SKKN Một số biện pháp quản lý chỉ đạo thực hiện tốt công tác Phổ cập Giáo dục mầm non cho trẻ năm tuổi tại Trường Mầm non Ea Tung
Phổ cập Giáo dục mầm non cho trẻ em năm tuổi là nhiệm vụ ưu tiên hàng đầu trong giáo dục mầm non nhằm chuẩn bị tốt nhất cho trẻ vào lớp một đối với tất cả các vùng miền trong cả nước.
Việc chăm lo để mọi trẻ em năm tuổi được đến trường, lớp mầm non là trách nhiệm của các cấp, các ngành, của mỗi gia đình và toàn xã hội. Đẩy mạnh xã hội hóa với trách nhiệm lớn hơn của Nhà nước, của xã hội và gia đình để phát triển Giáo dục mầm non.
Đổi mới nội dung chương trình, phương pháp Giáo dục mầm non theo nguyên tắc bảo đảm đồng bộ, phù hợp, tiên tiến, gắn với giáo dục phổ thông, góp phần tích cực cho việc nâng cao chất lượng giáo dục.
Bảo đảm hầu hết trẻ em năm tuổi ở mọi vùng miền được đến lớp để thực hiện chăm sóc, giáo dục 2 buổi/ngày, đủ một năm học, nhằm chuẩn bị tốt về thể chất, tình cảm, thẩm mỹ, tiếng Việt và tâm lý sẵn sàng đi học, bảo đảm chất lượng để trẻ em vào lớp một.
Việc chăm lo để mọi trẻ em năm tuổi được đến trường, lớp mầm non là trách nhiệm của các cấp, các ngành, của mỗi gia đình và toàn xã hội. Đẩy mạnh xã hội hóa với trách nhiệm lớn hơn của Nhà nước, của xã hội và gia đình để phát triển Giáo dục mầm non.
Đổi mới nội dung chương trình, phương pháp Giáo dục mầm non theo nguyên tắc bảo đảm đồng bộ, phù hợp, tiên tiến, gắn với giáo dục phổ thông, góp phần tích cực cho việc nâng cao chất lượng giáo dục.
Bảo đảm hầu hết trẻ em năm tuổi ở mọi vùng miền được đến lớp để thực hiện chăm sóc, giáo dục 2 buổi/ngày, đủ một năm học, nhằm chuẩn bị tốt về thể chất, tình cảm, thẩm mỹ, tiếng Việt và tâm lý sẵn sàng đi học, bảo đảm chất lượng để trẻ em vào lớp một.
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp quản lý chỉ đạo thực hiện tốt công tác Phổ cập Giáo dục mầm non cho trẻ năm tuổi tại Trường Mầm non Ea Tung", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp quản lý chỉ đạo thực hiện tốt công tác Phổ cập Giáo dục mầm non cho trẻ năm tuổi tại Trường Mầm non Ea Tung
Đề tài: Một số biện pháp quản lý chỉ đạo thực hiện tốt công tác phổ cập Giáo dục Mầm non cho trẻ em năm tuổi tại trường Mầm non Ea Tung. phủ ra Quyết định số: 239/QĐ-TTg ngày 09 tháng 02 năm 2010 Phê duyệt Đề án Phổ cập Giáo dục mầm non cho trẻ em năm tuổi giai đoạn 2010- 2015, đồng thời đã ban hành các chính sách hỗ trợ đặc biệt ưu tiên cho trẻ em năm tuổi, từ chế độ hỗ trợ ăn trưa cho mỗi bé 120.000 đồng/tháng, hỗ trợ sách vở, đồ dùng học tập và các chính sách đãi ngộ khác nhưng công tác huy động trẻ đến trường, công tác điều tra Phổ cập Giáo dục mầm non cho trẻ em năm tuổi nơi tôi công tác đạt kết quả chưa cao, cũng vì điều kiện gia đình, vì cuộc sống mưu sinh, mà những ông bố bà mẹ vẫn nay đây, mai đó và đành gác lại việc đến trường của các bé. Bởi lẽ họ suy nghĩ rất đơn giản “không có cơm ăn áo mặc thì con người sẽ không sống được, không có chữ con người vẫn sống bình thường, không đi học mẫu giáo thì đến tuổi vẫn vào học lớp Một vậy thôi”, vì nhận thức về công tác Phổ cập Giáo dục mầm non cho trẻ em năm tuổi chưa thật đầy đủ, chưa thật sâu sắc của một bộ phận trong Ban chỉ đạo Phổ cập, của người dân, cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên, người phụ trách công tác phổ cập. Chính vì vậy tôi đã chọn đề tài “Một số biện pháp quản lý chỉ đạo thực hiện tốt công tác Phổ cập Giáo dục mầm non cho trẻ năm tuổi tại trường Mầm non Ea Tung” 2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài: 2.1. Mục tiêu của đề tài: Tìm hiểu lý do tại sao công tác huy động trẻ đến trường đạt tỷ lệ chưa cao, cụ thể là trẻ 2-3 tuổi, 3-4 tuổi và 4-5 tuổi, công tác điều tra còn gặp nhiều khó khăn trong khi đi điều tra, cập nhật thông tin, viết phiếu, nhập số liệu, thống kê từ đó tìm ra một số biện pháp để thực hiện tốt công tác Phổ cập Giáo dục Mầm non cho trẻ em năm tuổi tại trường Mầm non Ea Tung, xã Ea Na, huyện Krông Ana. 2.2. Nhiệm vụ của đề tài: Giúp phụ huynh, đặc biệt là người đồng bào dân tộc thiểu số và những gia đình di cư dân tự do sống rải rác ở các vùng các xa các điểm trường, biết được Người thực hiện: Tống Thị Huyền Trâm - Trường Mầm non Ea Tung 2 Đề tài: Một số biện pháp quản lý chỉ đạo thực hiện tốt công tác phổ cập Giáo dục Mầm non cho trẻ em năm tuổi tại trường Mầm non Ea Tung. II. PHẦN NỘI DUNG: 1. Cơ sở lý luận: Phổ cập Giáo dục mầm non cho trẻ em năm tuổi là nhiệm vụ ưu tiên hàng đầu trong giáo dục mầm non nhằm chuẩn bị tốt nhất cho trẻ vào lớp một đối với tất cả các vùng miền trong cả nước. Việc chăm lo để mọi trẻ em năm tuổi được đến trường, lớp mầm non là trách nhiệm của các cấp, các ngành, của mỗi gia đình và toàn xã hội. Đẩy mạnh xã hội hóa với trách nhiệm lớn hơn của Nhà nước, của xã hội và gia đình để phát triển Giáo dục mầm non. Đổi mới nội dung chương trình, phương pháp Giáo dục mầm non theo nguyên tắc bảo đảm đồng bộ, phù hợp, tiên tiến, gắn với giáo dục phổ thông, góp phần tích cực cho việc nâng cao chất lượng giáo dục. Bảo đảm hầu hết trẻ em năm tuổi ở mọi vùng miền được đến lớp để thực hiện chăm sóc, giáo dục 2 buổi/ngày, đủ một năm học, nhằm chuẩn bị tốt về thể chất, tình cảm, thẩm mỹ, tiếng Việt và tâm lý sẵn sàng đi học, bảo đảm chất lượng để trẻ em vào lớp một. 2. Thực trạng: Trường Mầm Non Ea Tung được thành lập từ năm 1992 theo quyết định số: 28/ QĐ-UB ngày 01 tháng 08 năm 1992 của UBND Huyện Krông Ana. Theo tờ trình ngày 23 tháng 07 năm 1992 của Phòng GD&ĐT. Điểm trường chính tại thôn Ea Tung, địa bàn trường quản lý là 1 Buôn Drai và 3 thôn gồm Tân Lập, Tân Thắng, Ea Tung, thuộc xã Ea Na. Tổng số hộ dân 3 thôn và 1 buôn là 1060 hộ, 30 % là hộ đồng bào dân tộc tại chỗ. Đời sống nhân dân chủ yếu là mùa vụ, vật nuôi cây trồng. Nhân dân có truyền thống hiếu học từ nhiều miền quê, nhiều dân tộc như: Kinh, Ê Đê, Khơ Me, Nùng. Người thực hiện: Tống Thị Huyền Trâm - Trường Mầm non Ea Tung 4 Đề tài: Một số biện pháp quản lý chỉ đạo thực hiện tốt công tác phổ cập Giáo dục Mầm non cho trẻ em năm tuổi tại trường Mầm non Ea Tung. Địa bàn xã rộng, kinh tế nhân dân trong các thôn, buôn còn gặp nhiều khó khăn về kinh tế. Một số người dân nhận thức về sự nghiệp giáo dục nhất là Giáo dục Mầm non còn hạn chế. Công tác quản lý hộ tịch, hộ khẩu của địa phương còn lỏng lẻo. Cán bộ phụ trách công tác phổ cập không ổn định, thay đổi hàng năm gây ảnh hưởng trong việc quản lý và hoàn thiện hồ sơ. 2.2. Thành công - hạn chế: Thành công: Sau khi áp dụng một số biện pháp quản lý chỉ đạo thực hiện tốt công tác Phổ cập Giáo dục mầm non cho trẻ năm tuổi tại trường Mầm non Ea Tung tôi nhận thấy có những thành công như sau: Nhận thức của nhân dân địa phương, cán bộ, giáo viên, học sinh và phụ huynh về công tác Phổ cập Giáo dục ngày càng đúng đắn hơn, đặc biệt là nhận thức được tầm quan trọng của Giáo dục Mầm non đối với sự phát triển toàn diện của trẻ. Đã có sự phối hợp chặt chẽ giữa cán bộ phụ trách Phổ cập đối với lãnh đạo, giáo viên các trường tại địa phương nhằm cùng hoàn thành tốt nhiệm vụ chung là Phổ cập giáo dục Mầm non cho trẻ em năm tuổi của xã nhà. Công tác thực hiện Phổ cập giáo dục Mầm non cho trẻ em năm tuổi tại nhà trường ngày một hoàn thành tốt hơn, điều tra, viết phiếu, cập nhật thông tin, đối chiếu, kiểm trangày một chính xác hơn, mức độ sai sót ngày một giảm rõ rệt. Tỉ lệ huy động trẻ đến trường ngày càng nâng cao, trẻ được chăm sóc và giáo dục theo chương trình Giáo dục Mầm non hiện hành, tỉ lệ trẻ hoàn thành chương trình cao hơn. Hạn chế: Sự lãnh đạo, chỉ đạo của Ban chỉ đạo phổ cập chưa kịp thời. Người thực hiện: Tống Thị Huyền Trâm - Trường Mầm non Ea Tung 6 Đề tài: Một số biện pháp quản lý chỉ đạo thực hiện tốt công tác phổ cập Giáo dục Mầm non cho trẻ em năm tuổi tại trường Mầm non Ea Tung. Được sự tin tưởng, động viên, giúp đỡ tận tình của Ban giám hiệu nhà trường, phụ huynh học sinh đã tạo điều kiện thuận lợi trong suốt quá trình nghiên cứu đề tài. Ban giám hiệu nhà trường tạo mọi điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện, áp dụng đề tài nghiên cứu trong công tác quản lý. Học sinh ngoan, có nề nếp tốt. Cô có trình độ chuẩn và trên chuẩn, kiến thức tương đối về công tác Phổ cập Giáo dục Mầm non cho trẻ năm tuổi, được tham dự các buổi tập huấn chuyên đề do các cấp tổ chức. Nguyên nhân của hạn chế: Phụ huynh học sinh chưa nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng của giáo dục Mầm non, hoàn cảnh gia đình còn nhiều khó khăn, chưa quan tâm đúng mức đến việc đến trường Mầm non của con em mình. 2.5. Phân tích, đánh giá các vấn đề về thực trạng mà đề tài đã đặt ra. Khi được phân công phụ trách công tác phổ cập và tiếp cận với hồ sơ phổ cập tôi nhận thấy tỷ lệ huy động trẻ đến trường thấp so với số liệu điều tra, cập nhật phiếu không đầy đủ thông tin, viết sai, tẩy xóa nhiều, hệ thống hồ sơ sắp xếp chưa khoa học và tìm hiểu nguyên nhân tại sao tỷ lệ trẻ đến trường còn thấp so với phiếu điều tra, tại sao phiếu viết sai nhiều, cập nhật không đầy đủ thông tin để từ đó có biện pháp phù hợp cho công tác quản lý chỉ đạo thực hiện Phổ cập Giáo dục mầm non trẻ em năm tuổi đạt kết quả cao hơn. Người thực hiện: Tống Thị Huyền Trâm - Trường Mầm non Ea Tung 8 Đề tài: Một số biện pháp quản lý chỉ đạo thực hiện tốt công tác phổ cập Giáo dục Mầm non cho trẻ em năm tuổi tại trường Mầm non Ea Tung. Cán bộ, giáo viên, nhân viên, phụ huynh, các ban ngành và người dân chưa nhận thức đúng đắn và sâu sắc về công tác Phổ cập Giáo dục mầm non cho trẻ em năm tuổi. Cán bộ phụ trách công tác phổ cập là công tác kiêm nhiệm nên chỉ tranh thủ thời gian làm việc, thiết bị phục vụ công tác phổ cập còn thiếu. Vì vậy tôi đã nghiên cứu và tìm ra một số biện pháp quản lý chỉ đạo thực hiện công tác phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ năm tuổi tại trường Mầm non Ea Tung. 3. Giải pháp, biện pháp: Biện pháp 1: Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến nhiệm vụ Phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em năm tuổi. Biện pháp 2: Tăng cường huy động tối đa trẻ em năm tuổi đến trường, lớp Biện pháp 3: Đổi mới nội dung chương trình, phương pháp chăm sóc giáo dục trẻ. Biện pháp 4: Xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý. Biện pháp 5: Đẩy mạnh công tác xã hội hóa công tác Phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ năm tuổi. Biện pháp 6: Tạo điều kiện thuận lợi cho cán bộ, giáo viên, nhân viên trong công tác điều tra. 3.1. Mục tiêu của giải pháp, biện pháp: Mục tiêu của các giải pháp, biện pháp nhằm thực hiện tốt công tác phổ cập Giáo dục Mầm non cho trẻ em năm tuổi tại trường Mầm non Ea Tung. 3.2. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp, biện pháp: Biện pháp 1: Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến nhiệm vụ Phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em năm tuổi. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức, trách nhiệm cho các cấp, ban ngành, gia đình và cộng đồng về chủ trương, mục đích, ý nghĩa của Người thực hiện: Tống Thị Huyền Trâm - Trường Mầm non Ea Tung 10 Đề tài: Một số biện pháp quản lý chỉ đạo thực hiện tốt công tác phổ cập Giáo dục Mầm non cho trẻ em năm tuổi tại trường Mầm non Ea Tung. Vận động, kêu gọi các mạnh thường quân hỗ trợ sách vở, đồ dùng học tập cho trẻ, đặc biệt là trẻ người đồng bào dân tộc thiểu số. Đối với các lớp ở điểm lẻ không có điều kiện tổ chức bán trú tại trường, vận động phụ huynh đưa cơm tới trường hoặc nấu cơm ở điểm chính và đưa cơm tới điểm lẻ, phụ huynh thay nhau nấu cơm hàng ngày cho trẻ Đảm bảo tốt thông tin hai chiều, giáo viên phải luôn gần gũi trẻ, tạo được niềm tin của phụ huy nh, hiểu được tâm tư nguyện vọng của phụ huynh. Tạo môi trường thân thiện, mới lạ cả trong và ngoài lớp học, xanh, sạch, đẹp, an toàn kích thích sự tò mò thích được đi học của trẻ. Tổ chức các hội thi “Bé với dân ca, trò chơi dân gian”, “Bé thông minh”, “Bé tập làm nội trợ”, “Gia đình sức khỏe trẻ thơ”, “Giao lưu tiếng Việt” cho trẻ người dân tộc tổ chức tốt các ngày lễ hội để trẻ được trải nghiệm, tạo hứng thú cho trẻ đến trường, lớp. Giáo viên phải yêu thương, gần gũi, tôn trọng trẻ để trẻ xem cô như người mẹ thứ hai, luôn cư xử với trẻ bằng thái độ ân cần, niềm nở, đối xử công bằng, tránh sự thiên vị với trẻ, luôn tạo tâm thế thoải mái, tin cậy, mong muốn chia sẻ, biết cách lắng nghe, tôn trọng ý kiến, kiên nhẫn chờ đợi, tạo mọi cơ hội cho trẻ được trải nghiệm, được nói lên những mong muốn của mình. Không dùng mệnh lệnh, không hù dọa, đánh trẻ mà phải thường xuyên động viên khuyến khích, tuyên dương nêu gương trẻ. Đặc biệt quan tâm đến trẻ khuyết tật hòa nhập, trẻ người dân tộc thiểu số khuyến khích trẻ tới trường. Thực đơn phải được thay đổi thường xuyên, phong phú, chế biến món ăn phải thật sự hấp dẫn lôi cuốn tạo tâm thế thoải mái trong khi ăn, ngủ, giáo dục trẻ biết lợi ích của ăn uống đầy đủ chất, không ép nạt bắt trẻ ăn gây cảm giác sợ sệt dẫn đến trẻ không muốn đi học. Biện pháp 3: Đổi mới nội dung chương trình, phương pháp chăm sóc giáo dục trẻ. Người thực hiện: Tống Thị Huyền Trâm - Trường Mầm non Ea Tung 12
File đính kèm:
- skkn_mot_so_bien_phap_quan_ly_chi_dao_thuc_hien_tot_cong_tac.doc