SKKN Một số biện pháp phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi

Trong những năm học vừa qua, bộ giáo dục và đào tạo đã chỉ đạo và triển khai các kế hoạch phòng chống tai nạn thương tích tới các trường học để thực hiện nghiêm túc có hiệu quả: “Chính sách quốc gia phòng, chống tai nạn thương tích”. Tôi thấy vô cùng thiết thực, đó là một hướng mở mới cho việc phòng chống tai nạn thương tích đảm bảo an toàn cho trẻ tại các cơ sở trường học. Năm học này tôi được phân công dạy lớp mẫu giáo 5-6 tuổi, đây là lứa tuổi lớn nhưng rất khó bảo. Lứa tuổi mà trẻ luôn hiếu động, thích chạy nhảy, thích. Một số biện pháp phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ mẫu giáo5-6 tuổi” trèo, nghịch nước, thích khám phá thế giới,.. tuy nhiên những việc đó lại nằm ngoài ranh giới an toàn đối với trẻ. Vậy làm thế nào để loại bỏ hoặc giảm tối đa các yêu tố, nguy cơ gây tai nạn thương tích cho trẻ để trẻ có thể vô tư chơi đùa thỏa thích, tạo điều kiện để trẻ phát triển toàn diện về tinh thần cũng như thể chất, mà không phải lo ngại đến bất cứ nguy cơ mất an toàn nào, để cha mẹ trẻ yên tâm khi giao con cho chúng tôi,lại đáp ứng được mục tiêu giáo dục của Bộ GD và ĐT, điều đó khiến tôi luôn băn khoăn, trăn trở. Chính vì vậy tôi đã chọn đề tài: “Một số biện pháp phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi” để làm đề tài sáng kiến kinh nghiệm cho năm học 2019-2020 này.
docx 20 trang skmamnonhay 14/02/2025 2091
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số biện pháp phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi

SKKN Một số biện pháp phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi
 “Một số biện pháp phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ mẫu giáo5-6 tuổi” trèo, 
nghịch nước, thích khám phá thế giới,.. tuy nhiên những việc đó lại nằm ngoài 
ranh giới an toàn đối với trẻ. Vậy làm thế nào để loại bỏ hoặc giảm tối đa các yêu 
tố, nguy cơ gây tai nạn thương tích cho trẻ để trẻ có thể vô tư chơi đùa thỏa thích, 
tạo điều kiện để trẻ phát triển toàn diện về tinh thần cũng như thể chất, mà không 
phải lo ngại đến bất cứ nguy cơ mất an toàn nào, để cha mẹ trẻ yên tâm khi giao 
con cho chúng tôi,lại đáp ứng được mục tiêu giáo dục của Bộ GD và ĐT, điều đó 
khiến tôi luôn băn khoăn, trăn trở. Chính vì vậy tôi đã chọn đề tài: “Một số biện 
pháp phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi” để làm đề tài 
sáng kiến kinh nghiệm cho năm học 2019-2020 này.
2. Mục đích nghiên cứu: Một số biện pháp phòng chống tai nạn thương tích.
3. Đối tượng nghiên cứu: Một số biện pháp phòng chống tai nạn thương tích 
cho trẻ mẫu giáo lớn 5-6 tuổi.
4. Đối tượng khảo sát:
 Đề tài này được nghiên cứu thực hiện trên 31 trẻ tại lớp 5 tuổi A2 ( 16 trẻ trai, 
15 trẻ gái) tại trường mầm non Châu Sơn - Ba Vì - Hà Nội
5. Phương pháp nghiên cứu
 Phương pháp nghiên cứu lý luận
 Phương pháp điều tra, quan sát tự nhiên
 Phương pháp thực nghiệm sư phạm.
 Phương pháp kiểm tra, đánh giá.
 Phương pháp động viên, khuyến khích
6. Phạm vi nghiên cứu và kế hoạch nghiên cứu
 Phạm vi nghiên cứu: Trẻ 5-6 tuổi lớp mẫu giáo lớn A2 - trường mầm non Châu 
Sơn
 Thời gian nghiên cứu: Để hoàn thành đề tài này tôi nghiên cứu đề cương và 
áp dụng các biện pháp từ tháng 09/2019 đến tháng 06/2020.
7. Số liệu điều tra trước khi thực hiện:
 Trước tiên, khi khảo sát cơ sở vật chất của lớp tôi thấy nền nhà có chỗ bị phồng 
gạch do nền đất bị cựa, một số ô cửa kính bị vỡ, nứt, bóng đèn tuýp có 2 cái bị 
cháy.
 Tiếp theo, dựa vào thông tư 02/2010/TT - BGDĐT ( kèm theo thông tư 
34/2013/TT - BGDĐT sửa đổi bổ sung) tôi khảo sát 70/100 bộ đồ dùng đồ chơi 
phục vụ công tác chăm sóc giáo dục thiết thực với trẻ trẻ mà lớp tôi có. Tất cả 
những đồ dùng đó nếu không được sửa chữa kịp thời rất dễ gây nguy hiểm cho trẻ 
khi trẻ đến lớp.
 Ngoài ra, tôi khảo sát nhận thức, kỹ năng xử lý tình huống và tính cách của 
31/31 trẻ trong lớp được số liệu như sau:
 2/21 “Một“Một sốsố biệnbiện pháppháp phòngphòng chốngchống taitai nạnnạn thươngthương tíchtích chocho trẻtrẻ mẫumẫu giáo5-6giáo5-6 tuổi”tuổi” 
trọng, giáo viên cần xây dựng hoạt động thông qua quá trình phát triển tâm lý trẻ, 
đặc biệt là quá trình nhận thức của trẻ.
 Trẻ mẫu giáo nói chung, khả năng ghi nhớ không bền vững nên cần được 
làm quen với nội dung học ở mọi lúc mọi nơi và phải được lặp lại nhiều lần. Chính 
vì thế trước hết giáo viên cần trang bị cho bản thân những hiểu biết chính xác về 
tai nạn thương tích (khái niệm, nguyên nhân, cách phòng tránh, cách xử lý...) để 
từ đó giáo viên tích hợp, lồng ghép một cách hợp lý vào tất cả các hoạt động trong 
ngày của trẻ một cách hợp lí, đúng cách, đúng yêu cầu.
 Trong thực tế hàng ngày trẻ được tiếp xúc, được tham gia rất nhiều các hoạt 
động trong trường, ở mọi nơi như trong lớp, ngoài sân trường hay chính những 
thời gian ở gia đình. Nói một cách khác nhu cầu hàng ngày của trẻ là học tập và 
vui chơi ở mọi nơi, mọi lúc. Nhưng trẻ chỉ biết rằng mình thích chơi theo cách của 
mình, điều này rất nguy hiểm bởi trẻ chưa hiểu những yếu tố bên ngoài có thể gây 
nguy hại cho bản thân trẻ. Chính vì thế một nhiệm vụ quan trọng của trường mầm 
non là trang bị cho trẻ những hiểu biết về tai nạn thương tích cũng như cách phòng 
tránh tai nạn thương tích. Để trẻ tiếp thu được những kiến thức đó, giáo viên cần 
nắm bắt được đặc điểm tâm sinh lý trẻ, môi trường sống xung quanh trẻ cũng như 
cách truyền đạt những kiến thức về cách phòng, chống tai nạn thương tích ở mọi 
lúc mọi nơi cho trẻ. Chỉ có như vậy, trẻ mới có thể có những cách xử lý tốt nhất 
trong việc tự bảo vệ bản thân cho mình và cho bạn trong mọi tình huống cụ thể.
2. Thực trạng vấn đề
a. Thuận lợi
 Được sự quan tâm của ban giám hiệu, lãnh đạo cấp trên thường xuyên quan 
tâm, khắc phục mọi khó khăn về cơ sở vật chất cho lớp
 Ban giám hiệu nhà trường tổ chức các buổi tập huấn, cung cấp các kiến thức 
về kỹ năng phòng, chốn g và cách xử lý khi xảy ra tai nạn thương tích và cung cấp 
đầy đủ các tài liệu về cách phòng chống tai nạn thương tích cho giáo viên, nhân 
viên trong nhà trường
 Nhâ viên y tế trong nhà trường có trình độ và kiến thức đạt chuẩn về sơ cứu 
cấp cứu ban đầu. Phòng y tế được trang bị đầy đủ các dụng cụ sơ cứu, cấp cứu và 
xử trí ban đầu...
 Bản thân tôi luôn bình tĩnh, biết cách sử lý một số tình huống linh hoạt trong 
việc chăm sóc, giáo dục trẻ.
 Phụ huynh tin tưởng tuyệt đối khi cho con đến lớp.
b. Khó khăn
 4/21 “Một“Một sốsố biệnbiện pháppháp phòngphòng chốngchống taitai nạnnạn thươngthương tíchtích chocho trẻtrẻ mẫumẫu giáo5-6giáo5-6 tuổi”tuổi” bồi 
dưỡng về cách phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ do Phòng tổ chức, nhà 
trường tổ chức như: chuyên đề về phòng cháy chữa cháy, về phòng chống bắt cóc, 
phòng chống đuối nước, xâm hại cơ thể, hóc sặc...cho cán bộ giáo viên toàn trường. 
Tôi đã tham gia đầy đủ chăm chỉ tiếp thu những kiến thức về cách phòng, chống 
tai nạn thương tích cũng như cách xử lý các tình huống cụ thể.
 Bên cạnh đó tôi đã xây dựng, tìm tòi và nghiên cứu các sách báo,tài liệu, sản 
phẩm truyền thông chính thức về kỹ năng xử trí, kỹ năng phòng chống tai nạn 
thương tích cho trẻ mầm non, hay tôi truy cập tìm hiểu tài liệu ở các website về 
cách phòng chống tai nạn thương tích trên mạng
 Từ những nguồn tài liệu và những thông tin thực tế thu thập được, tôi đều đọc 
kỹ để hiểu rõ, trong các buổi sinh hoạt chuyên môn tôi đưa các vấn đề liên quan 
đến cách phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ để giáo viên trong khối cùng 
thảo luận, chia sẻ với nhau, tôi nhanh tay ghi chép lại các nội dung bổ ích, ý kiến 
tham luận của mọi người trong buổi sinh hoạt về những kiến thức mà tôi chưa biết, 
và học tập kinh nghiệm của giáo viên lớn tuổi. Sau đó lên kế hoạch và kết hợp với 
giáo viên cùng lớp tổ chức thực hành lại các cách xử trí một số tai nạn thương tích 
hay gặp ở trẻ , cũng như các biện pháp phòng chống cháy nổ, đuối nước, xâm hại 
cơ thể trẻ.... kết hợp với việc cho trẻ tham gia thực hành cùng cô. Từ đó đưa ra các 
biện pháp, giải pháp và kinh nghiệm để có thể xử lý tốt khi có tình huống bất ngờ 
xảy ra đối với trẻ.
 Ví dụl: Cách xử lý khi trẻ bị dị vật mũi do bạn nhét đoạn bút màu vào mũi:
 Tôi quan sát kỹ vị trí bút màu đang ở trong mũi, không cho trẻ tự lấy tay móc 
ra hay tự hỉ ra vì rất có thể trẻ sẽ hít vào làm đoạn bút màu sẽ vào sâu thêm. Sau 
đó tôi đưa trẻ đến phòng y tế để nhâ n viên y tế dùng banh gắp dị vật ra, nếu vị trí 
quá sâu mà nhân viên y tế không gắp ra được tôi lập tức cho trẻ đến bệnh viện để 
các bác sĩ can thiệp, tránh để dị vật ở trong mũi quá lâu, gây mất an toàn cho trẻ 
trong việc hô hấp.
 Ví dụ 2: Cách xử lý khi trẻ bị ngã gãy tay, chân:
 Việc đầu tiên tôi quan sát vết thương để nhận biết tổn thương có thể là gãy hay 
chệch khớp, bong gân. Tôi và giáo viên cùng lớp gọi ngay nhân viên y tế đến để 
xử lý vết thương cho trẻ. Nếu nhân viên bận việc không có ở trường có thể tôi sẽ 
sử lý như sau: Với vết thương hở chảy máu tôi rửa sạch vết thương bằng cồn 
betalin, cồn 70 độ hoặc nước sạch và lấy băng gạc, miếng vải sạch để thực hiện sơ 
cứu cầm máu ban đầu sau đó đưa đến cơ sở y tế để kiểm tra và điều trị. Nếu vết 
thương không hở nhưng trẻ có hiện tượng tê,
 6/21 “Một số biện pháp phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ mẫu giáo5-6 tuổi” sử 
dụng ghế, khi cho trẻ lấy, cất ghế lần lượt tránh để trẻ nghịch ghế, khi không sử 
dụng cất vào kho ngăn lắp.
 Các loại hột hạt nhỏ, những chiếc kéo, bút chì là những đồ dùng mà trẻ 5 
tuổi thường xuyên sử dụng, nhưng cũng là nguyên nhân gây nhiều tai nạn thương 
tích như trẻ lấy hột hạt để nhét vào mũi, vào tai mình và bạn, hay dùng kéo cắt tóc, 
bút chọc vào người nhau... Nếu không để ý có thể gây ra những tai nạn không đáng 
có. Chính vì thế tôi tiến hành phân loại các loại hạt to, hạt nhỏ, kéo, bút của trẻ, để 
riêng vào những chiếc hộp có nắp đậy. Khi trẻ cần sử dụng đến các vật dụng đó 
tôi và giáo viên cùng lớp luôn giám sát chặt trẻ để đảm bảo an toàn tuyệt đối cho 
trẻ.
 Với những bức tranh tuyên truyền các phòng tránh tai nạn thương tích trong 
và ngoài lớp tôi và trẻ cùng nhau làm sẽ giúp trẻ cảm thấy thân quen, hứng thú và 
ghi nhớ rất sâu sắc về những hình ảnh đó giáo dục điều gì.
 Bên cạnh đó, việc rà soát về môi trường ngoài lớp học cũng vô cùng quan 
trong việc đảm bảo an toàn cho trẻ, tránh xảy ra tai nạn thương tích. Ngay từ đầu 
tôi kết hợp với các đồng chí trong ban giám hiệu kiểm tra mức độ an toàn của vị 
trí, đồ chơi ngoài trời để sửa chữa, loại bỏ những đồ chơi có nguy cơ gây mất an 
toàn đối với trẻ. Trước khi cho trẻ tham gia các hoạt động bên ngoài lớp học tôi và 
giáo viên cùng lớp luôn thay nhau đi kiểm tra những ví trí chơi, có bị ướt, trơn 
trượt không? Và chuẩn bị những đồ dùng học tập ngoài trời, sắp xếp cho trẻ chơi 
theo nhóm để trẻ hoạt động ngoài trời được an toàn tuyệt đối.
 Khi đã xây dựng được môi trường lớp học đảm bảo an toàn nhưng vẫn mang 
tính thẩm mỹ, tôi luôn yên tâm tổ chức tất cả các hoạt động trong và ngoài lớp học 
của trẻ. Trong một ngày trẻ không bị bỏ xót một hoạt động nào nhưng hiệu quả an 
toàn tuyệt đối luôn được đảm bảo.
 5.3 Biện pháp 3: Xác định và có phương pháp giáo dục đặc biệt đối với những 
trẻ hiếu động, khó bảo
 Đề ra mục tiêu trong năm học này đảm bảo an toàn tuyệt đối không để 
trường hợp tai nạn thương tích nào xảy ra đối với 100 % trẻ. Nhưng tính hiếu động 
của trẻ là rất cao, không chỉ ở trẻ trai mà trẻ gái cũng rất nghịch ngợm, khó bảo 
nên trong các hoạt động các con dễ gây ra tai nạn thương tích cho mình và cho 
bạn. Chính vì lẽ đó nên tôi phải có những phương pháp giáo dục đặc biệt đến trẻ, 
giúp trẻ nề nếp hơn, giảm tính hiếu động để tránh gây tai nạn thương tích
 Việc làm đầu tiên, tôi và giáo viên cùng lớp giành thời gian và để hiểu rõ nắm 
được tính cách của từng bạn trong lớp và sàng lọc xác định được có 12 trẻ
 “Một số biện pháp phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ mẫu giáo5-6 tuổi” có 
tính cách trầm, hiền, dễ bảo; 19 trẻ thích chạy nhảy hiếu động và đặc biệt là khó 
 8/21 hơn, những trẻ hiếu động cũng đã ngoan, bớt nghịch ngợm, đánh nhau và biết kiềm 
chế các cảm xúc tiêu cực khi được nhắc nhở. Trong suốt một nam học trẻ lớp tôi 
không có tình trạng tai nạn thương tích xảy ra.
5.4. Biện pháp 4: Tổ chức hoạt động dạy trẻ phòng chống tai nạn thương tích 
bằng những tình huống cụ thể.
 Đa số trẻ thường tỏ ra rất hốt hoảng và lo lắng, mất bình tĩnh khi xảy ra tai nạn 
thương tích nên việc tổ chức cho trẻ hoạt động nhóm, tăng cường hoạt động trải 
nghiệm trên các tình huống cụ thể cô tạo ra để trẻ đưa ra các cách xử lý tình huống 
cụ thể sẽ đạt hiệu quả cao. Từ những suy nghĩ tìm cách xử lý ở các tình huống cụ 
thể mà nhóm mình được bàn bạc và đưa ra giúp trẻ dần có kỹ năng suy đoán, biết 
áp dụng những kiến thức kinh nghiệm mình đã có để tìm cách giải quyết. Từ đó 
trẻ có thể bình tĩnh vận dụng xử lý ở những tình huống khác trong thực tế hàng 
ngày mà trẻ gặp.
 Để thực hiện được biện pháp này tôi đã thực hiện theo các bước như sau:
 + Chọn các nội dung giáo dục kỹ năng phù hợp với trẻ để lấy làm tiêu chí xây 
dựng các tình huống như: kỹ năng tự bảo vệ bản thân, kỹ năng phòng chống đuối 
nước, kỹ năng nhận biết người lạ.... và kỹ năng làm việc nhóm.
 + Xây dựng các tình huống phù hợp với trẻ và gợi ý cho trẻ tìm các cách giải 
quyết.
 + Giúp trẻ khái quát và đưa ra cách thức giải quyết, thực hiện cho trẻ trải nghiệm 
các tình huống.
 Việc xây dựng các tình huống cho trẻ trải nghiệm giúp tôi có cơ hội quan sát 
cách xử lý của trẻ và đánh giá mức độ nhận thức của trẻ đến đâu để có biện pháp 
tác động kịp thời. Mặt khác còn giúp cho tôi có thêm biện pháp mới trong việc 
giáo dục trẻ.
 Ví dụ 1: Tôi tạo ra các tình huống cụ thể bằng các hình ảnh mô phỏng như sau:
 + Tình huống 1 :Trong giờ học tạo hình bạn Tiến Lâm lấy kéo cắt tóc bạn nữ 
bên cạnh
 + Tình huống 2: Trong giờ học toán bạn Hoàng Ân đẩy mạnh vào tay bạn Hương 
làm bạn bị đau
 + Tình huống 3: Các bạn Bảo Lâm, Phong, Châu Anh rủ nhau ra bờ sông chơi
 + Tình huống 4: Bạn Diệu Linh cho người lạ đụng vào người khi họ cho bạn 
Diệu Linh bim bim
 Cách giải quyết: + Cho trẻ các nhóm suy nghĩ 5 phút để tìm ra cách gải quyết 
+ Cho từng nhóm nên nói về cách giải quyết của nhóm mình, nhóm khác có thể 
bổ sung hoặc đưa ra cách giải quyết khác.
 10/21

File đính kèm:

  • docxskkn_mot_so_bien_phap_phong_chong_tai_nan_thuong_tich_cho_tr.docx
  • pdfSKKN Một số biện pháp phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi.pdf