SKKN Một số biện pháp rèn kỹ năng tự phục vụ cho trẻ mẫu giáo Lớp 5-6 tuổi A2
Lựa chọn đề tài này với hy vọng sẽ góp một phần nhỏ kinh nghiệm nhỏ của mình vào kết quả giáo dục của ngành học mầm non nói chung và nâng cao chất lượng giáo dục của trường mầm non Trung Sơn nói riêng. Qua thời gian nghiên cứu đề tài đã thành công giúp tôi có thêm biện pháp để rèn kỹ năng sống cho trẻ. Rèn kỹ năng sống cho trẻ là nhiệm vụ cần thiết và quan trọng cần được giáo dục ngay từ tuổi mầm non. Thông qua đề tài nghiên cứu và áp dụng thực tế tại lớp tôi thấy các biện pháp nghiên cứu và thực hiện thực tế tại nhóm lớp là các biện pháp tốt và có hiệu quả rất cao, các kỹ năng tự phục vụ của trẻ được thực hiện rất tốt, trẻ mạnh dạn tự tin đoàn kết cùng nhau thực hiện nhiệm vụ, qua đó hình thành cho trẻ thói quen tin tự phục vụ góp phần hình thành khả năng độc lập, tự lập tự chủ cho trẻ. Để đạt được mục đích yêu cầu phù hợp với độ tuổi thì giáo viên cần phối hợp các biện pháp nêu trên để rèn kỹ năng tự phục vụ cho trẻ.
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp rèn kỹ năng tự phục vụ cho trẻ mẫu giáo Lớp 5-6 tuổi A2", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp rèn kỹ năng tự phục vụ cho trẻ mẫu giáo Lớp 5-6 tuổi A2

số công việc tự phục vụ: mặc quần áo, trải tóc, đánh răng rửa mặt, ăn uống vẫn đòi bố mẹ xúc cơm hộ mới ăn, luôn tìm kiếm sự giúp đỡ của người lớn. Trong công tác giảng dạy tại trường mầm non, bản thân tôi thực hiện rèn kỹ năng sống cho trẻ, xong tôi thấy còn một số trẻ của lớp tôi về thực hiện kỹ năng tự phục vụ còn chưa tốt, 1 số trẻ còn chưa có thói quen trong công việc tự phục vụ. Là một giáo viên mầm non tôi không phải băn khoăn lo lắng trước thực trạng này làm thế nào để hình thành ở trẻ kỹ năng tự phục vụ, giúp trẻ tự tin vững vàng trước cuộc sống, sẵn sàng vào lớp 1. Chính vì vậy tôi chọn đề tài: “Một số biện pháp rèn kỹ năng tự phục vụ cho trẻ mẫu giáo lớp 5-6 tuổi A2” làm đề tài nghiên cứu. II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU Tôi nghiên cứu và thực hiện đề tài mục đích nhằm: Nhằm tìm ra 1 số biện pháp hữu hiệu để giáo dục rèn kỹ năng tự phục vụ cho trẻ 5-6 tuổi. Trẻ có kỹ năng tự phục vụ bản thân: rửa tay, rửa mặt, đi tất, đi giầy, mặc cởi quần áo, trải tóc, trải và gấp chăn, sắp xếp đồ dùng cá nhân, đồ chơi đúng nơi quy định, lau bàn ghế, quét nhà, trẻ mạnh dạn, nhanh nhẹn thực hiện nhiệm vụ. Biết giữ gìn vệ sinh cơ thể sạch sẽ, giữ vệ sinh môi trường lớp học. Trẻ đoàn kết cùng nhau thực hiện nhiệm vụ, biết giữ gìn bảo quản đồ dùng cá nhân, đồ dùng của lớp. Hình thành cho trẻ tính tự giác, độc lập, tự chủ, tự tin, chủ động vào khả năng của bản thân, có kinh nghiệm trong cuộc sống, góp phần quan trọng trong việc phát triển toàn diện nhân cách trẻ, chuẩn bị tốt các điều kiện cho trẻ bước vào lớp 1. Giúp cho bản thân có thêm kinh nghiệm trong việc giáo dục kỹ năng tự phục cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi. Giúp phụ huynh hiểu tầm quan trọng của việc rèn kỹ năng tự phục vụ cho trẻ. III. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 1.Đối tượng nghiên cứu: Nghiên cứu tìm hiểu thực trạng và biện pháp rèn kỹ năng tự phục vụ cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi. 2. Phạm vi nghiên cứu: - Nghiên cứu và thực hiện tại lớp mẫu giáo 5-6 tuổi A2, trường mầm non Trung Sớn- Việt Yên- Bắc Giang - Thời gian thực hiện: năm học 2022-2023 IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2. Cơ sở thực tiễn: Trong quá trình thực hiện đề tài tôi nhận thấy có những thuận lợi và khó khăn sau: * Thuận lợi: - Lớp học được đặt ở khu trung tâm, được xây dựng kiên cố đảm bảo diện tích đảm bảo vệ sinh và ánh sáng, mát về mùa hè, ấm về mùa đông. - Lớp học có đầy đủ đồ dùng đồ chơi theo 114 danh mục đồ dùng đồ chơi, đặc biệt là đồ dùng phục vụ cho cho việc rèn kỹ năng tự phục vụ cho trẻ. - Lớp được phân công 2 giáo viên phụ trách: 1 cô chính, 1 cô phụ cả 2 đều là giáo viên được đào tạo trên chuẩn và đặt giáo viên dạy giỏi cấp huyện, cấp tỉnh. - Bản thân là 1 giáo viên luôn gương mẫu trong mọi công việc, đặc biệt là những công việc tự phục vụ. - Trẻ trong lớp có cùng độ tuổi. 2.2. Khó khăn: - Là trường học ở vùng nông thôn, đa số phụ huynh làm nông nghiệp tối về mệt mỏi nên việc rèn kỹ năng tự cho trẻ còn hạn chế, sáng ra các bậc phụ huynh vội đưa con đi học để đi làm đồng nên đa số các bậc phụ huynh làm hộ trẻ những công việc tự phục vụ: đánh răng, rửa mặt, trải đầu, mặc quần áo, đi giầy, dép,cho nhanh để còn đưa trẻ đi học. - Một số trẻ ở gia đình có điều kiện kinh tế được nuông chiều quá mức thường hay có tính ỉ lại. - Nhận thức của trẻ không đồng đều. - Trẻ có kỹ năng tự phục vụ còn hạn chế: nhiều trẻ chưa biết đánh răng đúng cách, chưa biết cách mặc quần áo, chưa tự giác trong công việc tự phục vụ .. Để thực hiện tốt đề tài, tôi đã tìm hiểu thực trạng khảo sát chất lượng đầu năm về kỹ năng tự phục vụ của trẻ và đề ra biện pháp tốt nhất để giúp trẻ có kỹ năng tự phục vụ Nôi dung Số trẻ đạt Tỉ lệ % Trẻ hứng thú tham gia hoạt động tự 24/37 64% phục vụ Trẻ có thói quen tự phục vụ 20/37 54% hiện rửa tay, rửa mặt , trải tóc để trẻ nắm được những thao tác chuẩn nhất trong khi trẻ thực hành. Sau khi gây hứng thú, giới thiệu bài xong tôi trò chuyện với trẻ về cách giữ vệ sinh cá nhân, sau đó tôi ngồi đối diện với trẻ tiến hành thực hiện mẫu lần 1 chính xác nội dung cần dạy trẻ cho trẻ quan sát, tiếp theo tôi thực hiện mẫu lần 2 chính xác và kết hợp phân tích giảng giải,hướng dẫn cách làm dành mạch theo từng bước cho trẻ vừa quan sát vừa chú ý lắng nghe, với cách thực hiện mẫu như vậy tôi thu hút được sự chú ý quan sát ghi nhớ có chủ định ở trẻ. Thực hiện mẫu xong tôi tiến hành dạy trẻ thực hiện, tùy theo mức độ nhận thức của trẻ trong lớp tôi đưa hình thức dạy trẻ: thi đua tổ, nhóm, cá nhân với nhau hoặc cả lớp thực hiện dưới dạng trò chơi: “Ai nhanh hơn”: Thi xem ai thực hiện đúng và nhanh còn nếu trẻ thực hiện chưa tốt thì tôi cho trẻ thực hiện theo từng bước tôi làm mẫu. Trong quá trình trẻ thực hiện tôi gần gũi, quan sát, hướng dẫn, động viên khuyến khích, cho trẻ hiểu rằng trẻ nào cũng có khả năng thực hiện tốt tạo tâm lý thoải mái cho trẻ tự nguyện tham gia vào hoạt động và đạt kết quả. Ví dụ 1: Đề tài: Rửa tay bằng xà phòng. + Sau khi gây hứng thú cho trẻ bằng bài thơ: “Tay đẹp”, tôi trò chuyện với trẻ về cách giữ vệ sinh đôi tay. + Giới thiệu bài vệ sinh: “Rửa tay bằng xà phòng” + Tiến hành thực hiện mẫu lần 1 chích xác. + Tôi thực hiện mẫu lần 2 chính xác kết hợp với phân tích hướng dẫn cách làm: Bước 1: Sắn cao tay áo đưa tay xuôi dưới vòi nước sạch sao cho nước chảy từ cổ tay xuống làm ướt toàn bộ 2 bàn tay, xoa xà phòng vào từng bàn tay, cổ tay, mu bàn tay, ngón tay. Bước 2: Dùng ngón tay và lòng bàn tay này cuốn và xoay lần lượt từng ngón tat của bàn tay kia và ngược lại. Bước 3: Rửa nhẹ nhàng: dùng bàn tay này kỳ kỹ càng, chà sát kéo lên cổ tay, mu bàn tay, kẽ giữa các ngón tay. Bước 4: Dùng đầu ngòn tay của bàn tay này miết vào kẽ giữa các ngón tay của bàn tay kia và ngược lại. Bước 5: Chụm 5 đầu ngón tay của bàn tay này vào lòng bàn tay kia bắng cách xoay đi xoay lại Bước 6: Xả nước rửa cho sạch hết xà phòng dưới vòi nước sạch chú ý kỳ chỗ bẩn, cho đến khi sạch xà phòng mới thôi rồi lau khô tay bằng khăn sạch. + Tôi mời 2 trẻ nhận thức nhanh lên thực hiện lại cho các bạn quan sát. - Ví dụ 3: Đề tài: Soi gương trải tóc. Soi gương trải tóc cũng là vệ sinh cá nhân hằng ngày của trẻ, đối với trẻ 5- 6 tuổi trẻ phải biết tự soi gương trải tóc. Để đạt được yêu cầu này trong hoạt động vệ sinh tôi cũng tiến hành dạy trẻ sau khi cô thực hiện mẫu, khi trẻ thực hiện tôi quan sát hướng dẫn trẻ, với những trẻ chậm tiếp thu tôi hướng dẫn trẻ tỉ mỉ kèm theo lời động viên khích lệ cho đến khi trẻ biết thực hiện nên trẻ hứng thú tham gia hoạt động và đạt kết quả cao, ngoài ra tôi còn cho trẻ thực hiện thường xuyên vào đầu giờ chiều sau khi trẻ ngủ trưa dậy. Từ đó trẻ có thói quen biết tự soi gương trải tóc khi ngủ dậy và khi tóc bù, rối, hình thành kỹ năng tự phục vụ cho trẻ. * Hoạt động lao động: Hoạt động lao động cũng là 1 trong hoạt động chính tôi rèn kỹ năng tự phục vụ cho trẻ, qua hoạt động này trẻ biết làm 1 số công việc tự phục vụ vừa với sức của mình từ đó hình thành ở trẻ tính độc lập, tự tin vào khả năng của bản thân. Để trẻ có kỹ năng lao động tự phục vụ tốt, cũng như hoạt động vệ sinh tôi tiến hành dạy trẻ như sau: Gây hứng thú vào hoạt động bằng bài thơ, bài hát có nôi dung gần gũi với nội dung buổi lao động rồi giới thiệu nội dung buổi lao động. Và tiến hành thực hiện mẫu lần 1, lần 2 chính xác kết hợp với lời phân tích cách làm cụ thể để trẻ vừa được quan sát vừa nghe cô hướng dẫn làm cho trẻ dễ hiểu và thực hiện 1 cách dễ dàng - Ví dụ 1 : Lau, xếp đồ dùng đồ chơi vào góc. Với đề tài: Lau, xếp đồ dùng đồ chơi vào góc: Giáo dục cho trẻ biết giữ gìn đồ dùng đồ chơi, đồng thời rèn cho trẻ kỹ năng tự phục vụ có hiệu quả, tôi tiến hành hoạt động này như sau: + Gây hứng thú: Cho trẻ đọc bài thơ: “đồ chơi của lớp”. + Trò chuyện với trẻ về cách giữ gìn đồ dùng đồ chơi. + Giới thiệu tên đề tài. + Tôi tiến hành thực hiện mẫu: Trước tiên tôi cho trẻ quan sát các góc chơi, đồ dùng đồ chơi ở các góc. Cô thực hiện mẫu 2 lần chính xác rồi giảng giải phân tích hướng dẫn cách làm cụ thể: Bước 1: Xếp đồ dùng đồ chơi ở góc ra rổ. Bước 2: Dùng khăn lau, lau xạch từng ngăn góc, lau xạch từng đồ dùng đồ chơi. Bước 3: Xếp đồ dùng đồ chơi vào góc khi xếp chú ý xếp mỗi loại đồ dùng, đồ chơi vào 1 ngăn góc, xếp từ ngăn góc trên lần lượt xuống ngăn góc dưới, xếp ngăn nắp gọn gàng. Với hoạt động này tôi tiến hành các bước tương tự như hoạt động: lau xếp đồ chơi vào góc. Qua hoạt rèn cho trẻ có kỹ năng gấp chăn gọn gàng mỗi khi ngủ dậy và biết cất đúng vào nơi qui định. - Ví dụ 3: Mặc áo: Mặc áo là việc làm hằng ngày của mỗi người, với trẻ nhỏ một ngày có thể thay 2, 3 bộ quần áo khác nhau vì trẻ rất hiếu động đặc biệt là trẻ 5- 6 tuổi: chạy nhảy, nghịch nhiều mồ hôi ra ướt, bẩn quần áo. để trẻ biết tự mặc áo khi thay áo trong hoạt động lao động tôi dạy trẻ mặc áo. Qua hoạt động này trẻ có kỹ năng mặc áo: Với áo cài cúc: trẻ biết mặc phải áo bẻ cổ áo, so 2 vạt áo bằng nhau rồi cài cúc áo từ trên xuống dưới, cài cúc ống tay nếu có và biết cởi áo cởi cúc áo từ dưới lên trên, Với áo kéo khóa: trẻ biết mặc áo , bẻ cổ áo so 2 vạt áo bằng nhau, cài khóa rồi khéo khóa từ dưới lên trên, cởi áo thì kéo khóa từ trên xuống dưới, Từ đó hình thành cho trẻ cho trẻ kỹ năng tự phục vụ: biết tự mặc, cởi áo khi thay áo. Song để trẻ có kỹ năng tự phục vụ bền bỉ tôi tiếp tục rèn trẻ ở các hoạt động khác. 3.3. Rèn kỹ năng tự phục vụ cho trẻ thông qua các hoạt động khác: Việc dạy trẻ kỹ năng qua hoạt động lao động, hoạt động vệ sinh là việc trẻ được nhìn quan sát mẫu cô thực hiện và trẻ được tập trải nghiệm làm theo. Nếu thế thì chưa đủ vì có trẻ thực hiện tốt các thao tác, có trẻ chưa thực hiện tốt thao tác thì trẻ phải được thực hiện ở mọi lúc mọi lúc mọi nơi. Để trẻ từ việc làm theo, tập làm các công việc tự phục vụ trở thành kỹ năng tự phục vụ thì tôi cho trẻ được thực hành , được trải nghiệm thường xuyên, mọi lúc mọi nơi trong chế độ sinh hoạt hàng ngày của trẻ ở trường mầm non, tôi thường xuyên theo dõi nhắc nhở trẻ thực hiện công việc tự phục vụ của trẻ, nếu trẻ chưa thực hiện tốt tôi hướng dẫn trẻ làm tốt hơn. * Hoạt động đón, trả trẻ: Trong hoạt động đón, trả trẻ tôi không chỉ quan tâm rèn trẻ chào cô giáo, bạn bè,tạm biệt ông bà bố mẹ mà còn đặc biệt chú ý rèn kỹ năng tự phục vụ cho trẻ như: vào đầu năm tôi thường xuyên nhắc nhở cho trẻ tự cất đồ dùng cá nhân vào nơi qui định: cất ba lô, mũ vào ngăn tủ của mình, cất giầy dép vào giá để giầy dép rồi đi vào lớp. Giờ trả trẻ tôi nhắc nhở trẻ tự rửa mặt, rửa tay, sửa sang quần áo, đầu tóc gọn gàng trước khi bố mẹ đến đón, nhắc trẻ lấy đồ dùng cá nhân đeo ba lô, đội mũ, đi giầy dép,ra về. Cứ như vậy qua một thời gian khoảng 1,2 tháng tất cả số trẻ trong lớp tự giác thực hiện không cần phải cô nhắc nhở từ đó trở thành nề nếp thói quen tự phục vụ. * Hoạt động ăn trưa:
File đính kèm:
skkn_mot_so_bien_phap_ren_ky_nang_tu_phuc_vu_cho_tre_mau_gia.docx