SKKN Một số biện pháp rèn kỹ năng vận động theo nhạc cho trẻ mẫu giáo 5 tuổi
Vận động theo nhạc là hoạt động phối hợp giữa âm nhạc với động tác nhảy múa, hoặc sử dụng đồ chơi âm nhạc gõ đệm theo nhạc tạo cho trẻ có cảm nhận về nhịp điệu, góp phần hình thành ở trẻ những yếu tố của một nhân cách phát triển toàn diện, hài hoà, đó là sự phát triển về thẩm mĩ, đạo đức, trí tuệ, ngôn ngữ và thể lực trong mối quan hệ chặt chẽ với nhau.
Với trẻ 5 tuổi là giai đoạn cuối của độ tuổi mầm non nên những gì trẻ học được ở độ tuổi này là cơ sở, điều kiện vô cùng cần thiết để chuẩn bị cho trẻ bước vào lớp 1. Khi tiếp xúc với các vận động theo nhạc, trẻ được nhảy múa, thực hiện các vận động theo nhịp điệu âm nhạc với nhiều hình thức khác nhau; Trẻ được mặc trang phục, sử dụng đạo cụ biểu diễn phù hợp với tính chất và nội dung bài hát theo chủ đề, có tác dụng giáo dục tình cảm đạo đức. Giai đoạn này, nếu trẻ được rèn luyện và có kỹ năng vận động theo nhạc tốt sẽ là nền móng vững chắc trong việc hình thành những phẩm chất đạo đức tốt mang tính chuẩn mực của xã hội.
Vận động theo nhạc có vai trò quan trọng đối với sự phát triển toàn diện của trẻ. Tuy nhiên, thực tế trong quá trình giảng dạy môn âm nhạc nói chung và vận động theo nhạc nói riêng chưa đạt được hiệu quả cao, các hình thức dạy trẻ vận động còn mang tính áp đặt, gò bó chưa phát huy hết tính sáng tạo tiềm ẩn trong trẻ. Giáo viên chưa có sự đầu tư nghiên cứu sâu về các hình thức vận động để dạy trẻ.
Thấy được tầm quan trọng của nội dung“ Vận động theo nhạc” trong nội dung giáo dục âm nhạc đối với trẻ mầm non đặc biệt là trẻ 5 tuổi. Bên cạnh những thế mạnh sẵn có của hoạt động là trẻ vô cùng hứng thú mỗi khi hoạt động và tìm ra những hạn chế gặp phải trong quá trình giảng dạy tôi quyết định nghiên cứu nhằm đưa ra “ một số biện pháp rèn kỹ năng vận động theo nhạc cho trẻ mẫu giáo 5 tuổi” để góp phần giáo dục trẻ trở thành những con người nhanh nhẹn hoạt bát và toàn diện trong tương lai, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của một xã hội hiện đại và phát triển.
Với trẻ 5 tuổi là giai đoạn cuối của độ tuổi mầm non nên những gì trẻ học được ở độ tuổi này là cơ sở, điều kiện vô cùng cần thiết để chuẩn bị cho trẻ bước vào lớp 1. Khi tiếp xúc với các vận động theo nhạc, trẻ được nhảy múa, thực hiện các vận động theo nhịp điệu âm nhạc với nhiều hình thức khác nhau; Trẻ được mặc trang phục, sử dụng đạo cụ biểu diễn phù hợp với tính chất và nội dung bài hát theo chủ đề, có tác dụng giáo dục tình cảm đạo đức. Giai đoạn này, nếu trẻ được rèn luyện và có kỹ năng vận động theo nhạc tốt sẽ là nền móng vững chắc trong việc hình thành những phẩm chất đạo đức tốt mang tính chuẩn mực của xã hội.
Vận động theo nhạc có vai trò quan trọng đối với sự phát triển toàn diện của trẻ. Tuy nhiên, thực tế trong quá trình giảng dạy môn âm nhạc nói chung và vận động theo nhạc nói riêng chưa đạt được hiệu quả cao, các hình thức dạy trẻ vận động còn mang tính áp đặt, gò bó chưa phát huy hết tính sáng tạo tiềm ẩn trong trẻ. Giáo viên chưa có sự đầu tư nghiên cứu sâu về các hình thức vận động để dạy trẻ.
Thấy được tầm quan trọng của nội dung“ Vận động theo nhạc” trong nội dung giáo dục âm nhạc đối với trẻ mầm non đặc biệt là trẻ 5 tuổi. Bên cạnh những thế mạnh sẵn có của hoạt động là trẻ vô cùng hứng thú mỗi khi hoạt động và tìm ra những hạn chế gặp phải trong quá trình giảng dạy tôi quyết định nghiên cứu nhằm đưa ra “ một số biện pháp rèn kỹ năng vận động theo nhạc cho trẻ mẫu giáo 5 tuổi” để góp phần giáo dục trẻ trở thành những con người nhanh nhẹn hoạt bát và toàn diện trong tương lai, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của một xã hội hiện đại và phát triển.
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp rèn kỹ năng vận động theo nhạc cho trẻ mẫu giáo 5 tuổi", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp rèn kỹ năng vận động theo nhạc cho trẻ mẫu giáo 5 tuổi

trẻ cảm thụ nghệ thuật qua các tác phẩm âm nhạc. Một trong những nội dung quan trọng của giáo dục âm nhạc mà khiến trẻ rất hứng thú đó là “vận động theo nhạc”. Vận động theo nhạc là hoạt động phối hợp giữa âm nhạc với động tác nhảy múa, hoặc sử dụng đồ chơi âm nhạc gõ đệm theo nhạc tạo cho trẻ có cảm nhận về nhịp điệu, góp phần hình thành ở trẻ những yếu tố của một nhân cách phát triển toàn diện, hài hoà, đó là sự phát triển về thẩm mĩ, đạo đức, trí tuệ, ngôn ngữ và thể lực trong mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Với trẻ 5 tuổi là giai đoạn cuối của độ tuổi mầm non nên những gì trẻ học được ở độ tuổi này là cơ sở, điều kiện vô cùng cần thiết để chuẩn bị cho trẻ bước vào lớp 1. Khi tiếp xúc với các vận động theo nhạc, trẻ được nhảy múa, thực hiện các vận động theo nhịp điệu âm nhạc với nhiều hình thức khác nhau; Trẻ được mặc trang phục, sử dụng đạo cụ biểu diễn phù hợp với tính chất và nội dung bài hát theo chủ đề, có tác dụng giáo dục tình cảm đạo đức. Giai đoạn này, nếu trẻ được rèn luyện và có kỹ năng vận động theo nhạc tốt sẽ là nền móng vững chắc trong việc hình thành những phẩm chất đạo đức tốt mang tính chuẩn mực của xã hội. Vận động theo nhạc có vai trò quan trọng đối với sự phát triển toàn diện của trẻ. Tuy nhiên, thực tế trong quá trình giảng dạy môn âm nhạc nói chung và vận động theo nhạc nói riêng chưa đạt được hiệu quả cao, các hình thức dạy trẻ vận động còn mang tính áp đặt, gò bó chưa phát huy hết tính sáng tạo tiềm ẩn trong trẻ. Giáo viên chưa có sự đầu tư nghiên cứu sâu về các hình thức vận động để dạy trẻ. Thấy được tầm quan trọng của nội dung“ Vận động theo nhạc” trong nội dung giáo dục âm nhạc đối với trẻ mầm non đặc biệt là trẻ 5 tuổi. Bên cạnh những thế mạnh sẵn có của hoạt động là trẻ vô cùng hứng thú mỗi khi hoạt động và tìm ra những hạn chế gặp phải trong quá trình giảng dạy tôi quyết định nghiên cứu nhằm đưa ra “ một số biện pháp rèn kỹ năng vận động theo nhạc cho trẻ mẫu giáo 5 tuổi” để góp phần giáo dục trẻ trở thành những con người 2 Từ tháng 9 năm 2016 7. Mô tả bản chất của sáng kiến: 7.1 Nội dung sáng kiến: 7.1.1. Nghiên cứu cơ sở lý luận về việc ứng dụng công nghệ thông tin trong trường mầm non. a. Các phương pháp nghiên cứu: Tôi đã sử dụng kết hợp các phương pháp như sau nhằm xây dựng cơ sở lý luận cho việc viết đề tài sáng kiến kinh nghiệm. - Phương pháp nghiên cứu lý luận. + Thu thập sách, báo, tài liệu có liên quan đến đề tài. + Đọc, tổng hợp, phân tích xử lý thông tin để xây dựng cơ sở lý luận của đề tài. - Phương pháp dùng lời. + Trao đổi với trẻ và các giáo viên trong tổ một số vấn đề có liên quan tới việc tổ chức các hoạt động giáo dục âm nhạc cho trẻ. - Phương pháp quan sát. + Quan sát trẻ trong hoạt động âm nhạc, trong các hoạt động khác mà trẻ được tham gia ca hát như ngày sinh nhật, ngày lễ hội để đánh giá nhận xét về kỹ năng vận độngtheo nhạc của trẻ. - Phương pháp thực hành trải nghiệm. + Tạo cơ hội để trẻ được vaanh động theo nhạc ở mọi lúc mọi nơi nhằm phát hiện và đánh giá khả năng của trẻ. - Phương pháp thống kê toán học. + Khảo sát so sánh kết quả của trẻ trước và sau khi áp dụng sáng kiến. b. Cơ sở lý luận: * Đặc điểm tâm sinh lý của trẻ mẫu giáo 5 tuổi trong hoạt động vận động theo nhạc Trẻ 5 tuổi biết chuyển động nhịp nhàng theo tính chất của nhạc, thay 4 Vận động theo nhạc tạo cho trẻ sự hoạt bát, nhanh nhẹn có tư thế đẹp và duyên dáng. Phát triển nhận thức Cảm thụ âm nhạc gắn bó chặt chẽ với sự phát triển nhận thức. Nó đòi hỏi trẻ phải chú ý quan sát, nhạy bén, tập trung nghe nhạc, ghi nhớ những đặc điểm , tính chất của hình tượng âm nhạc. Mức độ vận động cũng như nội dung bài hát ngày càng được nâng cao đòi hỏi trẻ phải tích cực tư duy, tưởng tượng, sáng tạo. Phát triển ngôn ngữ Trong khi vận động trẻ không chỉ tiếp thu về giai điệu tiết tấu mà trẻ còn phải ghi nhớ lời ca, hiểu được nội dung để có những vận động phù hợp. từ đó giúp trẻ phát triển ngôn ngữ. Trẻ phát âm chính xác, biểu cảm và mở rộng vốn từ cho trẻ. Phát triển thẩm mĩ Âm nhạc được coi là phương tiện hữu hiệu nhất để đưa mối quan hệ thẩm mĩ và ý thức của trẻ một cách sâu sắc. Khi vận động theo nhạc trẻ cảm nhận được tính chất, tình cảm của âm nhạc nên hưởng ứng cảm xúc với những trạng thái cảm xúc có trong tác phẩm. Âm nhạc dẫn dắt trẻ đến với những hiện tượng sống động của đời sống giúp trẻ hình thành sự liên tưởng. Việc tích lũy những khái niệm đơn giản và riêng lẻ về âm nhạc cũng như số lượng tác phẩm mà trẻ được nghe, được học thuộc sẽ đặt những cơ sở đầu tiên của thị hiếu âm nhạc. Phát triển tình cảm xã hội Âm nhạc là một loại hình nghệ thuật phản ánh hiện thực khách quan bằng những hình tượng âm thanh có sức biểu cảm. Âm nhạc gắn liền với con người từ lúc chào đời cho tới khi giã từ cuộc sống. Bằng những điệu múa, những điệu nhảy đó là những ngôn ngữ biểu cảm đặc biệt của âm nhạc mà những người ở những vùng đất khác nhau, không 6 Học sinh đa số là con em nông thôn, trẻ ít được tiếp xúc với âm nhạc từ nhỏ, nên việc cảm thụ âm nhạc của trẻ còn hạn chế. Khả năng của trẻ ở trong lớp là không đồng đều, có những trẻ nhút nhát chưa thể hiện, chưa tự tin trước đám đồng; nhiều trẻ kỹ năng vận động theo nhạc còn hạn chế. Trên đây là những thuận lợi và khó khăn mà tôi đã tìm ra trong quá thực hiện nội dung “Vận động theo nhạc” cho trẻ mẫu giáo 5 tuổi. Trên cơ sở đó tôi tiến hành khảo sát chất lượng học sinh đầu năm để nắm bắt được khả năng vận động theo nhạc của trẻ trên thực tế. * Kết quả khảo sát chất lượng học sinh đầu năm học: Nội dung khảo sát Số trẻ Tỷ lệ phần trăm Trẻ hứng thú tham gia vận 25/28 85,7% động theo nhạc Trẻ bắt trước được vận động đơn giản giống 21/28 75% của cô Trẻ có kỹ năng vận động 17/28 60,7% Trẻ lựa chọn được vận động phù hợp cho bản nhạc, 16/28 57,1% bài hát Trên đây là kết quả khảo sát thực tế đầu năm học của học sinh lớp tôi 7.1.3. Các giải pháp thực hiện nhằm nâng cao kỹ năng vận động theo nhạc cho trẻ 5 tuổi. 8 động cho trẻ. Lúc này tôi thay đổi hình thức vận động múa đơn hoặc theo nhóm, theo đội hình nhằm kích thích sự hứng thú của trẻ. Rèn sự tự tin biểu diễn cho trẻ. Ngoài ra khuyến khích để trẻ phát huy khả năng sáng tạo tự biểu diễn các vận động mới theo ý tưởng của mình phù hợp với nội dung, nhịp điệu của bài hát. Tuy nhiên có một số bài múa hay hình thức vận động chỉ phù hợp với những trẻ cùng giới thì tôi sẽ cho trẻ luyện tập riêng theo nhóm các bạn nam và nhóm các bạn nữ, sau đó thực hiện thành một bài múa chung. Tôi đặc biệt quan tâm đến các làn điệu dân ca có những giai điệu mượt mà cùng những điệu múa uyển chuyển, thướt tha phù hợp với nội dung của từng chủ đề để đưa vào kế hoạch thực hiện trong năm học. Nhằm giúp trẻ cảm nhận được vẻ đẹp của thiên nhiên, tình yêu thương con người, niềm tự hào dân tộc qua lời ca gần gũi mộc mạc. Hơn nữa trẻ sẽ cảm nhận được sự uyển chuyển, duyên dáng, mềm mại của cơ thể khi được xem những điệu múa dân ca. Ví dụ: Hoa thươm bướm lượn, ngồi tựa mạn thuyền, Cò lả, Cây trúc xinh, Bèo dạt mây trôi, Xe chỉ luồn kim * Giải pháp thứ hai: Thay đổi hình thức tổ chức tiết học. Để gây được hứng thú và ấn tượng đối với trẻ giúp trẻ khắc sâu kiến thức tôi không ngừng nghiên cứu nhằm thay đổi hình thức tổ chức tiết học cho trẻ. Giúp trẻ hứng thú hoạt động mà vẫn đảm bảo phù hợp với nội dung của bài dạy. Quá trình tiến hành tôi luôn khơi gợi ý tưởng, tôn trọng sở thích và lựa chọn cuả trẻ, không ép trẻ tham gia vào hoạt động, không áp đặt gò bó trẻ. Khuyến khích động viên để trẻ tự nguyện tham gia vào bài học. Tạo điều kiện cho trẻ tự thỏa thuận và tự chọn các vận động theo ý thích và sự sáng tạo của trẻ. Tôi đã tiến hành một số tiết học như sau. Ví dụ 1: Chủ đề : Trường mầm non với nội dung: Hát vận động : Em đi mẫu giáo ( TT) Nghe hát: Đi học. Trò chơi âm nhạc: Tai ai tinh Tôi tiến hành tổ chức như một trò chơi âm nhạc. 10 Tôi hóa trang thành chú hề. Bất ngờ đến thăm lớp các bạn nhỏ. Chú hề giao lưu với các bạn nhỏ. Phần1: dạy các bạn vận động bài “ Cái mũi”, sau khi dạy trẻ thực hiện được vận động bài “cái mũi” chú hề hỏi xem có bạn nhỏ nào có cách vận động bài “Cái mũi” khác với cách chú hề vừa dạy không? Nếu trẻ có thì sẽ mời trẻ lên và biểu diễn. Nếu trẻ không tìm ra thì cô nói: Vậy chúng mình về nhà cùng suy nghĩ và tìm ra những vận động khác phù hợp để biểu diễn bài “Cái mũi” Sau đó dẫn dắt và chú hề xen kẽ biểu diễn xiếc cho các bạn nhỏ xem bằng cách “ Tung chuyền các quả bóng”. Để trẻ có cảm giác là mình đúng là đang được giao lưu với chú hề. Phần 2: Chú hề hát cho các bạn nghe bài “Năm ngón tay ngoan”. Chú hề hát nhiều lần với các hình thức hát kết hợp các cử chỉ vui nhộn; hát kết hợp các vận động minh họaSau đó hỏi xem cháu nào thích lên giao lưu cùng Chú hề- gọi trẻ lên hưởng ứng cùng. Phần 3: Chú hề tặng quà đến các bạn nhỏ (Trò chơi âm nhạc Nghe tiếng hát tìm đồ vật) Chú hề có một số món quà tặng cho các bạn, ai thích nhận quà của Chú hề?Ai muốn nhận được quà thì phải làm theo yêu cầu của Chú hề ( Cô giới thiệu cách chơi và luật chơi). Tiết học diễn ra hết sức sôi nổi , và kết quả là trẻ vô cùng hứng thú, 100% trẻ đều biết vận động bài “ Cái mũi”. Ví dục 3: Tiết “ Biểu diễn văn nghệ tổng hợp” Chủ đề: Động vật. Những loại tiết biểu diễn văn nghệ này tôi thường tiến hành vào cuối các chủ đề. Chuẩn bị: Sân khấu biểu diễn, trang phục và mũ của: Cò trắng, Chim vàng anh, Tôm càng. Nhạc đệm của các bài hát: Hoa thơm bướm lượn, Chị ong nâu và em bé, tôm ca cua thi tài, thật đáng chê, vì sao chim hay hót, đố bạn Cách tiến hành: Tôi đóng vai là người dẫn chương trình. Giới thiệu chương trình trên nền nhạc. Chào mừng các bé đến với chương trình văn nghệ “Giọng hát muôn loài”, đến với chương trình văn nghệ hôm nay có 3 đội: Đội Cò trắng, đội Chim Vàng 12 với phụ huynh và nhắc nhở phụ huynh cho trẻ tiếp cận với âm nhạc nhiều hơn nữa qua việc cho trẻ nghe nhạc, nghe hát, xem các bài múa phù hợp với độ tuổi của trẻ. Hát vận động cùng trẻ ở mọi lúc mọi nơi mỗi khi có thể. Những trẻ có năng khiếu tôi động viên khuyến khích trẻ trong các giờ hoạt động chung nhằm phát huy khả năng sáng tạo của trẻ, ngoài ra tôi cho trẻ tham gia vào các buổi biểu diễn văn nghệ, múa hát của trường, của lớp trong các dịp chào mừng ngày kỷ niệm, ngày lễ lớn. Đặc biệt gợi ý để trẻ có thể hướng dẫn những bạn yếu hơn cách vận động theo nhạc tại góc âm nhạc vào đầu chủ đề. Và cho trẻ vận động theo hình thức cá nhân hoặc theo nhóm ở các góc âm nhạc vào cuối chủ đề. Ngoài ra tôi còn hướng dẫn thêm cho trẻ điệu múa: cuộn cổ tay đối với những trẻ nữ giúp trẻ cảm nhận sự mềm mại của cơ thể. Cách vỗ trống cơm đối với trẻ nam. Thể hiện sự khỏe khoắn trong từng động tác... Để trẻ có thể biểu diễn một vài làn điệu dân ca cùng cô hoặc bắt chước ca sĩ, diễn viên múa khi được xem các tiết mục văn nghệ dân ca. * Giải pháp thứ tư: Sử dụng các loại nhạc cụ được làm từ các phế liệu nhằm thu hút sự chú ý của trẻ. Yêu cầu, nguyên tắc đặt ra đối với việc sử dụng các nguyên vật liệu mở là: An toàn với trẻ , dễ tìm, rẻ tiền có khi là tận dụng từ những phế liệu, phù hợp với trẻ. Dựa vào yêu cầu và nguyên tắc trên tôi đã sưu tầm và vận động phụ huynh hỗ trợ, ủng hộ thêm nguyên vật liệu mở: thùng giấy,lon sữa, vỏ hộp bánh quy, bóng, chai nhựa , quần áo cũ, vợt bóng bàn hỏng, dụng cụ hóa trang, vỏ lon bia, xốp cách nhiệt, lõi băng dính to, hột hạt, dây duy băng bỏ từ các hộp quà, dây nilon để làm các nhạc cụ phục vụ cho các tiết vận động theo nhạc cho trẻ. Trong quá trình làm các nhạc cụ tôi đặc biệt chú ý tạo ra các sản phẩm có độ bền cao, và có thể sử dụng được nhiều trong các tiết vận động theo nhạc cho trẻ. Ví dụ: Lõi cuộn băng dính to và 2 nắp hộp sữa, cùng với 2 hạt vòng và một que tre thêm phần trang trí cho sinh động tôi có thể làm được 1 cái trống lắc Với 2 lon bia tôi cắt lấy phần dưới đáy và cho 1 ít hột hạt vào trong rồi lồng úp 2 hộp lại với nhau tôi được chiếc sắc xô cho trẻ hoạt động. 14
File đính kèm:
skkn_mot_so_bien_phap_ren_ky_nang_van_dong_theo_nhac_cho_tre.doc