SKKN Một số biện pháp phối hợp với phụ huynh giáo dục an toàn giao thông cho trẻ 5-6 tuổi trong thời gian nghỉ dịch tại nhà

Là một giáo viên mầm non thực hiện kế hoạch nhiệm vụ năm học cùng với việc ý thức được giáo dục an toàn giao thông là vấn đề thiết thực của toàn xã hội nói chung và trẻ mầm non nói riêng là vấn đề quan trọng hàng đầu giúp tránh những tai nạn đáng tiếc có thể xảy ra. Giáo dục cho trẻ có kiến thức về an toàn giao thông là một trong những nội dung không thể thiếu ở các trường mầm non. Vì ở lứa tuổi này trẻ dễ tiếp thu từ đó hình thành cung cấp cho trẻ những kiến thức đơn giản nề nếp thói quen tạo cơ sở ban đầu cho việc hình thành nhân cách trẻ sau này góp phần cho trẻ hiểu biết về luật lệ giao thông từ đó trẻ nhận thức được tầm quan trọng của những luật lệ giao thông. Đó là hành trang để khi trưởng thành các em sẽ là những tuyên truyền viên tích cực trong việc chấp hành pháp luật về an toàn giao thông. Giáo dục an toàn giao thông cho trẻ là một trong những biện pháp tích cực đem lại hiệu quả lâu dài trong công cuộc phòng chống các tai nạn xảy ra, giảm thiểu các vụ tai nạn đáng tiếc. Trăn trở với mục tiêu chung của ngành giáo dục, vấn đề cấp bách của toàn xã hội là người giáo viên mầm non tôi không thể không suy nghĩ và nhận thấy rằng việc giáo dục an toàn giao thông cho trẻ hiện nay là việc làm cần thiết có vai trò to lớn trong việc giáo dục an toàn giao thông không riêng bậc học mầm non mà còn nhiều bậc học khác. Chính vì vậy, tôi đã mạnh dạn lựa chọn đề tài: "Một số biện pháp phối hợp với phụ huynh giáo dục an toàn giao thông cho trẻ 5 - 6 tuổi trong thời gian nghỉ dịch tại nhà." để góp một phần nhỏ bé của mình vào việc giáo dục an toàn giao thông cho trẻ ở lứa tuổi mầm non.
doc 21 trang skmamnonhay 16/01/2025 1701
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp phối hợp với phụ huynh giáo dục an toàn giao thông cho trẻ 5-6 tuổi trong thời gian nghỉ dịch tại nhà", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp phối hợp với phụ huynh giáo dục an toàn giao thông cho trẻ 5-6 tuổi trong thời gian nghỉ dịch tại nhà

SKKN Một số biện pháp phối hợp với phụ huynh giáo dục an toàn giao thông cho trẻ 5-6 tuổi trong thời gian nghỉ dịch tại nhà
 2
 Là một giáo viên mầm non thực hiện kế hoạch nhiệm vụ năm học cùng 
với việc ý thức được giáo dục an toàn giao thông là vấn đề thiết thực của toàn xã 
hội nói chung và trẻ mầm non nói riêng là vấn đề quan trọng hàng đầu giúp 
tránh những tai nạn đáng tiếc có thể xảy ra. Giáo dục cho trẻ có kiến thức về an 
toàn giao thông là một trong những nội dung không thể thiếu ở các trường mầm 
non. Vì ở lứa tuổi này trẻ dễ tiếp thu từ đó hình thành cung cấp cho trẻ những 
kiến thức đơn giản nề nếp thói quen tạo cơ sở ban đầu cho việc hình thành nhân 
cách trẻ sau này góp phần cho trẻ hiểu biết về luật lệ giao thông từ đó trẻ nhận 
thức được tầm quan trọng của những luật lệ giao thông. Đó là hành trang để khi 
trưởng thành các em sẽ là những tuyên truyền viên tích cực trong việc chấp hành 
pháp luật về an toàn giao thông. Giáo dục an toàn giao thông cho trẻ là một 
trong những biện pháp tích cực đem lại hiệu quả lâu dài trong công cuộc phòng 
chống các tai nạn xảy ra, giảm thiểu các vụ tai nạn đáng tiếc. Trăn trở với mục 
tiêu chung của ngành giáo dục, vấn đề cấp bách của toàn xã hội là người giáo 
viên mầm non tôi không thể không suy nghĩ và nhận thấy rằng việc giáo dục an 
toàn giao thông cho trẻ hiện nay là việc làm cần thiết có vai trò to lớn trong việc 
giáo dục an toàn giao thông không riêng bậc học mầm non mà còn nhiều bậc 
học khác. Chính vì vậy, tôi đã mạnh dạn lựa chọn đề tài: "Một số biện pháp phối 
hợp với phụ huynh giáo dục an toàn giao thông cho trẻ 5 - 6 tuổi trong thời gian 
nghỉ dịch tại nhà." để góp một phần nhỏ bé của mình vào việc giáo dục an toàn 
giao thông cho trẻ ở lứa tuổi mầm non.
II. PHẠM VI VÀ THỜI GIAN THỰC HIỆN ĐỀ TÀI 
 * Về thời gian thực hiện đề tài: Từ tháng 9 năm 2021 đến tháng 4 năm 
2022
 * Phối hợp với phụ huynh lớp 5 Tuổi A2 trường Mầm non. 
B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 
I. CƠ SỞ LÝ LUẬN 
 Như chúng ta đã biết, an toàn giao thông là những hành vi văn hóa của 
mọi người khi tham gia giao thông bao gồm việc chấp hành luật giao thông, ý 
thức khi tham gia giao thông. An toàn giao thông còn là sự an toàn đối với 
người tham gia lưu thông trên các phương tiện đường bộ, đường thủy, đường 
sắt, đường hàng không, là sự chấp hành tốt và cư xử phù hợp đối với các luật lệ 
về giao thông khi lưu thông. Giáo dục, rèn luyện hành vi văn hóa và ý thức chấp 
hành pháp luật về an toàn giao thông chính là một phần của việc giáo dục ý thức 
trách nhiệm đối với bản thân, gia đình và xã hội của mỗi con người, tạo sự 
chuyển biến chung của toàn xã hội trong việc chấp hành pháp luật về trật tự an 
toàn giao thông. Đây cũng là một trong những nội dung để thực hiện mục tiêu 
 4
 3. Khảo sát thực tế 
Do tình hình dịch covid kéo dài các con chưa được trở lại trường nên ngay từ 
khi nghiên cứu đề tài tôi đã kết hợp với phụ huynh, thông qua phụ huynh của 
lớp khảo sát trẻ để nắm bắt được tình hình của trẻ, cụ thể:
 Kết quả khảo sát
 TS
 Trẻ Tốt Khá TB Yếu
 được Nội dung khảo sát
 khảo 
 sát TS % TS % TS % TS %
 Trẻ nhận biết được 
 đặc điểm, cấu tạo, nơi 5
 30 hoạt động của một số 7 23% 10 33% 8 27% 17%
 phương tiện giao 
 thông.
 Trẻ hiểu biết 1 số luật 
 30 đơn giản khi tham gia 5 17% 7 23% 12 40% 6 20%
 giao thông. %
 Trẻ nhận biết được 
 30 một số biển báo giao 5 17% 10 33% 11 37% 4 13%
 thông quen thuộc.
 Trẻ có khả năng nhận 
 biết được hành vi 
 30 đúng sai qua tranh 6 20% 10 33% 10 33% 4 14%
 ảnh và khi tham gia 
 giao thông.
III. BIỆN PHÁP THỰC HIỆN 
1. Biện pháp 1: Nghiên cứu tham khảo tài liệu nâng cao trình độ chuyên 
môn.
 Như chúng ta đã biết trước khi làm việc gì ta cũng phải tìm hiểu và nắm 
được yêu cầu cần đạt là gì? Việc làm đó có tác dụng như thế nào từ đó ta có thể 
định ra hướng đi và cách làm cụ thể để đạt được kết quả cao. Cho nên tôi đã 
nghiên cứu tài liệu giáo dục an toàn giao thông, các tập san, sách báo và nghiên 
cứu luật lệ giao thông, các biển báo giao thông các trò chơi, chương trình giáo 
 6
Tháng 9 + 10 - Giáo dục trẻ không được đi ra ngoài một mình.
 - Giáo dục trẻ khi ra đường phải có người lớn đi 
 cùng.
 - Giáo dục trẻ không chạy nhảy chơi đùa trên vỉa 
 hè, lòng đường.
 - Giáo dục trẻ nhận biết được đặc điểm, cáu tạo, 
 nơi hoạt động của một số phương tiện giao thông.
Tháng 11+12 - Giáo dục trẻ tư thế ngồi khi tham gia giao thông.
 - Giáo dục trẻ đội mũ bảo hiểm đúng cách khi 
 tham gia giao thông.
 - Giáo dục trẻ nhận biết một số biển báo giao 
 thông đơn giản.
Tháng 1+2 - Giáo dục trẻ hiểu một số luật giao thông đơn 
 giản khi tham gia giao thông.
 - Giáo dục trẻ thói quen thực hiện các qui định 
 giao thông đường bộ.
Tháng 3 +4 - Giáo dục trẻ nhận biết được những hành vi đúng, 
 sai khi tham gia giao thông.
 Việc lựa chọn và xây dựng những kế hoạch cụ thể và phù hợp đã góp 
phần không nhỏ trong việc cung cấp, củng cố kiến thức và hình thành thói quen, 
ý thức chấp hành an toàn giao thông cho trẻ. Qua quá trình thực hiện biện pháp 
này tôi thấy giáo viên chủ động hơn trong việc giáo dục an toàn giao thông cho 
trẻ và có kết quả tốt. 
3. Biện pháp 3: Sáng tác, sưu tầm một số trò chơi, câu đố, bài hát, câu 
chuyện, tiểu phẩm giáo dục an toàn giao thông cho trẻ.
 Tâm lý lứa tuổi mầm non là học mà chơi, chơi mà học. Đặc biệt với giáo 
dục an toàn giao thông là một hoạt động khó thì việc đưa nhẹ nhàng các quy tắc 
quy định của luật lệ giao thông vào trò chơi là một việc không thể thiếu được. 
Các trò chơi càng mới lạ, càng sinh động thì lại càng hấp dẫn trẻ hơn. Mà trên 
thực tế thì các trò chơi trong chương trình còn ít và nghèo nàn. Tôi thấy rằng 
giáo dục an toàn giao thông cho trẻ 5 - 6 tuổi, việc sáng tạo, sưu tầm các trò 
chơi, tiểu phẩm mới lạ sẽ gây ấn tượng, thu hút sự chú ý của trẻ, làm cho trẻ 
hứng thú, tinh thần thỏa mái khi học, cho trẻ cảm giác như được vui chơi. Sau 
đây là một số trò chơi mà tôi đã sưu tầm và sáng tạo để gửi cho phụ huynh dạy 
trẻ: Ô số kỳ diệu, Đèn hiệu giao thông, Ghép biển báo, Phân loại các phương 
tiện giao thông theo vùng hoạt động, Sắp xếp lại cho đúng, Thuyền Vào bến
 8
- 10 trẻ chơi chia làm 2 đội (mỗi đội 5 trẻ)
- Trong vòng 2 phút, 2 đội cùng phải sắp xếp vị trí đi, đứng cho các loại xe và 
người sao cho đúng luật lệ an toàn giao thông.
- Đội nào xếp đúng và nhanh hơn đội đó sẽ thắng
* Ví dụ một số câu đố mà tôi đã sưu tầm và sử dụng.
 Câu 1. Xe hai bánh
 Chạy bon bon
 Máy nổ giòn
 Kêu bình bịch
 Là xe gì?
 Câu trả lời: Xe máy
 Câu 2. Làm bằng gỗ
 Nổi trên sông
 Có buồm giong
 Nhanh tới bến
 Là cái gì?
 Câu trả lời: Thuyền buồm
 Câu 3. Thân tôi bằng sắt
 Nổi được trên sông
 Chở chú hải quan
 Tuần tra trên biển
 Là cái gì?
 Câu trả lời: Tàu thủy
 Câu 4. Chẳng phải chim
 Mà có cánh
 Chở hàng khách
 Đến mọi nơi
 Giữa mây trời
 Đang bay lượn
 Là cái gì? Câu trả lời: Máy bay
 Câu 5. Ba cạnh viền quanh
 Thắm tươi màu đỏ
 Nền vàng hiện rõ
 Một người dắt bé
 Đố bé đoán xem
 Biển gì ở đó?
 Câu trả lời: Biển báo nơi có nhiều trẻ em
 10
 Lạng lách đánh võng Tai họa khôn lường.
 Càng nguy hiểm hơn An toàn là bạn
 Nói chuyện giữa đường Tai nạn là thù
 Gây ra ùn tắc. Khắc ghi mãi nhé
 Nếu bạn rơi cặp Ve vẻ vè ve!
 Cũng không được dừng
 Ngoài những câu đố, bài thơ thì tôi còn sưu tầm một số bài hát: Em đi 
qua ngã tư đường phố, Đường em đi, Đèn đỏ đèn xanh, Vâng lời cô, Đường em 
đi, Bé học luật giao thông, Ai đúng? Ai sai?, Màu mắt ai, Em đi chơi thuyền, 
Anh phi công
 Ví dụ một số bài hát như: ĐƯỜNG EM ĐI
 Lời: Tường Văn - nhạc: Ngô Quốc Tính
 Đường em đi là đường bên phải
 Đường ngược lại là đường bên trái
 Đường bên trái thì em không đi
 Đường bên trái thì em không đi
 Đường bên phải là đường em đi
 Một hai một, một hai một.
 Bài hát: BÉ HỌC LUẬT GIAO THÔNG
 Nhạc và lời: Hoàng Dinh
 Cô giáo dạy em bốn đường giao thông
 Đường bộ đường hàng không, đường biển đường sắt
 Đường thân thiết nhất là đường quê em
 Đường làng em có hàng cây xanh, 
 Trưa hè bóng cây cho em râm mát
 Bạn ơi có biết, đường làng quê em
 Giữa đường cho xe chở đầy thóc lúa
 Ven đường là của em đi đến trường
 Cô đã dạy em biết đèn giao thông
 Đèn đỏ ở trên cao, đèn vàng ở giữa
 Đèn xanh đã sáng là được đi ngay
 Mời bạn đi đúng luật giao thông
 Sang đường ngó trông ô tô xe máy
 Bạn ơi có biết luật lệ giao thông
 Dưới đường lắm xe bạn đừng đi nhé
 Đi bộ là đường đi trên vỉa hè

File đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_phoi_hop_voi_phu_huynh_giao_duc_an_toa.doc