sự sáng tạo. Khi hoạt động một cách hứng thú, trẻ sẽ năng nổ, khám phá đối tượng một cách sâu sắc và toàn diện; Nhờ đó, các chức năng tâm lí của trẻ được hình thành và phát triển. Khi trẻ hứng thú khám phá đối tượng thì khả năng chú ý có chủ định của trẻ được hình thành và phát triển. Những gì trẻ cảm thấy hứng thú sẽ giúp trẻ ghi nhớ một cách sâu sắc và dễ dàng tái hiện khi cần. Trạng thái hứng thú là môi trường thuận lợi cho trí tưởng tượng sáng tạo của trẻ.
docx 34 trang skmamnonhay 16/03/2025 590
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp tạo hứng thú cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi A2 Trường Mầm non số 2 Minh Lập học tốt hoạt động khám phá khoa học", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp tạo hứng thú cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi A2 Trường Mầm non số 2 Minh Lập học tốt hoạt động khám phá khoa học

SKKN Một số biện pháp tạo hứng thú cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi A2 Trường Mầm non số 2 Minh Lập học tốt hoạt động khám phá khoa học
 2
 4. Mô tả bản chất của sáng kiến:
 4.1. Nội dung của báo cáo sáng kiến
 4.1.1. Cơ sở lý luận
 Thế giới đang bước vào cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 với những chuyển 
biến sâu rộng ở tất cả các lĩnh vực, điều này cũng tạo ra những vấn đề thách thức đối 
với người làm công tác giáo dục nói chung, công tác giáo dục mầm non nói riêng. 
Đặc biệt là việc sử dụng phương pháp dạy học mới để đào tạo những con người sáng 
tạo và có tư duy phản biện. Điều này cho thấy, việc đổi mới phương pháp giảng dạy 
nhằm nâng cao chất lượng dạy và học ở các cấp học nói chung và cấp học mầm non 
nói riêng là yêu cầu cấp thiết hiện nay. 
 Hoạt động khám phá khoa học (KPKH) với trẻ nhỏ là quá trình trẻ tích cực 
tham gia hoạt động thăm dò, tìm hiểu thế giới tự nhiên. Đó là quá trình quan sát, so 
sánh, phân loại, thử nghiệm, dự đoán, suy luận, thảo luận, giải quyết vấn đề, đưa ra 
quyết định về các sự vật hiện tượng đã quan sát, tiếp xúc. Khám phá khoa học là 
một trong những chiến lược quan trọng giúp phát triển tư duy và năng lực của trẻ. 
Trẻ không chỉ học hỏi những kiến thức khoa học qua hình ảnh, lời kể mà còn trực 
tiếp trải nghiệm, tìm tòi, khám phá những gì trẻ quan tâm, muốn tìm hiểu. 
 Trong chương trình giáo dục mầm non, hoạt động khám phá khoa học ở lớp mẫu 
giáo lớn đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc cung cấp những kiến thức cơ bản 
ban đầu cho trẻ trước khi vào trường tiểu học. Qua hoạt động này giúp trẻ phát triển khả 
năng nhận thức, ham hiểu biết, tìm tòi, tích cực chủ động quan sát, phân nhóm, phân 
loại, phán đoán và giải quyết vấn đề, truyền tải ý kiến của mình và đưa ra kết luận về 
các sự vật hiện tượng đã quan sát, tiếp xúc. Qua đó, hiểu biết của trẻ về đối tượng được 
củng cố và chính xác hơn, ngôn ngữ được phát triển. Trên cơ sở đó hình thành cho trẻ 
thái độ sống tích cực trong môi trường, trong đó mục tiêu phát triển kỹ năng là mục tiêu 
cơ bản. Để đạt được các mục tiêu trên không chỉ phụ thuộc vào việc xây dựng hệ thống 
các biểu tượng về thế giới xung quanh cần hình thành cho trẻ mà còn phụ thuộc vào 
phương pháp, biện pháp tổ chức các hoạt động. 
 Tạo hứng thú cho trẻ có vai trò rất quan trọng trong học tập và các hoạt động 
khác. Cùng với tự giác, hứng thú làm nên tính tích cực nhận thức, giúp người học 
có thể đạt kết quả cao, có khả năng khơi dậy mạch nguồn của sự sáng tạo. Khi hoạt 
động một cách hứng thú, trẻ sẽ năng nổ, khám phá đối tượng một cách sâu sắc và 
toàn diện; Nhờ đó, các chức năng tâm lí của trẻ được hình thành và phát triển. Khi 
trẻ hứng thú khám phá đối tượng thì khả năng chú ý có chủ định của trẻ được hình 
thành và phát triển. Những gì trẻ cảm thấy hứng thú sẽ giúp trẻ ghi nhớ một cách 
sâu sắc và dễ dàng tái hiện khi cần. Trạng thái hứng thú là môi trường thuận lợi 
cho trí tưởng tượng sáng tạo của trẻ. 4
 - Đối với phụ huynh: 
 + Phụ huynh đã quan tâm, phối hợp cùng cô trong việc ủng hộ những nguyên 
vật liệu tự nhiên để làm đồ dùng, đồ chơi cho trẻ.
 b, Khó khăn
 - Đối với giáo viên
 + Việc lựa chọn và sử dụng trò chơi trong các hoạt động khám phá khoa học 
của giáo viên còn gặp nhiều lúng túng, vẫn còn dập khuôn, chưa thực sự sáng tạo, 
hệ thống các trò chơi được giáo viên sử dụng còn ít ỏi; chưa đáp ứng được nhu cầu 
vui chơi và khả năng nhận thức của trẻ. 
 + Đồ dùng trực quan cho các hoạt động khám phá khoa học còn hạn chế. 
Các hoạt động cho trẻ khám phá, trải nghiệm chưa thực sự phong phú và đa dạng, 
giáo viên chưa tận dụng triệt để môi trường tự nhiên, sẵn có để dạy trẻ. Các phương 
tiện cho trẻ thực hành thí nghiệm, trải nghiệm còn hạn chế.
 - Đối với trẻ
 + Trên thực tế hiện nay, hầu hết trẻ em đều ít có cơ hội để trải nghiệm, khám 
phá thế giới một cách tự nhiên nhất. Hầu hết kinh nghiệm và kiến thức của trẻ có 
được đều mang tính thụ động và máy móc.
 + Một số trẻ còn chưa tập trung chú ý tham gia hoạt động, khả năng ghi nhớ 
còn nhiều hạn chế, một số trẻ mới chỉ tìm hiểu các sự vật qua hình dáng bên ngoài, 
chưa biết cách tư duy giải quyết các tình huống cô đưa ra do đó gây nhiều khó 
khăn khi tổ chức hoạt động. 
 - Đối với phụ huynh:
 + Với một số ít phụ huynh do đặc thù công việc đi làm xa nhà, nên công tác 
phối kết hợp với nhà trường và giáo viên chủ nhiệm trong công tác chăm sóc nuôi 
dưỡng và giáo dục trẻ còn chưa thường xuyên.
 4.1.3. Kết quả khảo sát
 Để lựa chọn được các biện pháp phù hợp, vào đầu năm học 2022 – 2023, tôi 
đã tiến hành khảo sát trên tổng số học sinh lớp mẫu giáo 5 - 6 tuổi A2 là 31/31 học 
sinh với những tiêu chí và thu được kết quả như sau: 
 Mức độ đánh giá
 Tổng 
TT Nội dung đánh giá Chưa 
 số trẻ Đạt Tỷ lệ Tỷ lệ
 đạt
 Trẻ ham hiểu biết, thích khám phá, tìm 
 1 31 9/31 29 % 22/31 71 %
 tòi, tích cực chủ động trong hoạt động 6
một bầu trời rộng lớn với ông mặt trời và những đám mây, hoặc hình ảnh những vì 
sao, các hành tinh sẽ giúp trẻ phát triển trí tưởng tượng. Việc bố trí tranh, ảnh, sản 
phẩm của trẻ sau các hoạt động khám phá cần đảm bảo tính thẩm mỹ và mang tính 
mở, tạo sự mới mẻ, hấp dẫn, kích thích trẻ hoạt động. 
 Trang trí mảng chủ đề “Thiên nhiên kỳ diệu”
 + Môi trường trong lớp: 
 Căn cứ vào mục tiêu giáo dục và nội dung cho trẻ khám phá khoa học theo 
chủ đề từng tháng, tôi đã chú ý sắp xếp phương tiện là các nguyên liệu sử dụng vật 
thật, vật tự nhiên và các phế liệu tái sử dụng đảm bảo an toàn, mang tính mở để 
khơi gợi sự sáng tạo của trẻ khi làm một số thí nghiệm đơn giản để làm giàu thêm 
hiểu biết của trẻ về sự vật hiện tượng xung quanh như pha màu nước, tập đong, đo 
nước, quan sát vật chìm nổi, đường tan hay sỏi tan trong nước Góc chơi phải 
hấp dẫn, kích thích, gợi mở, cuốn hút trẻ khám phá.
 Tôi đã sưu tầm các nguyên vật liệu để vừa có thể làm đồ dùng, đồ chơi, vừa có 
thể cho trẻ khám phá như: Lá cây, vỏ, rễ cây, các loại vỏ sò, vỏ hến, vỏ trai trai, thùng 
catton, chai nhựa, lọ, vỏ sữa, ống chỉ, gỗ, hạt gấc, hạt bí, hạt bưởi, vải vụn... tất cả các 
phế liệu đảm bảo vệ sinh và an toàn cho trẻ. Các nguyên vật liệu được sắp xếp trên giá 
phù hợp với chiều cao của trẻ, giúp trẻ thuận tiện trong việc lấy, cất đồ dùng, nguyên 
vật liệu. Khu vực thí nghiệm phù hợp với nội dung hoạt động; có nơi trưng bày sản 
phẩm của trẻ, tạo cảm xúc tích cực, hứng thú, vui vẻ cho trẻ khi tham gia hoạt động. 
Sưa tầm các loại sách liên quan đến chủ đề khám phá khoa học để cung cấp thông tin, 
kinh nghiệm cho trẻ như sách, tranh truyện về động vật, thực vật, côn trùng, hiện 
tượng thời tiết... được bố trí ở vị trí mà trẻ có thể lấy và sử dụng dễ dàng. 8
 + Môi trường ngoài lớp
 Đây là nơi để trẻ khám phá môi trường tự nhiên, nơi dành cho các hoạt động 
tham quan ngoài trời. Thông qua các hoạt động này trẻ được quan sát, so sánh, 
phân loại, phán đoán, ghi nhớ có chủ định từ đó giúp phát triển tư duy. Tôi tận 
dụng những khoảng không gian ngoài sân trường như ở “Góc thiên nhiên của bé”, 
khu chơi cát, nước, khu vui chơi, vườn hoa, vườn rau làm địa điểm để trẻ tham 
quan khám phá. Hằng ngày trẻ được quan sát và nhận ra các đặc điểm của sự vật, 
hiện tượng và các mối quan hệ trong thiên nhiên như quá trình phát triển của cây từ 
hạt, sự phát triển của cây từ lá, cây ra hoa, các loại lá có hình dạng, màu sắc khác 
nhau Ở đây tôi đã sắp xếp những dụng cụ chăm sóc cây, các đồ chơi, dụng cụ 
chơi ngoài trời để trẻ được chơi với cát, nước như chơi câu cá, chơi vật nổi, vật 
chìm, chơi đo mực nước, làm đồng hồ cát 
 Với hoạt động chơi ngoài trời, trẻ được tham gia tìm hiểu thời tiết và các hiện 
tượng tự nhiên, đặc điểm thời tiết các mùa, quan sát các loại hoa, cây xanh trong 
sân trường, góc thiên nhiên để khám phá về sự phát triển của cây qua hoạt động 
quan sát, nhận xét đặc điểm của cây, hoa, tham gia lao động nhặt lá, tưới nước, nhổ 
cỏ, lau lá cây... Một số loại màu cho trẻ khám phá khi trẻ học pha màu và khám 
phá sự đổi màu của hoa.
 Qua góc thiên nhiên này tôi thấy trẻ được trực tiếp quan sát các sự vật trẻ
hứng thú học tập và nhận thức sâu sắc về các hiện tượng. Qua đó, trẻ biết được các 
điều kiện sống của cây xanh đó là ánh sáng, nước tưới, bón phân, làm cỏ, chăm sóc, 
bảo vệ sẽ giúp cây ra hoa, kết quả.
 Ví dụ: Khám phá sự nảy mầm của hạt tôi đã chuẩn bị đồ dùng để trẻ khám 
phá như: Củ, hạt, khay, đất, nước, bông, giấy ăn 
 Chuẩn bị: Khay, đất, củ hành hoặc hạt giống (các loại rau cải )
 Thí nghiệm:
 - Chia lớp thành 3 nhóm với các chăm sóc cách khay hạt giống khác nhau.
 - Nhóm 1: Khay được để ngoài ánh sáng mặt trời, tưới nước đều đặn.
 - Nhóm 2: Khay được để trong bóng tối, tưới nước đều đặn.
 - Nhóm 3: Khay được để trong bóng tối, ngày tưới được ngày không.
 Sau 3 – 4 ngày, cho cả lớp quan sát sự khác nhau giữa 3 khay.
 Bài học trẻ thu được về điều kiện cho sự nảy mầm của hạt, cây là nước, khí 
oxi, ánh nắng mặt trời, đất, đây là những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến sự 
phát triển của thực vật. 10
 4.2.2. Biện pháp 2. Linh hoạt sử dụng các phương pháp gây hứng thú 
trong hoạt động khám phá khoa học
 a, Sử dụng các phương tiện trực quan vào các hoạt động KPKH:
 Bản chất của phương pháp trực quan trong dạy học mầm non là sử dụng 
những phương tiện đồ chơi, tranh ảnh, vật thật kèm theo lời dẫn dắt, hướng dẫn, 
gợi ý của giáo viên để trẻ quan sát, nhận xét, thực hành với mục đích rèn luyện các 
giác quan, khả năng ngôn ngữ của trẻ và giúp trẻ dễ dàng tiếp thu kiến thức mới. 
 Sử dụng đồ vật thật có sẵn ở địa phương sẽ tạo điều kiện cho giáo viên thuận 
tiện trong việc chuẩn bị đồ dùng dạy học vì dễ sưu tầm những đồ dùng vật thật có 
sẵn như rau, củ, quả, cây, hoa, đồ dùng trong gia đình giúp trẻ quan sát, khám 
phá và hoạt động với đồ vật thật gần gũi với trẻ. Để tăng tính hấp dẫn của giờ học 
tôi đã tận dụng các nguyên vật liệu có sẵn ở địa phương như: Gỗ vụn, thùng giấy 
cattong, hột hạt, các loại phế liệu như chai lọ, vỏ hộp nhựa để tạo ra những đồ 
dùng học tập phong phú, hấp dẫn có nội dung gần gũi với cuộc sống của trẻ phù hợp 
với từng chủ đề để đưa vào thực hiện, sẽ tạo được sự hấp dẫn, lôi cuốn trẻ vào với 
giờ học. Tất cả những nguyên vật liệu đó cần đảm bảo an toàn, không gây độc hại, 
không sắc nhọn, không nặng nề đối với trẻ.
 Đồ dùng trực quan sẽ là phương tiện giúp trẻ hình thành các khái niệm, nắm 
rõ kiến thức hơn. Bên cạnh đó, phương pháp trực quan trong dạy học giúp trẻ dễ 
dàng nhận biết các sự vật, hiện tượng xung quanh, kích thích sự phát triển não bộ ở 
trẻ. Hình ảnh, tranh ảnh phải có tính thẩm mỹ, màu sắc bắt mắt, càng ít chi tiết 
càng tốt. Tránh lạm dụng hình ảnh gây phản tác dụng khiến trẻ mất hứng thú học 
tập, thậm chí là sợ học. Ví dụ: Đối với hoạt động khám phá về một số con vật, cô 
cũng có thể đưa ra hình thức là kể một câu chuyện ngắn. Các con vật cùng nhau 
giới thiệu về mình, qua mô hình sa bàn nông trại vui vẻ trong đó có rất nhiều các 
con vật vô cùng đáng yêu và ngộ nghĩnh.
 Ví dụ: Để tạo hứng thú cho trẻ trong hoạt động khám phá khoa học “Trò 
chuyện, tìm hiểu về xe đạp, xe máy, ô tô”, tôi đã sử dụng một số loại đồ dùng như 
tranh ảnh, vật thật, đồ chơi làm từ các loại nguyên vật liệu khác nhau, video các 
loại PTGT, mô hình ngã tư đường phố kết hợp sao cho linh hoạt và phù hợp như 
vào phần mở đầu gây hứng thú, giới thiệu bài tôi đóng làm chú hề đi xe đạp vào 
thăm lớp, trò chuyện với trẻ “hôm nay chú hề đến lớp bằng PTGT gì? Xe đạp đi ở 
đâu? Ngoài xe đạp ra con biết có những PTGT nào khác đi trên đường bộ?”. Sau 
đó chú hề cùng trẻ đi tham quan ngã tư đường phố, hỏi trẻ trên ngã tư đường phố 
có những phương tiện giao thông nào? Đây là những PTGT đi ở đâu? Các phương 
tiện đi về phía tay nào. Đến phần cung cấp kiến thức cho trẻ về 3 nhóm, quan sát 
và đàm thoại, nhận xét đặc điểm các loại PTGT là xe đạp, xe máy, ô tô qua các bức 
tranh. Phần mở rộng cho trẻ kể tên một số loại PTGT đường bộ khác mà trẻ biết 
đồng thời cho trẻ quan sát trên màn hình một số loại PTGT khác như xích lô, xe 
taxi, xe chữa cháy, xe cứu thương cuối cùng đến phần trò chơi củng cố tôi cho 
trẻ về các đội chơi, thi đua bật nhảy qua vòng lên chọn tranh lô tô hoặc đồ chơi các 

File đính kèm:

  • docxskkn_mot_so_bien_phap_tao_hung_thu_cho_tre_mau_giao_5_6_tuoi.docx