SKKN Một số biện pháp sử dụng đồ dùng, đồ chơi hấp dẫn cho trẻ 5-6 tuổi làm quen với Toán

- Mục tiêu: Nhằm tìm ra những “Biện pháp sử dụng đồ dùng, đồ chơi trực quan hấp dẫn” để tìm ra hướng giải quyết tốt nhất hình thành những biểu tượng toán học sơ đẳng cho trẻ 5- 6 tuổi một cách chính xác và bền vững, khắc phục phần lớn những khó khăn chung đồng thời phát huy cao nhất được tính tích cực của trẻ.
- Nhiệm vụ: Đề tài giải quyết mâu thuẫn giữa việc tổ chức của giáo viên, giáo viên chưa linh hoạt và nhẹ nhàng, trẻ chưa tích cực, còn thụ động khi hoạt động với việc giáo viên phải làm sao để nâng cao chất lượng làm quen với toán một cách hợp lý mà mang lại hiệu quả tích cực nhất.
doc 15 trang skmamnonhay 30/05/2024 1050
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số biện pháp sử dụng đồ dùng, đồ chơi hấp dẫn cho trẻ 5-6 tuổi làm quen với Toán", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp sử dụng đồ dùng, đồ chơi hấp dẫn cho trẻ 5-6 tuổi làm quen với Toán

SKKN Một số biện pháp sử dụng đồ dùng, đồ chơi hấp dẫn cho trẻ 5-6 tuổi làm quen với Toán
 Một số biện pháp sử dụng đồ dùng, đồ chơi hấp dẫn cho trẻ 5 - 6 tuổi làm quen với toán 
thống và chính xác, đòi hỏi người giáo viên phải đổi mới trong phương pháp dạy 
trẻ theo hướng tích cực hoá hoạt động lấy trẻ làm trung tâm. Trẻ tự mình khám 
phá nhận xét phán đoán về những vấn đề có liên quan đến môn học. Chính vì 
vậy, để nâng cao chất lượng cho trẻ làm quen với biểu tượng toán sơ đẳng, tôi 
mạnh dạn nghiên cứu thực nghiệm và viết đề tài “Một số biện pháp sử dụng đồ 
dùng, đồ chơi trực quan hấp dẫn cho trẻ 5 - 6 tuổi làm quen với toán .
 2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài
 - Mục tiêu: Nhằm tìm ra những “Biện pháp sử dụng đồ dùng, đồ chơi 
trực quan hấp dẫn” để tìm ra hướng giải quyết tốt nhất hình thành những biểu 
tượng toán học sơ đẳng cho trẻ 5- 6 tuổi một cách chính xác và bền vững, khắc 
phục phần lớn những khó khăn chung đồng thời phát huy cao nhất được tính tích 
cực của trẻ.
 - Nhiệm vụ: Đề tài giải quyết mâu thuẫn giữa việc tổ chức của giáo viên, 
giáo viên chưa linh hoạt và nhẹ nhàng, trẻ chưa tích cực, còn thụ động khi hoạt 
động với việc giáo viên phải làm sao để nâng cao chất lượng làm quen với toán 
một cách hợp lý mà mang lại hiệu quả tích cực nhất.
 3. Đối tượng nghiên cứu
 Một số biện pháp sử dụng đồ dùng, đồ chơi hấp dẫn cho trẻ 5 - 6 tuổi làm 
quen với toán
 4. Giới hạn phạm vi nghiên cứu
 Trẻ 5 – 6 tuổi lớp lá 3 trường Mầm non Hoa Hồng.
 5. Phương pháp nghiên cứu
 - Phương pháp điều tra.
 - Phương pháp nghiên cứu lý thuyết.
 - Phương pháp nghiên cứu tài liệu.
 - Phương pháp nghiên cứu thực tiễn.
 - Phương pháp quan sát hoạt động của đồng nghiệp.
 - Phương pháp kiểm tra đánh giá chất lượng trên trẻ.
 II. PHẦN NỘI DUNG
 1. Cơ sở lí luận 
 Toán học là một môn khoa học cần có độ chính xác cao. Do trẻ ở độ tuổi 
mẫu giáo chưa có một biểu tượng khoa học nào. Nên nhiệm vụ của giáo viên là 
phải hình thành cho trẻ các biểu tượng toán học, cung cấp những kỹ năng cơ bản 
nhất để trẻ có thể vận dụng vào trong thực tế, để có sự phát triển và hướng tới 
một nền giáo dục toàn diện như Bác Hồ đã từng nói:
 “ Vì lợi ích mười năm thì phải trồng cây
 Vì lợi ích trăm năm thì phải trồng người”
 2 
 Người viết: Trịnh Thị Hằng-trường Mầm non Hoa Hồng Một số biện pháp sử dụng đồ dùng, đồ chơi hấp dẫn cho trẻ 5 - 6 tuổi làm quen với toán 
 Năm học 2015 - 2016 được sự phân công của ban giám hiệu nhà trường 
tôi chủ nhiệm một lớp 5 - 6 tuổi. Học theo chương trình đổi mới với sĩ số là 25 
trẻ. Cha mẹ học sinh cũng biết được nhu cầu của con em mình ở độ tuổi 5 – 6 
tuổi rất cần được học bộ môn làm quen với toán và hiểu tầm quan trọng của việc 
toàn dân đưa trẻ đến trường.
 Là một lớp 5- 6 tuổi nên rất được nhà trường quan tâm trong việc mua 
sắm đồ dùng phục vụ cho bộ môn toán.
 Về cơ sở vật chất đã được nhà trường quan tâm đáp ứng nhu cầu đồ dùng 
đồ chơi. Đảm bảo 2 cháu 1 bàn mỗi cháu 1 ghế. Và được sự quan tâm của phòng 
giáo dục đã trang bị cho lớp 1 ti vi. 
 Giáo viên đã kết hợp với phụ huynh sưu tầm nguyên vật liệu sẵn có để 
làm đồ dùng, đồ chơi cho trẻ học tập được tốt hơn. 
 Nhà trường quan tâm đến việc học tập của các cháu, mỗi tháng đều lên kế 
hoạch cụ thể, chi tiết, đầy đủ đảm bảo dạy và học theo chủ đề.
 * Khó khăn:
 Trong năm học 2015 - 2016 tôi tìm hiểu thấy được các cháu 100% con em 
nông thôn nên ít được sự quan tâm, chăm sóc, bồi dưỡng của bố mẹ về khả năng 
hiểu biết của trẻ còn hạn chế. Độ tuổi không đồng đều quả là một khó khăn cho 
việc truyền thụ kiến thức cho trẻ, một số cháu chưa được học lớp 3 - 4 tuổi nên 
còn nhút nhát chưa biết cách cầm bút, cách ngồi và nhận biết về toán còn kém 
chưa xác định được hình dạng, hình khối, kích thước, màu sắc, số lượng...
 2.2. Thành công - hạn chế
 * Thành công
 - Khi thực hiện đề tài, học sinh lớp đều tiếp thu kiến thức rất nhanh. 
 - Trẻ thích đi học, thích đến trường lớp hơn,
 - Giáo viên nắm vững phương pháp, hình thức tổ chức hoạt động linh hoạt 
nhẹ nhàng, thu hút được trẻ, trẻ hoạt động tích cực.
 * Hạn chế.
 - Luôn thay đổi đề tài theo chủ điểm vì vậy cần bỏ nhiều thời gian, công 
sức để sưu tầm nhiều đồ dùng.
 - Khi áp dụng đề tài, một số trẻ đồng bào dân tộc chưa mạnh dạn nên tỉ lệ 
chưa đạt tối đa.
 2.3. Mặt mạnh - mặt yếu
 * Mặt mạnh:
 - Khi thực hiện đề tài để thu hút, lôi cuốn được trẻ tham gia vào hoạt động 
thì đòi hỏi giáo viên phải luôn học tập, nâng cao kiến thức, vì vậy mà chuyên 
môn của giáo viên ngày càng được nâng cao.
 4 
 Người viết: Trịnh Thị Hằng-trường Mầm non Hoa Hồng Một số biện pháp sử dụng đồ dùng, đồ chơi hấp dẫn cho trẻ 5 - 6 tuổi làm quen với toán 
 - Từ những vấn đề trên việc tìm ra biện pháp tốt nhất để hình thành những 
biểu tượng toán sơ đẳng cho trẻ 5 - 6 tuổi một cách chính xác, bền vững, khắc 
phục được những khó khăn của địa phương, phát huy được tính tích cực của trẻ 
là thiết thực là cấp bách và cũng là điều quan trọng trong thực tế hiện nay.
 - Những biện pháp, giải pháp nêu ra trong đề tài nhằm mục tiêu giúp trẻ 
nâng cao chất lượng giáo dục môn làm quen với toán. Trẻ phát huy hết được 
tính tích cực, chủ động, sáng tạo khi hoạt động
 .- Giáo viên trau dồi thêm kiến thức, chuyên môn nghiệp vụ .
 3.2. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp, biện pháp
 Từ việc khảo sát chất lượng giáo dục môn làm quen với toán của lớp lá 3 
phân hiệu EaTun trường Mầm non Hoa Hồng tôi đã tìm ra những biện pháp sử 
dụng đồ dùng, đồ chơi trực quan hấp dẫn trong hoạt động làm quen với biểu 
tượng toán cho trẻ 5 - 6 tuổi.
 Biện pháp1: Sử dụng mô hình, sa bàn, bài thơ câu chuyện. 
 Tôi sử dụng mô hình, sa bàn hoặc một câu chuyện, bài thơ một trò chơi đẻ 
dẫn dắt trẻ tham gia vào hoạt động làm quen với biểu tượng toán.
 VD: Nhận biết phân biệt khối trụ, khối vuông, khối chữ nhật” Tôi chọn 
chủ điểm Quê Hương – Đất nước - Bác Hồ. Tôi đã dùng mô hình Lăng Bác 
được xếp theo hình thức sau.
 - Lăng Bác xếp bằng khối chữ nhật.
 - Hàng rào xung quanh lăng Bác xếp bằng khối vuông 
 - Cột trụ cổng vào Lăng Bác xếp bằng khối trụ
 - Bóng đèn trên cột trụ được xếp bằng khối cầu.
 Khi gợi mở cho trẻ vào chủ điểm vào bài giáo viên nói. Hôm nay cô cùng 
các con sẽ đi thăm một nơi rất đẹp ở thủ đô Hà Nội, khi đi đến trước mô hình cô 
hỏi trẻ: Chúng mình đang được đến thăm nơi nào vậy nhỉ? Mô hình lăng Bác có 
gì đặc biệt không? Trẻ nêu được là “ Lăng Bác được xếp bằng khối chữ nhật, 
hàng rào xếp băng khối vuông,.... đó là những khối đã học rồi ạ”. Cô nhắc lại và 
nhấn mạnh yêu cầu, để hiểu kỹ hơn về đặc điểm riêng của từng khối đó hôm nay 
cô và các con sẽ cùng khám phá tìm hiểu nhé! ( Cô và trẻ vào bài) 
 Nhưng đối với bài làm quen với biểu tượng về số lượng tôi cũng gợi ý dẫn 
dắt trẻ đưa trực quan ra bằng bài thơ .
 VD: Bài số 8( tiết 1) chủ điểm thế giới động vật. Tôi đọc cho trẻ nghe bài 
thơ “ Mèo đi câu cá”, sau đó tôi hỏi trẻ : trong bài thơ nói về ai? Trẻ trả lời : Nói 
về anh em nhà mèo đi câu cá! Tôi đã chuẩn bị sẵn đồ dùng trực quan của mình 
và trẻ, giống nhau là 2 nhóm : Mèo và cá có số lượng 8 Tôi nói: Vậy chúng 
mình cùng nhau xếp tương ứng mèo và cá ra để tạo nhóm mới.
 6 
 Người viết: Trịnh Thị Hằng-trường Mầm non Hoa Hồng Một số biện pháp sử dụng đồ dùng, đồ chơi hấp dẫn cho trẻ 5 - 6 tuổi làm quen với toán 
động tác thừa hay các câu hỏi lặp đi lặp lại nhàm chắn, tôi thường sử dụng các 
câu chuyện sáng tạo.
 VD: Có một bạn thỏ rất ngoan, hôm nay trên đường đi học bạn thỏ gặp 
cô, và bạn thỏ đã nói thầm vào tai cô đấy! Chúng mình có muốn biết bạn thỏ nói 
gì không nào? ( Trẻ hào hứng nghe và rất muốn được biết điều mà Thỏ nói với 
cô giáo) Tôi lại nói tiếp: Bạn thỏ nhờ cô hỏi các bạn lớp mình xem có biết ngày 
20/11 là ngày gì không nào? Trẻ trả lời đúng .Tôi nói tiếp : Bạn thỏ cảm ơn các 
bạn lớp mình đã giúp cho bạn ấy biết bí mật của ngày 20/11 nên đã tặng lớp 
mình một món quà ( món quà đó là một trò chơi ôn luyện được chuẩn bị 
trước)Khi đưa trực quan là nội dung tích hợp của các môn học khác, vào hoạt 
động làm quen với biểu tượng toán bằng câu hỏi nhẹ nhàng, hợp lý điều đó đã 
phát huy được tính tích cực một cách cao nhất ở trẻ, khi tham gia các hoạt động.
 VD: Để khắc sâu kiến thức về khối cầu, khối trụ, khối vuông, khối chữ 
nhật tôi đặt câu hỏi?
 Bạn nào thích chơi khối cầu và khối trụ? 
 Bạn nào thích chơi khối vuông và khối chữ nhật?
 Trẻ tự trả lời, tôi sẽ phân thành các nhóm.
 + Nhóm thích chơi khối cầu, khối trụ về nhóm nặn khối cầu, khối trụ.
 + Nhóm thích chơi khối vuông, khối chữ nhật về nhóm tìm hình bằng giấy 
màu tương ứng để dán các mặt khối, Điều này trẻ rất hào hứng thi đua, khi cùng 
nhau tham gia vào các hoạt động.
 Với việc lựa chọn và sử dụng đồ dùng trực quan hợp lý, hấp dẫn trẻ tôi đã 
tạo ra các tình huống liên tục trong suốt quá trình trẻ tham gia các hoạt động “ 
Làm quen với biểu tượng toán” giúp trẻ tiếp thu kiến thức một cách chính xác, 
sâu sắc và bền vững.
 Biện pháp 3: Sưu tầm một số đồ chơi mới.
 Trò chơi là một trong những trực quan vô cùng quan trọng trong hoạt 
động làm quen vói biểu tượng toán, trẻ được “Học mà chơi – chơi mà học”. Là 
một đặc điểm nổi bật của trẻ mẫu giáo thông qua các hình thức chơi, trẻ sẽ nhận 
nhiệm vụ học một cách tự nhiên, nhẹ nhàng không căng thẳng, không gò ép, trẻ 
hào hứng chơi khi trong trò chơi xuất hiện những trực quan hấp dẫn, bất ngờ. 
 VD: Trò chơi “ Chiếc túi kỳ lạ”
 - Tuy nhiên các trò chơi không nên lặp đi lặp lại ở cùng một tiết học, sẽ 
dẫn đến trẻ bị nhằm chán, không hứng thú tham gia hoạt động. Yêu cầu của trò 
chơi phải được nâng dần lên qua mỗi lần chơi thì mới phát huy tính sáng tạo 
tính tích cực của trẻ, chính vì vậy tôi đã nghiên cứu, xác định nội dung bài dạy 
để chọn trò chơi cho phù hợp, tuỳ từng trò chơi mà tôi tổ chức cho trẻ chơi theo 
nhóm, tổ, cá nhân và tập thể.
 8 
 Người viết: Trịnh Thị Hằng-trường Mầm non Hoa Hồng Một số biện pháp sử dụng đồ dùng, đồ chơi hấp dẫn cho trẻ 5 - 6 tuổi làm quen với toán 
 Trao đổi phụ huynh có thể đóng góp những nguyên vật liệu sẵn có để tạo 
ra những đồ dùng đồ chơi hấp dẫn phục vụ cho môn học. Trong công tác kết hợp 
giữa phụ huynh và cô giáo là không thể thiếu được , để giúp trẻ luyện tập nhiều 
hơn. Từ đó khả năng linh hoạt trong hoạt động lám quen với toán sẽ tạo điều 
kiện thuận lợi hơn cho giáo viên khi tổ chức các hoạt động ở trường.
 3.3. Điều kiện thực hiện giải pháp, biện pháp.
 Để thực hiện tốt các biện pháp nêu trên:
 - Giáo viên cần nắm vững phương pháp, hình thức tổ chức của hoạt động 
làm quen với toán và một số hoạt động khác.
 - Giáo viên phải yêu thích môn toán, yêu nghề, mến trẻ, tự tìm tòi, sáng 
tạo, học hỏi qua đồng nghiệp, tài liệu, và truy cập internet để có những biện 
pháp hay.
 - Giáo viên phải biết tham mưu với nhà trường tạo điều kiện về cơ sở vật 
chất, trang thiết bị phục vụ cho hoạt động dạy và học.
 - Giáo viên phải có kỹ năng giao tiếp tốt, biết vận dụng kiến thức chuyên 
môn của mình để giải thích cho phụ huynh hiểu được tầm quan trọng của hoạt 
động làm quen với toán, từ đó có được sự ủng hộ của phụ huynh.
 3.4. Mối quan hệ giữa các giải pháp, biện pháp.
 Các biện pháp nêu ra tuy khác nhau về mặt nội dung và phương pháp tuy 
nhiên đều có mối quan hệ mật thiết, khăng khít, hỗ trợ cho nhau nhằm phát huy 
được tính tích cực chủ động, sáng tạo của trẻ. 
 3.5. Kết quả khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu
 * Kết quả khảo nghiệm:
 Sau một thời gian nghiên cứu đề tài, bản thân tôi đã đưa đề tài ra khảo 
nghiệm để lấy ý kiến của đồng nghiệp:
 Tôi đã đưa ra các câu hỏi khảo nghiệm như sau:
 - Các biện pháp mà tôi đưa ra chị thấy thế nào?
 - Chị thấy những biện pháp trên đã phù hợp với trẻ ở độ tuổi này chưa?
 - Với những biện pháp trên khi áp dụng gặp phải những khó khăn gì?
 - Hiệu quả khi sử dụng các biện pháp?
 Với những câu hỏi khảo nghiệm tôi đã nhận được câu trả lời từ đồng 
nghiệp.:
 + Đồng nghiệp hoàn toàn nhất trí với những biện pháp mà tôi đưa ra, 
những biện pháp đã rất phù hợp. 
 + Đồng nghiệp tổ chức hoạt động tự tin hơn, tổ chức nhẹ nhàng và lôi 
cuốn hơn, đồng thời phát huy được tính chủ động sáng tạo của trẻ.
 10 
 Người viết: Trịnh Thị Hằng-trường Mầm non Hoa Hồng

File đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_su_dung_do_dung_do_choi_hap_dan_cho_tr.doc