SKKN Một số biện pháp tăng cường sử dụng các nguyên liệu sáng tạo trong hoạt động tạo hình cho trẻ 5-6 tuổi tại Trường Mầm non Sen Hồng

Hoạt động tạo hình là một hoạt động vô cùng hấp dẫn đối với trẻ mẫu giáo, nhất là mẫu giáo 5 - 6 tuổi. Thông qua hoạt động tạo hình trẻ được rèn các kỹ năng tô, vẽ, nặn, xé, dán, chắp ghép, in ấn…trẻ được rèn tư duy về đường nét, hình dáng, bố cục, màu sắc, qua đó giúp trẻ thỏa mãn mong muốn cá nhân, được thể hiện những ý tưởng sáng tạo mà trẻ thấy được ở thế giới xung quanh, giúp trẻ phát triển về nhận thức, tư duy, trí nhớ, trí tưởng tượng, phát triển vốn từ, lời nói và phát triển ngôn ngữ mạch lạc ở trẻ. Thông qua hoạt động tạo hình trẻ có điều kiện tiếp thu cái đẹp, cái tốt trong xã hội, được trải nghiệm các xúc cảm, tình cảm trong giao tiếp hàng ngày. Hoạt động tạo hình là một hoạt động nghệ thuật nhằm phát triển thẩm mỹ cho trẻ. Qua hoạt động tạo hình trẻ được quan sát, tưởng tượng, sáng tạo và thể hiện cảm xúc của mình về thế giới xung quanh. Để hoạt động tạo hình của trẻ mầm non, đặc biệt là trẻ 5 - 6 tuổi có hiệu quả thì việc lựa chọn và sử dụng hợp lí nguyên vật liệu tự nhiên có vai trò rất quan trọng. Bởi nó giúp cho trẻ được hoạt động, được khám phá và tạo ra những sản phẩm mà mình mong muốn, từ đó giúp cho trẻ thích thú, say mê hơn.
doc 18 trang skmamnonhay 14/04/2025 191
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số biện pháp tăng cường sử dụng các nguyên liệu sáng tạo trong hoạt động tạo hình cho trẻ 5-6 tuổi tại Trường Mầm non Sen Hồng", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp tăng cường sử dụng các nguyên liệu sáng tạo trong hoạt động tạo hình cho trẻ 5-6 tuổi tại Trường Mầm non Sen Hồng

SKKN Một số biện pháp tăng cường sử dụng các nguyên liệu sáng tạo trong hoạt động tạo hình cho trẻ 5-6 tuổi tại Trường Mầm non Sen Hồng
 Hoạt động tạo hình là một hoạt động nghệ thuật nhằm phát triển thẩm mỹ 
cho trẻ. Qua hoạt động tạo hình trẻ được quan sát, tưởng tượng, sáng tạo và thể 
hiện cảm xúc của mình về thế giới xung quanh. Để hoạt động tạo hình của trẻ 
mầm non, đặc biệt là trẻ 5 - 6 tuổi có hiệu quả thì việc lựa chọn và sử dụng hợp 
lí nguyên vật liệu tự nhiên có vai trò rất quan trọng. Bởi nó giúp cho trẻ được 
hoạt động, được khám phá và tạo ra những sản phẩm mà mình mong muốn, từ 
đó giúp cho trẻ thích thú, say mê hơn. 
 Nhưng trên thực tế ở lớp học tôi nhận thấy những tiết dạy tạo hình đang 
theo truyền thống đa phần thường nghèo nàn về các nguyên vật liệu, các bài dạy 
thường là tô, vẽ, nặn, xé, dánkhiến trẻ chưa hứng thú lắm khi tham gia hoạt 
động tạo hình, làm cho chất lượng giờ dạy giảm đi đáng kể. Chính vì vậy tôi đã 
mạnh dạn nghiên cứu, tìm tòi thực nghiệm để tìm ra những biện pháp tăng 
cường sử dụng nguyên vật liệu sáng tạo trong hoạt động tạo hình cho trẻ 5 – 6 
tuổi.
 2.2. Mục tiêu của giải pháp: 
 - Các giải pháp đề ra nhằm phát huy tính tích cực của trẻ, giúp trẻ học tốt 
môn học tạo hình, nhất là các hoạt động tạo hình sáng tạo. 
 - Hình thành và phát triển kỹ năng tạo hình của trẻ thông qua việc sử dụng 
các nguyên vật liệu tự nhiên sẵn có 
 - Giúp giáo viên nâng cao chất lượng giảng dạy hoạt động tạo hình cho trẻ 
5 - 6 tuổi trong trường mầm non Sen Hồng.
 2.3. Các căn cứ đề xuất giải pháp:
 2.3.1. Cơ sở pháp lý:
 - Căn cứ vào “Điều lệ trường mầm non” do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban 
hành theo thông tư số 52/2020/TT- BGDĐT ngày 31/12/2020 quy định về tổ 
chức hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ.
 - Thông tư 47/2020/TT- BGDĐT về quy định việc lựa chọn đồ chơi, học 
liệu được sử dụng trong các cơ sở mầm non đã đề ra một số yêu cầu sử dụng 
nguyên vật liệu sáng tạo có tính an toàn, thẩm mỹ và giáo dục. 
 2 tạo, thể hiện ý tưởng tạo hình và phát triển năng khiếu ở trẻ bản thân đã nghiên 
cứu và áp dụng hiệu quả "Một số biện pháp tăng cường cho trẻ sử dụng các 
nguyên liệu sáng tạo trong hoạt động tạo hình cho trẻ lớp 5 - 6 tuổi tại trường 
mầm non Sen Hồng’ 
 3. TÓM TẮT NỘI DUNG SÁNG KIẾN
 3.1. Đối tượng và phạm vi áp dụng
 Nội dung giải pháp được áp dụng cho bản thân, đồng nghiệp là giáo viên 
tại trường mầm non Sen Hồng trong việc áp dụng thực hiện biện pháp sử dụng 
các nguyên liệu sáng tạo trong hoạt động tạo hình cho trẻ lớp 5 - 6 tuổi tại 
trường mầm Sen Hồng, ngoài ra còn có thể áp dụng cho giáo viên các trường 
mầm non nói chung trên địa bàn huyện Côn Đảo.
 3.2 Tóm tắt nội dung sáng kiến:
 * Biện pháp 1: Sưu tầm nguyên vật liệu sẵn có ở địa phương
 Để thực hiện hoạt động tạo hình đạt kết quả tốt tôi đã sưu tầm và tích trữ 
các vật liệu phế thải thành kho nguyên vật liệu.
 Trong cuộc sống hiện nay các phế liệu sinh hoạt trong gia đình vô cùng 
phong phú như: Lõi giấy vệ sinh, vỏ bánh kẹo, ống hút, túi nilon, giấy báo, tạp 
chí và để kho nguyên liệu được phong phú hơn nữa còn có thể sưu tầm các 
nguyên liệu từ các sản phẩm của nhà nông như các loại hạt ngũ cốc, rau củ quả 
tươi và khô, lá khô, hoa khô cành cây khô và đặc biệt một số nguyên vật liệu 
sẵn có ở địa phương như các loại vỏ trai, ngao, ốc, sò, hột bàng ( Hình ảnh 1)
 4 Bé phân loại các nguyên vật liệu sau khi sưu t
 6 Để các nguyên vật liệu không trở thành đồ phế liệu, tôi đã cho trẻ thường 
xuyên làm quen với các nguyên vật liệu đó để trẻ có thể dễ dàng sử dụng. Tôi 
đã tiến hành phân loại và cho trẻ làm quen. Giúp trẻ tìm hiểu về hình dáng công 
dụng chất liệu của các nguyên liệu đó qua đó giúp trẻ biết được các công dụng 
thật sự hữu ích của các nguyên vật liệu vào trong hoạt tạo hình ( Hình ảnh 3)
 Cũng qua việc cho trẻ làm quen với những nguyên vật liệu tôi đã giúp trẻ 
biết cách sử dụng các nguyên vật liệu hợp lý và sáng tạo, từ đó cũng kích thích 
trẻ tìm hiểu và sưu tầm nguyên vật liệu ngày càng nhiều hơn. Ngoài việc cho trẻ 
làm quen với các nguyên vật liệu tôi còn tạo môi trường nghệ thuật xung quanh 
trẻ như bày đồ dùng, đồ chơi các góc một cách hợp lý và đẹp mắt, bố trí phòng 
học ngộ nghĩnh đáng yêu, đồng thời cũng cho trẻ nhận xét các tác phẩm nghệ 
thuật của các họa sĩ, các sản phẩm sưu tầm tầm hoặc chính các tác phẩm của cô 
để trẻ thấy được giá trị của các nguyên vật liệu đó. Tôi nhận thấy sau khi trẻ 
được làm quen với các nguyên vật liệu gần gũi, quen thuộc và được khám phá 
về chúng khiến trẻ càng hứng thú hơn với bộ môn hoạt động tạo hình này
 8 * Biện pháp 3: Tổ chức các hoạt động tạo hình với các nguyên vật liệu 
tự nhiên. 
 Hiện nay trong các tiết học tạo hình của trẻ hầu hết các giáo viên vẫn sử dụng 
giấy màu, sáp màu, hồ dán làm nguyên vật liệu cho trẻ hoạt động. Nhận thấy các 
nguyên liệu này chưa phát huy được tối đa khả năng sáng tạo của trẻ nên tôi đã 
mạnh dạn sử dụng những nguyên vật liệu phong phú mà đã sưu tầm được và trẻ rất 
thích thú khi được hoạt động với các nguyên vật liệu đó.
 Ví dụ: 
 - Trong tiết học tạo hình “Trang trí trang phục bạn trai, bạn gái” giáo viên đã 
chuẩn bị rất nhiều các trang phục bạn trai, bạn gái bằng các chất liệu khác nhau như 
giấy, vải, lá cây, cánh hoa, bìa cứng, thìa sữa chua, ống hút, nhũ óng ánh, màu nước 
...
 + Cho trẻ xem clip các bạn biểu diễn thời trang với chủ đề “mùa hè rực rỡ” trẻ 
nhận biết được chất liệu, kiểu dáng đặc điểm nổi bật của bộ trang phục dành cho bạn 
trai hay bạn gái những bộ trang phục đã được trang trí và những bộ trang phục chưa 
được trang trí như thế nào.
 + Trẻ nói được ý tưởng trang trí cho bộ trang phục mà mình sẽ làm như thế 
nào, bằng các nguyên vật liệu gì ?
 + Trẻ về nhóm thực hiện trang trí theo ý thích, cô đi bao quát hướng dẫn và gợi 
ý cho trẻ để sản phẩm của trẻ được đẹp và phong phú hơn.
 + Trẻ mang sản phẩm lên trưng bày và giới thiệu về sản phẩm của nhóm mình.
 + Trẻ mặc trang phục mà nhóm mình sáng tạo lên sân khấu biểu diễn .
 Hay hoạt động “ Tạo các con vật dưới nước” giáo viên đã chuẩn bị rất nhiều 
tranh các con vật dưới nước như cá, tôm, cua.... được sư dụng bằng các vật liệu khác 
nhau như vỏ ốc, sò, nghêu, hột hạt, muỗng sữa chua, màu nước, kim tuyến...
 + Cô cho trẻ vào phòng trưng bày các con vật dưới nước và cho trẻ quan sát 
nhận xét về các sản phẩm được làm bằng những vật liệu gì và làm như thế nào?
 10 tưởng tượng đồng thời rèn sự khéo léo của đôi bàn tay và tính kiên trì, tỉ mỉ khi tham 
gia các hoạt động tạo hình. Qua đó giáo viên cũng giáo dục trẻ ý thức bảo vệ môi 
trường.
* Giải pháp 4: Kết hợp với phụ huynh
 Để nâng cao hoạt động tạo hình cho trẻ và có sự giáo dục đồng bộ giữa gia 
đình và nhà trường là một việc hết sức cần thiết vì tôi nhận thấy rằng: “Gia đình 
là môi trường giáo dục đầu tiên cho trẻ” nên việc kết hợp giữa gia đình và nhà 
trường là điều không thể thiếu được trong quá trình nuôi dưỡng và giáo dục trẻ 
trong trường Mầm non. Vậy để làm tốt được điều này thì giáo viên thường 
xuyên trao đổi hướng dẫn các bậc phụ huynh hiểu thêm về hoạt động tạo hình và 
đồng thời thường xuyên gặp gỡ trao đổi với các bậc phụ huynh về tầm quan 
trọng của hoạt động tạo hình đối với trẻ 5 - 6 tuổi.
 Tuyên truyền vận động phụ huynh trong việc đóng góp thêm nguyên liệu, 
vật liệu sẵn có ở địa phương tạo điều kiện cho cô và cháu trong việc làm đồ 
dùng đồ chơi, qua đó việc dạy và học có hiệu quả hơn. Cô cho phụ huynh biết từ 
những vật liệu đơn giản vẫn có thể trở thành đồ dùng đồ chơi cho trẻ. Để làm tốt 
công việc này, sự cộng tác của phụ huynh là việc rất cần thiết, vì thế tôi đã gặp 
gỡ, trao đổi với phụ huynh vấn đề học môn tạo hình của các cháu trong chương 
trình mầm non. Phụ huynh rất vui và ngạc nhiên khi thấy những phế liệu loại bỏ 
mà phụ huynh đã ủng hộ nay trở thành những đồ dùng đồ chơi nhiều màu sắc 
trên những chiếc xe bằng vỏ chai, hộp bánh mà phụ huynh đóng góp ( Hình ảnh 
 12 - Sưu tầm nguyên vật liệu phế thải tích trữ thành kho nguyên vật liệu, vệ 
sinh sạch sẽ, phân loại và có dán mác riêng từng loại cho trẻ dễ nhìn, dễ lấy, dễ 
tiếp xúc thường xuyên. 
 - Cho trẻ tiếp xúc với nguyên vật liệu và các tác phẩm nghệ thuật để trẻ 
thỏa sức sáng tạo.
 - Giáo viên hướng dẫn trẻ làm ra nhiều sản phẩm tạo hình từ các nguyên 
vật liệu tự nhiên sẵn có theo các chủ đề khác nhau.
 - Phát huy khả năng sáng tạo và tích cực hoạt động để trẻ được phát triển 
các kỹ năng tạo hình một cách tự nhiên.
 - Hình thức tổ chức hoạt động tạo hình linh hoạt, sinh động tạo môi trường 
cho trẻ được trải nghiệm với nhiều nguyên vật liệu sẵn có khác nhau.
 4. Phạm vi ảnh hưởng, hiệu quả áp dụng của sáng kiến
 4.1: Việc áp dụng hoặc áp dụng thử: 
 Bản thân đã thử nghiệm và áp dụng các giải pháp trên vào thực tế trong 
công tác việc sử dụng các nguyên vật liệu sáng tạo trong hoạt động tạo hình cho 
trẻ tại trường trong năm học 2021 – 2022.
 4.2. Hiệu quả áp dụng: 
 * Đối với giáo viên:
 - Đầu năm lúc mới bước vào giảng dạy, phương pháp của giáo viên chưa 
linh hoạt sáng tạo nên kết quả của tiết học chưa cao. Sau thời gian thực hiện 
những biện pháp như đã nêu trên, giáo viên tự tin và có nhiều sáng tạo hơn khi 
dạy trẻ, biết kết hợp đan xen các hình thức cũng như lồng ghép các chuyên đề 
trong phương pháp giảng dạy, biết tận dụng những cái mới lạ vào các hoạt động 
để trẻ hứng thú hơn.. Bản thân giáo viên không ngừng phấn đấu học hỏi ở bạn 
bè đồng nghiệp, qua sách, tài liệu, chuyên đề trau dồi kinh nghiệm chuyên 
môn để phát huy và đạt được kết quả cao hơn nữa trong công tác và chăm sóc 
giáo dục trẻ. Tận dụng những phế liệu để sáng tạo làm đồ dùng, đồ chơi phục vụ 
cho môn học đạt kết quả. Có kinh nghiệm trong việc tổ chức hoạt động cho trẻ. 
Có kỹ năng tổ chức hoạt động một cách linh hoạt. Tạo được tình cảm yêu 
 14 vật liệu khác 
nhau để tạo 10 38 5 19 6 14 5 19
ra nhiều sản 
phẩm đẹp, 
đa dạng.
 * Phụ lục kèm theo:
 - Tài liệu tham khảo:
 1/ Nghiên cứu tài liệu Bộ chuẩn trẻ 5 tuổi
 2/ Tổ chức hoạt động tạo hình cho trẻ mầm non theo hướng tích hợp
 3/ Chương trình giáo dục Mầm non
 4/ Tham khảo hướng dẫn tổ chức thực hiện giáo dục Mầm non “Mẫu giáo 5 – 6 
 tuổi”
 5/ Xem và tham khảo trên ti vi, mạng các tiết mẫu về hoạt động tạo hình.
 * Hình ảnh minh họa
 16 MỤC LỤC
Số TT Nội dung Trang
 01 MỤC LỤC 1
 02 1. CƠ SỞ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP 2 – 4
 2. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ NỘI DUNG 
 03 5 – 14
 GIẢI PHÁP 
 04 3. HIỆU QUẢ GIẢI PHÁP 14 - 17
 05 4. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT, KHUYẾN NGHỊ 17 - 18
 06 TÀI LIỆU THAM KHẢO 19
 18

File đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_tang_cuong_su_dung_cac_nguyen_lieu_san.doc