SKKN Một số biện pháp tăng cường Tiếng Việt cho trẻ 5-6 tuổi dân tộc Vân Kiều thông qua tác phẩm văn học
Tôi quyết định lựa chọn đề tài này với mục đích tìm hiểu thực trạng của việc phát triển ngôn ngữ tiếng Việt cho trẻ và áp dụng các giải pháp để nâng cao vốn tiếng Việt cho trẻ 5- 6 tuổi dân tộc Vân Kiều tại nhà trường. Qua đó vận dụng những kiến thức có sẵn và qua học hỏi để nghiên cứu và áp dụng các giải pháp vào chăm sóc giáo dục phù hợp giúp trẻ phát triển một cách hài hòa và bắt kịp với chất lượng giáo dục chung trong toàn huyện. Vận dụng những kiến thức kinh nghiệm đưa ra một số giải pháp giúp trẻ được phát triển ngôn ngữ tiếng Việt thông qua hoạt động làm quen tác phẩm văn học nhằm hình thành, phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ, phát triển khả năng nghe, hiểu ngôn ngữ, khả năng diễn đạt đủ câu, trình bày lời nói của mình mạch lạc, có trình tự và trẻ tự tin bày tỏ cảm xúc, suy nghĩ của mình với những người xung quanh một cách tốt nhất. Tôi mong rằng trẻ thành thạo tiếng việt sớm hơn và từ đó trẻ tiếp nhận tri thức một cách dễ ràng và đầy đủ nhất và đó sẽ là một lý do để nhà trường nâng cao chất lượng giáo dục đây cũng là một nền móng tốt cho trẻ phát triển một cách toàn diện.
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp tăng cường Tiếng Việt cho trẻ 5-6 tuổi dân tộc Vân Kiều thông qua tác phẩm văn học", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp tăng cường Tiếng Việt cho trẻ 5-6 tuổi dân tộc Vân Kiều thông qua tác phẩm văn học

Thực tế cho thấy đối với những trẻ thành thạo tiếng phổ thông việc giao tiếp và thu nhận tri thức và thực hiện những yêu cầu của giáo viên một cách rất dễ dàng song đối với trẻ dân tộc thiểu số đây là cả một vấn đề khó khăn và đòi hỏi nhà giáo dục cần phải có những biện pháp phù hợp. Đặc biệt ở trường mầm non Công Lập Xã Vĩnh Hà chúng tôi 50% số trẻ là trẻ dân tộc Vân Kiều nghe và nói tiếng Việt rất kém mặc dù cô giáo có kèm cặp nhiệt tình đến mức nào chăng nữa thì trẻ vẫn nói bằng hai thứ tiếng, mà chủ yếu là tiếng mẹ đẻ, nhất là khi trẻ vui chơi và ra khỏi lớp học. Sở dĩ như vậy là do tiếng Việt không phải là một phương tiện sử dụng thường xuyên đối với học sinh dân tộc thiểu số. Ở đây học sinh chỉ dùng tiếng việt giao tiếp với giáo viên khi cần thiết, còn ngoài ra trẻ vẫn thường xuyên sử dụng ngôn ngữ riêng của dân tộc mình. Chính vì vậy dẫn đến chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ không thể đạt được kết quả như mong muốn Thông qua các hội thi thì cho thấy trẻ dân tộc thiểu số trong nhà trường đạt kết quả thấp so với mặt bằng chung trong toàn Huyện Vĩnh Linh Với nội dung chỉ chú trọng tăng cường tiếng việt cho trẻ 5 tuổi để chuẩn bị vào lớp 1 là vấn đề vô cùng quan trọng và hết sức cần thiết trong công tác giáo dục của nhà trường. Bởi trong quá trình học ở các lớp dưới trẻ chưa thành thạo tiếng việt nên việc nắm bắt kiến thức còn hạn chế, trẻ chưa hiểu hết những yêu cầu hay những cuộc trò chuyện của cô nên chưa phát huy hết tính tích cực, chủ động của trẻ. Trẻ nói không rõ ràng về ngôn ngữ và kĩ năng diễn đạt ngôn ngữ tiếng Việt của trẻ còn khó khăn.. Bắt đầu đi học cũng là lúc trẻ bắt đầu học ngôn ngữ thứ hai. Loại ngôn ngữ giúp trẻ giao tiếp, tiếp nhận tri thức, bày tỏ những quan điểm của riêng mình, song song cùng học ngôn ngữ là trẻ học tri thức, vì vậy có phát triển ngôn ngữ tiếng Việt mạch lạc càng sớm thì trẻ mới tiếp nhận tri thức một cách tốt nhất và đảm bảo nhất. Việc tăng cường tiếng Việt cho trẻ dân tộc Vân Kiều vừa là mục tiêu, vừa là yêu cầu cấp thiết cho giáo dục nhà trường nhằm đảm bảo nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện xứng tầm với quy mô phát triển của huyện Vĩnh Linh. Tôi nhận thấy cần có những biện pháp bổ sung, tăng cường tiếng Việt cho trẻ . Với lý do trên tôi chọn đề tài "Một số biện pháp tăng cường tiếng việt cho trẻ 5 – 6 tuổi dân tộc Vân Kiều thông qua các tác phẩm văn học". 2.Mục đích nghiên cứu Tôi quyết định lựa chọn đề tài này với mục đích tìm hiểu thực trạng của việc phát triển ngôn ngữ tiếng Việt cho trẻ và áp dụng các giải pháp để nâng cao vốn Nhằm nâng cao chất lượng ngôn ngữ trong giao tiếp, trong diễn đạt tiếng việt của trẻ một cách tốt nhất. Giúp trẻ tự tin, mạnh dạn thể hiện hiểu biết của mình bằng cách sử dụng ngôn ngữ tiếng việt một cách thành thạo sớm nhất. 5.Phạm vi nghiên cứu: - Tôi áp dụng nghiên cứu và thực hiện đề tài này bắt đầu từ tháng 9/2020 cho đến nay. III.NỘI DUNG: 1. Những nội dung lý luận: Ngôn ngữ là một hiện tượng xã hội đặc biệt, tồn tại và phát triển theo sự tồn tại, phát triển của xã hội loài người. Là phương tiện nhận thức thế giới xung quanh, là cơ sở của mọi sự suy nghĩ, là công cụ của tư duy. Đối với trẻ em dân tộc Vân Kiều ngôn ngữ thứ hai đóng một vai trò đặc biệt quan trọng trong việc phát triển tư duy, hình thành và phát triển nhân cách là công cụ để trẻ giao tiếp, học tập, vui chơi Trẻ có nhu cầu tìm hiểu thế giới xung quanh thông qua ngôn ngữ, lời nói của người lớn, trẻ làm quen với các sự vật, hiện tượng và hiểu những đặc điểm, tính chất, cấu tạo, công dụng... của chúng và trẻ học được từ tương ứng (từ và hình ảnh trực quan đi vào nhận thức của trẻ cùng một lúc). Ngôn ngữ giúp trẻ mở rộng hiểu biết về thế giới xung quanh. Từ ngữ giúp cho việc củng cố những biểu tượng đã được hình thành. Nhờ có ngôn ngữ mà con người có thể hiểu được nhau, cùng nhau hành động vì những mục đích chung: Lao động, đấu tranh, xây dựng và phát triển xã hội. Không có ngôn ngữ con người không thể giao tiếp vì vậy ngôn ngữ chính là một trong những phương tiện thúc đẩy trẻ trở thành một thành viên của xã hội loài người, là công cụ hữu hiệu để trẻ bày tỏ những nguyện vọng, suy nghĩ và đánh giá của bản thân về những hiện tượng xung quanh Ngôn ngữ chính là hiện thực của tư duy và tư duy của con người có thể hoạt động được cũng chính là nhờ có phương tiện ngôn ngữ. Tư duy và ngôn ngữ có mối quan hệ mật thiết với nhau. Nếu không có ngôn ngữ thì quá trình tư duy của con người không diễn ra được. Ngôn ngữ là công cụ để trẻ học tập, vui chơi, những hoạt động chủ yếu ở trường mầm non. Giống như việc dạy trẻ tiếng mẹ đẻ, việc phát triển ngôn ngữ thứ hai cho trẻ ở trường mầm non là thực sự là mục tiêu “kép” giữa phát triển tri thức tư duy tiếng Việt và ngôn ngữ tiếng Việt cho trẻ. Trẻ biết sử dụng tiếng Việt đồng thời sử dụng nó như một công cụ để giao tiếp, vui chơi và học tập. Thông qua các hoạt động học tập, vui chơi và trò chuyện ở mọi lúc mọi nơi mà dần dần trẻ nghiệm và vận dụng vào giảng dạy một cách linh hoạt, có nhiều ý tưởng, luôn mong muốn có những giải pháp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục trong nhà trường đó là một thuận lợi lớn trong việc thực hiện đề tài. Lớp học rộng rãi, thoáng mát đảm bảo cho công tác chăm sóc giáo dục trẻ, lớp học có ti vi, lớp được trang bị các tài liệu, sách truyện để làm tài liệu dạy. Bản thân đã ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy. Trẻ trong lớp sĩ số học sinh đảm bảo phù hợp với điều kiện của lớp và nhà trường, tỉ lệ chuyên cần của trẻ cao. Trường được xây dựng ở gần khu dân cư thuận tiện cho việc đi học của học sinh Trường lớp khang trang, sạch sẽ có đầy đủ đồ dùng, trang thiết bị cho trẻ hoạt động trong lớp và ngoài trời. b. Khó khăn: - Việc giao tiếp giữa cô và trẻ Vân Kiều còn bất đồng về ngôn ngữ. - Là 5-6 tuổi nhưng khả năng nói tiếng việt của trẻ còn yếu nên vấn đề truyền đạt và tiếp nhận kiến thức của trẻ gặp nhiều khó khăn. - Nhiều phụ huynh chưa thành thạo tiếng phổ thông và chưa chú trọng vào việc dạy tiếng phổ thông cho trẻ tại gia đình. - Một số phụ huynh còn chưa biết chữ,ở nhà việc cha mẹ còn giao tiếp tiếng mẹ đẻ với trẻ quá nhiều. - Đồ dùng phục vụ cho hoạt động dạy ngôn ngữ tiếng Việt cho trẻ chưa phong phú đa dạng, chưa có sự đầu tư và chưa có sự sáng tạo. Đồ dùng phục vụ tiết dạy còn nghèo nàn, đồ chơi của trẻ cũng rất ít, thiếu những hình ảnh đẹp, sinh động để trẻ quan sát, chủ yếu đồ dùng của trẻ là do giáo viên tự làm. - Đối với trẻ mới ra lớp ngôn ngữ nói tiếng việt của trẻ còn hạn chế trẻ chậm chạm, nhút nhát, chưa tự tin. - Cô giáo còn hạn chế về tiếng Vân Kiều nên việc phối kết hợp giữa cô và trẻ còn chưa đạt hiệu quả cao. Kết quả khảo sát thực trạng trẻ đầu năm học 2020 – 2021: Tổng số trẻ trong lớp 32 trong đó có 16 trẻ Vân Kiều. * Bảng1: Khảo sát ngôn ngữ tiếng việt của trẻ đầu năm học Kết quả STT Nội dung thực nghiêm Số Tỉ lệ % lượng 1 Trẻ phát âm đúng, to, rõ ràng, mạch lạc 7/16 44,5% chuyện, cho trẻ tập đóng kịch để trẻ được nói những ngôn ngữ của các nhân vật trong truyện để từ đó trẻ làm giàu vốn từ của bản thân. Để gây được sự hứng thú của trẻ khi tham gia vào các hoạt động đó thì việc tạo không gian mang đậm tính văn học là rất cần thiết, ngay từ đầu năm học tôi đã vận động phụ huynh đóng góp tranh thơ, truyện tranh ngoài chương trình để kể cho trẻ nghe vào các hoạt động chiều và cho trẻ chơi trong các giờ hoạt động góc. Qua việc tạo môi trường cho trẻ làm quen với văn học như vậy tôi thấy được trẻ rất hào hứng tham gia các hoạt động đọc thơ, kể chuyện để từ đó ngôn ngữ của trẻ được phát triển một cách tự nhiên mà có hiệu quả cao nhất. Vì vậy việc xây đựng môi trường học tập nhằm kích thích trẻ tham gia vào hoạt động là vấn đề vô cùng quan trọng. đọc thơ có tranh ảnh đồ dùng minh họa, các hình ảnh phải phù hợp với nội dung bài thơ, câu chuyện đó. Khi kể chuyện, đọc thơ cho trẻ nghe bằng màn hình Power point, những hình ảnh sinh động, ngộ nghĩnh phù hợp với nội dung, tình tiết trong câu chuyện, bài thơ. Giọng kể, đọc phải diễn cảm để gây hứng thú và lôi cuốn trẻ vào hoạt động làm quen văn học. Hình ảnh sa bàn nội dung bài thơ “ Em yêu nhà em” * Biện pháp 3: Đọc và kể chuyện cho trẻ nghe. Ở lứa tuổi mẩu giáo trẻ chưa thể tự đọc thơ hay tự kể chuyện, muốn đưa được tác phẩm văn học đến với trẻ thì phải qua lời kể, giọng đọc của cô. Đối với biện pháp này giáo viên cần phải phân biệt được sự khác nhau giữa đọc và kể. Khi đọc chuyện cho trẻ nghe là phải đọc trọn vẹn nguyên văn tác phẩm, còn kể chuyện là kể lại nội tiếp xúc với giọng kể hay với ngôn từ phong phú và đúng với tính cách nhân vật. Qua cách làm quen như vậy, trẻ biết nhận xét, đánh giá về đặc điểm tính cách của các nhân vật thông qua ngôn ngữ nói của mình Bên cạnh việc kể chuyện cho trẻ nghe và cho trẻ xem băng chuyện, tôi còn chú ý đến việc giúp trẻ ghi nhớ cốt chuyện với nội dung và các tình tiết chính, các nhân vật chính của câu chuyện thông qua hệ thống câu hỏi, nhắc trẻ logic của câu chuyện, mối quan hệ và tác động của các nhân vật. Ngoài việc sử dụng các hình ảnh sống động trên máy vi tính tôi còn tận dụng chức năng ghi âm của chiếc máy điện thoại để ghi lại giọng kể của trẻ khi trẻ kể chuyện. Sau đó tôi dùng dây kết nối giữa điện thoại với loa thùng để bật lại cho trẻ nghe. Ngoài việc ghi âm giọng kể của trẻ bằng điện thoại tôi còn tận dụng chức năng quay phim để quay lại những vở kịch mà các cháu đã đóng. Qua việc sử dụng chiếc điện thoại để quay phim và ghi âm giọng kể của trẻ tôi thấy được hiệu quả rõ ràng trẻ hào hứng tham gia được tập kể chuyện và đóng kịch hơn, trẻ biết chau chuốt lời nói của nhân vật và nhập vai tốt hơn. Sau khi trẻ xem các vở kịch mà trẻ đóng tôi cho trẻ nhận xét đánh giá giọng kể của các bạn trong lớp Có rất nhiều hình thức dạy trẻ kể lại chuyện. Ví dụ: kể lại câu chuyện chuyện theo tranh, kể lại chuyện bằng rối tay ... - Hình thức kể lại chuyện theo tranh Trước khi cho trẻ kể lại chuyện theo tranh tôi cho trẻ làm quen với câu chuyện qua các hoạt động góc, hoạt động chiều. tôi kể cho trẻ nghe chuyện bằng những quyển truyện tranh to với những hình ảnh của các nhân vật rõ ràng, sống động, đẹp mắt, nội dung câu chuyện rõ ràng, ngắn gọn. Ngoài ra, tôi còn cho trẻ xem băng truyện trước giờ trả trẻ với mục đích giúp trẻ ghi nhớ nội dung truyện, nhớ nhân vật truyện và lời thoại của các nhân vật trong truyện. Sau khi đàm thoại xong, trẻ đã nhớ lại nội dung truyện, tôi tổ chức cho trẻ lên kể lại theo các hình ảnh có trong truyện tranh, dạy trẻ khi kể đến nhân vật nào thì dùng que chỉ vào từng hình ảnh trong truyện sao cho phù hợp với nội dung truyện. Khi trẻ kể xong truyện, tôi cho các bạn trong nhóm nhận xét bạn kể. Kể truyện theo tranh tổ chức ở hoạt động góc thì trẻ được thay nhau kể, trẻ được thoải mái thể hiện giọng kể của mình, sử dụng ngôn ngữ sáng tạo trong khi kể không bị gò bó như ở trong tiết học. Qua hoạt động ở góc văn học, trẻ được đàm thoại, tranh luận trực tiếp với nhau để từ đó ngôn ngữ của trẻ được sử dụng linh hoạt hơn trong cuộc sống.
File đính kèm:
skkn_mot_so_bien_phap_tang_cuong_tieng_viet_cho_tre_5_6_tuoi.docx