SKKN Một số biện pháp rèn sự tự tin cho trẻ 5- 6 tuổi tại Trường Mầm non Nghĩa Bình

Muốn rèn sự tự tin cho trẻ đạt hiệu quả, chúng ta cần có kế hoạch cụ thể, rõ ràng. Xây dựng kế hoạch rèn sự tự tin cho trẻ được lồng ghép trong việc xây dựng kế hoạch giáo dục. Ngay từ đầu năm học, nhà trường đã xây dựng kế hoạch giáo dục kỹ năng sống cho trẻ, trong đó có nhấn mạnh nội dung rèn sự tự tin cho trẻ. Nội dung này được đem ra thảo luận, bàn bạc trong các hội nghị họp tập thể sư phạm nhà trường, họp chuyên môn khối để giúp giáo viên hiểu rõ hơn về hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho trẻ, hiểu rõ tầm quan trọng của việc rèn sự tự tin cho trẻ.
Đi kèm với việc xây dựng kế hoạch rèn sự tự tin cho trẻ là xây dựng hình ảnh người giáo viên. Để rèn sự tự tin cho trẻ thì bản thân giáo viên phải xây dựng cho mình một hình ảnh chuẩn mực trong lời nói, việc làm; gần gũi với trẻ để tạo niềm tin đối với trẻ giúp trẻ mạnh dạn, tự tin trong mọi hoạt động trên lớp từ đó sẽ giúp trẻ hình thành và phát triển sự tự tin. Vì vậy, ngay từ đầu năm học: 2022 - 2023 Nhà trường đã đưa nội dung “Xây dựng hình ảnh của bản thân giáo viên” vào Kế hoạch năm học và đưa các nội dung này vào Kế hoạch sinh hoạt chuyên môn của nhà trường cũng như Kế hoạch sinh hoạt chuyên môn tổ khối. Ban hành nội quy, quy chế làm việc trong nhà trường và Quy tắc ứng xử của giáo viên.
Xây dựng hình ảnh của bản thân giáo viên luôn có tinh thần trách nhiệm cao, nhiệt huyết với công việc, luôn có hành động đẹp, lời nói hay. Tôi thấy rằng việc xây dựng hình ảnh của bản thân giáo viên đã tạo được sự gần gũi, tin tưởng của trẻ với cô, trẻ coi cô như một tấm gương để học tập và cũng coi cô như người mẹ thứ hai của mình, luôn mạnh dạn chia sẻ, tích cực tham gia hoạt động cùng cô và các bạn và từ đó khuyến khích trẻ rèn luyện tính tự tin.
docx 26 trang skmamnonhay 25/06/2024 1640
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp rèn sự tự tin cho trẻ 5- 6 tuổi tại Trường Mầm non Nghĩa Bình", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp rèn sự tự tin cho trẻ 5- 6 tuổi tại Trường Mầm non Nghĩa Bình

SKKN Một số biện pháp rèn sự tự tin cho trẻ 5- 6 tuổi tại Trường Mầm non Nghĩa Bình
 2
 2. Sự cần thiết thực hiện sáng kiến.
 Sự tự tin đối với cuộc sống của con người nói chung và trẻ mầm non nói riêng 
là vô cùng quan trọng. Đối với cuộc sống của con người tự tin giúp ta nhanh chóng 
thực hiện tốt những mong muốn của mình, có khả năng sống, làm việc, hoà nhập 
nhanh chóng với cộng đồng. Tự tin là một đức tính chỉ có thể có được nhờ vào việc 
rèn luyện và học hỏi.
 Một đứa trẻ tự tin là một đứa trẻ tràn đầy năng lượng, luôn ham muốn được 
học hỏi, khám phá và luôn sẵn sàng đón nhận những thử thách mới. Chúng ta cần 
một đứa trẻ ngoan ngoãn, nghe theo và làm theo bất cứ lời gì chúng ta nói như một 
cỗ máy hay một đứa trẻ ý thức rõ được giá trị của bản thân, làm những điều chúng 
ta không tưởng, trở thành những nhà tài phiệt trong tương lai? Rõ ràng xã hội ngày 
nay đang trên đà phát triển và cạnh tranh mạnh mẽ, chúng ta đang rất cần những 
con người tự tin, dám nghĩ dám làm, dám thử sức với những điều mới lạ chứ 
không mong chờ những con người thụ động, nhút nhát, chờ người khác cầm tay 
chỉ việc.
 3. Tính mới của sáng kiến.
 “Giáo dục kỹ năng sống” là phạm trù rất rộng nên mỗi trường, mỗi giáo viên 
có những hướng dạy khác nhau, chưa có sự thống nhất về nội dung, hình thức, 
cũng chưa theo một tài liệu cụ thể nào. Ở trường tôi, ban giám hiệu nhà trường đã 
có những định hướng chỉ đạo giáo viên chú trọng rèn kỹ năng sống cho trẻ nói 
chung và hình thành tính tự tin cho trẻ nói riêng trong mọi hoạt động của trẻ để trẻ 
tự tin và tích cực trong mọi hoạt động.
 Qua đề tài này tôi mong muốn được đóng góp công sức nhỏ bé của mình vào 
sự nghiệp phát triển giáo dục của địa phương nói chung và của trường mầm non xã 
Nghĩa Bình nói riêng nhằm hoàn thành mục tiêu giáo dục độ tuổi, góp phần nâng 
cao chất lượng chăm sóc giáo dục toàn diện cho trẻ.
 II. MÔ TẢ GIẢI PHÁP KỸ THUẬT
 1. Mô tả giải pháp trước khi tạo ra sáng kiến.
 Năm học 2022 – 2023, tôi được nhà trường phân công trực tiếp giảng dạy lớp 
mẫu giáo 5 tuổi B với số trẻ là 46 cháu. Trong quá trình thực hiện, tôi gặp phải 
những thuận lợi và khó khăn sau:
 1.1. Thuận lợi
 - Ban giám hiệu nhà trường luôn tạo điều kiện giúp đỡ giáo viên về chuyên 
môn, cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học, động viên sự sáng tạo của giáo viên.
 - Tập thể cán bộ giáo viên trong trường luôn có tinh thần đoàn kết, tương thân, 
tương ái luôn giúp đỡ nhau trong công việc cũng như trong cuộc sống hàng ngày.
 - Trẻ đi học chuyên cần và ăn bán trú có nền nếp, khoa học nên việc chăm 
sóc giáo dục trẻ có nhiều thuận lợi. 4
thương chăm sóc, bao bọc quá cẩn thận, ít giao tiếp với mọi người xung quanh. 
Khi đến trường là nơi hoàn toàn mới mẻ, xa lạ với trẻ, tuy cùng một độ tuổi nhưng 
khả năng hoà nhập không đồng đều, nhiều trẻ còn nhút nhát, rụt rè.
 - Đa số phụ huynh là công nhân, lao động tự do, nên ít có thời gian dành cho 
con, phần lớn đều nhờ cậy ông bà. Vì vậy việc thống nhất quan điểm, biện pháp 
chăm sóc giáo dục trẻ giữa giáo viên và phụ huynh còn nhiều khó khăn.
 2. Mô tả giải pháp sau khi có sáng kiến:
 Sau khi đánh giá thực trạng trẻ lớp mình, thông qua các tư liệu tham khảo và 
với những kinh nghiệm của bản thân tôi và đã nghiên cứu và đưa ra một số biện 
pháp sau:
 1. Giải pháp 1: Xây dựng kế hoạch rèn sự tự tin cho trẻ
 Muốn rèn sự tự tin cho trẻ đạt hiệu quả, chúng ta cần có kế hoạch cụ thể, rõ 
ràng. Xây dựng kế hoạch rèn sự tự tin cho trẻ được lồng ghép trong việc xây dựng 
kế hoạch giáo dục. Ngay từ đầu năm học, nhà trường đã xây dựng kế hoạch giáo 
dục kỹ năng sống cho trẻ, trong đó có nhấn mạnh nội dung rèn sự tự tin cho trẻ. 
Nội dung này được đem ra thảo luận, bàn bạc trong các hội nghị họp tập thể sư 
phạm nhà trường, họp chuyên môn khối để giúp giáo viên hiểu rõ hơn về hoạt 
động giáo dục kỹ năng sống cho trẻ, hiểu rõ tầm quan trọng của việc rèn sự tự tin 
cho trẻ.
 Đi kèm với việc xây dựng kế hoạch rèn sự tự tin cho trẻ là xây dựng hình ảnh 
người giáo viên. Để rèn sự tự tin cho trẻ thì bản thân giáo viên phải xây dựng cho 
mình một hình ảnh chuẩn mực trong lời nói, việc làm; gần gũi với trẻ để tạo niềm 
tin đối với trẻ giúp trẻ mạnh dạn, tự tin trong mọi hoạt động trên lớp từ đó sẽ giúp 
trẻ hình thành và phát triển sự tự tin. Vì vậy, ngay từ đầu năm học: 2022 - 2023 
Nhà trường đã đưa nội dung “Xây dựng hình ảnh của bản thân giáo viên” vào Kế 
hoạch năm học và đưa các nội dung này vào Kế hoạch sinh hoạt chuyên môn của 
nhà trường cũng như Kế hoạch sinh hoạt chuyên môn tổ khối. Ban hành nội quy, 
quy chế làm việc trong nhà trường và Quy tắc ứng xử của giáo viên.
 Xây dựng hình ảnh của bản thân giáo viên luôn có tinh thần trách nhiệm cao, 
nhiệt huyết với công việc, luôn có hành động đẹp, lời nói hay. Tôi thấy rằng việc 
xây dựng hình ảnh của bản thân giáo viên đã tạo được sự gần gũi, tin tưởng của trẻ 
với cô, trẻ coi cô như một tấm gương để học tập và cũng coi cô như người mẹ thứ 
hai của mình, luôn mạnh dạn chia sẻ, tích cực tham gia hoạt động cùng cô và các 
bạn và từ đó khuyến khích trẻ rèn luyện tính tự tin. 6
Hình ảnh sinh hoạt chuyên môn khối 5 tuổi
Hình ảnh Cô và trẻ đọc sách 8
 Hình ảnh cô giáo khích lệ động viên trẻ trong giờ tạo hình
2. Giải pháp 2: Tổ chức cho trẻ tham gia các trò chơi giúp trẻ rèn sự tự tin.
 Vui chơi là hoạt động chủ đạo của trẻ mẫu giáo, đây là hoạt động được trẻ yêu 
thích nhất. Khi chơi trẻ được tự do sáng tạo, tự do khám phá và trải nghiệm. Thông 
qua các trò chơi trẻ khiến trẻ vui vẻ, mạnh dạn và hòa đồng hơn. Từ đó, con sẽ học 
được cách biểu lộ cảm xúc và tình cảm của mình giúp con tự tin hơn khi thể hiện 
bản thân, giúp con rèn được khả năng sử dụng ngôn từ linh hoạt. 
 Bản thân tôi luôn chú trọng tổ chức các hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ theo 
phương châm “học bằng chơi, chơi mà học”, tổ chức hoạt động vui chơi cho trẻ 
theo quan điểm “lấy trẻ làm trung tâm”. Ví dụ, chúng ta có thể lựa chọn một số trò 
chơi như sau:
 * Trò chơi: “Follow the leader”
 - Cách chơi: Chọn một trẻ lên làm người lãnh đạo, bật nhạc vui nhộn, sau đó 
người lãnh đạo sẽ thực hiện các động tác và các thành viên còn lại sẽ thực hiện 
theo.
 - Mục đích: Đây là trò chơi vận động, tạo cảm giác thoải mái, xóa băng cảm 
giác ngại ngần để cùng hòa mình vào tập thể, thông qua trò chơi này trẻ tập làm 10
 Hình ảnh chơi trò chơi “Hỏi xoáy- đáp xoay”
 * Trò chơi: Vượt qua thử thách
 - Cách chơi: Trẻ đi qua đường hẹp, chạy lên nhặt rau củ bỏ vào rổ của đội mình.
 - Mục đích: Trò chơi này được sử dụng trong giờ hoạt động ngoài trời và 
được sử dụng làm trò chơi vận động trong giờ học giáo dục thể chất rèn sự mạnh 
dạn tự tin vượt qua thử thách thực hiện đựơc cả 2 nhiệm vụ đó là đi trong đường 
hẹp và nhặt rau củ vào rổ của đội mình. Và các loại hàng hoá sẽ được thay đổi cho 
phù hợp với chủ đề đang học. 12
các hoạt động khác trẻ sẽ không thể có sự tự tin trước đám đông bởi vậy nên tôi đã 
đưa ra biện pháp giao nhiệm vụ vừa sức để trẻ có đựơc sự thành công như:
 Trong giờ học, đặt các câu hỏi phù hợp với khả năng của từng trẻ để trẻ có thể 
trả lời được
 Ví dụ: Trong giờ khám phá khoa học “Tìm hiểu về ngôi nhà” cùng là đặt câu 
hỏi về ngôi nhà. Với trẻ nhanh nhẹn, tự tin tôi đặt câu hỏi mang tính tổng quát đòi 
hỏi trẻ trả lời phải có sự diễn đạt tốt “Đây là cái gì? Con hãy nêu cấu tạo của ngôi 
nhà” thì với trẻ nhút nhát, thiếu sự tự tin tôi có thể cho trẻ trả lời thành những câu 
hỏi nhỏ chỉ cần những câu trả lời ngắn gọn “Cửa ngôi nhà màu gì? Nó có tác dụng 
gì?”
 Với việc đặt ra những câu hỏi vừa sức không chỉ trong giờ khám phá khoa 
học mà cả các hoạt động học khác đã khiến cho 100% trẻ đều tự tin tham gia trả lời 
câu hỏi khiến giờ học sôi nổi với rất nhiều cánh tay tự tin giơ lên.
 Bên cạnh giờ hoạt động học trong các giờ hoạt động khác tôi cũng luôn giao 
nhiệm vụ vừa sức để trẻ có đựơc sự thành công.
 Ví dụ: Như giờ hoạt động góc. Tôi luôn gợi ý để trẻ nhận những vai chơi phù 
 hợp với khả năng của trẻ để trẻ thành công với vai chơi đó và những lần chơi sau 
 sẽ nâng dần mức độ khó hơn. Với việc làm như vậy tôi thấy được rõ sự tự tin hiện 14
 Hình ảnh trẻ kê sập
 Với việc giao cho trẻ những việc vừa sức để trẻ hoàn thành được công việc 
được giao đã kích thích được sự tự tin vào bản thân của trẻ để hoàn thành công 
việc đến cùng. Qua các buổi học hay hoạt động khác tôi thấy trẻ rất vui vẻ, và tự 
tin.
 4. Giải pháp 4: Dạy trẻ chấp nhận sự thất bại.
 Khi trẻ gặp thất bại chắc chắn trẻ sẽ cảm thất rất buồn và khi đó hơn bao giờ 
hết trẻ cần sự gần guĩ, động viên kịp thời của cô. Trong những lúc này tôi dạy trẻ 
chấp nhận sự thất bại.
 Ví dụ: Khi tham gia trò chơi âm nhạc: “Ai nhanh nhất” kết thúc bài hát trẻ 
không có ghế ngồi như vậy là đã thua cuộc trong trò chơi. Những lúc này, tôi luôn 
động viên trẻ bằng những lời an ủi: “Cô biết con có thể làm được mà. Lần sau con 
cố gắng hơn. Ai cũng có thể là người thua trong trò chơi và dù là con hay là bạn 
thất bại thì đều có cảm giác như con bây giờ. Là bạn tốt các con nên chia sẻ với 16
 Tôi dạy trẻ chấp nhận sự thất bại không chỉ qua các giờ học mà tôi thường tạo 
tình huống trong ngày để dạy trẻ. Kết thúc tình huống thường tạo niềm tin cho trẻ 
để có được thành công trong lần sau.
 Với việc dạy trẻ chấp nhận sự thất bại tôi thấy trẻ lớp tôi không những không 
bị mất đi sự tự tin mà còn tạo được cho trẻ ý thức luôn cố gắng để thành công ở lần 
sau. 
 5. Giải pháp 5: Rèn sự tự tin cho trẻ thông qua các ngày lễ hội, các cuộc 
thi, các hoạt động trải nghiệm.
Thực hiện chương trình sinh hoạt văn nghệ theo tuần, theo chủ đề nhằm ôn lại tốt 
các bài hát đã được học đồng thời qua đó phát huy tính mạnh dạn, tự tin của trẻ 
trước đám đông. 
 Hình ảnh văn nghệ của bé trong ngày Hội, ngày Lễ ở lớp
Tạo môi trường để tìm kiếm và phát huy những trẻ tự tin nổi trội như làm MC dẫn 
chương trình, hướng dẫn viên du lịch, đại diện cho nhóm trình bày ý tưởng thông 
qua buổi trải nghiệm. Từ đó thúc đẩy sự cố gắng của các bạn khác , “ Làm thế nào 
để mình cũng được mạnh dạn, tự tin như bạn mình?”. 18
 Hình ảnh bé làm hướng dẫn viên du lịch
Hình ảnh trẻ giới thiệu về các con vật trong khu vườn cổ tích 20
 Hình ảnh trẻ tham gia hội thi, biểu diễn văn nghệ ở trường
 6. Giải pháp 6: Phối kết hợp với cha mẹ trẻ trong việc hình thành sự tự 
tin cho trẻ.
 Phối hợp với phụ huynh để tìm ra những biện pháp và cùng nhau thực hiện là 
một trong các biện pháp rất quan trọng trong việc phát triển sự tự tin, mạnh dạn cho 
trẻ mẫu giáo. Chính vì vậy mà tôi thường xuyên trao đổi với các bậc phụ huynh qua 
giờ đón trả - trẻ, qua nhóm zalo lớp, sổ liên lạc, viết bài tuyên tuyền đăng lên 
website của trường. Thông qua đó các bậc phụ huynh nắm được đặc điểm của con 
em mình để cùng kết hợp với cô giáo đưa ra các biện pháp sao cho phù hợp và đạt 
hiệu quả.

File đính kèm:

  • docxskkn_mot_so_bien_phap_ren_su_tu_tin_cho_tre_5_6_tuoi_tai_tru.docx