SKKN Một số biện pháp rèn nề nếp thói quen vệ sinh rửa tay cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi
Trẻ 5- 6 tuổi bước đầu có khả năng nhận biết được vấn đề ăn uống và chăm sóc bản thân liên quan tới sức khỏe một cách rõ ràng hơn, trẻ có khả năng nhận biết hành vi có lợi hoặc có hại cho sức khỏe để giúp cho cơ thể khỏe mạnh. Trẻ ở độ tuổi này nếu được quan tâm giáo dục hợp lý, trẻ hoàn toàn có thể thực hiện tốt các kiến thức thông thường rồi dần dần sau đó hình thành các kỹ năng, thói quen cho bản thân. Tuy nhiên trẻ ở độ tuổi này rất dễ nhớ nhưng lại mau quên, vì vậy để giúp trẻ hình thành được nề nếp thói quen, kỹ năng vệ sinh cá nhân đòi hỏi một quá trình dài mà cô giáo cần có sự kiên trì mới có thể thực hiện được. Dựa vào đặc điểm đó mà việc đưa giáo dục vệ sinh cá nhân nói chung và giáo dục vệ sinh rửa tay nói riêng một cách phù hợp để giáo dục cho trẻ ngay từ tuổi mẫu giáo là rất cần thiết.
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp rèn nề nếp thói quen vệ sinh rửa tay cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp rèn nề nếp thói quen vệ sinh rửa tay cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi
Vĩnh Yên, năm 2021 2 - Sự quan tâm giúp đỡ của Ban giám hiệu nhà trường tạo điều kiện trang bị đầy đủ cơ sở vật chất. - Cần có sự đồng đều về độ tuổi của trẻ và sự giúp đỡ của đồng nghiệp. - Giáo viên đã công tác nhiều năm trong nghề, có kinh nghiệm, trình độ chuyên môn vững vàng, nhiệt tình, yêu trẻ. Nắm chắc những kiến thức về giáo dục vệ sinh cá nhân rửa tay cho trẻ 5-6 tuổi. - Tuyên truyền phối hợp với các bậc phụ huynh cùng phối kết hợp để rèn nền nếp cho trẻ. 6. Khả năng áp dụng: Áp dụng cho tất cả các lớp mẫu giáo 5-6 tuổi và các Trường Mầm non trên địa bàn Thành Phố 7. Hiệu quả đạt được: Sau khi áp dụng sáng kiến tôi đã thu được những kết quả sau: Tất cả các tiêu chí đánh giá về sự nhận thức và việc thực hiện hành động vệ sinh cá nhân rửa tay bằng xà phòng đều tăng lên rõ rệt. - 100% trẻ được đánh giá có nhận thức về việc rửa tay đúng quy trình ở mức tốt và khá, không còn trẻ nào ở mức trung bình, yếu. - 97 % trẻ có kỹ năng thực hiện rửa tay đúng quy trình. Ý thức tự giác vệ sinh cá nhân rửa tay của trẻ cũng tăng lên, từ đó số trẻ hình thành được thói quen, nề nếp vệ sinh cá nhân rửa tay đã tăng lên tới 96%. Cùng với đó ý thức của các bậc phụ huynh cũng được đánh giá cao, 100% phụ huynh đã hiểu tầm quan trọng của việc rèn nề nếp, thói quen vệ sinh rửa tay cho trẻ và nắm được biện pháp giáo dục vệ sinh đúng cách - 96% số trẻ trên lớp có nề nếp thói quen vệ sinh rửa tay, trẻ đã thường xuyên rửa tay bằng xà phòng vào những thời điểm cần thiết, rửa tay mỗi ngày mà không cần đến sự nhắc nhở của cô, trẻ đã hình thành được thói quen vệ sinh cá nhân tốt, góp phần nâng cao chất lượng sức khỏe của trẻ và của toàn xã hội. Qua việc thực hiện đề tài này, tôi thấy việc thực hiện đề tài không chỉ phù hợp với tôi mà còn có thể triển khai ở các lớp mẫu giáo khác. Việc thực hiện đề tài này đã giúp tôi có thêm nhiều những trải nghiệm quý giá, tích lũy thêm vốn kinh nghiệm trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ, qua kết quả thu được của đề 4 PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VĨNH YÊN TRƯỜNG MẦM NON ĐỒNG TÂM BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN Tên sáng kiến: “Một số biện pháp rèn nề nếp thói quen vệ sinh rửa tay cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi” Tác giả sáng kiến: Lưu Thị Thùy Dung Vĩnh Yên, năm 2021 6 Là một giáo viên trực tiếp phụ trách lớp 5 -6 tuổi, người trực tiếp giảng dạy và chăm sóc các con từng bữa ăn, giấc ngủ. Tôi đã thường xuyên tổ chức các hoạt động giáo dục vệ sinh cá nhân nói chung và kỹ năng rửa tay cho trẻ nói riêng nhưng chưa thực sự đem lại hiệu quả cao, trẻ còn nhiều hạn chế về khả năng và thao tác vệ sinh cá nhân như chưa có thói quen rửa tay trước khi ăn và sau khi đại tiểu tiện, hoặc trẻ chưa rửa tay đúng cách. Đứng trước thực trạng như vậy, tôi luôn trăn trở suy nghĩ làm thế nào để tìm ra giải pháp hay giúp trẻ có nề nếp thói quen vệ sinh rửa tay. Sau một thời gian tìm tòi, nghiên cứu và thử nghiệm, tôi xin chia sẻ với bạn bè đồng nghiệp đề tài : “Một số biện pháp rèn nề nếp thói quen vệ sinh rửa tay cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi”. 2. Tên sáng kiến: Một số biện pháp rèn nề nếp thói quen vệ sinh rửa tay cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi”. 3. Tên tác giả sáng kiến: - Họ và tên: Lưu Thị Thùy Dung - Địa chỉ tác giả sáng kiến: Trường Mầm Non Đồng Tâm - Số điện thoại: 0987266727. Gmail: luuthuydung83@gmail.com 4. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến: Trường Mầm non Đồng Tâm 5. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Phát triển nhận thức, phát triển ngôn ngữ, phát triển thẩm mĩ, phát triển thể chất, phát triển tình cảm kĩ năng xã hội 6. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu: Tháng 9 năm 2020 7. Mô tả bản chất của sáng kiến: * Nội dung của sáng kiến Hoạt động giáo dục vệ sinh - hướng dẫn trẻ rửa tay bằng xà phòng là hoạt động được triển khai rộng rãi trong trường học nói chung và tại các trường mầm non nói riêng giúp trẻ nhận thức được lợi ích, tầm quan trọng của việc rửa tay với xà phòng. Việc giáo dục nề nếp, thói quen vệ sinh cá nhân rửa tay cho trẻ trong trường mầm non có một vị trí rất quan trọng giúp trẻ hình thành những thói quen, kỹ năng hành vi vệ sinh cá nhân rửa tay đúng cách, sạch sẽ, có lợi cho sức khỏe. Vậy kỹ năng, thói quen vệ sinh là gì? Sau khi nghiên cứu tìm tòi tôi nhận thấy quy luật hình thành kỹ năng, thói quen như sau: Kỹ năng: Là mức độ thực hiện vệ sinh đòi hỏi sự tập trung chú ý cao vào các thao tác thực hiện các chi tiết của quy trình vệ sinh. 8 - Lớp học sạch sẽ, rộng rãi được đầu tư về đồ dùng, trang thiết bị phục vụ vệ sinh tương đối đầy đủ, có nhà vệ sinh khép kín, thiết bị vệ sinh phù hợp với trẻ. - Bản thân luôn yêu nghề, mến trẻ, nhiệt tình có trách nhiệm trong công việc. Được tham gia đầy đủ các lớp bồi dưỡng do phòng và sở giáo dục tổ chức, nắm chắc kiến thức về dạy kỹ năng vệ sinh cá nhân cho trẻ. - Trẻ đi học đều, đạt tỷ lệ chuyên cần cao nên rất thuận lợi cho việc rèn nề nếp thói vệ sinh cá nhân cho trẻ. * Khó khăn - Do lớp chỉ có 1 giáo viên nên việc tổ chức các hoạt động giáo dục vệ sinh cho trẻ còn hạn chế, đôi khi còn chưa bao quát trẻ sát sao. - Một số cháu chưa từng học qua lớp mẫu giáo bé và nhỡ nên trẻ chưa có một số kĩ năng vệ sinh cá nhân. - Một số trẻ được bố mẹ cưng chiều qua mức thường làm giúp trẻ nên khả năng tự phục vụ của trẻ trong hoạt động vệ sinh còn hạn chế. - Đa số phụ huynh đều làm nông nghiệp và một số phụ huynh còn mải làm ăn kinh tế nên chưa nhận thức được hết về tầm quan trọng của việc vệ sinh cá nhân cho trẻ tại nhà, chủ yếu các bậc phụ huynh chỉ vệ sinh cá nhân cho trẻ hoặc hướng dẫn trẻ vệ sinh theo cách thông thường, chưa khoa học và chưa đúng theo quy trình vệ sinh. Do vậy việc rèn trẻ có nề nếp, thói quen vệ sinh cá nhân đặc biệt là vệ sinh cá nhân rửa tay là rất khó khăn. - Qua khảo sát thực tế lúc đầu tại lớp tôi có 19 trẻ chưa có nề nếp thói quen vệ sinh cá nhân rửa tay chiếm 67 % . * Số liệu điều tra trước khi thực hiện: Bảng 1: Các tiêu chí đánh giá sự nhận thức của trẻ về quy trình rửa tay đúng cách. Xếp loại Các tiêu chí Tốt Khá TB Yếu - Trẻ biết rửa tay bằng xà phòng đúng quy trình cần có 6 bước, nói 10/28=36% 8/28=28% 8/28=28% 2/28=8% được lần lượt các bước rửa tay - Biết cần phải rửa tay trước khi ăn, 11/28=39% 9/29=32% 7/28=25% 1/28=3% sau khi đi vệ sinh và khi tay bẩn - Hiểu được ý nghĩa của việc rửa tay 9/28=32% 10/28=36% 7/28=25% 2/28=8% bằng xà phòng đúng quy trình. 10 thân thiện giúp trẻ tích cực, hứng thú với các hoạt động vệ sinh như chuẩn bị đầy đủ đồ dùng vệ sinh hay tranh ảnh có nội dung giáo dục vệ sinh, cây xanh trang trí Ảnh khu vực cho trẻ vệ sinh rửa tay ở lớp Ngoài việc xây dựng môi trường đẹp, chuẩn bị đầy đủ đồ dùng phục vụ cho hoạt động vệ sinh thì chúng ta cần giúp trẻ hiểu rõ sự cần thiết của việc hình thành nề nếp thói quen vệ sinh rửa tay là vô cùng quan trọng, khi trẻ đã hiểu được ích lợi của việc rửa tay thường xuyên thì trẻ sẽ luôn chủ động, hứng thú tham gia vào hoạt động rửa tay Để trẻ hiểu về mục đích của việc tạo thói quen rửa tay đúng quy trình cô nên dành nhiều thời gian để trò chuyện với trẻ ở mọi lúc mọi nơi, kể cho trẻ nghe những mẩu chuyện ngắn hay những câu chuyện do cô sáng tạo kết hợp với xem những hình ảnh, vi deo trên máy tính, hoặc hình ảnh có trong sách báo thông qua đó giáo dục viên cung cấp kiến thức để trẻ thấy được nếu rửa tay thường xuyên và đúng cách thì đôi tay của trẻ luôn sạch đẹp, phòng tránh được một số bệnh, giúp cơ thể luôn khỏe mạnh. Nếu để tay bẩn, không được vệ sinh thường xuyên thì sẽ gây ra nhiều bệnh tật làm ảnh hưởng đến sức khỏe. Ví dụ: Chuẩn bị tới giờ ăn cơm trưa cô có thể kể cho trẻ nghe câu chuyện“ Nếu không rửa tay thì sao?” Với nội dung tóm tắt như sau: 12 7.2. Biện pháp 2: Hình thành thói quen cho trẻ rửa tay bằng xà phòng đúng quy trình. Trước khi hình thành cho trẻ nề nếp, thói quen rửa tay thì việc làm đầu tiên cô giáo cần dạy cho trẻ kỹ năng rửa tay đúng quy trình. Những thao tác rửa tay đơn giản nhưng không bao giờ cũ, cũng như hiệu quả của mó mang lại cho các con là vô cùng lớn. Hoạt động này cần tiến hành ngay từ đầu năm học, khi tổ chức hoạt động giáo viên hướng dẫn thật tỉ mỉ cho trẻ từng bước rửa tay theo quy trình. Để trẻ dễ hiểu, dễ nhớ cô nên đưa hình ảnh các bước rửa tay kết hợp với lời hướng dẫn ngắn gọn, rõ ràng, chính xác, cụ thể theo 6 bước + Bước 1: Làm ướt hai bàn tay bằng nước sạch. Xoa xà phòng vào lòng bàn tay. Chà xát hai lòng bàn tay vào nhau. + Bước 2: Dùng ngón tay và lòng bàn tay này cuốn và xoay lần lượt từng ngón tay của bàn tay kia và ngược lại. + Bước 3: Dùng lòng bàn tay này chà xát chéo lên cổ tay và mu bàn tay kia và ngược lại. + Bước 4: Dùng đầu ngón tay của bàn tay này miết vào kẽ giữa các ngón của bàn tay kia và ngược lại. + Bước 5: Chụm năm đầu ngón tay của tay này cọ vào bàn tay kia bằng cách xoay đi xoay lại. + Bước 6: Xả tay cho sạch hết xà phòng dưới vòi nước sạch .Vẩy nhẹ tay xuống phía dưới. Lau khô tay bằng khăn sạch. Ảnh Cô giáo hướng dẫn trẻ rửa tay theo 6 bước 14 đúng giờ nào việc đó. Cứ như vậy ngày nào trẻ cũng thực hiện đúng thời gian trẻ sẽ thành thói quen, trẻ sẽ tự làm mà không cần cô nhắc. 7.3. Biện pháp 3: Tích hợp nội dung giáo dục vệ sinh cá nhân rửa tay vào các hoạt động. Để trẻ khắc sâu được kiến thức về lý thuyết và thành thạo hơn khi thực hành rửa tay bằng xà phòng cô nên lồng ghép việc giáo dục vệ sinh cá nhân rửa tay vào các hoạt động trong ngày, vào mọi lúc mọi nơi, cụ thể như: Trong giờ đón trả trẻ tôi thường cho trẻ xem vi deo bạn nhỏ rửa tay đúng quy trình và trò chuyện với trẻ: Bạn nhỏ đang làm gì? Bạn rửa tay như thế nào? Các con có rửa tay giống như bạn không? Các con rửa tay như thế nào? Con thường rửa tay vào những lúc nào?...Trẻ sẽ chia sẻ về kinh nghiệm và việc rửa tay của mình, nếu trẻ làm chưa đúng cô có thể nhắc nhở trẻ kịp thời. Ví dụ trong giờ hoạt động có chủ đích tôi có thể lồng ghép nội dung giáo dục vệ sinh rửa tay như khi dạy trẻ khám phá về đôi bàn tay ở chủ đề bản thân, tôi có thể tích hợp nội dung giáo dục vệ sinh cá nhân rửa tay vào phần kết thúc bằng một trò chơi rửa tay kết hợp với lời đồng dao: Tôi là dòng nước mát Trong vắt trong bạn ơi Mời bạn xắn tay áo lên Chúng ta cùng bắt đầu: Xả nước làm ướt tay em Xà phòng xoa hết làm nhàu bọt lên Xoay cho từng ngón tay em Bàn tay chà xát cổ tay mấy lần Lại còn cọ rửa kẽ tay Chụm đầu năm ngón Xoay lòng bàn tay Xà phòng ta phải xả ngay Lau khô khăn sạch Đôi tay mịn màng. 16
File đính kèm:
- skkn_mot_so_bien_phap_ren_ne_nep_thoi_quen_ve_sinh_rua_tay_c.doc