SKKN Một số biện pháp tăng cường Tiếng Việt cho trẻ dân tộc Khmer 5-6 tuổi

Tiếng Việt còn gọi là tiếng phổ thông với tư cách là ngôn ngữ Quốc gia, là ngôn ngữ chính thức dùng trong nhà trường và các cơ sở giáo dục từ mầm non đến đại học. Ở trường mầm non việc cần làm là giúp trẻ trước độ tuổi đi học phát triển tốt ngôn ngữ, phù hợp với từng lứa tuổi và sự phát triển chung của trẻ. V.I Lênin cho rằng: “Ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp quan trọng nhất của loài người”. Do đó, ngôn ngữ có vai trò hết sức quan trọng trong đời sống hàng ngày, không có ngôn ngữ đứa trẻ không thể phát triển thành người một cách thực thụ. Muốn nói được, muốn giao tiếp được với mọi người xung quanh thì đứa trẻ phải được trải qua quá trình hình thành và phát triển ngôn ngữ. Thực tế cho thấy chất lượng học tập của học sinh dân tộc thiểu số phụ thuộc rất nhiều vào khả năng tiếng Việt của học sinh. Phần lớn trẻ dân tộc thiểu số khi tới trường, lớp mầm non đều chưa được sống trong môi trường tiếng Việt. Đối với những trẻ thành thạo tiếng phổ thông việc giao tiếp và thu nhận tri thức và thực hiện những yêu cầu của giáo viên một cách rất dễ dàng, xong đối với trẻ dân tộc thiểu số đây là cả một vấn đề khó khăn và đòi hỏi nhà giáo dục cần phải có những biện pháp phù hợp.
docx 29 trang skmamnonhay 11/04/2025 720
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp tăng cường Tiếng Việt cho trẻ dân tộc Khmer 5-6 tuổi", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp tăng cường Tiếng Việt cho trẻ dân tộc Khmer 5-6 tuổi

SKKN Một số biện pháp tăng cường Tiếng Việt cho trẻ dân tộc Khmer 5-6 tuổi
 LỜI TỰA
 Ở lứa tuổi mầm non, đặc biệt là tuổi mẫu giáo, trẻ bắt đầu hiểu biết và lĩnh 
hội những khái niệm, những quy tắc, những chuẩn mực đạo đức của xã hội. Tuy 
mới chỉ là những khái niệm ban đầu nhưng lại vô cùng quan trọng, có tính chất 
quyết định những nét tính cách riêng biệt của mỗi con người trong tương lai. Muốn 
cho các bé hiểu và lĩnh hội những khái niệm đạo đức này, chúng ta không thể thông 
qua những hoạt động cụ thể hoặc qua những sự vật hiện tượng trực quan đơn thuần, 
mà phải có ngôn ngữ. Bởi vì ngôn ngữ có vai trò rất lớn đối với con người, ngôn 
ngữ là phương tiện giao tiếp chủ yếu giữa người với người, nhờ có ngôn ngữ mà 
con người có thể trao đổi với nhau những hiểu biết, truyền cho nhau những kinh 
nghiệm,... Nhờ có ngôn ngữ mà trẻ có thể thể hiện được đầy đủ những nhu cầu và 
nguyện vọng của mình. Khi đã có một vốn ngôn ngữ nhất định trẻ sử dụng ngôn 
ngữ như một biểu hiện nhận thức của mình. Trẻ có thể dùng lời nói để diễn đạt 
những suy nghĩ, những cảm xúc của mình. Trẻ còn dùng ngôn ngữ để đặt ra muôn 
vàn câu hỏi, yêu cầu, nguyện vọng, thể hiện biết bao thái độ, tình cảm yêu, ghét, 
Trẻ hiểu được chỉ dẫn của người lớn, của cô giáo thì các hoạt động trí tuệ, các thao 
tác tư duy của trẻ được chính xác, kích thích trẻ tích cực hoạt động, kích thích trẻ 
nói và sự hiểu biết của trẻ ngày càng được nâng lên. 
 Nếu trẻ bị vướng mắc một rào cản nào đó về ngôn ngữ (không hiểu lời nói 
người khác) đối với trẻ em thuộc dân tộc thiếu số, mà cụ thể ở đây là trẻ dân tộc 
Khmer ngôn ngữ giao tiếp chủ yêu là tiếng mẹ đẻ (tiếng Khmer) thì không ai khác 
người giáo viên mầm non là người trực tiếp tháo gở để trẻ có thể tiếp thu kiến thức 
một cách dễ dàng. Chính vì điều này mà tôi mạnh dạn lựa chon đề tài “Một số biện 
pháp tăng cường tiếng việt cho trẻ dân tộc Khmer 5 - 6 tuổi.” Để nhằm giúp trẻ 
dân tộc thích được đến lớp và giao tiếp bằng tiếng Việt rõ ràng mạch lạc, để trẻ tự 
tin trong cuộc sống và hứng thú học tập, tham gia vào các hoạt động trong trường 
mầm non đạt kết quả tốt. Chuẩn bị tốt tâm thế cho trẻ vào tiểu học.
 Người viết
 Dương Ngọc Trân
 1 Với tình hình thực tế của trẻ lớp tôi như vậy, bản thân tôi luôn trăn trở, suy 
nghĩ nhiều lúc thấy vô cùng lo lắng, không biết làm gì và làm như thế nào? bằng 
phương pháp gì? để giúp trẻ hiểu và nói được Tiếng việt một cách trôi chảy, chính 
vì điều băn khoăn trăn trở ấy bản thân tôi đã mạnh dạn lựa chọn đề tài: “Một số 
biện pháp tăng cường tiếng việt cho trẻ dân tộc Khmer 5-6 tuổi” để làm đề tài 
nghiên cứu. Nhằm giúp trẻ dân tộc thích được đến lớp và giao tiếp bằng tiếng Việt 
rõ ràng mạch lạc, để trẻ tự tin trong cuộc sống và hứng thú học tập, tham gia vào 
các hoạt động trong trường mầm non đạt kết quả tốt.
 I. SỰ CẦN THIẾT CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
 Trong cuộc sống hàng ngày, chúng ta sử dụng lời nói để trò chuyện, đàm 
thoại, thảo luận, trình bày những hiểu biết, suy nghĩ, giải thích một vấn đề nào đó 
trong cuộc sống như: Kể lại được sự việc, câu chuyện đã được nghe, được chứng 
kiến, hay tự mình nghĩ ra, sáng tạo ra. Trẻ cần tập nghe, hiểu lời nói của cô của 
những người xung quanh. Sau đó tập trình bày suy nghĩ và sự hiểu biết của mình 
theo ngôn ngữ Tiếng việt.
 Tăng cường tiếng Việt cho trẻ Dân tộc thiểu số là một việc làm hết sức 
cần thiết, tưởng chừng như rất dễ nhưng thực tế lại rất khó, mà nó đòi hỏi cả một 
quá trình, phải có sự kiên trì của cả giáo viên và trẻ. Dạy trẻ làm quen với tiếng 
Việt là dạy cái gì? dạy như thế nào? Trẻ làm quen với tiếng việt với tư cách là một 
công cụ, một phương tiện giao tiếp. Cách trả lời những câu hỏi trên sẽ liên quan tới 
việc lựa chọn nội dung, phương pháp cho trẻ dân tộc tiếp cận, làm quen dần với 
tiếng Việt. Khi ngôn ngữ phát triển, trẻ nghe và hiểu được lời nói khi giao tiếp sẽ 
góp phần quan trọng trong quá trình phát triển các kĩ năng, kiến thức.
II. TỔNG QUAN THÔNG TIN
 1. Quan điểm chỉ đạo: 
 Tăng cường tiếng Việt cho trẻ mầm non, đảm bảo các em có kỹ năng cơ bản 
trong sử dụng tiếng Việt để hoàn thành chương trình giáo dục mầm non, tạo tiền đề 
lĩnh hội trí thức của cấp học tiếp theo, đóng góp vào sự tiến bộ, phát triển của Giáo 
dục Hồng Dân nói chung và của Trường mầm non Sen Hồng nói riêng.
 Căn cứ vào công văn Số: 413 PGD-ĐT Hồng Dân nhày 11/11/2022 của 
phòng Giáo dục đào tạo Hồng Dân về việc Tăng cường Tiếng Việt cho trẻ em dân 
tộc thiểu số trong cơ sở Giáo dục mầm non.
 Căn cứ vào kế hoạch Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ Giáo dục của Trường 
mầm non Sen Hồng về việc Tăng cường Tiếng Việt cho trẻ em dân tộc thiểu số 
trong cơ sở Giáo dục mầm non.
 3 giao tiếp, đây là giai đoạn có nhiều điều kiện thuận lợi nhất cho sự lĩnh hội ngôn 
ngữ và các kĩ năng đọc viết ban đầu của trẻ. Ở lĩnh vực này trẻ đạt được những 
thành tích vĩ đại mà ở các giai đoạn sớm hay muộn hơn không thể có được. Trẻ học 
nghĩa và cấu trúc của từ, cách sử dụng từ ngữ để chuyển tải suy nghĩ và cảm xúc 
của bản thân, hiểu mục đích và cách thức con người sử dụng chữ viết. Cùng với 
quá trình lĩnh hội ngôn ngữ, trẻ còn lĩnh hội và phát triển các năng lực tư duy như 
xây dựng và biểu đạt ý tưởng, chia sẻ thông tin với người khác và tiếp nhận, đáp lại 
ý tưởng, thông tin của người khác.
 Ngôn ngữ là công cụ của tư duy là phương tiện của giao tiếp, ngôn ngữ có vai 
trò quan trọng trong việc phát triển các năng lực và kĩ năng xã hội của trẻ. Trẻ 
không chỉ sử dụng ngôn ngữ để bày tỏ thái độ, suy nghĩ, tình cảm của bản thân đối 
với mọi người xung quanh mà còn để tiếp nhận, hiểu thái độ, suy nghĩ, tình cảm và 
giao tiếp của người khác. Trình độ phát triển ngôn ngữ và làm quen với đọc viết 
ban đầu còn góp phần quan trọng vào việc chuẩn bị cho trẻ học tập ở trường phổ 
thông cũng như sự thành đạt trong cuộc sống sau này của trẻ.
 Việc phát triển ngôn ngữ và giao tiếp phải được tiến hành một cách tích hợp 
và tự nhiên. Trẻ cần được làm quen với ngôn ngữ nói, chữ viết trong ngữ cảnh cụ 
thể và thông qua các loại hình hoạt động phong phú như: Nghe, đọc, kể chuyện, 
đọc thơ, tham quan, dạo chơi, quan sát các kí hiệu chữ viết, bảng biểu trong phòng, 
ngoài trời, vui chơi, giao tiếp và các hoạt động khác trong học tập và sinh hoạt hàng 
ngày. Cha mẹ, giáo viên mầm non và người xung quanh trẻ đóng vai trò quan trọng 
trong việc tạo dựng môi trường ngôn ngữ phong phú, tương tác, giao tiếp cũng như 
các cơ hội cho sự phát triển ngôn ngữ của trẻ.
 Đối với trẻ mẫu giáo dân tộc thiểu số thì về căn bản, học tiếng Việt đối với 
các cháu là học ngôn ngữ thứ hai (tiếng Việt phổ thông). Trẻ mẫu giáo dân tộc 
thiểu số khi học tiếng Việt có những khó khăn như: Trẻ em bắt đầu học tiếng Việt 
trên cơ sở kinh nghiệm tiếng Khmer. Môi trường giao tiếp tiếng Việt của trẻ em thu 
hẹp cả về mặt không gian lẫn thời gian (trong phạm vi trường mầm non). Trẻ học 
tiếng Việt chịu ảnh hưởng của ngôn ngữ tiếng Khmer, sự giao thoa ngôn ngữ giữa 
tiếng Khmer và tiếng Việt. Sự khác biệt về văn hóa giữa các dân tộc, điều kiện 
sống có tác động nhất định đối với việc học tiếng Việt của trẻ em mẫu giáo dân tộc 
khmer.
 Vì thế việc giúp trẻ Khmer phát triển ngôn ngữ tiếng Việt trong giao tiếp là 
hết sức quan trọng và chúng ta là những người giáo viên mầm non hàng ngày trực 
tiếp chăm sóc giáo dục các cháu phải làm tốt việc cho trẻ được giao tiếp bằng ngôn 
 5 Để thực hiện tốt việc giúp trẻ người dân tộc thiểu số giao tiếp bằng ngôn 
ngữ tiếng Việt phổ thông đòi hỏi giáo viên phải linh hoạt, sáng tạo trong hoạt động 
chăm sóc giáo dục, tổ chức đa dạng các hình thức giúp trẻ tích cực chủ động hoạt 
động khám phá lĩnh hội tri thức về phát triển ngôn ngữ tiếng Việt phổ thông một 
cách hệ thống phù hợp với khả năng của trẻ ở lớp.
 Qua quá trình đi khảo sát thực trạng về khả năng của trẻ mẫu giáo người dân 
tộc khmer giao tiếp bằng ngôn ngữ tiếng Việt phổ thông bằng cách trò chuyện, tổ 
chức các hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ. Bản thân nhận thấy được kết quả thực 
trạng về khả năng giao tiếp bằng ngôn ngữ tiếng Việt phổ thông của trẻ ở lớp tôi 
phụ trách cụ thể như sau:
III. MỘT SỐ BIỆN PHÁP TĂNG CƯỜNG TIẾNG VIỆT CHO TRẺ DÂN 
TỘC KHMER 5-6 TUỔI 
 1. Khảo sát tình hình thực tế của lớp:
 Kết quả khảo sát thực trạng ban đầu.
 Kết quả
T T.Số Đạt Chưa đạt
 Nội dung
T trẻ Tổng Tổng 
 % %
 số số
1 Trẻ phát âm rõ ràng mạch lạc. 25 8/25 32 17/25 68
2 Nghe hiểu và làm theo 2-3 yêu cầu liên 
 8/25 32 17/25 68
 tiếp bằng tiếng việt 25
3 Trẻ mạnh dạn tự tin diễn đạt suy nghĩ, 
 bằng tiếng việt. 25 7/25 28 18/25 72
4 Trả lời và đặt các câu hỏi : Tại sao? Như 25 7/25 24 19/25 76
 thế nào? Để làm gì? Làm bằng gì? Có gì 
 khác nhau? Bằng ngôn ngữ tiếng việt.
 Từ những kết quả khảo sát, thống kê trên đây ta có thể nhìn thấy rất rõ về việc 
phát tiển ngôn ngữ tiếng Việt của trẻ chưa đáp ứng được với yêu cầu giáo dục mầm 
non hiện nay. Bản thân tôi đã nhận thấy việc giúp trẻ mẫu giáo 5- 6 tuổi người dân 
tộc Khmer giao tiếp bằng ngôn ngữ tiếng Việt là một việc làm hết sức quan trọng 
và cần thiết. Chính vì vậy, mà tôi đã nghiên cứu và đưa ra một số biện pháp của 
mình, hy vọng rằng qua những biện pháp đó giúp trẻ mẫu giáo 5- 6 tuổi dân tộc 
Khmer giao tiếp bằng ngôn ngữ tiếng Việt tốt để trẻ có thể được phát triển một 
cách toàn diện, đặc biệt tạo cơ sở vững chắc để trẻ bước vào bậc học tiếp theo. 
 7 - Tôi cũng đã tăng cường các hình thức mang tính chất cộng đồng, tập thể 
như: Chơi trò chơi, văn nghệ, tập làm lớp trưởng,  để trẻ có cơ hội để thể hiện 
mình. 
Ví dụ: Cho trẻ tập làm lớp trưởng, khi lên làm lớp trưởng thì trẻ phải nói to, rõ ràng 
và điều hành được cả lớp trong một số hoạt động như: Hô cả lớp đứng nghiêm, cho 
cả lớp chơi trò chơi. Gọi 1-2 trẻ mạnh dạn lên trước sau đó khuyến khích những trẻ 
khác lên để được thể hiện mình giống bạn. Qua đó còn ( chuẩn bị tâm thế cho trẻ 
vào lớp 1).
 *Môi trường chữ viết: Ngoài ra tôi còn sưu tầm thêm các bài thơ, ca dao, 
đồng dao, các câu truyện dân gian mang đậm sắc thái văn hóa địa phương để đọc 
cho trẻ nghe, khuyến khích trẻ đọc theo và đọc thuộc những đoạn phù hợp từ đó 
kích thích trẻ giao tiếp và tự tin khi nói tiếng Việt. Nếu trẻ gặp khó khăn khi diễn 
đạt tôi gợi ý trẻ một vài từ, cố gắng để trẻ tự trình bày tiếng Việt bằng lời nói của 
mình.
 Do đặc điểm nhận thức của trẻ chủ yếu thông qua các hình ảnh trực quan, trẻ 
lĩnh hội và tiếp thu kiến thức chủ yếu thông qua hoạt động vui chơi. Chính vì vậy 
việc tạo môi trường để tổ chức hoạt động cho trẻ vô cùng quan trọng, một môi 
trường đẹp, phù hợp sẽ thu hút trẻ đến lớp, cũng như hứng thú tham gia vào các 
hoạt động một cách tích cực. Vì vậy, tôi cũng đầu tư xây dựng môi trường chữ viết 
tiếng Việt trong lớp học.
 Thông qua mảng chủ đề và các góc hoạt động ở mỗi chủ đề tôi cùng trẻ lựa 
chọn những tên gọi, hình ảnh linh hoạt, gần gũi với trẻ, phù hợp chủ đề, để minh 
họa, đồng thời khuyến khích trẻ cùng cô đặt tên và thay thế theo từng chủ đề. Tên 
gọi thường sử dụng là các chữ cái in thường để trẻ dễ nhận biết, như vậy sẽ thu hút 
được sự chú ý của trẻ, từ đó mục đích làm quen, ôn luyện chữ, cung cấp vốn từ đạt 
hiệu quả tối đa.
 Ví dụ: Đối với chủ đề "Gia đình" cô có thể trò chuyện, hỏi trẻ cách đặt tên chủ 
đề như: "Gia đình thân yêu của bé" hoặc "Tổ ấm gia đình"; Hay đối với góc phân 
vai ta có thể đặt là "Bé tập làm nội trợ" hoặc "Bé đi siêu thị". Nhưng sang chủ đề 
nghề nghiệp ta có thể đổi thành "Siêu thị mi ni" hoặc "Bé làm đầu bếp"... Ở đây trẻ 
được cung cấp thêm vốn từ như: Đầu bếp, nấu ăn, nội trợ... Từ các từ gần gũi quen 
thuộc đó đã kích thích trẻ ghi nhớ và phần nào hiểu được nghĩa của từ. Đồng thời 
trẻ có thể ghép các từ bằng các thẻ chữ cái để biết được số chữ và thứ tự các chữ 
trong từ. 
 9

File đính kèm:

  • docxskkn_mot_so_bien_phap_tang_cuong_tieng_viet_cho_tre_dan_toc.docx