SKKN Một số biện pháp rèn kỹ năng sống cho trẻ 5-6 tuổi nhằm giúp trẻ phát triển toàn diện

Trong sáu năm đầu tiên của cuộc đời (Từ 0 đến 6 tuổi) trẻ em nào cũng cần hình thành được một số kỹ năng, kỷ xảo, tri thức kinh nghiệm vững chắc và đầy đủ, cùng với một số thói quen đạo đức theo chuẩn mực của xã hội, đủ cho trẻ có thể cư xử trong cuộc sống hằng ngày, giao tiếp với mọi người và để người khác hiểu mình. Đặc biệt trẻ 5- 6 tuổi rất hiếu động, hay bắt chước, làm theo, trẻ chưa hiểu rõ được hành động của mình đúng hay sai và như thế nào. Vì thế nên tôi luôn đặt ra câu hỏi cần cung cấp cho trẻ những gì và rèn cho trẻ những kỹ năng sống như thế nào để đạt được hiệu quả? Ở đề tài này, tôi đưa ra một số biện pháp rèn kỹ năng sống cho trẻ 5-6 tuổi, nhằm giúp trẻ phát triển toàn diện, đồng thời còn tư vấn cho phụ huynh một số biện pháp rèn kỹ năng sống cho trẻ như thế nào là tốt nhất.
Bản thân tôi là một giáo viên với nhiều năm kinh nghiệm dạy trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi, nắm được những đặc điểm tâm sinh lý của trẻ cũng như tâm lý của phụ huynh, tôi thấy việc rèn kỹ năng sống cho trẻ 5- 6 tuổi trong thời đại ngày nay là một điều hết sức quan trọng. Chính vì thế mà tôi quyết định chọn đề tài: "Một số biện pháp rèn kỹ năng sống cho trẻ 5- 6 tuổi, giúp trẻ phát triển toàn diện". Với đề tài này nhằm hướng đến mục tiêu phát triển, nuôi dưỡng những giá trị sống, làm nền tảng và hình thành những kỹ năng sống tích cực trong trẻ, giúp trẻ cân bằng cuộc sống trên 4 lĩnh vực nền tảng: thể trạng, tâm hồn, trí tuệ và tinh thần và với mong muốn của bản thân là chia sẻ những kinh nghiệm của mình với các bạn đồng nghiệp. Đây là đề tài được áp dụng thực hiện ở lớp, trường tôi đang giảng dạy.
doc 20 trang skmamnonhay 09/10/2024 250
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số biện pháp rèn kỹ năng sống cho trẻ 5-6 tuổi nhằm giúp trẻ phát triển toàn diện", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp rèn kỹ năng sống cho trẻ 5-6 tuổi nhằm giúp trẻ phát triển toàn diện

SKKN Một số biện pháp rèn kỹ năng sống cho trẻ 5-6 tuổi nhằm giúp trẻ phát triển toàn diện
 CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
 Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Đề tài: "MỘT SỐ BIỆN PHÁP RÈN KỸ NĂNG SỐNG CHO TRẺ
 5 - 6 TUỔI, NHẰM GIÚP TRẺ PHÁT TRIỂN TOÀN DIỆN"
 Họ và tên: Võ Thị Uyến
 Chức vụ: Giáo viên
 Đơn vị công tác: Trường Mầm non An Thủy
 Quảng Bình, tháng 5 năm 2015
 2
 Quảng Bình, tháng 05 năm 2014
 Quảng Bình, tháng 5 năm 2014 Trong sáu năm đầu tiên của cuộc đời (Từ 0 đến 6 tuổi) trẻ em nào cũng cần 
hình thành được một số kỹ năng, kỷ xảo, tri thức kinh nghiệm vững chắc và đầy đủ, 
cùng với một số thói quen đạo đức theo chuẩn mực của xã hội, đủ cho trẻ có thể cư xử 
trong cuộc sống hằng ngày, giao tiếp với mọi người và để người khác hiểu mình. Đặc 
biệt trẻ 5- 6 tuổi rất hiếu động, hay bắt chước, làm theo, trẻ chưa hiểu rõ được hành 
động của mình đúng hay sai và như thế nào. Vì thế nên tôi luôn đặt ra câu hỏi cần 
cung cấp cho trẻ những gì và rèn cho trẻ những kỹ năng sống như thế nào để đạt được 
hiệu quả? Ở đề tài này, tôi đưa ra một số biện pháp rèn kỹ năng sống cho trẻ 5-6 tuổi, 
nhằm giúp trẻ phát triển toàn diện, đồng thời còn tư vấn cho phụ huynh một số biện 
pháp rèn kỹ năng sống cho trẻ như thế nào là tốt nhất.
 Bản thân tôi là một giáo viên với nhiều năm kinh nghiệm dạy trẻ mẫu giáo 5 - 6 
 tuổi, nắm được những đặc điểm tâm sinh lý của trẻ cũng như tâm lý của phụ huynh, 
 tôi thấy việc rèn kỹ năng sống cho trẻ 5- 6 tuổi trong thời đại ngày nay là một điều 
 hết sức quan trọng. Chính vì thế mà tôi quyết định chọn đề tài: "Một số biện pháp 
 rèn kỹ năng sống cho trẻ 5- 6 tuổi, giúp trẻ phát triển toàn diện". Với đề tài này nhằm 
 hướng đến mục tiêu phát triển, nuôi dưỡng những giá trị sống, làm nền tảng và hình 
 thành những kỹ năng sống tích cực trong trẻ, giúp trẻ cân bằng cuộc sống trên 4 lĩnh 
 vực nền tảng: thể trạng, tâm hồn, trí tuệ và tinh thần và với mong muốn của bản thân 
 là chia sẻ những kinh nghiệm của mình với các bạn đồng nghiệp. Đây là đề tài được 
 áp dụng thực hiện ở lớp, trường tôi đang giảng dạy.
 2. Phần nội dung:
 2.1. Thực trạng của nội dung cần nghiên cứu:
 Thực hiện nghị quyết của Bộ giáo dục và đào tạo về việc phát động phong trào 
thi đua: "Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực". Hướng dẫn thực 
hiện nhiệm vụ năm học, thực hiện có hiệu quả việc tổ chức các hoạt động giáo dục trẻ 
theo quan điểm giáo dục toàn diện của năm học 2014- 2015. Giáo dục toàn diện trong đó 
giáo dục kỹ năng sống cho trẻ là một vấn đề không thể thiếu được, hình thành ở trẻ các 
phẩm chất mạnh dạn, tự tin trong mọi hoạt động, thân thiện với mọi người xung quanh, 
lễ phép trong giao tiếp ứng xử. Giáo dục kỹ năng sống phải bắt đầu từ nhỏ đến lớn, từ 
những hành vi cá nhân đơn giản nhất, theo đó hình thành tính cách và nhân cách. Trong 
đó nhà trường, lớp học là nơi diễn ra cuộc sống thực của trẻ, do vậy giáo dục kỹ năng 
sống là sản phẩm bắt buột.
 Với việc đưa nội dung rèn kỹ năng sống cho trẻ 5- 6 tuổi, nhằm giúp trẻ phát 
 triển toàn diện trong quá trình rèn thực hiện, bản thân tôi gặp những thuận lợi và khó 
 khăn sau:
 * Thuận lợi:
 Được sự quan tâm, hỗ trợ và chỉ đạo sâu sát của BGH nhà trường, cũng như sự 
đồng tình giúp đỡ của chị em đồng nghiệp.
 Trường được công nhận đạt chuẩn Quốc gia, môi trường luôn được an toàn.
 Cơ sở vật chất của trường khá khang trang, trường có khuôn viên rộng rãi, có 
sân chơi và các loại đồ chơi ngoài trời đầy đủ cho trẻ, vườn trường có bồn hoa cây 
cảnh đảm bảo môi trường xanh - sạch - đẹp.
 4 Vào đầu năm học, tôi đã tiến hành khảo sát trẻ trên lớp để nắm bắt tình hình và 
có kế hoạch rèn kỹ năng sống cho trẻ 5- 6 tuổi, cụ thể kết quả khảo sát như sau:
 Đạt Không đạt
 Nội dung khảo sát
 Số trẻ Tỉ lệ % Số trẻ Tỉ lệ %
 1. Kỹ năng giao tiếp 15 39,5 23 60,5
 2. Kỹ năng thích nghi 18 47,4 20 52,6
 3. Kỹ năng khám phá thế giới xung quanh 20 52,6 26 68,4
 4. Kỹ năng tự chăm sóc bản thân 15 39,5 24 63,1
 5. Kỹ năng tạo niềm vui 15 39,5 23 60,5
 6. Kỹ năng tự bảo vệ 15 39,5 23 60,5
 7. Kỹ năng làm việc đội nhóm 20 52,6 18 47,4
 8. Kỹ năng giải quyết các vấn đề 14 36,8 24 63,1
 * Từ kết quả khảo sát trên tôi rút ra nhiều nguyên nhân sau:
 - Do giáo viên chưa nghiên cứu kỹ các tài liệu hướng dẫn rèn kỹ năng sống cho 
trẻ.
 - Vận dụng các phương pháp giảng dạy và cách lồng ghép các nội dung giáo 
dục kỹ năng sống cho trẻ chưa phù hợp.
 - Do khả năng nhận thức của trẻ không đồng đều.
 - Giữa giáo viên và gia đình chưa có sự thống nhất quan điểm và phương pháp 
giáo dục phù hợp.
 Từ những nguyên nhân trên, bản thân tôi đã lựa chọn, đưa ra các giải pháp để 
thực hiện và đã đem lại kết quả tốt.
 2.2. Các giải pháp 1:
 Giải pháp 1: Xây dựng môi trường gần gũi, thân thiện với trẻ
 Đối với bậc học mầm non thì "trường là nhà, cô là mẹ". Vì vậy, tạo môi trường 
mẫu mực xung quanh trẻ là rất cần thiết: phải có môi trường sư phạm, môi trường 
xanh- sạch- đẹp- thân thiện (có sân vườn, khu thiên nhiên, vườn rau của bé, đồ chơi 
đẹp..). Giáo viên luôn gương mẫu về mọi mặt, nhất là trước mặt trẻ như: ăn mặc, cử 
chỉ, lời nói, tác phong phải nhẹ nhàng đúng mực để trẻ noi theo.
 Ví dụ: Khi giáo viên nói chuyện với nhau dùng từ "tau, mi" trẻ nghe và sẽ bắt 
chước theo. Ngược lại, giáo viên xưng hô đúng mực "bạn, cậu", đó là những lời nói 
đúng để cho trẻ học theo.
 Ngoài ra, lớp học là nơi mà trẻ được tiếp xúc hàng ngày để có tác động tích cực 
kỹ năng sống vào trẻ, nên tôi sắp xếp trang trí lớp sao cho phù hợp, đẹp mắt, hấp dẫn 
lôi cuốn trẻ, làm những đồ dùng đồ chơi gần gũi, quen thuộc, sắp xếp gọn gàng trên 
 6 vì chỉ khi nào trẻ sử dụng ngôn ngữ mẹ đẻ lưu loát thì trẻ mới có cơ hội phát triển 
toàn diện.
 Để khắc phục những hạn chế về giao tiếp cũng như giúp trẻ giao tiếp được tốt, 
tôi thường xuyên nói chuyện với từng trẻ để kích thích trẻ diễn đạt ý tưởng và cảm 
xúc. Muốn vậy, tôi luôn chú ý tới những yếu tố sau:
 - Tạo môi trường giao tiếp và giúp cho trẻ có cảm giác thoải mái, có nhu cầu 
giao tiếp bằng lời. Trong tất cả mọi hoạt động của trẻ, tôi luôn dùng nhiều trò chơi, 
câu đố để kích thích trẻ tham gia, qua đó giúp trẻ giao tiếp được tự nhiên hơn.
 Ví dụ: Trong lớp tôi có chau Trà My rất ít nói, nhút nhát. Vì thế mà tôi thường 
cho bé chơi cùng một nhóm gồm những trẻ mạnh dạn hơn. Trong giờ chơi, tôi cho trẻ 
chơi trò chơi "Đoán tên bạn". Tôi hỏi trẻ: "Cô đang nghĩ về một bạn gái cao, to nhất 
lớp mình, Trà My đoán xem cô đang nghĩ về bạn nào? Tại sao con biết?" Trẻ sẽ nói 
ngay tên bạn đó và vì sao trẻ lại đoán được. Hoặc là tôi cho trẻ tham gia đóng kịch 
cùng các bạn.
 - Ngôn ngữ là cái riêng của mỗi người và nó phát triển rất tự nhiên, do đó mà 
khi giao tiếp sẽ có lúc trẻ nói sai, chúng ta không nên la rầy quát mắng, vì như thế sẽ 
làm cho trẻ không tự tin, sợ nói.
 Muốn giúp trẻ sửa lỗi khi nói, tôi thường đóng vai để dạy trẻ như: Trò chơi bán 
hàng, trò chơi bác sỹ và trò chơi gia đình...Qua đó sẽ giúp trẻ nói theo mẫu của cô và 
của bạn.
 - Để cho trẻ có cảm giác gần gũi và thân thiện, tôi không dùng từ ngữ mang 
tích chất ra lệnh hay sai khiến sẽ làm cho trẻ có cảm giác bị bắt buột, miễn cưỡng phải 
làm việc đó; mà tôi chỉ nói với trẻ nhẹ nhàng, vỗ về trẻ.
 Ví dụ: Tôi nói: "Cô muốn các con cất đồ chơi lên tủ gọn gàng rồi chúng ta cùng 
xuống sân chơi". Không nên dùng câu: "Cất hết đồ chơi đi".
 - Để trẻ có cảm xúc mạnh, có nhu cầu về giao tiếp thì việc dùng đến các con rối 
như các con thỏ bông, gấu bông là rất cần thiết, vì trẻ ở lứa tuổi này rất thích được nói 
chuyện với những con vật gần gũi với trẻ.
 Ví dụ: Trong lớp có bạn Duy ít nói, nhưng khi cô đưa con rối ra để hỏi: "Xin 
chào bạn Duy, bạn đang làm gì vậy? Nhà bạn có mấy người vậy? Nói cho Thỏ bông 
nghe đi!", thì cậu bé Duy sẽ hào hứng trả lời ngay.
 Việc tạo ra một không khí thoải mái, đầm ấm và việc đưa các trò chơi, tạo các 
tình huống, cũng như dùng các con rối trong việc giao tiếp với trẻ là cách giúp trẻ 
giao tiếp tích cực nhất.
 Một kỹ năng nhỏ trong giao tiếp mà lớp tôi đang chủ nhiệm trẻ thể hiện rất hạn 
chế, đó là kỹ năng "văn hoá chào hỏi". Thế nên, ngay từ đầu trẻ đến lớp tôi đã chủ ý 
nhắc nhở trẻ chào mẹ, chào cô, chào bạn. Ví dụ: Nếu trẻ quên hay hoặc không chủ 
động chào tạm biệt mẹ để vào lớp, hoặc chào cô, thì tôi sẽ nói: "Cô chào con, con 
chào tạm biệt mẹ đi nào!", nhằm gây sự chú ý của trẻ đến việc chào hỏi lễ phép. 
 Để giúp trẻ thực hiện tốt kỹ năng này tôi thường làm theo các cách sau:
 8 định....việc này tôi thường lồng ghép vào trong các giờ học, giờ sinh hoạt hằng ngày ở 
lớp.
 Tiếp theo tôi hình thành kỹ năng "thích nghi môi trường". Để giúp trẻ để thích 
nghi với môi trường không có hoạt động nào tốt hơn là hoạt động ngoài trời. Vì vậy 
tôi không bỏ lỡ cơ hội cho trẻ hoạt động ngoài trời hàng ngày. Được ra ngoài trời 
không chỉ là để cho trẻ khám phá môi trường tự nhiên, mà trẻ còn được hít thở không 
khí thiên nhiên, được tắm nắng được thực hiện các vận động chạy, leo trèo, chơi một 
cách tự nhiên trong sân trường. Trẻ có thể nghịch với cát, đất, điều đó giúp cho trẻ 
vừa thoả mãn được tính năng động, vừa nâng cao sức đề kháng. Trong quá trình trẻ 
chơi tôi luôn luôn giám sát để can thiệp khi có dấu hiệu của sự nguy hiểm, đối với sự 
vấp ngã nhẹ của trẻ tôi quan sát để cho trẻ tự đứng lên, điều đó sẽ giúp trẻ mạnh dạn 
và tự tin hơn.
 Ngoài ra tôi còn rèn cho trẻ kỹ năng "thích nghi đám đông", cho trẻ làm quen 
với đám đông phải dựa trên tính cách của trẻ. Nên ngay từ đầu năm học, tôi đã cố 
gắng tìm hiểu với phụ huynh trẻ và qua quan sát trẻ ở lớp để xem trẻ thuộc loại tính 
cách nào, nhằm tư vấn với phụ huynh đưa trẻ đến Trung tâm văn hoá huyện để trẻ 
được chơi, tiếp xúc khi có các cuộc lễ hội, cho trẻ đi xem văn nghệ ở thôn, xã tổ chức, 
cho trẻ đi chợ cùng mẹ...Ngoài ra tôi dạy cho trẻ những thói quen ứng xử với một 
phong cách văn minh, lịch sự như: 
 - Thói quen biết xếp hàng. Đây là thói quen tốt, có văn hoá nơi công cộng.
 Ví dụ: Ở lớp tôi rèn cho trẻ biết xếp hàng rửa tay trước khi ăn, đi vệ sinh và 
sau khi ngủ dậy cất dọn đồ dùng cá nhân.
 - Thói quen biết bỏ rác vào thùng rác: Thùng rác bố trí hợp lý để trẻ bỏ rác và 
tôi thường xuyên quan sát, nhắc nhở trẻ bỏ đúng nơi quy định, qua đó hình thành cho 
trẻ thói quen tốt. 
 - Thói quen biết xin lỗi và cảm ơn: Để trẻ thực hiện tốt thói quen này, tôi 
thường làm gương cho trẻ noi theo, ở lớp bất cứ trường hợp nào và với bất cứ ai 
(trong đó có trẻ) nếu cần nói lời xin lỗi hay cảm ơn tôi thường thể hiện cho trẻ thấy. 
Qua đó, trẻ bắt chước theo và sẽ cảm nhận được một cách tự nhiên các cách ứng xử 
này.
 * Chủ đề "Bản thân", tôi lựa chọn hình thành kỹ năng tự chăm sóc bản thân 
gồm: kỹ năng xúc cơm ăn, tự mặc áo quần, tự chăm lo vệ sinh cá nhân.
 Việc học cách tự chăm sóc bản thân mình là một phần quan trọng trong quá 
trình phát triển nhân cách cá nhân và nhận thức xã hội của trẻ. Vì vậy tôi luôn theo sát 
từng hoạt động của trẻ để khuyến khích, uốn nắn và chỉ dạy cho trẻ. Khi yêu cầu trẻ 
làm một việc gì, cho dù trẻ có làm được hay không tôi luôn động viên sự cố gắng của 
trẻ, khuyến khích trẻ làm lại, không tạo áp lực cho trẻ bằng cách phê bình hoặc làm 
giúp cho trẻ, luôn kiên nhẫn hướng dẫn trẻ thực hiện. Tôi kết hợp các bài học trước, 
trong và sau giờ ăn để trẻ hình thành hành động và thói quen sinh hoạt.
 Ví dụ: - Vào giờ đón và trả trẻ, tôi khuyến khich trẻ tự cởi và mặc áo khoác, 
dép, mũ... đồ dùng các nhân và cất ngăn ngắn vào tủ riêng của mình.
 10

File đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_ren_ky_nang_song_cho_tre_5_6_tuoi_nham.doc