SKKN Một số biện pháp rèn luyện những thói quen vệ sinh và hành vi văn minh cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi trong trường mầm non

Ngay từ nhỏ trẻ cần được uốn nắn, dạy dỗ về những thói quen vệ sinh và có nhưng lời nói, cử chỉ văn minh lịch sự thì sau này mới trở thành những người có ích cho bản thân, gia đình và xã hội. Thói quen vệ sinh sạch sẽ giúp trẻ phòng chống được bệnh tật, còn thói quen có hành vi văn minh lịch sự là nền tảng đạo đức của mỗi con người, là hành vi văn hóa. Trẻ mầm non nói chung và trẻ 5 - 6 tuổi nói riêng, cơ thể trẻ còn yếu ớt, môi trường bên ngoài thì phức tạp. Trẻ ở độ tuổi này luôn hiếu động, thích tìm tòi khám phá thế giới xung quanh. Do đó giáo viên cần rèn cho trẻ có những thói quen vệ sinh sạch sẽ và hành vi văn minh ngay từ nhỏ để trẻ có thể bảo vệ được cơ thể, hiểu được những phép tắc trong giao tiếp, biết cách ứng xử đẹp và văn minh mọi lúc mọi nơi từ đó giúp trẻ phát triển toàn diện nhân cách.
Nhưng nhiều phụ huynh lại cho rằng ở lứa tuổi này con mình chưa đến tuổi phải học những điều này và làm thay con mọi việc, thì có nghĩa là cha mẹ đang lấy đi quyền được khám phá, học hỏi và cơ hội phát triển bản thân của trẻ. Trái lại, nếu trẻ được cha mẹ, cô giáo hướng dẫn và rèn luyện những thói quen vệ sinh và hành vi văn minh từ sớm thì trẻ sẽ sớm tự lập, có nề nếp tốt trong cuộc sống, giúp trẻ hình thành nhân cách tích tực.
Rèn luyện những thói quen vệ sinh và hành vi văn minh cho trẻ có ý nghĩa quan trọng trong việc hình thành nhân cách mới để đáp ứng với xu thế đổi mới và phát triển trên thế giới, là một phần không thể thiếu trong nội dung giáo dục trẻ. Việc rèn luyện những thói quen và hành vi văn minh cho trẻ là điều cần thiết, để tạo cho trẻ những thói quen tốt. Những thói quen này được lặp đi lặp lại hàng ngày và trở thành những kỹ năng đó là những kỹ năng tự phục vụ bản thân
Tôi nhận thấy rằng việc rèn cho trẻ có những thói quen vệ sinh và hành vi văn minh cho trẻ 5 - 6 tuổi hiện nay đang là vấn đề bức xúc, là việc làm cần thiết đóng vai trò to lớn trong việc giáo dục trẻ, không riêng gì bậc học mầm non mà còn nhiều bậc học khác nữa. Đây là vấn đề lớn của toàn xã hội,việc rèn cho trẻ có được những thói quen vệ sinh sạch sẽ và những hành vi ứng xử lịch sự sẽ giúp trẻ tự tin trong giao tiếp,phát triển toàn diện theo nhân cách con người mới.
Trăn trở với mục tiêu chung của giáo dục, là một người giáo viên mầm non tôi nguyện góp sức nhỏ bé của mình vào việc rèn luyện những thói quen vệ sinh và hành vi văn minh cho trẻ ở lứa tuổi mẫu giáo nhằm góp phần phát triển nhân cách ban đầu cho trẻ.
docx 17 trang skmamnonhay 16/04/2024 1180
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số biện pháp rèn luyện những thói quen vệ sinh và hành vi văn minh cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi trong trường mầm non", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp rèn luyện những thói quen vệ sinh và hành vi văn minh cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi trong trường mầm non

SKKN Một số biện pháp rèn luyện những thói quen vệ sinh và hành vi văn minh cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi trong trường mầm non
 PHẦN THỨ NHẤT: ĐẶT VẤN ĐỀ
Tên đề tài: “Một số biện pháp rèn luyện những thói quen vệ sinh và hành vi 
văn minh cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi trong trường mầm non”.
1. Lý do chọn đề tài:
 Bác Hồ đã nói: 
 “Trẻ em hôm nay, thế giới ngày mai”
 Trẻ em là nguồn hạnh phúc của mỗi gia đình, là chủ nhân của đất nước trong 
tương lai, là lớp người kế tục sự nghiệp của cha anh, gánh vác mọi công việc 
xây dựng và bảo vệ tổ quốc - xã hội chủ nghĩa. Mọi trẻ em sinh ra đều có quyền 
được chăm sóc, nuôi dưỡng, tồn tại và phát triển. Trong công tác giáo dục việc 
rèn luyện những thói quen vệ sinh và hành vi văn minh sẽ tạo nên nhân cách cho 
trẻ, đó chính là con đường giúp trẻ lớn lên và phát triển toàn diện. Giáo dục 
mầm non là bậc học đầu tiên nhưng lại mang nền tảng rất quan trọng đối với 
việc giáo dục sau này. Tâm hồn trẻ thơ như tờ giấy trắng rất non nớt, rất trong 
sáng và dễ tiếp thu những cái tốt cũng như những cái xấu bên ngoài. Tuy nhiên 
ở lứa tuổi này nếu như không biết uốn nắn trẻ đến nơi thì sẽ gây khó khăn cho 
các bậc học sau này. Chính vì vậy người lớn chúng ta cần phải rèn luyện cho trẻ 
những thói quen tốt ngay từ nhỏ
 Bác Hồ kính yêu của chúng ta đã dạy “ Không sạch sẽ thì bẩn, bẩn thỉu sinh 
bệnh tật ”. Bác luôn mong muốn và đã kêu gọi mọi người phải chú ý giữ gìn vệ 
sinh, bảo vệ sức khỏe. Chính vì vậy mà Đảng và nhà nước ta đã không ngừng 
quan chăm sóc thế hệ trẻ vì trẻ em là mầm non tương lai của đất nước, là thế hệ 
kế tục và phát triển sự nghiệp của cha ông. Để cho trẻ em có thể phát triển tốt về 
mọi mặt thì nhờ vào rất nhiều yếu tố nhưng quan trọng nhất là yếu tố vệ sinh 
phòng bệnh vì trẻ em nói chung và trẻ mầm non nói riêng là lứa tuổi dễ mắc 
bệnh nhất vì cơ thể trẻ còn yếu, sức đề kháng kém.
 Muốn trẻ em được phát triển toàn diện thì ngoài việc chú ý tới yếu tố vệ sinh 
phòng bệnh ra còn cần phải chú ý tới việc giáo dục những hành vi văn minh cho 
trẻ. Những hành vi của trẻ có ảnh hưởng trực tiếp đến thái độ của trẻ đến môi 
trường xung quanh. Đối với trẻ thơ, việc hình thành những hành vi ban đầu có ý 
nghĩa vô cùng to lớn. Những thói quen có hành vi văn minh lịch sự là nền tảng 
đạo đức của mỗi con người, là hành vi văn hóa. Chính vì vậy mà ngay từ nhỏ trẻ 
cần được uốn nắn, giáo dục từ cử chỉ, lời nói, hành động văn minh, lịch sự thì 
lớn lên trẻ mới trở thành người có ích cho bản thân, gia đình và xã hội. 
 Trên thực tế, trong xã hội hiện nay, các gia đình thường chú trọng đến việc 
học kiến thức của trẻ mà không chú ý đến rèn luyện cho trẻ những thói quen tự 
 1/15 PHẦN THỨ HAI: NHỮNG BIỆN PHÁP GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1. Cơ sở lý luận của vấn đề:
1.1 Cơ sở lý luận:
 Ngay từ nhỏ trẻ cần được uốn nắn, dạy dỗ về những thói quen vệ sinh và có 
nhưng lời nói, cử chỉ văn minh lịch sự thì sau này mới trở thành những người có 
ích cho bản thân, gia đình và xã hội. Thói quen vệ sinh sạch sẽ giúp trẻ phòng 
chống được bệnh tật, còn thói quen có hành vi văn minh lịch sự là nền tảng đạo 
đức của mỗi con người, là hành vi văn hóa. Trẻ mầm non nói chung và trẻ 5 - 6 
tuổi nói riêng, cơ thể trẻ còn yếu ớt, môi trường bên ngoài thì phức tạp. Trẻ ở độ 
tuổi này luôn hiếu động, thích tìm tòi khám phá thế giới xung quanh. Do đó giáo 
viên cần rèn cho trẻ có những thói quen vệ sinh sạch sẽ và hành vi văn minh 
ngay từ nhỏ để trẻ có thể bảo vệ được cơ thể, hiểu được những phép tắc trong 
giao tiếp, biết cách ứng xử đẹp và văn minh mọi lúc mọi nơi từ đó giúp trẻ phát 
triển toàn diện nhân cách.
 Nhưng nhiều phụ huynh lại cho rằng ở lứa tuổi này con mình chưa đến tuổi 
phải học những điều này và làm thay con mọi việc, thì có nghĩa là cha mẹ đang 
lấy đi quyền được khám phá, học hỏi và cơ hội phát triển bản thân của trẻ. Trái 
lại, nếu trẻ được cha mẹ, cô giáo hướng dẫn và rèn luyện những thói quen vệ 
sinh và hành vi văn minh từ sớm thì trẻ sẽ sớm tự lập, có nề nếp tốt trong cuộc 
sống, giúp trẻ hình thành nhân cách tích tực.
 Rèn luyện những thói quen vệ sinh và hành vi văn minh cho trẻ có ý nghĩa 
quan trọng trong việc hình thành nhân cách mới để đáp ứng với xu thế đổi mới 
và phát triển trên thế giới, là một phần không thể thiếu trong nội dung giáo dục 
trẻ. Việc rèn luyện những thói quen và hành vi văn minh cho trẻ là điều cần 
thiết, để tạo cho trẻ những thói quen tốt. Những thói quen này được lặp đi lặp lại 
hàng ngày và trở thành những kỹ năng đó là những kỹ năng tự phục vụ bản thân
 Tôi nhận thấy rằng việc rèn cho trẻ có những thói quen vệ sinh và hành vi văn 
minh cho trẻ 5 - 6 tuổi hiện nay đang là vấn đề bức xúc, là việc làm cần thiết 
đóng vai trò to lớn trong việc giáo dục trẻ, không riêng gì bậc học mầm non mà 
còn nhiều bậc học khác nữa. Đây là vấn đề lớn của toàn xã hội,việc rèn cho trẻ 
có được những thói quen vệ sinh sạch sẽ và những hành vi ứng xử lịch sự sẽ 
giúp trẻ tự tin trong giao tiếp,phát triển toàn diện theo nhân cách con người mới.
 Trăn trở với mục tiêu chung của giáo dục, là một người giáo viên mầm non 
tôi nguyện góp sức nhỏ bé của mình vào việc rèn luyện những thói quen vệ sinh 
và hành vi văn minh cho trẻ ở lứa tuổi mẫu giáo nhằm góp phần phát triển nhân 
cách ban đầu cho trẻ.
 3/15 + Lớp được chia đúng độ tuổi, trang trí môi trường học tập đẹp hấp dẫn đối 
với trẻ và lớp được phân công đủ hai giáo viên.
 + Đa số giáo viên đều thấy được vai trò của việc rèn luyện những thói quen 
vệ sinh và hành vi văn minh cho trẻ, đây chính là con đường ngắn nhất và nhanh 
nhất để giáo dục nhân cách cho trẻ. Do đó tôi luôn tự tìm tòi và học hỏi các đồng 
nghiệp, qua sách báo, phương tiện thông tin đại chúngđể có thêm kiến thức 
dạy trẻ thông qua các hành vi vệ sinh và giao tiếp hàng ngày, lồng ghép vào các 
giờ hoạt động trên lớp.
 + Giáo viên trong lớp có tinh thần đoàn kết cao đã phối hợp với nhau trong 
công tác giảng dạy.
 + Bản thân tôi là một giáo viên rất yêu nghề mến trẻ, có nhiều kinh nghiệm 
chăm sóc giáo dục trẻ, có trình độ chuyên môn vững vàng và được phụ huynh 
tin yêu.
 + Luôn luôn được sự ủng hộ, giúp đỡ các bậc phụ huynh trong công tác rèn 
luyện những thói quen vệ sinh và hành vi văn minh cho trẻ, đã tạo động lực lớn 
về tinh thần cho giáo viên tiếp tục cố gắng.
 + Trẻ có khả năng tiếp thu nhanh, trẻ đồng đều về lứa tuổi.
 + Trẻ đi học chuyên cần cao nên đảm bảo quá trình dạy và học của trẻ không 
bị gián đoạn.
2.2. Khó khăn 
 + Trẻ còn nhút nhát, chưa mạnh dạn và tự tin trong các hoạt động.
 + Nhận thức của trẻ chưa đồng đều nên việc tiếp thu kiến thức của trẻ còn 
gặp nhiều khó khăn.
 + Cơ sở vật chất còn ít, chưa phong phú, đồ dùng phục vụ và phòng học còn 
chật hẹp gây khó khăn trong việc tổ chức các hoạt động
 + Phụ huynh của lớp phần đông là làm ruộng không có thời gian để ý đến 
con cái nhiều. Một số phụ huynh còn chưa nhận thức được tầm quan trọng của 
việc rèn cho trẻ có những thói quen vệ sinh sạch sẽ và có hành vi văn minh trong 
cuộc sống, phụ huynh còn nuông chiều trẻ, làm hộ trẻ mọi thứ dẫn đến các con 
luôn ỷ lại, mất đi khả năng tự phục vụ. 
2.3. Khảo sát thực trạng:
- Tổng số : 26 trẻ, trong đó : 
 + Nam : 14 trẻ
 + Nữ : 12 trẻ
 Vào đầu năm học tôi đã khảo sát chất lượng thói quen vệ sinh và hành vi văn 
minh của trẻ, để nắm bắt được tình hình, tính cách, khả năng và mức độ đạt 
 5/15 + Trẻ có thói quen, hành vi bảo vệ môi trường, cây xanh như: không ngắt lá, 
bẻ cành, vứt rác bừa bãi..
4.2. Tạo môi trường sư phạm sạch sẽ, gọn gàng, ngăn nắp; giáo viên gương 
mẫu, thân thiện
 *Đối với môi trường sư phạm:
 Để trẻ thấy mỗi ngày đến lớp thật thoải mái và vui vẻ thì hàng ngày tôi cần 
tạo ra một không gian trong và ngoài lớp thật sạch sẽ, gọn gàng, ngăn nắp. Điều 
đó sẽ giúp cho trẻ có thể học hỏi và làm theo thói quen vệ sinh và hành vi mà tôi 
tạo ra ở lớp. Cụ thể là ở những góc chơi tôi sắp xếp gọn gàng ngăn nắp 
Ví dụ:
 + Góc kỹ năng: Tôi chuẩn bị cho trẻ những đồ dùng và đồ chơi như quần áo, 
giầy dép, gương, lượcđể trẻ thoái mái chơi, được thực hành những thói quen 
tự phục vụ cho bản thân.
 + Góc văn học: Tôi thường xuyên thu thập, sưu tầm tư liệu: Sưu tầm các bài 
thơ, bài hát, câu chuyện có nội dung giáo dục thói quen vệ sinh và hành vi văn 
minh cho trẻ điều đó không chi làm cho tiết học sôi nổi mà con mang tính chất 
giáo dục cao.
 Ngoài các góc chơi này ra thì ở các góc chơi khác tôi đều chuẩn bị thật nhiều 
đồ dùng, đồ chơi hấp dẫn bắt mắt trẻ bởi trẻ thường bị thu hút bởi những đồ chơi 
lạ và đẹp mắt, điều đó khiến trẻ sẽ hứng thú hơn khi tham gia vào các hoạt động. 
Tôi luôn bổ sung thêm đồ dùng mới như những đôi giày, cái áo, bàn chải đánh 
răng mới,, trang trí và thay đổi đồ dùng theo các sự kiện ở các góc để tạo cảm 
giác mới lạ hấp dẫn trẻ để kích thích trẻ tham gia hoạt động vệ sinh và thể hiện 
hành vi văn minh
 Thay đổi đồ dùng đồ chơi theo tháng gắn với các sự kiện và mỗi lần chuẩn bị 
các đồ dùng, đồ chơi thì tôi luôn cho trẻ thực hiện cùng. Ngoài ra tôi thường 
xuyên tổ chức cho trẻ thi đua theo tổ như lau dọn kệ góc, sắp xếp đồ chơi gọn 
gàng. Từ đó hình thành cho trẻ thói quen gọn gàng, ngăn nắp
 (Minh chứng 2: Hình ảnh các góc được sắp xếp gọn gàng, sạch sẽ)
*Đối với giáo viên :
- Giáo viên cần ân cần, nhẹ nhàng chỉ bảo, hướng dẫn tận tình cho trẻ về những 
thói quen vệ sinh và hành vi văn minh.
- Cô giáo cần nắm rõ đặc điểm của từng trẻ trong lớp.
- Do trẻ còn nhỏ, lúc nhớ lúc quên cho nên lời hướng dẫn của cô phải đơn giản, 
dễ hiểu, rõ ràng
 7/15 Khi tham gia các tiết học ngoài trời thường gắn với các bài học, các sự kiện 
thì tôi luôn lồng ghép nhưng câu hỏi để giáo dục trẻ về ý thức vệ sinh và những 
hành vi văn minh:
- Giáo dục trẻ biết yêu quý và bảo vệ môi trường và những cảnh đẹp thiên nhiên 
như không hái hoa, bẻ cành, vứt rác bừa bãi, nhặt lá vệ sinh sân trường,.
Ví dụ: 
- Khi cho trẻ quan sát cây bàng tôi đặt câu hỏi với trẻ:
 + Cây xanh có ích lợi gì ?
 + Để bảo vệ và chăm sóc cho cây, các con phải làm gì?
- Khi cho trẻ quan sát thời tiết và đặt câu hỏi đàm thoại với trẻ: 
 + Hôm nay thời tiết thế nào? 
 + Với thời tiết hôm nay các con phải mặc trang phục như thế nào? 
Qua đó giáo dục, nhắc nhở trẻ phải mặc quần áo phù hợp với thời tiết.
- Khi chơi nhắc nhở trẻ phải có hành vi đúng mực: Dạy trẻ đoàn kết khi chơi, 
nhường nhịn đồ chơi với bạn, biết chờ đến lượt khi tham gia chơi,.
 (Minh chứng 5 :Hình ảnh trẻ biết chăm sóc cây xanh, vệ sinh sân trường và biết 
 nhường nhịn đồ chơi với bạn )
*Hoạt động học:
 Vào các giờ hoạt động học trong ngày của trẻ tôi thường xuyên đan xen, lồng 
ghép việc giáo dục những thói quen và hành vi văn minh cho trẻ bằng cách đặt 
câu hỏi cho trẻ. Với trẻ nhỏ thì hoạt động vui chơi là chủ đạo, phải lấy trẻ làm 
trung tâm. Vì thế khi dạy trẻ về những thói quen vệ sinh và hành vi văn minh thì 
tôi luôn phải đổi mới các hình thức, phương pháp thay vì dùng lời nói cứng nhắc 
bằng cách với mỗi bài học tôi sẽ lồng ghép dưới dạng trò chơi như vậy sẽ làm 
trẻ thấy hứng thú và thu hút nhiều trẻ tham gia hơn.
Ví dụ:
 + Ở giờ khám phá khoa học: Làm thế nào để cơ thể khỏe mạnh? Thay vì dạy 
trẻ cứng nhắc tôi cho trẻ tham gia chơi trò chơi “ Ai thông minh”. Tôi yêu cầu 
trẻ chơi theo nhóm và tìm ra những thói quen vệ sinh tốt, những thực phẩm tốt 
cho cơ thể. Tôi chuẩn bị cả những hình ảnh về thói quen vệ sinh và thực phẩm 
không tốt cho cơ thể để trẻ tìm và phân biệt ra được đâu là những thói quen và 
thực phẩm tốt cho cơ thể.
 + Vào giờ tạo hình thì ngoài việc vẽ ra, tôi lồng ghép giáo dục trẻ thói quen 
vệ sinh và hành vi văn minh như không vẽ bậy lên vở, vẽ ra bàn, khi thực hiện 
xong bài tập thì lau tay, giữ gìn sách vở, biết cất đồ dùng đúng nơi qui định.
 9/15

File đính kèm:

  • docxskkn_mot_so_bien_phap_ren_luyen_nhung_thoi_quen_ve_sinh_va_h.docx