SKKN Một số biện pháp phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ 5- 6 tuổi ở trường mầm non
Như chúng ta thường thấy, tai nạn thương tích (TNTT) là một tai nạn bất ngờ xảy ra không lường trước được và gây ra những tổn thương trên cơ thể trẻ. Thời gian trẻ ở trường còn nhiều hơn trẻ ở nhà. Trẻ mầm non thường hiếu động, luôn tò mò, khám phá thế giới xung quanh nhưng chưa có kiến thức, kỹ năng phòng, tránh nên dẫn đến dễ bị tai nạn thương tích. Và phần lớn tỷ lệ trẻ mầm non bị tai nạn thương tích chiếm nhiều nhất các vụ tai nạn thương tâm như: Hóc dị vật hột hạt, thạch, bỏng nước nóng, cháo, đuối nước, điện giật, ngã lan can…..Trẻ còn chưa biết tự bảo vệ bản thân, và nếu như thiếu sự quan tâm, định hướng đúng đắn của người lớn hoặc các điều kiện cơ sở vật chất chăm sóc giáo dục trẻ không đảm bảo an toàn thì các nguy cơ xảy ra tai nạn với trẻ là rất cao mà những tai nạn sẽ để lại những hậu quả không tốt cho trẻ và có nguy cơ đến tính mạng. Chính vì vậy việc đảm bảo an toàn, phòng chống TNTT cho trẻ là một nhiệm vụ quan trọng hàng đầu ở trong trường mầm non. Và để khẳng định tầm quan trọng của công tác phòng tránh TNTT cho trẻ mầm non Bộ Giáo Dục và Đào tạo đã ban hành “Thông tư số 52/2020/TT- BGDĐT ban hành Điều lệ Trường mầm non bổ sung một số điều của điều lệ trường mầm non ban hành kèm theo quyết định số 14/2008/QĐ- BGD ĐT ngày 7 tháng 4 năm 2008. Thông tư 13/2012/TT-BGDĐT về xây dựng trường học an toàn phòng tránh tai nạn thương tích trong các cơ sở mầm non”...cùng rất nhiều công văn khác nhau để triển khai công tác phòng chống TNTT cho trẻ của từng năm học.
Vì vậy, nhận thức được tầm quan trọng của việc phòng, chống TNTT cho trẻ, với nhiệm vụ là một giáo viên trực tiếp nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ, tôi đã nhận thức được việc xây dựng môi trường phải thật sự an toàn và việc phòng, tránh tai nạn thương tích cho trẻ là rất quan trọng. Với mong muốn tất cả trẻ trường tôi, trẻ lớp tôi đang giảng dạy được an toàn mọi lúc, mọi nơi, và để trẻ có thể tránh xa những mối nguy hiểm biết tự bảo vệ bản thân, vì vậy tôi đã chọn đề tài: “Một số biện pháp phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ 5- 6 tuổi ở trường mầm non” làm đề tài nghiên cứu. Mong rằng sau khi thực hiện đề tài này sẽ giúp bản thân cũng như đồng nghiệp có những biện pháp phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ vào việc chăm sóc trẻ góp phần nâng cao chất lượng giáo dục mầm non nói chung và nâng cao chất lượng giáo dục trẻ của đơn vị nói riêng.
Vì vậy, nhận thức được tầm quan trọng của việc phòng, chống TNTT cho trẻ, với nhiệm vụ là một giáo viên trực tiếp nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ, tôi đã nhận thức được việc xây dựng môi trường phải thật sự an toàn và việc phòng, tránh tai nạn thương tích cho trẻ là rất quan trọng. Với mong muốn tất cả trẻ trường tôi, trẻ lớp tôi đang giảng dạy được an toàn mọi lúc, mọi nơi, và để trẻ có thể tránh xa những mối nguy hiểm biết tự bảo vệ bản thân, vì vậy tôi đã chọn đề tài: “Một số biện pháp phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ 5- 6 tuổi ở trường mầm non” làm đề tài nghiên cứu. Mong rằng sau khi thực hiện đề tài này sẽ giúp bản thân cũng như đồng nghiệp có những biện pháp phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ vào việc chăm sóc trẻ góp phần nâng cao chất lượng giáo dục mầm non nói chung và nâng cao chất lượng giáo dục trẻ của đơn vị nói riêng.
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ 5- 6 tuổi ở trường mầm non", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ 5- 6 tuổi ở trường mầm non

2/28 PHẦN A. ĐẶT VẤN ĐỀ I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Bác Hồ đã nói: “Làm mẫu giáo tức là thay mẹ dạy trẻ, muốn làm được thế thì trước hết phải yêu trẻ. Các cháu còn nhỏ hay quấy, phải bền bỉ, chịu khó mới nuôi dạy được các cháu . Dạy trẻ nhỏ cũng như trồng cây non, trồng cây non được tốt thì sau này cây lên tốt”. Lời dạy của Bác nhấn mạnh sự cần thiết về việc quan tâm nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ em. Bác đã dành cho trẻ em những tình cảm yêu thương nhất. Mỗi lần đi thăm nhà trẻ, gặp gỡ các cô nuôi dạy trẻ Bác thường nhắc nhở: “Phải giữ vệ sinh cho các cháu, các cô phải học hành tốt, nuôi dạy các cháu ngoan và khỏe”. Như chúng ta thường thấy, tai nạn thương tích (TNTT) là một tai nạn bất ngờ xảy ra không lường trước được và gây ra những tổn thương trên cơ thể trẻ. Thời gian trẻ ở trường còn nhiều hơn trẻ ở nhà. Trẻ mầm non thường hiếu động, luôn tò mò, khám phá thế giới xung quanh nhưng chưa có kiến thức, kỹ năng phòng, tránh nên dẫn đến dễ bị tai nạn thương tích. Và phần lớn tỷ lệ trẻ mầm non bị tai nạn thương tích chiếm nhiều nhất các vụ tai nạn thương tâm như: Hóc dị vật hột hạt, thạch, bỏng nước nóng, cháo, đuối nước, điện giật, ngã lan can..Trẻ còn chưa biết tự bảo vệ bản thân, và nếu như thiếu sự quan tâm, định hướng đúng đắn của người lớn hoặc các điều kiện cơ sở vật chất chăm sóc giáo dục trẻ không đảm bảo an toàn thì các nguy cơ xảy ra tai nạn với trẻ là rất cao mà những tai nạn sẽ để lại những hậu quả không tốt cho trẻ và có nguy cơ đến tính mạng. Chính vì vậy việc đảm bảo an toàn, phòng chống TNTT cho trẻ là một nhiệm vụ quan trọng hàng đầu ở trong trường mầm non. Và để khẳng định tầm quan trọng của công tác phòng tránh TNTT cho trẻ mầm non Bộ Giáo Dục và Đào tạo đã ban hành “Thông tư số 52/2020/TT- BGDĐT ban hành Điều lệ Trường mầm non bổ sung một số điều của điều lệ trường mầm non ban hành kèm theo quyết định số 14/2008/QĐ- BGD ĐT ngày 7 tháng 4 năm 2008. Thông tư 13/2012/TT-BGDĐT về xây dựng trường học an toàn phòng tránh tai nạn thương tích trong các cơ sở mầm non”...cùng rất nhiều công văn khác nhau để triển khai công tác phòng chống TNTT cho trẻ của từng năm học. Vì vậy, nhận thức được tầm quan trọng của việc phòng, chống TNTT cho trẻ, với nhiệm vụ là một giáo viên trực tiếp nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ, tôi đã nhận thức được việc xây dựng môi trường phải thật sự an toàn và việc phòng, tránh tai nạn thương tích cho trẻ là rất quan trọng. Với mong muốn tất cả trẻ trường tôi, trẻ lớp tôi đang giảng dạy được an toàn mọi lúc, mọi nơi, và để trẻ 4/28 tích cho trẻ trong trường mầm non nếu được giáo dục thường xuyên sẽ tạo được nề nếp thói quen và kỹ năng phòng chống TNTT cho trẻ mà còn hình thành kỹ năng sống cho trẻ. Phòng chống tai nạn thương tích ở trường mầm non là giáo viên, nhà trường, phụ huynh phối hợp với nhau trong công tác chăm sóc trẻ để bảo vệ trẻ tạo một môi trường an toàn cho trẻ. Phòng chống tai nạn thương tích còn có vai trò rất quan trọng trong việc phát triển toàn diện nhân cách của trẻ: Cơ thể trẻ khỏe mạnh không bị tổn thương về da thịt trẻ sẽ vận động nhanh nhẹn, bình thường, trẻ sẽ hứng thú khám phá tìm hiểu thế giới xung quanh. Trẻ sẽ tích lũy được vốn kiến thức, kỹ năng để có thêm kinh nghiệm làm hành trang trải nghiệm cuộc sống. Phòng chống TNTT sẽ giúp trẻ được sống trong môi trường an toàn. Trẻ cảm nhận được những tình cảm yêu thương quan tâm chăm sóc của người lớn, qua đó trẻ biết yêu quý trân trọng mọi người xung quanh, biết giúp đỡ người khác. 2. Cơ sở thực tiễn Mặc dù các chuyên đề bồi dưỡng phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ đã được triển khai rộng rãi về các trường, đến từng giáo viên từ mấy năm gần đây song để duy trì và nâng cao chất lượng chăm sóc trẻ là một việc làm hết sức khó khăn. Vì vậy trong quá trình thực hiện đòi hỏi mỗi giáo viên phải linh hoạt, bình tĩnh, quan tâm, gần gũi, bao quát trẻ tốt, sắp xếp đồ dùng gọn gàng, khoa học. Như vậy mới tránh được những tai nạn thương tích xảy ra và nâng cao được chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ. - Thực hiện mục tiêu giáo dục Quốc hội đề ra “Giáo dục mầm non nhằm phát triển toàn diện trẻ em về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ, hình thành yếu tố đầu tiên của nhân cách chuẩn bị cho trẻ em vào học lớp 1. - Giáo dục mẫu giáo phải tạo điều kiện cho trẻ em được vui chơi, trải nghiệm, tìm tòi, khám phá môi trường xung quanh bằng nhiều hình thức, đáp ứng nhu cầu, hứng thú của trẻ em.” (Trích luật GDVN năm 2019) 3. Khảo sát thực trạng Trước khi thực hiện đề tài: “Một số biện pháp phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ 5- 6 tuổi ở trường mầm non” tôi khảo sát thực trạng như sau: a. Thuận lợi: - Được sự quan tâm của Phòng Giáo dục và Đào tạo Huyện Phúc Thọ, của Ban Giám Hiệu trường tổ chức bồi dưỡng tập huấn các chuyên đề phòng, tránh tai nạn thương tích cho trẻ. - Ngay từ đầu năm học BGH hướng dẫn tổ khối xây dựng kế hoạch bài học phù hợp và lồng ghép các kỹ năng để giáo dục trẻ cách phòng tránh tai nạn thương tích. 6/28 c. Kết quả khảo sát của trẻ khi chưa thực hiện đề tài: Trước khi thực hiện đề tài tôi tiến hành khảo sát: * Đối với trẻ: - Tổng số trẻ là 35 cháu, trong đó có: Kết quả STT Nội dung khảo sát Đạt Tỷ lệ Chưa đạt Tỷ lệ (%) (%) Biết nhận ra những mối nguy 1 hiểm cho bản thân 15 43 20 58 Trẻ có kỹ năng tự bảo vệ bản 20 15 2 thân 58 43 Biết giúp bạn tránh xa những 14 40 21 60 3 nơi nguy hiểm * Đối với phụ huynh: Đa số phụ huynh bận làm kinh tế hoặc nhận thức chưa cao nên chưa quan tâm đến trẻ, chỉ hỏi con ở lớp có ăn được không? Chứ chưa quan tâm phối hợp với giáo viên để dạy trẻ những kỹ năng sống. II. BIỆN PHÁP THỰC HIỆN Xuất phát từ những thuận lợi và khó khăn trên, tôi rất băn khoăn suy nghĩ làm thế nào để trẻ 5- 6 tuổi phòng, chống được những tai nạn đáng tiếc xảy ra. Tôi tiến hành khảo sát sự nhận biết và kỹ năng của trẻ trong các hoạt động, theo bảng đánh giá về khả năng của trẻ để đề ra các biện pháp phù hợp với đề tài. Từ việc khảo sát trên, tôi đã nghiên cứu và tìm ra được các biện pháp thực hiện sau: 1. Biện pháp 1: Nghiên cứu, bồi dưỡng về các kỹ năng phòng, chống tai nạn thương tích. Tiếp tục hòa chung với phong trào thi đua xây dựng môi trường “Lấy trẻ làm trung tâm” của Ngành Giáo dục và Đào tạo Huyện Phúc Thọ và hưởng ứng cuộc vận động “Mỗi thầy, cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo”. Và thực hiện chủ đề năm học giai đoạn 2021 đến 2025 của cấp học mầm non “Xây dựng trường mầm non xanh- an toàn- hạnh phúc”. Chính vì vậy mà tinh thần tự học, tự bồi dưỡng có vai trò vô cùng quan trọng, góp phần đổi mới mạnh mẽ sự nghiệp giáo dục và đào tạo. Để có thêm kiến thức và chuyên môn vững vàng hơn, cách xử lí với những tình huống tai nạn được hiệu quả hơn tôi bồi dưỡng học những cách sau: 8/28 quả nhất cho những hoạt động tiếp theo và cũng không ngừng học hỏi các thế hệ đi trước để bình tĩnh xử lí các tình huống xảy ra trong thực tế. * Rèn luyện bản thân: Phòng chống TNTT cho trẻ được coi là nhiệm vụ vô cùng quan trọng trong giáo dục và chăm sóc trẻ mầm non. Để cung cấp kiến thức đúng và đầy đủ về nguyên nhân tai nạn thương tích, cách phòng tránh tai nạn thương tích, cách xử lý hiệu quả khi tai nạn thương tích xảy ra. Trước tiên tôi phải tự tìm hiểu và trang bị những kiến thức về phòng tránh tai nạn thương tích bằng cách tích cực tìm tòi, nghiên cứu những tài lệu viết về phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ em và cách xử lý, sơ cấp cứu ban đầu những tai nạn thường gặp ở trẻ em như cuốn “Kĩ năng cấp cứu tai nạn thương tích trong học đường”.“Cẩm nang chăm sóc trẻ em”, Bồi dưỡng thường xuyên“Module MN 6: chăm sóc trẻ mầm non” và cuốn “ Tâm lý học trẻ em”. Tôi còn nghiên cứu thêm trên các trang mạng xã hội như: “Website: Chống tai nạn thương tích, địa chỉ: thương tích.vn” Và ngay từ đầu năm học tôi đã xây dựng kế hoạch dự kiến các hoạt động phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ như sau: Tháng Chủ đề- sự kiện Kỹ năng 9 Trường Mầm Non - Không để trẻ nhỏ tiếp xúc với diêm, nước nóng, điện 10 Bản thân - Dạy trẻ 4 vùng riêng tư trên cơ thể không cho người khác chạm vào. - Kỹ năng xử lí khi bị bắt cóc 11 Gia đình của bé - Kỹ năng không nhận quà từ người lạ khi ở nhà một mình. 12 Một số nghề - Kỹ năng phòng tránh các tai nạn do té, ngã. 1 Tết và mùa xuân - Kỹ năng phòng, tránh ngộ độc thức ăn. 2 Những con vật đáng yêu - Kỹ năng phòng tránh các tai nạn thương tích do tiếp xúc với chó mèo và các động vật hoang dã (ong, rắn) 3 Bé tham gia giao thông - Kỹ năng phòng tránh tai nạn gây ngạt đường thở 10/28 nhân gây thương tích cho trẻ để phòng tránh tôi còn trang bị cho mình những kỹ năng xử lý sơ cấp cứu ban đầu những tai nạn thường gặp ở trẻ mầm non. VD: + Trẻ bị gãy xương cánh tay: - Đề phòng: Dạy trẻ nhận biết các trò chơi nguy hiểm như trượt cầu thangHướng dẫn trẻ cách đi lại, chạy nhảy vui chơi tránh xô đẩy bạn. Cách xử trí: Để cánh tay sát thân mình, cẳng tay vuông. Nhẹ nhàng đặt băng ở dưới cánh tay của trẻ, đặt điểm ở dưới khuỷu tay. Cho đầu trên của băng vòng qua sau gáy của trẻ, chừa một đoạn ngắn để buộc lại ở khoảng xương đòn ở bên bị thương. Đầu trên của băng vòng qua cổ, buộc đầu băng ở khoảng xương đòn. Cẩn thận đưa đầu dưới của băng lên, sao cho băng nâng đỡ cánh tay đúng mức, buộc cố định nút thắt. Để nâng đỡ thêm có thể dùng một băng tam giác khác gấp làm ba quấn quanh cánh tay, tránh chỗ bị gãy, để cố định cánh tay. Sau khi đã sơ cứu cho trẻ xong cần báo cho gia đình đồng thời đưa trẻ đến bệnh viện. + Trẻ bị hóc sặc dị vật đường thở: - Đề phòng: Không cho trẻ ăn nguyên các loại hạt hoặc quả có hạt cứng, không ép trẻ ăn uống khi trẻ đang khóc, luôn nhắc nhở và để mắt đến trẻ, không để trẻ cho những đồ vật dễ hóc vào miệng mũi như cúc áo, hột hạtNhững đồ vật như hạt vòng, cúc áo cho vào hộp có lắp đậy. - Dấu hiệu: Trẻ đang ăn, uống hoặc chơi đột ngột ho sặc sụa, thở rít, mặt đỏ, chảy nước mắt. Ngoài ra, trẻ khó thở dội, mặt môi tím tái có thể ngừng thở Cách xử trí: Khi trẻ có hiện tượng hóc dị vật đường thở giáo viên cần bình tĩnh thực hiện các thao tác sau: Giáo viên ngồi hoặc quỳ trên một đầu gối, đặt trẻ nằm sấp trên đầu gối kia, đầu thõng xuống. Một tay đỡ ngực trẻ một tay dùng lòng bàn tay vỗ thật mạnh 5-7 cái vào lưng trẻ ở vị trí giữa hai xương bả vai. Hành động này sẽ khiến áp lực trong lồng ngực trẻ tăng lên để tống đẩy dị vật ra ngoài. Nếu vẫn chưa được đặt trẻ ngồi vào lòng, một tay đỡ lấy lưng trẻ, tay kia nắm lại thành quả đấm, ngón cái nằm trong, ấn mạnh vào trong và lên trên ở điểm giữa rốn và mũi ức 4 lần. Khi lấy được dị vật ra mà trẻ không thở lại bình thường thì tiến hành hô hấp nhân tạo. + Trẻ bị bỏng: Đề phòng: Kiểm tra thức ăn nước uống trước khi cho trẻ ăn uống, tránh không cho trẻ ăn thức ăn, nước uống quá nóng, ổ cắm điện, nồi canh, nồi cháo mới nấu để ngoài tầm với của trẻ. Cách xử trí: Khi trẻ bị bỏng nhẹ giáo viên nhanh chóng cho trẻ ngâm phần bỏng vào nước lã sạch để hạ nhiệt ngay chỗ bỏng của trẻ, để làm dịu cơn đau của trẻ sau đó chuyển đến cơ sở y tế bôi thuốc bỏng.
File đính kèm:
skkn_mot_so_bien_phap_phong_chong_tai_nan_thuong_tich_cho_tr.docx