SKKN Một số biện pháp sử dụng nguyên vật liệu tự nhiên, nguyên vật liệu sưu tầm tái sử dụng trong hoạt động tạo hình cho trẻ 5-6 tuổi
Trong những năm học trước, tôi cũng rất quan tâm, chú trọng đến hoạt động tạo hình cho trẻ, xong kết quả đạt được trên trẻ còn thấp, hoạt động của trẻ còn mang tính thụ động, trẻ chưa thực sự say mê với hoạt động tạo hình, chưa bộc nộ hết khả năng sáng tạo của mình, kỹ năng thực hiện các bài tập còn vụng về lúng túng, sản phẩm trẻ tạo ra còn nghèo nàn, đơn điệu, chưa thể hiện được sự sáng tạo, độc đáo, mới lạ...
Nhận thấy ý nghĩa và vai trò quan trọng của hoạt động tạo hình bằng nguyên vật liệu tự nhiên, nguyên vật liệu sưu tầm tái sử dụng vừa dễ tìm dễ kiếm, luôn có sẵn có ở xung quanh trẻ, không phải quá tốn kém về kinh tế như một số đồ dùng, nguyên liệu tạo hình hiện đại khác. Hơn nữa, khi sử dụng nguyên vật liệu tự nhiên, nguyên vật liệu sưu tầm tái sử dụng còn giúp trẻ có ý thức biết bảo vệ môi trường, lối sống tiết kiệm, không lãng phí, biết cách tận dụng nguồn nguyên liệu tự nhiên, nguyên vật liệu sưu tầm tái sử dụng để tạo ra những sản phẩm, đồ chơi đẹp, độc đáo. Chính vì vậy, tôi đã lựa chọn cho mình một đề tài để nghiên cứu. Đó là đề tài: “Một số biện pháp sử dụng nguyên vật liệu tự nhiên, nguyên vật liệu sưu tầm tái sử dụng trong hoạt động tạo hình cho trẻ 5 - 6 tuổi” và áp dụng thực hiện tại lớp 5 tuổi A5 khu Ngọc Lâm, trường mầm non Nghĩa Hải, huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định.
Nhận thấy ý nghĩa và vai trò quan trọng của hoạt động tạo hình bằng nguyên vật liệu tự nhiên, nguyên vật liệu sưu tầm tái sử dụng vừa dễ tìm dễ kiếm, luôn có sẵn có ở xung quanh trẻ, không phải quá tốn kém về kinh tế như một số đồ dùng, nguyên liệu tạo hình hiện đại khác. Hơn nữa, khi sử dụng nguyên vật liệu tự nhiên, nguyên vật liệu sưu tầm tái sử dụng còn giúp trẻ có ý thức biết bảo vệ môi trường, lối sống tiết kiệm, không lãng phí, biết cách tận dụng nguồn nguyên liệu tự nhiên, nguyên vật liệu sưu tầm tái sử dụng để tạo ra những sản phẩm, đồ chơi đẹp, độc đáo. Chính vì vậy, tôi đã lựa chọn cho mình một đề tài để nghiên cứu. Đó là đề tài: “Một số biện pháp sử dụng nguyên vật liệu tự nhiên, nguyên vật liệu sưu tầm tái sử dụng trong hoạt động tạo hình cho trẻ 5 - 6 tuổi” và áp dụng thực hiện tại lớp 5 tuổi A5 khu Ngọc Lâm, trường mầm non Nghĩa Hải, huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định.
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp sử dụng nguyên vật liệu tự nhiên, nguyên vật liệu sưu tầm tái sử dụng trong hoạt động tạo hình cho trẻ 5-6 tuổi", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp sử dụng nguyên vật liệu tự nhiên, nguyên vật liệu sưu tầm tái sử dụng trong hoạt động tạo hình cho trẻ 5-6 tuổi

BÁO CÁO SÁNG KIẾN I. ĐIỀU KIỆN HOÀN CẢNH TẠO RA SÁNG KIẾN Mỗi chúng ta, ai ai cũng đã từng nghe và cất vang tiếng hát: “Trẻ em hôm nay, thế giới ngày mai”. Câu hát đó như một lời nhắc nhở người lớn chúng ta phải luôn nâng cao trách nhiệm trong việc bảo vệ và chăm sóc trẻ em bởi vì trẻ em vốn là thế hệ tương lai của đất nước, là niềm hạnh phúc, là mối quan tâm đặc biệt của mỗi gia đình và của toàn xã hội. Việc bảo vệ, nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ em là trách nhiệm của toàn xã hội, của các nhà giáo, và của mỗi gia đình. Hiện thực cuộc sống cho thấy, ngày nay khi xã hội ngày càng phát triển, đời sống vật chất, tinh thần càng được nâng lên, trẻ em có nhiều điều kiện được gia đình quan tâm, chăm sóc tốt hơn và những nhu cầu về vui chơi giải trí của trẻ cũng luôn được người lớn đáp đầy đủ hơn, nhất là nhu cầu về đồ chơi. Hơn nữa, trẻ em hiện nay có quá nhiều thứ để chơi và giải trí, nó thu hút trẻ một cách say mê, miệt mài khiến trẻ không hề để tâm đến những gì đang diễn ra xung quanh. Đó chính là những đồ chơi hiện đại, ti vi, máy tính, điện thoại thông minh, những trò chơi điện tử, game... phong phú. Những thứ đó, nếu cho trẻ tiếp xúc và sử dụng thường xuyên sẽ vô cùng không có lợi cho sự phát triển của trẻ cả về thể chất lẫn tinh thần, và kéo theo đó là sự lãng quên dần dần những sản phẩm, đồ chơi mang tính dân gian truyền thống, đồ chơi tự tạo từ những nguyên vật liệu sãn có trong tự nhiên nhưng hết sức hấp dẫn và bổ ích với tâm hồn trẻ thơ. Bản thân là một người giáo viên, hàng ngày trực tiếp nuôi dưỡng, chăm sóc gáo dục trẻ, tôi luôn mong muốn dành những gì tốt đẹp nhất cho trẻ, để trẻ có một tuổi thơ hồn nhiên trong sáng, có tâm hồn yêu thiên nhiên cỏ cây hoa lá, yêu cuộc sống, yêu nghệ thuật, có cơ hội được trải nghiệm, sử dụng và tận dụng những gì có sẵn từ cuộc sống xung quanh trẻ và giúp trẻ phát triển, bộc nộ hết những khả năng vốn có, những mong muốn của chúng về thế giới xung quanh. Đối với lứa tuổi mầm non, hoạt động tạo hình là một hoạt động học tập mang tính nghệ thuật nhằm phát triển khả năng thẩm mỹ cho trẻ, là nền tảng cho sự hình thành nhân cách trẻ, các đức tính tốt như yêu cái đẹp, mong muốn được tạo ra cái đẹp. Thông qua hoạt động tạo hình, giúp cho trẻ mở rộng thêm hiểu biết, nhận thức và phản ánh thế giới xung quanh một cách chân thực nhất, biết yêu quý, trân trọng cái đẹp - cái đẹp trong cuộc sống, trong gia đình, trong xã hội, trong thiên nhiên vô tận. Bên cạnh đó, hoạt động tạo hình còn góp phần rèn luyện ở trẻ ý thức lao động, tính kiên trì, bền bỉ làm việc có mục đích, ý thức bảo vệ môi trường, rèn sự khéo léo của đôi bàn tay, phát triển các nhóm cơ bàn tay, ngón tay từ vụng về đến linh hoạt. Kết quả của hoạt động tạo hình phụ thuộc vào kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo và những kinh nghiệm mà trẻ đúc rút, tích luỹ được trong nhiều hoạt động khác nhau. Việc trẻ chủ động tham gia vào các hoạt động sẽ giải tỏa sự căng thẳng về tinh thần và là động lực tạo nguồn cảm hứng làm nảy sinh những ý muốn, ý tưởng sáng tạo. Vậy, làm thế nào để phát huy tính tích cực chủ động, ý tưởng sáng tạo của trẻ trong hoạt động tạo hình? Theo tôi, môi trường hoạt động thuận lợi, phương pháp tổ chức hoạt động tạo hình linh hoạt của giáo viên, ý tưởng thể hiện và quá trình thực hiện các kỹ năng tạo hình của trẻ có ảnh hưởng không nhỏ tới khả năng sáng tạo cũng như kết quả hoạt động của trẻ. Tuy nhiên, hoạt động tạo hình không thể thực hiện được nếu không có nguyên vật liệu tạo hình. Để hoạt động tạo hình thực sự mang lại hiệu quả thì việc chuẩn bị, lựa chọn và sử dụng nguyên vật liệu tạo hình là vô cùng quan trọng. Nguyên vật liệu càng phong phú bao nhiêu thì khả năng sáng tạo của trẻ càng được phát huy bấy nhiêu. Bên cạnh các nguyên vật liệu tạo hình truyền thống, mua sẵn như: sách vở, bút sáp, hồ dán, đất nặn, màu vẽ, phấn, giấy các loại, len, vải... thì việc đưa các nguyên vật liệu tự nhiên, nguyên vật liệu sưu tầm tái sử dụng vào hoạt động tạo hình của trẻ là thực sự cần thiết và ý nghĩa. Xuất phát từ những lý do này, tôi đã tìm tòi, nghiên cứu và mạnh dạn sử dụng các nguyên liệu tự nhiên, nguyên vật liệu sưu tầm tái sử dụng vào trong hoạt động Số ít phụ huynh chưa quan tâm đến hoạt động tạo hình nên chưa phối hợp và giúp con sưu tầm nguyên vật liệu phục vụ cho hoạt động tạo hình. Trẻ ít được được tiếp xúc với các tác phẩm nghệ thuật. Từ những thuận lợi, khó khăn trên, tôi nhận thấy rằng muốn giúp trẻ học tốt hoạt động tạo hình thông qua sử dụng các nguyên vật liệu tự nhiên, nguyên vật liệu sưu tầm tái sử dụng, trước tiên vào đầu tháng 10 tôi đã tiến hành khảo sát trên 43 trẻ của lớp tôi, để nắm bắt được khả năng tạo hình với các nguyên vật liệu tự nhiên, nguyên vật liệu sưu tầm tái sử dụng của từng trẻ, từ đó sẽ có biện pháp cho trẻ sử dụng phù hợp hơn. * Bảng khảo sát trước khi nghiên cứu: Kết quả Đạt Chưa đạt TT Nội dung khảo sát Tổng số Tỷ lệ Tổng số Tỷ lệ đạt trẻ/ lớp đạt (%) trẻ/ lớp (%) Trẻ hứng thú, tích cực, chủ động tham gia các hoạt động tạo hình để 1 tạo ra các sản phẩm, đồ dùng đồ chơi 20/43 46,5% 23/43 53,5% từ nguyên vật liệu tự nhiên, nguyên vật liệu sưu tầm tái sử dụng Trẻ biết đưa ra các ý tưởng thể hiện, ý tưởng lựa chọn, sử dụng các 2 nguyên liệu từ tự nhiên, nguyên vật 21/43 49% 22/43 51% liệu sưu tầm tái sử dụng vào hoạt động tạo hình để tạo ra sản phẩm, đồ dùng, đồ chơi hợp theo từng chủ đề. Vì vậy, khi bắt đầu thực hiện một chủ đề, tôi thường nghiên cứu từng hoạt động cụ thể. Ngoài việc xây dựng các tiết học theo chương trình khung của nhà trường, tôi còn nghiên cứu để đưa việc tổ chức cho trẻ hoạt động tạo hình với các nguyên vật liệu tự nhiên, nguyên vật liệu sưu tầm tái sử dụng phù hợp vào từng thời điểm như: Trong tiết học tạo hình, trong hoạt động chơi ngoài trời, trong hoạt động góc, hoạt động chiều * Ví dụ: Với chủ đề “Trường mầm non”, tôi xây dựng kế hoạch hoạt động tạo hình cho trẻ sử dụng nguyên vật liệu tự nhiên, nguyên vật liệu sưu tầm tái sử dụng như: - Trong tiết học tạo hình: Tạo hình trường mầm non bằng các nguyên vật liệu khác nhau (bằng ống hút, bằng hột hạt, bằng rơm rạ, bằng cành, lá cây...). Vẽ chân dung cô giáo trên các vật liệu khác nhau. .. - Trong giờ hoạt động góc: + Góc nghệ thuật: Làm hộp đựng bút bằng lõi giấy vệ sinh, chai nhựa, bằng vỏ lon cháo dinh dưỡng. Gấp hộp đựng đồ dùng bằng giấy các loại... + Góc xây dựng: Lắp ghép trường mầm non từ bìa cát tông, vỏ hộp sữa... - Trong giờ hoạt động ngoài trời: Làm bàn ghế bằng que kem, ống hút, bìa cát tông, vỏ hộp bánh, hộp thuốc; Làm bập bênh bằng can nước giặt tròn, bập bênh con ngựa bằng cành cây và bìa cattong... - Trong giờ hoạt động chiều: Trang trí bức tranh theo nhóm về mô hình trường mầm non, lớp học mầm non, sân chơi... * Với chủ đề “Bé thích khám phá bản thân” Xây dựng kế hoạch tạo hình với nguyên liệu tự nhiên, nguyên vật liệu sưu tầm tái sử dụng như: - Trong tiết học tạo hình: Vẽ chân dung bé trai bé gái trên các vật liệu khác nhau; Cắt xé dán trang phục của bé. Tiết tổng họp: “Đồ dùng bé yêu” ( Hình ảnh bé đan vòng bằng dây dù) * Với chủ đề “Gia đình thân yêu của bé”: Lên kế hoạch tạo hình bằng nguyên vật liệu tự nhiên, nguyên vật liệu sưu tầm tái sử dụng như: - Trong tiết học tạo hình: Cắt xé dán ngôi nhà của bé bằng nhiều nguyên vật liệu khác nhau. Tạo hình người thân của bé. Nặn người thân của bé bằng bột mì, đất nặn... - Trong giờ hoạt động ngoài trời: Tạo hình ngôi nhà, bàn ghế bằng ống hút, que kem, chắp ghép ngôi nhà, ti vi, tủ lạnh bằng bìa cáttong, vỏ hộp bánh. Làm cốc, chén, bát...bằng chai lọ nhựa... - Trong giờ hoạt động góc: Vẽ nặn, cắt xé dán, trang trí đồ dùng gia đình, người thân, ngôi nhà bé. Xây ngôi nhà bằng nhiều nguyên liệu khác nhau... * Với chủ đề nghề nghiệp tôi xây dựng kế hoạch tạo hình như: - Trong tiết học tạo hình: Cắt xé dán đàn cá bơi trên nhiều nguyên vật liệu, Tạo hình đàn gà bằng các nguyên liệu khác nhau. - Trong giờ hoạt động ngoài trời: Làm con vật bằng lá cây, bằng len, bằng nắp chai, vỏ ngao, hột hạt, vẽ con vật theo ý thích. - Trong giờ hoạt động góc: Cho trẻ gấp con vật bằng giấy. Làm con loăng quanh bơi trong nước bằng ghim và ống hút sữa, con thỏ bằng cốc trà sữa, xếp hình con vật bằng hột hạt, tạo hình các chú sâu bằng bìa, giấy, ống hút; Con gà bằng găng tay và lá cây... - Trong giờ hoạt động ngoài trời: Cắt, chắp ghép các phương tiện giao thông bằng bìa cattong, tạo hình các PTGT bằng nhiều nguyên vật liệu... - Trong giờ hoạt động góc: Vẽ nặn cắt xé dán các PTGT, biển báo giao thông, gấp các PTGT, xâu dây theo hình các PTGT... ( Hình ảnh trẻ xâu dây theo hình phương tiện giao thông) * Hay chủ đề tết và mùa xuân tôi xây dựng kế hoạch cho trẻ làm pháo hoa bằng bóng bay và lõi giấy vệ sinh, cây xanh bằng vỏ lạc, hạt dẻ; vườn hoa bằng bông tăm, hạt lạc, hạt ngô, hạt bí, các loại hoa quả bằng giấy bọc quả... các lon đồ hộp, sách báo tạp chí cũ, cốc đựng trà sữa, que kem, thùng cattong, quần áo cũ, vải vụn, vỏ sò, vỏ trứng, vỏ bào, bột mỳ, đất sét Đặc biệt là ở nông thôn thì việc sưu tầm các nguyên vật liệu lại càng đa dạng như: Các loại hạt, rau củ quả, lá cây, hoa, tươi khô, các loại vỏ trai, sò, sỏi cát đá, vỏ chai lọ, rơm rạ, cói, bẹ chuối, tàu dừa, Các nguyên liệu được tôi lên kế hoạch sử dụng vào các chủ đề, các hoạt động sao cho hơp lý. Ví dụ: Hạt đỗ, rơm, rạ, râu ngô, lá cây, tàu dừa, mo cau, vỏ hến, giấy, vải vụn... tôi có thể tạo ra các con vật ngộ nghĩnh, sinh động, những bức tranh, các đề tài khác nhau. Lá bàng, lá mít làm con trâu, bẹ chuối, mo cau làm thuyền ( Hình ảnh các nguyên vật liệu tự nhiên, nguyên vật liệu tái sử dụng) Khi sưu tầm nguyên vật liệu tự nhiên, nguyên vật liệu tái sử dụng, tôi phải cân nhắc lựa chọn nguyên vật liệu đảm bảo tính an toàn (không độc hại, không sắc nhọn); dễ cầm (kích cỡ phù hợp với tay trẻ); dễ bảo quản và cất giữ; dễ phục hồi hoặc sửa chữa, đặc biệt các nguyên vật liệu có màu sắc đa dạng, dễ sử dụng. + Góc học tập: Tôi chuẩn bị các loại hột hạt, sỏi màu, cúc áo, dây chun, que kem, bìa cattong để trẻ có thể tạo ra các chữ cái, chữ số, hình học...Cô vẽ tranh trên giấy, bìa, trên que kem hoặc sưu tầm các bức hình, bức tranh sau đó cắt thành từng mảnh cho trẻ ghép thành tranh hoàn chỉnh, hoặc làm sách về chủ đề. (Hình ảnh các nguyên liệu, đồ dùng ở góc học tập) + Góc khám phá khoa hoc: Có các loại chai lọ, màu nước để trẻ tạo ra các màu sắc khác nhau; các loại ghim ống hút sữa, chai nước, cúc mắt để trẻ làm con loăng quăng bơi trong nước. Miếng mút xốp, ống hút, vỏ lon sữa, băng dính để làm bè nổi trên nước; bông, sỏi cát, chai lọ để làm máy lọc nước; Vỏ thạch cốc, cát, đường để làm đồng hồ cát... Song song với việc cho trẻ tiếp xúc thường xuyên với các nguyên vật liệu trong các góc mở, tôi còn cho trẻ xem các tác phẩm sáng tạo trên tivi, các tác phẩm nghệ thuật của các hoạ sĩ, các sản phẩm sưu tầm hoặc chính các sản phẩm của cô và trẻ để trẻ quan sát, nhận xét về nội dụng, cách thể hiện, cách trình bày, cách làm... từ đó giúp trẻ thấy được giá trị, và ý nghĩa của các nguyên vật liệu đó. Tôi còn kết hợp phân tích, giải thích cách thể hiện trong tác phẩm giúp trẻ dễ hình dung và tưởng
File đính kèm:
skkn_mot_so_bien_phap_su_dung_nguyen_vat_lieu_tu_nhien_nguye.docx