SKKN Một số biện pháp phối hợp với phụ huynh giúp trẻ 5-6 tuổi phát triển ngôn ngữ thông qua hoạt động làm quen văn học

Ngôn ngữ là công cụ để giao tiếp, nếu không có ngôn ngữ không thể giao tiếp được, nhất là đứa trẻ. Ngôn ngữ là chiếc cầu nối, là phương tiện để giáo dục trẻ một cách toàn diện về tình cảm, đạo đức, thẩm mĩ, và là công cụ giúp trẻ hòa nhập với những người xung quanh.Và đặc biệt ở trẻ 5-6 tuổi vốn từ và ngôn ngữ của trẻ được phát triển mạnh mẽ, trẻ nói mạch lạc, nói diễn cảm, nói hay, nói đủ câu, đúng từ và đúng ngữ pháp. Qua việc cho trẻ làm quen tác phẩm văn học chính là hình thành ở trẻ những tình cảm đạo đức tốt đẹp, những cảm xúc thẩm mĩ, phát triển trí tưởng tượng, lòng yêu thiên nhiên, yêu thương kính trọng gần gũi và giúp đỡ những người thân xung quanh .
Hiện nay dịch Covid đang diễn biến hết sức phức tạp, đáng lo ngại là dịch đã xâm nhập vào trường học, ảnh hưởng lớn đến việc dạy và học của nhiều cơ sở giáo dục. Nhiều trường học đã cho học sinh tạm dừng đến trường để đảm bảo sức khỏe và phòng chống dịch bệnh cho trẻ. Một kỳ nghỉ dài, bất ngờ và bất thường tràn ngập sự lo lắng của cha mẹ, cộng đồng đang ảnh hưởng sâu sắc đến đời sống tinh thần của trẻ.
Trên thực tế, trong thời gian trẻ ở nhà sinh hoạt bị xáo trộn trẻ ăn ngủ không điều độ, nhiều trẻ gửi ông, bà chăm sóc được nuông chiều theo ý thích của trẻ nên trẻ chưa ngoan, không có người trò chuyện dẫn đến việc phát triển ngôn ngữ bị hạn chế.
docx 31 trang skmamnonhay 30/07/2024 670
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp phối hợp với phụ huynh giúp trẻ 5-6 tuổi phát triển ngôn ngữ thông qua hoạt động làm quen văn học", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp phối hợp với phụ huynh giúp trẻ 5-6 tuổi phát triển ngôn ngữ thông qua hoạt động làm quen văn học

SKKN Một số biện pháp phối hợp với phụ huynh giúp trẻ 5-6 tuổi phát triển ngôn ngữ thông qua hoạt động làm quen văn học
 Một số biện pháp phối hợp với phụ huynh giúp trẻ 5- 6 tuổi phát triển ngôn ngữ 
 thông qua hoạt động làm quen văn học
 PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ
1.Tên đề tài
 “Một số biện pháp phối hợp với phụ huynh giúp trẻ 5- 6 tuổi phát triển 
 ngôn ngữ thông qua hoạt động làm quen văn học”.
2. Lý do chọn đề tài.
 Bác Hồ đã dạy: 
 ‘‘Tiếng nói là thứ của cải vô cùng lâu đời và vô cùng quý báu của dân tộc, 
chúng ta phải giữ gìn nó, quý trọng nó’’.
 Ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp của con người, nó là một nhân tố quan 
trọng trong sự phát triển nhân cách. Nhờ có ngôn ngữ mà con người có thể diễn 
đạt được suy nghĩ của mình. 
 Từ khi được sinh ra mỗi đứa trẻ mang theo bao ước mơ và hi vọng của cha mẹ 
một trong những ước mơ lớn nhất mà mỗi cha mẹ nào cũng mong chờ ở đứa 
con thân yêu của mình đó là trong tương lai bé sẽ trở thành một người tốt, một 
người có ích cho xã hội, sống có đạo đức, có lòng hiếu thảo biết yêu thương.
 Ngôn ngữ là công cụ để giao tiếp, nếu không có ngôn ngữ không thể giao tiếp 
được, nhất là đứa trẻ. Ngôn ngữ là chiếc cầu nối, là phương tiện để giáo dục trẻ 
một cách toàn diện về tình cảm, đạo đức, thẩm mĩ, và là công cụ giúp trẻ hòa 
nhập với những người xung quanh.Và đặc biệt ở trẻ 5-6 tuổi vốn từ và ngôn ngữ 
của trẻ được phát triển mạnh mẽ, trẻ nói mạch lạc, nói diễn cảm, nói hay, nói đủ 
câu, đúng từ và đúng ngữ pháp. Qua việc cho trẻ làm quen tác phẩm văn học 
chính là hình thành ở trẻ những tình cảm đạo đức tốt đẹp, những cảm xúc thẩm 
mĩ, phát triển trí tưởng tượng, lòng yêu thiên nhiên, yêu thương kính trọng gần 
gũi và giúp đỡ những người thân xung quanh .
 Hiện nay dịch Covid đang diễn biến hết sức phức tạp, đáng lo ngại là dịch đã 
xâm nhập vào trường học, ảnh hưởng lớn đến việc dạy và học của nhiều cơ sở 
giáo dục. Nhiều trường học đã cho học sinh tạm dừng đến trường để đảm bảo 
sức khỏe và phòng chống dịch bệnh cho trẻ. Một kỳ nghỉ dài, bất ngờ và bất 
thường tràn ngập sự lo lắng của cha mẹ, cộng đồng đang ảnh hưởng sâu sắc đến 
đời sống tinh thần của trẻ.
 Trên thực tế, trong thời gian trẻ ở nhà sinh hoạt bị xáo trộn trẻ ăn ngủ không 
điều độ, nhiều trẻ gửi ông, bà chăm sóc được nuông chiều theo ý thích của trẻ 
nên trẻ chưa ngoan, không có người trò chuyện dẫn đến việc phát triển ngôn ngữ 
bị hạn chế.
 1/15 Một số biện pháp phối hợp với phụ huynh giúp trẻ 5- 6 tuổi phát triển ngôn ngữ 
 thông qua hoạt động làm quen văn học
 PHẦN II. NHỮNG BIỆN PHÁP ĐỔI MỚi GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1. Những nội dung lý luận liên quan trực tiếp đến vấn đề nghiên cứu tổng 
kết kinh nghiệm
 Chương trình giáo dục mầm non đặt ra nhiệm vụ khơi dậy ở trẻ tình yêu 
thương thể hiện thông qua ngôn ngữ. Đặc biệt văn học là một phương tiện có 
hiệu quả mạnh mẽ đối với việc giáo dục trí tuệ, đạo đức, thẩm mĩ cho trẻ, nó ảnh 
hưởng to lớn tới sự phát triển và làm phong phú lời nói của trẻ.
 Kế hoạch số 912/KH-GD&ĐT – MN ngày 01/09/2021. Kế hoạch tổ chức thực 
hiện nhiệm vụ năm học 2021-2022 cấp học mầm non huyện Ba Vì.Thực hiện kế 
hoạch số 101/KH/MNVHA ngày 04/09/2021 kế hoạch tổ chức thực hiện nhiệm 
vụ năm học 2021-2022.
 Hướng dẫn số 116/HD-QCCM ngày 07/09/2021 hướng dẫn quy chế chuyên 
môn trường mầm non Vân Hòa A.
 Thực hiện kế hoạch số 17/KH-MNVHA ngày 14/02/2022 tổ chức hội thi xây 
dụng video phối hợp với phụ huynh chăm sóc giáo dục trẻ tại nhà cấp mầm non 
năm học 2021-2022.
 Năm học 2021-2022 là một năm có thể nói có nhiều thay đổi và đáng nhớ nhất 
trong công tác dạy học. Khi đại dịch Covid – 19 bùng phát mạnh để đảm bảo an 
toàn cho trẻ các trường học trên toàn thành phố Hà Nội và một số tỉnh thành trên 
cả nước đã phải đóng cửa trường học cho trẻ nghỉ ở nhà học theo các hình thức 
khác nhau như: Học trực tuyến qua zoom, google meet, trao đổi trò chuyện qua 
zalo, mesenger, zoom, gửi videonhằm đảm bảo trẻ nghỉ học nhưng vẫn nắm 
bắt được kiến thức trên lớp theo đúng tiến độ khung kế hoạch giáo dục đề ra. 
Trong thời điểm thế giới bùng phát dịch Covid - 19 mạnh và lan truyền vào Việt 
Nam lứa tuổi mầm non là lứa tuổi chịu nhiều thiệt thòi nhất vì ở lứa tuổi này các 
con còn quá nhỏ chưa thể kết nối hay tự học như các anh chị lớp lớn. Nhưng nhu 
cầu học tập là rất cao, nhất là vấn đề về phát triển ngôn ngữ. 
 Ngôn ngữ văn học dân tộc làm phong phú những cảm xúc, giáo dục đức tính 
cho trẻ và trí tưởng tượng, trong những câu chuyện trẻ nhận thức được rõ ràng, 
chính xác từ, cách diễn đạt sâu sắc, đánh giá nhân vật trong truyện.... 
 Cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học là làm quen với tác phẩm nghệ thuật 
và là nhiệm vụ trọng tâm của ngành học Mầm non đó là lĩnh vực phát triển ngôn 
ngữ. Từ những vẻ đẹp nhỏ nhặt thường ngày trong cư xử mang tính người mà 
nảy sinh ra những hành động cao thượng, tính cách nhân ái vì con người. Những 
tác phẩm văn học cho trẻ mầm non có ảnh hưởng lớn đến việc giáo dục đến sự 
phát triển ngôn ngữ cho trẻ. Những hình tượng tươi sáng, những bức tranh giàu 
 3/15 Một số biện pháp phối hợp với phụ huynh giúp trẻ 5- 6 tuổi phát triển ngôn ngữ 
 thông qua hoạt động làm quen văn học
nữ dân tộc: 7, nam dân tộc: 3. Tôi nhận thấy có một số thuận lợi và khó khăn 
như sau:
a. Thuận lợi:
 Trường tôi là một trường nằm trong 7 xã miền núi, giữa trung tâm xã, có một 
điểm trường với 15 nhóm lớp. Bản thân tôi là giáo viên đã có 5 năm công tác, 
với lòng yêu nghề mến trẻ, ham học hỏi và luôn tìm tòi sáng tạo trong giảng dạy. 
Tôi luôn cố gắng phát huy hết khả năng của mình vào công tác giảng dạy.
 Về cơ sở vật chất: Trường tôi là trường đã đạt chuẩn quốc qia mức độ 1 năm 
(2017-2018) lớp có đầy đủ đồ dùng, đồ chơi, diện tích theo đúng quy định. Có 
phòng nghệ thuật, phòng thể chất cho trẻ hoạt động, sân chơi rộng rãi, thoáng 
mát.
 Hàng năm nhà trường tổ chức các buổi chuyên đề, sinh hoạt chuyên môn để 
chị em được học tập và thực hành.
 Tạo điều kiện cho giáo viên tập huấn các nội dung về sử dụng các phần mềm 
như: zoom, google meet, zalođể tạo cuộc họp, trao đổi, trò chuyện trực tuyến 
với phụ huynh và trẻ. 
 Tham gia đầy đủ các buổi tập huấn do Phòng giáo dục tổ chức như: Thiết kế 
video truyện trên phần mềm Canva, cắt ghép video trên phần mềm Camtasia, 
làm phim hoạt hình trên phần mềm Moviemacker...
 Về trẻ: Trẻ nhanh nhẹn, biết giao tiếp khi trò chuyện cùng người đối diện
 Lớp có 02 giáo viên có trình độ chuyên môn đạt trên chuẩn, thuận lợi cho 
công tác chăm sóc nuôi dưỡng giáo dục trẻ.
 b. Khó khăn:
 Lớp mẫu giáo 5 – 6 tuổi A1 có 21 trẻ. Trong đó có 13 trẻ nữ và 8 trẻ nam, có 
10 trẻ là con em dân tộc Mường. 
 Đối với phụ huynh: Lớp tôi có 21 phụ huynh chủ yếu làm nghề chăn nuôi bò 
sữa, và làm ruộng bởi vậy nhận thức của phụ huynh chưa cao. Đa số phụ huynh 
bận công việc không trò chuyện với trẻ và nghe trẻ nói, ở nhà chưa tích cực dạy 
trẻ đọc thơ, kể chuyện cho trẻ nghe để phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ. 
 Do dịch bệnh Covid - 19 kéo dài diễn biến phức tạp, trẻ nghỉ học tại nhà bởi 
vậy sự phối kết hợp, tương tác giữa phụ huynh và cô giáo còn chưa nhiều.
 Một số phụ huynh còn bận đi làm xa nhà, trẻ ở nhà với ông bà vì khả năng sử 
dụng phương tiện công nghệ còn hạn chế nên ông bà chưa biết cách cho trẻ học 
qua video cô gửi trên Zalo, hay có một số phụ huynh vì công việc bận rộn nên 
chưa dành nhiều thời gian quan tâm đến trẻ.
 5/15 Một số biện pháp phối hợp với phụ huynh giúp trẻ 5- 6 tuổi phát triển ngôn ngữ 
 thông qua hoạt động làm quen văn học
 - Yếu 4 / 21 19 %
 Trẻ mạnh dạn ,tự tin trong giao tiếp
 - Tốt 6/ 21 28,6 %
4 - Khá 5 / 21 23,8 %
 - Trung bình 7 / 21 33,4 %
 Yếu 3 / 21 14,2%
4. Các biện pháp thực hiện nâng cao chất lượng phát triển ngôn ngữ tại trường 
mầm non 
- Biện pháp 1: Lập kế hoạch giáo dục hướng dẫn và trao đổi với phụ huynh.
- Biện pháp 2: Kích thích sự hứng thú của trẻ
- Biện pháp 3: Thiết kế video bài giảng kết nối giáo viên, phụ huynh và học sinh
- Biện pháp 4: Ứng dụng công nghệ thông tin trong việc dạy phát triển ngôn ngữ 
thông qua hoạt động văn học
- Biện pháp 5: Kết hợp với phụ huynh trong việc giáo dục trẻ phát triển ngôn 
ngữ 
5. Biện pháp thực hiện (Biện pháp từng phần):
5.1.Biện pháp 1: Lập kế hoạch giáo dục hướng dẫn và trao đổi với phụ 
huynh.
 Để đồng nhất nội dung giáo dục giữa gia đình và nhà trường trong thời gian trẻ 
nghỉ dịch ở nhà, nhằm mục đích phát triển ngôn ngữ cho trẻ thông qua hoạt 
động thơ, truyện việc lập kế hoạch giáo dục hướng dẫn phụ huynh dạy trẻ tại 
nhà là vô cùng cần thiết.
 Dựa trên kế hoạch giáo dục đã chuẩn bị để sử dụng tại trường, tôi chọn lựa 
những nội dung, hoạt động giáo dục, các bài thơ, câu chuyện để lập kế hoạch 
quay video và hướng dẫn phụ huynh thực hiện tại nhà. Các nội dung, hoạt động 
cần phù hợp với điều kiện vật chất, môi trường tự nhiên, đặc điểm gia đình của 
trẻ
Ví dụ: Lập kế hoạch giáo dục theo từng tháng.
STT Thời gian Các hoạt động thơ, truyện theo chủ đề tháng
1 Tháng 9, 10, 11 + Bài thơ: Tình bạn; Chiếc bóng; Mẹ của em; Tay 
 ngoan; Gà học chữ; Bó hoa tặng cô,
 + Câu chuyện: Bạn mới; Ai đáng khen nhiều hơn; 
 7/15 Một số biện pháp phối hợp với phụ huynh giúp trẻ 5- 6 tuổi phát triển ngôn ngữ 
 thông qua hoạt động làm quen văn học
5.2.Biện pháp 2: Kích thích sự hứng thú của trẻ
 Nhằm thực hiện hiệu quả việc "Ngừng đến trường, nhưng không ngừng học" 
vừa chống dịch vừa đảm bảo việc dạy học trong bối cảnh dịch bệnh Covid - 19 
diễn biến phức tạp thì yêu cầu cấp thiết nhất bây giờ là phải làm thế nào để trẻ 
cảm thấy hứng thú khi tham gia học trực tuyến cùng với cô giáo chủ yếu qua các 
ứng dụng Zoom, zalo, facebook...mà trẻ không cảm thấy nhàm chán, mệt mỏi 
mỗi khi ngồi trước chiếc máy laptop, hay một chiếc ipas hoặc một chiếc điện 
thoại thông minh?
 Để giải quyết được vấn đề vừa nan giải vừa mang tính cấp thiết trong tình hình 
hiện nay là cả cô và trò làm quen với các phần mềm học trực tuyến.Thay vào các 
hoạt động học trực tiếp trên lớp tôi đã tổ chức các hoạt động đọc thơ, kể chuyện 
để từ đó làm giàu vốn từ của trẻ thông qua các bài giảng video thật sinh động và 
lôi cuốn.
 Ví dụ: Trong chủ đề “ Động vật ” với bài thơ “ Mèo đi câu cá ” cô giáo gây 
hứng thú cho trẻ từ việc lựa chọn những hình ảnh minh họa cho bài thơ sắc nét, 
đẹp. Mở đầu bài là những câu đố để kích thích trẻ suy nghĩ, trả lời để từ đó phát 
triển vốn từ cho trẻ.
+ Anh em mèo trắng rủ nhau đi đâu ?
+ Mèo anh/ mèo em có câu được con cá nào không ?
+ Vì sao anh em nhà mèo trắng không câu được con cá nào ?
 Hình ảnh 1: Câu hỏi chọn phương án thiết kế trên phần mềm Powerpoit
 Để tạo hứng thú và thu hút được trẻ tham gia vào hoạt động văn học thay vào 
việc tạo môi trường lớp học với tranh ảnh và các nhân vật ngộ nghĩnh cho trẻ 
được làm quen trực tiếp trên lớp là những hình ảnh nhân vật giáo viên thiết kế 
trên phần mềm Canva, Powerpoit ...sinh động xuất hiện trong video mang đến 
cho trẻ một bài giảng vô cùng hấp dẫn.
 Hình ảnh 2: Tạo hứng thú cho trẻ trong bài thơ ‘‘Mèo đi câu cá ”
 Bên cạnh đó là việc chọn bài học phù hợp và tổ chức tiết học nhẹ nhàng, linh 
hoạt, gây hứng thú cho trẻ để trẻ tập trung chú ý và sáng tạo hơn. Tôi đã nghĩ ra 
nhiều hình thức khác nhau để có thể tạo cho trẻ sự hứng thú như thiết kế chuyện 
trên phần mềm Canva, Powerpoit làm hiệu ứng cho nhân vật biết di chuyển, cử 
động chân tay, các trò chơi, hệ thống câu hỏi trắc nghiệm để trẻ lựa chọn đáp án.
 Ngoài ra những lời khen động viên trẻ cũng góp phần kích thích sự hứng thú 
làm tăng tương tác giữa cô giáo, phụ huynh và trẻ trong quá trình dạy học tôi 
luôn băn khoăn và trăn trở tìm tòi các giải pháp để trẻ có thể hứng thú tham gia 
học trực tuyến cùng cô tại nhà trong thời gian nghỉ dịch bằng cách hàng tuần, 
hàng tháng tôi làm phiếu khen tặng trẻ để khích lệ tinh thần cố gắng học tập của 
 9/15

File đính kèm:

  • docxskkn_mot_so_bien_phap_phoi_hop_voi_phu_huynh_giup_tre_5_6_tu.docx