SKKN Một số biện pháp rèn kỹ năng vận động theo nhạc cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi trong trường mầm non

Trong bộ môn âm nhạc thì vận động theo nhạc là hoạt động không thể thiếu trong chương trình đào tạo cấp bậc mầm non vì đó là môn học giúp trẻ rèn luyện sức khỏe, cơ thể dẻo dai. Vận động theo nhạc biểu diễn bằng chuyển động cơ thể có nhịp điệu trên nền nhạc và phù hợp với giai điệu lời ca.
Dạy kỹ năng vận động cho trẻ mẫu giáo là yếu tố cần thiết trong giáo dục âm nhạc. Học kỹ năng vận động là từ chỗ trẻ chưa biết đến biết và luyện tập để nhuần nhuyễn dần dần trở thành kỹ năng thuần thục. Tuy nhiên trong quá trình dạy mới, luyện tập, ôn luyện nếu chỉ dạy bình thường theo các bước và phương pháp thông thường thì trẻ sẽ rất dễ chán, hoạt động thiếu hứng thú. Mục đích giáo dục theo định hướng mới giáo viên phải là người hướng dẫn, tạo cơ hội cho trẻ hoạt động vui chơi, tìm tòi khám phá. Trẻ tham gia hoạt động một cách hứng thú chủ động để phát triển toàn diện, phát triển khả năng cá nhân của cá nhân. Trẻ hoạt động không bị áp đặt, được trao đổi nhận xét để trở nên năng động hơn. Chính vì vậy muốn thực hiện tốt việc giáo dục âm nhạc cho trẻ, ngoài việc giáo viên có khả năng về âm nhạc, có kiến thức âm nhạc thì người giáo viên cũng cần phải biết đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi của trẻ trong mối quan hệ với âm nhạc để có phương pháp dạy trẻ một cách thích hợp.
Hiện nay, lĩnh vực phát triển thẩm mỹ và các chương trình giáo dục âm
nhạc đang được phổ biến rộng rãi trong các trường mầm non, nhằm giúp cho việc
thực hiện giáo dục âm nhạc cho trẻ theo đúng chương trình quy định, đồng thời giúp giáo viên có được những cơ hội và điều kiện thể hiện khả năng của mình. Tuy nhiên trong thực tế, nhiều giáo viên chưa chú ý hình thành kỹ năng vận động theo nhạc cho trẻ, chưa vận dụng lý thuyết vào thực tiễn, chưa có biện pháp thiết thực trong quá trình dạy trẻ, dẫn tới kết quả chưa đạt được so với yêu cầu. Do vậy, việc áp dụng biện pháp tiên tiến để dạy trẻ mẫu giáo vận động theo nhạc là rất cần thiết, rất cần được chú trọng.
docx 30 trang skmamnonhay 09/05/2024 2390
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp rèn kỹ năng vận động theo nhạc cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi trong trường mầm non", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp rèn kỹ năng vận động theo nhạc cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi trong trường mầm non

SKKN Một số biện pháp rèn kỹ năng vận động theo nhạc cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi trong trường mầm non
 CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
ĐƠN YÊU CẦU
CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN CẤP THÀNH PHỐ
 Kính gửi: Hội đồng sáng kiến thành phố Vĩnh Yên
(Cơ quan thường trực: Phòng Kinh tế thành phố Vĩnh Yên)
 Tên tôi là: Trần Thị Tuyết Nhung
 Chức vụ: Giáo viên
 Trường: Trường mầm non Thanh Minh
 Điện thoại: 0978542255. Email: hoamaudonmntv@gmail.com
 Tôi làm đơn này trân trọng đề nghị hội đồng sáng kiến thành phố Vĩnh Yên 
xem xét và công nhận sáng kiến cấp thành phố cho tôi như sau:
 1. Tên sáng kiến: “Một số biện pháp rèn kỹ năng vận động theo nhạc 
cho trẻ mẫu giáo 5- 6 tuổi trong trường mầm non”.
 2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Lĩnh vực giáo dục cho trẻ từ 5- 6 tuổi 
trong trường mầm non.
 3. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử: Ngày sáng 
kiến được áp dụng lần đầu: 3/2020.
 4. Nội dung cơ bản của sáng kiến “Một số biện pháp rèn kỹ năng vận 
động theo nhạc cho trẻ mẫu giáo 5- 6 tuổi trong trường mầm non”.
 4.1. Tham mưu với chuyên môn nhà trường tổ chức hội thi “Xây dựng môi 
trường hoạt động âm nhạc phong phú”
 4.2. Xây dựng nội dung giáo dục vận động phù hợp với nhận thức và khả 
năng vận động của trẻ mẫu giáo 5- 6 tuổi
 4.3. Bồi dưỡng kĩ năng vận động phù hợp với khả năng của cá nhân trẻ
 4.4. Tổ chức tiết học phong phú, lựa chọn phương pháp truyền đạt cho trẻ 
dễ hiểu, cuốn hút trẻ tham gia vận động.
 4.5. Rèn kỹ năng vận động cho trẻ thông qua các buổi văn nghệ chào mừng 
ngày lễ hội và các buổi giao lưu văn nghệ của nhà trường, của lớp tổ chức
 4.6. Rèn kĩ năng vận động cho trẻ qua hệ thống các trò chơi âm nhạc
 5. Điều kiện áp dụng: Để áp dụng sáng kiến đạt kết quả cao thì cần có các 
điều kiện cần thiết sau:
 Hiện nay chương trình âm nhạc đang được phổ biến rộng rãi trong các 
trường mầm non, nhằm giúp cho việc thực hiện giáo dục âm nhạc cho trẻ theo 
đúng chương trình qui định, đồng thời giúp cho giáo viên có được những cơ hội
và điều kiện thể hiện khả năng của mình.
 Giáo viên học hỏi nâng cao kiến thức về âm nhạc để mỗi giờ dạy âm nhạc 
giống như một bí quyết riêng giúp tôi thu hút trẻ, tạo ấn tượng đẹp khi trẻ đến 
trường lớp. 
 2 BÁO CÁO KẾT QUẢ
NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN
1. Lời giới thiệu
 Âm nhạc là nhu cầu của cuộc sống, là món ăn tinh thần không thể thiếu 
được đối với đời sống con người, âm nhạc giúp con người xích lại gần nhau hơn, 
chia sẻ với chúng ta rất nhiều điều ý nghĩa, đem lại cho chúng ta niềm vui và tình 
yêu vào cuộc sống. Âm nhạc còn được ví là ngôn ngữ của nhân loại. Nếu cuộc 
sống mà thiếu âm nhạc thì chẳng khác gì thiếu ánh sáng mặt trời. Đối với trẻ mầm 
non thì những nốt nhạc trầm bổng, những giai điệu mượt mà vui tươi, trong trẻo 
của các tác phẩm âm nhạc được ví như dòng sữa mẹ ngọt ngào nuôi dưỡng tâm 
hồn trẻ thơ trong sáng, chẳng có thứ âm nhạc nào thân thương hơn những bài hát 
ru của bà, của mẹ, những âm thanh, giai điệu tự nhiên của cuộc sống. Các nhà 
khoa học Hoa Kỳ đã nghiên cứu và khẳng định, âm nhạc là môn học giúp trẻ ở 
lứa tuổi mầm non phát triển toàn diện nhất. Dạy âm nhạc cho trẻ mầm non, không 
phải để tương lai các con sẽ trở thành ca sĩ, nhạc sĩ lừng danh mà để các con có 
những cảm nhận về cuộc sống muôn màu từ đó có thêm niềm tin và tình yêu vào 
cuộc sống. Theo đó, học âm nhạc giúp trẻ phát triển về mặt thể chất, ngôn ngữ, 
nhận thức, và tư duy, khả năng hòa nhập với cộng đồng, giúp trẻ cởi mở tự tin và 
sống chan hòa hơn. Những nét văn hóa truyền thống, những hiện tượng của cuộc 
sống được phản ánh trong các tác phẩm âm nhạc đồng thời cũng là kho kiến thức 
khổng lồ làm phong phú thêm vốn hiểu biết của trẻ. Bên cạnh đó, thông qua các 
tác phẩm âm nhạc, trẻ sẽ được giáo dục về mặt thẩm mỹ. Những bản nhạc hay, 
những ca từ đẹp có tác động tích cực trong việc đưa những giá trị thẩm mỹ, nhân 
sinh vào tiềm thức của trẻ. 
 Theo giáo sư Michael Schulte- Markwort, thuộc Viện Tâm lý trẻ em ở bệnh 
viện của đại học Hamburg, Đức cho biết “Âm nhạc có khả năng kích thích sự 
phát triển của trung tâm xử lý ngôn ngữ trong não bộ, khiến trẻ có thể bộc lộ 
khả năng âm nhạc ở độ tuổi sớm nhất”. Những đứa trẻ được tiếp xúc với âm 
nhạc từ sớm thường biết nói sớm hơn và học lực tốt hơn so với những bé không 
có điều kiện tiếp cận với âm nhạc thường xuyên. Mặt khác, âm nhạc cũng đóng 
góp tích cực cho việc phát triển thể chất của trẻ. Khi hát và chuyển động cơ thể 
theo giai điệu, cơ quan hô hấp được giãn nở, tim đập nhanh hơn, tuần hoàn máu 
được tăng cường, đồng thời cường độ và chất lượng của hoạt động trí não được 
nâng cao.
 Tuy nhiên, muốn làm được điều này thì trước tiên, cần phải khơi dậy hứng 
thú, say mê của trẻ đối với âm nhạc. Mà muốn khơi dậy hứng thú, say mê của trẻ 
thì nhất thiết phải có những người giáo viên có trình độ chuyên môn, có kỹ năng 
nghiệp vụ sư phạm, có tình yêu vô bờ bến đối với âm nhạc và trên hết là tình yêu 
thương đối với trẻ nhỏ. Bởi giáo dục âm nhạc cho trẻ vốn không phải đào tạo ca 
sĩ, nhạc công diễn viên múa tương lai, mà là đào tạo “con người” đảm bảo đầy đủ 
về thể chất, tâm lý, nhận thức và tình cảm.
 4 Nhận thức được tầm quan trọng của bộ môn âm nhạc đặc biệt là việc rèn 
luyện kỹ năng vận động theo nhạc cho trẻ mầm non là vô cùng quan trọng tôi đã 
quyết định chọn đề tài “Một số biện pháp rèn kỹ năng vận động theo nhạc cho 
trẻ mẫu giáo 5- 6 tuổi trong trường mầm non”.
 2. Tên sáng kiến
 Một số biện pháp rèn kỹ năng vận động theo nhạc cho trẻ mẫu giáo 5- 6 
tuổi trong trường mầm non.
 3. Tác giả sáng kiến
 - Trần Thị Tuyết Nhung
 - Trường mầm non Thanh Minh
 - Điện thoại: 0978542255, Email: hoamaudonmntv@gmail.com
 4. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến
 - Trường Mầm non Thanh Minh- Thành phố Vĩnh Yên 
 5. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến
 - Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: 
 Lĩnh vực phát triển thẩm mỹ, cụ thể là áp dụng các biện pháp sư phạm giúp 
trẻ phát huy mọi khả năng, tiềm lực, sở trường của trẻ trong hoạt động âm nhạc 
đặc biệt là khả năng vận động theo nhạc cho trẻ mẫu giáo 5- 6 tuổi trong trường 
mầm non
 - Vấn đề mà sáng kiến giải quyết: Khảo sát thực trạng tình hình thực tế về 
khả năng vận động theo nhạc cho trẻ ở trường mầm non Thanh Minh- Thành phố 
Vĩnh Yên. Từ đó áp dụng các biện pháp mà đề tài đưa ra nhằm mục đích nâng cao 
kĩ năng vận động theo nhạc cho trẻ mẫu giáo 5- 6 tuổi.
 6. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử
 - Sáng kiến được áp dụng lần đầu: tháng 03 năm 2020
 7. Mô tả bản chất sáng kiến
 7.1. Về nội dung của sáng kiến
 7.1.1. Cơ sở lý luận
 a) Đặc điểm chung về khả năng vận động theo nhạc của trẻ lứa tuổi 
mẫu giáo 5- 6 tuổi
 Theo các cuốn sách về tâm lý giáo dục thì trẻ 5- 6 tuổi là giai đoạn phát 
triển nhảy vọt về mọi mặt của trẻ so với các lứa tuổi trước đó. Trẻ 5 tuổi nhanh 
nhẹn, hoạt bát hơn và khi sắp bước sang 6 tuổi trẻ có thể đưa ra những nhận xét, 
đánh giá chính xác về sự vật, hiện tượng. Ở trường mầm non đặc biệt lứa tuổi mẫu 
giáo 5- 6 tuổi âm nhạc là một trong những loại hình nghệ thuật phát triển năng lực 
cảm xúc, tưởng tượng sáng tạo, sự tập trung chú ý, khả năng diễn tả hứng thú của 
trẻ. Về khả năng cảm thụ âm nhạc, theo đánh giá của 1 số tác giả đã có công trình 
nghiên cứu về dạy hát, nghe nhạc, vận độngcho trẻ mẫu giáo thì trẻ mẫu giáo 
lớn có khả năng cảm thụ tốt nhất trong bậc học mầm non. Ở độ tuổi này trẻ có thể 
xác định được các âm thanh cao thấp, to nhỏ, thậm chí cả hướng chuyển động của 
giai điệu có thể đi lên hay đi xuống, âm sắc, giọng hát, nhạc cụ và có thể phân biệt 
 6 c) Quy trình tổ chức hướng dẫn cho trẻ mẫu giáo 5- 6 tuổi vận động 
theo nhạc
 Trước hết, để dạy vận động theo nhạc đòi hỏi giáo viên phải linh hoạt, sáng 
tạo, hiểu tính chất và cấu trúc tác phẩm cũng như đặc điểm của trẻ để có những 
động tác vận động phù hợp, vừa sức hoặc không quá khó với trẻ. Giáo viên làm 
mẫu động tác phải phù hợp với tính chất vui tươi, hồn nhiên hay mềm mại, trữ 
tình của câu hát, bài hát. Trước khi vận động, giáo viên phải cho trẻ ôn lại bài hát 
bằng nhiều cách, trò chuyện và gợi ý để trẻ hiểu được yêu cầu mới của bài học. 
Giáo viên sử dụng nhạc đĩa hoặc có thể tự hát truyền cảm kết hợp với vận động 
minh họa sinh động, nhịp nhàng để lôi cuốn trẻ thích thú với bài vận động sau đó 
tiến hành dạy trẻ. Khi dạy trẻ vận động, giáo viên cho trẻ luyện tập từng động tác 
riêng lẻ sau đó cho trẻ tập phối hợp động tác múa với âm nhạc trên nền nhạc của 
đĩa hay băng ghi âm trên đàn phím điện tử. Trong quá trình luyện tập, giáo viên 
cần luôn luôn quan sát, động viên và dùng lời nhắc nhở, mô tả để trẻ hiểu và biểu 
cảm đúng yêu cầu của động tác. Sau khi trẻ đã thuộc hết các động tác, giáo viên 
mở nhạc chậm, nhịp nhàng và hướng dẫn trẻ phối hợp vận động cùng âm nhạc từ 
đầu đến cuối bài. 
 Khi trẻ đã thuộc bài múa, giáo viên nên khuyến khích trẻ sáng tạo động tác 
hoặc hình thức minh họa khác cho bài hát, cho trẻ biểu diễn trước lớp, động viên 
khen ngợi trẻ kịp thời. Bên cạnh đó, giáo viên cần gợi ý để trẻ liên tưởng nội dung, 
hình ảnh trong từng câu hát và tương ứng với những động tác minh họa phù hợp 
để trẻ dễ tưởng tượng, dễ nhớ và nhớ lâu. Ngoài ra, trong dạy hát kết hợp vận 
động, giáo viên nên chuẩn bị những trang phục, đạo cụ đẹp để tạo hứng thú cho 
trẻ; chuẩn bị đầy đủ trang thiết bị học tập trong một giờ học thật chu đáo sẽ làm 
cho việc học hát và vận động theo nhạc thêm sinh động và hấp dẫn trẻ rất nhiều. 
 7.1.2. Thực trạng về khả năng vận động theo nhạc của giáo viên và trẻ 
mẫu gáo 5- 6 tuổi trong trường mầm non 
 Nội dung vận động theo nhạc cho trẻ mẫu giáo 5- 6 tuổi thực tế đã được 
quan tâm tuy nhiên do đây là một hoạt động đặc biệt bởi lẽ còn phụ thuộc rất nhiều 
vào khả năng âm nhạc của từng giáo viên, bên cạnh đó do sự chủ quan của hầu 
hết các giáo viên có khả năng về âm nhạc xem đây là một hoạt động đơn giản nên 
thường coi nhẹ không chú trọng. Từ những yếu tố trên trong quá trình nghiên cứu 
tôi gặp phải những thuận lợi và khó khăn sau: 
 a) Thực trạng về khả năng vận động theo nhạc của giáo viên và trẻ mẫu 
giáo 5- 6 tuổi trong trường mầm non Thanh Minh- Thành phố Vĩnh Yên
 * Thuận lợi
 Trường mầm non Thanh Minh có một khuôn viên rất khang trang, sạch đẹp, 
được trang trí một cách khoa học. Với tổng iện tích sử dụng là 700m2 và 15 phòng 
học, Trong đó có 4 lớp 5 tuổi với 5 giáo viên và tổng số học sinh 130 trẻ. Các lớp 
học có nhà vệ sinh khép kín sạch sẽ, thoáng mát, có đủ diện tích cho trẻ hoạt động. 
Khuân viên rộng rãi có tường bao quanh, sân chơi được lát gạch, đổ bê tông và có 
mái che với diện tích rộng, có sân khấu được xây dựng kiên cố tạo điều kiện thuận 
 8

File đính kèm:

  • docxskkn_mot_so_bien_phap_ren_ky_nang_van_dong_theo_nhac_cho_tre.docx