SKKN Một số biện pháp phối hợp với phụ huynh để chăm sóc nuôi dưỡng giáo dục trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi ở trường mầm non

Nhiệm vụ của Giáo dục mầm non là chăm sóc, giáo dục trẻ từ 0 đến 6 tuổi thành người chủ tương lai của đất nước, đó là một người con người cường tráng về thể chất, phát triển về trí tuệ, phong phú về tinh thần, trong sáng về đạo đức. Bởi vậy trường Mầm non được xác định là sự khởi đầu cực kỳ quan trọng của sự nghiệp đào tạo con người vì đối với trẻ nhỏ đây là thời kỳ hình thành và phát triển nhân cách. Do vậy, việc chăm sóc giáo dục trẻ ở trường Mầm non phải nhằm đạt được mục tiêu: Hình thành ở trẻ những cơ sở đầu tiên của nhân cách con người mới xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Trường Mầm non là nơi nuôi dưỡng chăm sóc giáo dục trẻ một cách khoa học. Đội ngũ giáo viên Mầm non được đào tạo về chuyên môn nghiệp vụ, có năng lực sư phạm, thực sự biết tổ chức và thu hút trẻ tích cực tham gia các hoạt
động bằng phương pháp và hình thức giáo dục phù hợp, tạo điều kiện tối ưu cho sự phát triển toàn diện nhân cách của trẻ và trang bị những kiến thức cơ bản nhất định, chuẩn bị cho trẻ bước vào lớp 1.
Kết hợp giữa nhà trường và gia đình sẽ tạo ra môi trường thuận lợi và thống nhất về nội dung, phương pháp, cách tổ chức chăm sóc trẻ ở lớp cũng như ở nhà, tránh được sự trái ngược về cách thức tác động đến trẻ, nâng cao hiệu quả nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ.
doc 11 trang skmamnonhay 10/03/2025 1533
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số biện pháp phối hợp với phụ huynh để chăm sóc nuôi dưỡng giáo dục trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi ở trường mầm non", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp phối hợp với phụ huynh để chăm sóc nuôi dưỡng giáo dục trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi ở trường mầm non

SKKN Một số biện pháp phối hợp với phụ huynh để chăm sóc nuôi dưỡng giáo dục trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi ở trường mầm non
 pháp chăm sóc trẻ khác nhau như phương pháp chăm sóc giáo dục trẻ theo hướng 
đổi mới, hay phương pháp chăm sóc giáo dục trẻ theo hướng Mầm Non, và với rất 
nhiều chuyên đề, nổi trội như chuyên đề: “Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm 
trung tâm”; chuyên đề: “Kỹ năng sống” dù có thực hiện phương pháp chăm sóc 
giáo dục trẻ theo hướng nào nếu như chỉ có nhà trường và giáo viên nỗ lực cố gắng 
mà không có sự phối kết hợp với gia đình và các bậc phụ huynh về cách chăm sóc 
giáo dục trẻ thì hiệu quả giáo dục sẽ không cao.
 Vậy chúng ta phải phối hợp như thế nào, bởi vì công tác tuyên truyền thì hầu 
như giáo viên nào cũng đã thực hiện, nhưng tuyên truyền như thế nào để đạt được 
hiệu quả, khoa học và điều quan trọng là để trẻ phát triển mọi mặt “Đức - Trí - Thể 
- Mỹ”, giao tiếp ứng xử mới là điều quan trọng và chúng ta cần phải quan tâm. 
Nhận thức được tầm quan trọng đó nên tôi đã chọn nội dung tuyên truyền, phối 
hợp với phụ huynh để thống nhất một số biện pháp chăm sóc giáo dục trẻ theo 
khoa học.
 Nhiệm vụ của Giáo dục mầm non là chăm sóc, giáo dục trẻ từ 0 đến 6 tuổi 
thành người chủ tương lai của đất nước, đó là một người con người cường tráng về 
thể chất, phát triển về trí tuệ, phong phú về tinh thần, trong sáng về đạo đức. Bởi 
vậy trường Mầm non được xác định là sự khởi đầu cực kỳ quan trọng của sự 
nghiệp đào tạo con người vì đối với trẻ nhỏ đây là thời kỳ hình thành và phát triển 
nhân cách. Do vậy, việc chăm sóc giáo dục trẻ ở trường Mầm non phải nhằm đạt 
được mục tiêu: Hình thành ở trẻ những cơ sở đầu tiên của nhân cách con người 
mới xã hội chủ nghĩa Việt Nam. 
 Trường Mầm non là nơi nuôi dưỡng chăm sóc giáo dục trẻ một cách khoa 
học. Đội ngũ giáo viên Mầm non được đào tạo về chuyên môn nghiệp vụ, có 
năng lực sư phạm, thực sự biết tổ chức và thu hút trẻ tích cực tham gia các hoạt 
động bằng phương pháp và hình thức giáo dục phù hợp, tạo điều kiện tối ưu cho 
sự phát triển toàn diện nhân cách của trẻ và trang bị những kiến thức cơ bản 
nhất định, chuẩn bị cho trẻ bước vào lớp 1. 
 Kết hợp giữa nhà trường và gia đình sẽ tạo ra môi trường thuận lợi và thống 
nhất về nội dung, phương pháp, cách tổ chức chăm sóc trẻ ở lớp cũng như ở nhà, 
tránh được sự trái ngược về cách thức tác động đến trẻ, nâng cao hiệu quả nuôi 
dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ. 
 * Điểm mới của đề tài.
 Trong lý luận cũng như trong thực tiễn giáo dục, sự thống nhất tác động giáo 
dục từ nhà trường, gia đình và xã hội được xem là vấn đề có tính nguyên tắc đảm 
bảo cho mọi hoạt động giáo dục có điều kiện đạt hiệu quả tốt. Trong việc tổ chức 
 2 Phong trào xã hội hóa giáo dục tiếp tục phát triển mạnh mẽ ở địa phương. 
Các phương tiện thông tin truyền thông ngày càng phát triển nên thuận lợi cho việc 
tuyên truyền với các bậc phụ huynh
 Tình hình văn hóa - xã hội của địa phương ngày càng phát triển nhằm giúp 
trẻ gần gũi dễ dàng tiếp thu tinh hoa văn hóa của địa phương, tạo môi trường giáo 
dục thân thiện. 
 1.2. Khó khăn: 
 Trường tôi đang công tác thuộc vùng nông thôn chiêm trũng, qua hàng năm 
thiên tai lũ lụt kéo dài. Trường thường xuyên ngập sâu trong nước. Cơ sở vật chất 
mặc dù có sự đầu tư của nhà nước, của chính quyền địa phương và phụ huynh 
nhưng so với nhu cầu thì vẫn còn nhiều thiếu thốn về các phương tiện, đồ dùng đồ 
chơi. 
 100% bố mẹ trẻ đều làm nghề nông dân nên kinh tế gia đình còn gặp nhiều 
khó khăn, điều kiện đầu tư, chăm sóc đến trẻ còn hạn chế. Đời sống của một số 
phụ huynh trên địa bàn còn khó khăn về kinh tế, sự nhìn nhận về giáo dục mầm 
non một số phụ huynh còn chưa đúng, chưa nhận thấy trách nhiệm của mình trong 
công tác phối hợp chăm sóc giáo dục trẻ; các yêu cầu của nhà trường chưa được 
phụ huynh thực hiện đầy đủ. 
 Việc tranh chấp thời gian của phụ huynh trên cánh đồng còn nhiều hơn thời 
gian đến tham gia ngày hội ngày lễ cùng trẻ ở ở trường. Có không ít phụ huynh vì 
công việc đồng áng mà quên cả ngày hội đến trường, ngày tết trung thu của con 
mình, nhiều phụ huynh cho trẻ nghỉ học tự do trong những ngày mưa.
 Các hoạt động của hội phụ huynh chưa đi vào chiều sâu, chưa tích cực tham 
gia giám sát các hoạt động của nhà trường, chưa thực sự hưởng ứng các phong trào 
thi đua của ngành giáo dục.
 Sau kì nghỉ hè nhiều trẻ không có thói quen vệ sinh môi trường, không có 
thói quen xưng hô lễ phép, còn vứt rác bừa bãi, còn nói tục chửi bậy...
 Sự phát triển nhận thức và thể chất của trẻ trong lớp không đều nhau nên 
việc tiếp thu “bài học” của cô giáo cũng không đồng đều.
 Từ những khó khăn thực tế ở lớp mình phụ trách, ở trường tôi đã suy nghĩ và 
tìm ra những biện pháp thích hợp để làm tốt công tác phối hợp giữa gia đình và 
nhà trường như sau: 
 4 gần gũi với phụ huynh và cũng tạo được không khí vui vẻ trong những buổi lao 
động.
 Ngoài việc lao động quanh sân trường, tôi còn vận động phụ huynh đóng 
góp cây xanh: Cây bàng, cây phượngcho phụ huynh tự tay trồng và đồng thời 
gắn tên lớp lên cây để phụ huynh thấy rõ những thành quả đóng góp cho lớp. Mỗi 
lần như vậy tôi thấy phụ huynh rất vui và nhiệt tình hưởng ứng.
 Bên cạnh việc tạo môi trường xanh, sạch, đẹp cho trẻ vui chơi, học tập tôi đã 
kêu gọi, vận động phụ huynh ủng hộ phân để cải tạo bồn hoa cây cảnh
 Để mọi phụ huynh đều hiểu và cùng đóng góp ngày công qua các cuộc họp 
phụ huynh tôi nêu tên, tuyên dương những phụ huynh đi lao động tích cực, nhiệt 
tình đồng thời nhắc khéo những phụ huynh chưa đi lao động.
 Càng ngày tôi thấy phụ huynh lớp tôi đi lao động đông hơn, vui vẻ trong quá 
trình lao động cũng rất nhiệt tình. Quang cảnh sân trường ngày càng đẹp hơn nhờ 
sức của phụ huynh và toàn thể giáo viên, nhân viên. Cũng từ đó phụ huynh tin 
tưởng giáo viên tin tưởng nhà trường tích cực đóng góp ngày công lao động và yên 
tâm hơn khi gửi con đến trường đến lớp.
 Giải pháp 3: Phối hợp với phụ huynh để huy động số lượng trẻ.
 Theo điều tra độ tuổi của các giáo viên, theo kế hoạch của nhà trường, đầu 
năm học lớp tôi được giao chỉ tiêu về huy động số lượng trẻ là 28 cháu trong đó có 
15 nam, 13 nữ, tỉ lệ bé chuyên cần là 98%.
 Được Ban giám hiệu nhà trường phân công phụ trách lớp 5 - 6 tuổi, ngay từ 
ngày tựu trường tôi đã gặp gỡ các phụ huynh khuyến khích động viên họ đưa con 
tới trường đúng thời gian của năm học mới. Thật may mắn trước ngày khai giảng 
tôi đã huy động đủ số lượng theo chỉ tiêu của trường là 28/28 cháu, đạt 100%. 
 Huy động đủ số lượng trẻ tôi nghĩ ngay đến việc duy trì và giữ vững số 
lượng trẻ đạt tỉ lệ bé chăm hằng ngày. Đó là yếu tố để nâng cao chất lượng chăm 
sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ trong nhà trường. Muốn thực hiện tốt điều đó ngay từ 
buổi đầu họp phụ huynh lớp, tôi nhắc nhở trao đổi với phụ huynh thường xuyên 
đưa con đi học đều, đưa đón con đúng giờ qui định của nhà trường để đảm bảo 
chất lượng học tập và vui chơi của trẻ. Trao đổi thẳng thắn với phụ huynh rằng đó 
là một tiêu chí quan trọng để xét bé ngoan hàng tuần, xét danh hiệu cháu ngoan 
Bác Hồ.
 Không chỉ vậy, hàng ngày vào giờ trả trẻ tôi thường động viên nhắc nhở trẻ 
đi học chuyên cần vào ngày tiếp theo. Trao đổi với phụ huynh về những việc trẻ đã 
làm được trong một ngày đến trường để phụ huynh thấy được sự trưởng thành của 
 6 hàng ngày của cô, các hoạt động một ngày của con ở trường cũng như sự nhận 
thức và tiếp thu của con mình đến đâu để từ đó có sự giáo dục tốt nhất.
 Qua thực tế cho thấy nếu như gia đình và nhà trường có sự kết hợp chặt chẽ 
thì sẽ tạo nên được một mối quan hệ gần gũi cởi mở giữa hai bên và cả hai bên sẽ 
nhận được những đóng góp chân thực và những kinh nghiệm rất thiết thực và quý 
báu trong quá trình chăm sóc và giáo dục trẻ, có sự phối kết hợp chặt chẽ với phụ 
huynh tôi nhận thấy thu được kết quả rất tốt: các cháu tiếp thu kiến thức do cô 
truyền đạt rất tốt, các bài tô vẽ có tiến bộ hơn rất nhiều về tô màu cũng như phối 
kết kết hợp màu sắc, các giờ học thì hăng hái tham gia phát biểu ý kiến và sôi nổi 
hơn, phụ huynh thì quan tâm đến đến con em mình nhiều hơn, giữa cô giáo và phụ 
huynh luôn có sự gần gũi, cởi mở khi trao đổi các hoạt động của con trên lớp.
 Giải pháp 5: Phối hợp với phụ huynh để nâng cao chất lượng chăm sóc, 
nuôi dưỡng, giáo dục tạo niềm tin cho các bậc phụ huynh.
 Chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ là tiền đề quan trọng để nhà trường phát 
huy tầm ảnh hưởng của mình đến với cộng đồng. Chất lượng nuôi dưỡng, giáo dục 
của nhà trường có đảm bảo, trẻ em có khoẻ mạnh và phát triển tốt thì vai trò của 
nhà trường mới được phụ huynh và cộng đồng thừa nhận. 
 Vì vậy, nâng cao chất lượng chăm sóc nuôi dạy trẻ phải là vấn đề được quan 
tâm hàng đầu trong trường Mầm non. 
 Để nâng cao chất lượng nuôi dưỡng và giáo dục trẻ trường Mầm non 
cần làm tốt công tác phối kết hợp với phụ huynh. 
 Với trẻ lớp tôi, thì cháu nào cũng ngây thơ, hồn nhiên, kĩ năng sống còn ít. 
Các cháu rất vụng về khi cài khuy áo hoặc khi chải đầu, buộc tócĐiều đó không 
dĩ nhiên mà trẻ làm được mà phải qua một quá trình học hỏi, rèn luyện của bản 
thân trẻ, cùng với sự quan tâm giúp đỡ của người lớn.
 Chính sự ngây thơ vụng về của trẻ đã thúc giục tôi gặp gỡ trao đổi với phụ 
huynh về việc giúp trẻ có được các kĩ năng sống. Hàng ngày ngoài những hoạt 
động chủ đạo của trẻ ở trường Mầm non, tôi luôn dạy trẻ các kĩ năng sống như: 
Thói quen vệ sinh, thói quen lễ giáo, thói quen tự phục vụ, qua giờ đón và trả 
trẻ.
 Bên cạnh giáo dục trẻ, tôi luôn nhắc nhở khuyến khích phụ huynh dạy trẻ kĩ 
năng sống. Tôi tận tình trao đổi với phụ huynh về những việc trẻ đã làm được và 
chưa làm được để kết hợp với phụ huynh giúp trẻ phát triển tốt về nhân cách con 
người mới.
 Ví dụ: Trao đổi với phụ huynh về nhà khuyến khích trẻ tự lập thực hiện các 
công việc như: Chải tóc, mặc quần áo kịp thời động viên khi trẻ còn hạn chế. 
 8 III. PHẦN KẾT LUẬN
 1. Ý nghĩa của đề tài:
 Sau gần một năm thực hiện các biện pháp tuyên truyền trong trường Mầm 
non thật sự lớp tôi đã có nhiều chuyển biến đáng kể và đạt được kết quả đáng phấn 
khởi như sau: 
 Học kì một vừa qua lớp tôi đã thành công ở hội thi “Xây dựng môi trường 
lấy trẻ làm trung tâm” đạt giải nhất cấp trường đó là nhờ sự đóng góp tận tình của 
nhiều phụ huynh.
 100% trẻ có thói quen vệ sinh môi trường, có thói quen xưng hô lễ phép.
 100% phụ huynh có nhận thức chuyển biến rõ rệt. Các ngày hội ngày lễ, các 
phong trào thi đua do lớp, nhà trường tổ chức được sự quan tâm của đông đảo các 
bậc phụ huynh, đặc biệt là các hoạt động của hội phụ huynh ngày càng đi vào 
chiều sâu, tích cực tham gia giám sát các hoạt động của nhà trường, hưởng ứng các 
phong trào thi đua của ngành giáo dục.
 100% trẻ mạnh dạn, tự tin, nhanh nhẹn, nắm được các kiến thức của từng độ 
tuổi, hứng thú tham gia tích cực vào các hoạt động.
 Từ thực tế trong công tác giáo dục Mầm non tôi nhận thấy rằng việc phối kết 
hợp giữa gia đình và nhà trường là rất quan trọng.
 Qua sự phối hợp giữa gia đình và nhà trường tạo điều kiện cho giáo viên có 
những biện pháp hữu hiệu để giáo dục trẻ tốt trong gia đình là nền tảng là cơ sở tạo 
thuận lợi cho giáo dục ở trường Mầm non sẽ tạo nên những đứa con ngoan có ích 
cho xã hội.
 Việc tuyên truyền đến phụ huynh để nhận sự phối hợp với nhà trường trong 
các hoạt động, đã góp phần đẩy mạnh chất lượng giáo dục toàn diện trong nhà 
trường. Điều này càng thể hiện rõ nét khi trường chuyển sang hoạt động theo mô 
hình cung ứng dịch vụ, trình độ, chất lượng cao trong thời gian tới. Nhà trường sẽ 
tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phối kết hợp với cha mẹ học sinh, đổi 
mới các biện pháp thực hiện trong công tác phối kết hợp giữa hai bên để không 
ngừng nâng cao chất lượng, hiệu quả chăm sóc giáo dục trẻ toàn diện theo hướng 
tích cực và bền vững.
 Phối hợp với phụ huynh để chăm sóc nuôi dưỡng giáo dục trẻ trẻ là một 
nguyên tắc cơ bản nếu muốn có sự thành công. Sự phối hợp chặt chẽ giữa giáo 
viên và phụ huynh là để đảm bảo sự thống nhất trong nhận thức cũng như hoạt 
động giáo dục cùng một hướng, một mục đích, một tác động tổ hợp, đồng tâm tạo 
sức mạnh kích thích, thúc đẩy quá trình phát triển nhân cách của trẻ, tránh sự tách 
rời mâu thuẫn, bài xích lẫn nhau gây cho các em tâm trạng nghi ngờ, hoang mang, 
 10

File đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_phoi_hop_voi_phu_huynh_de_cham_soc_nuo.doc