SKKN Một số biện pháp phối hợp với cha mẹ nhằm góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ 5-6 tuổi
Việc phối kết hợp gia đình, nhà trường, cô giáo nhằm chia sẻ kinh nghiệm, hỗ trợ lẫn nhau trong quá trình chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ, đáp ứng kịp thời nhu cầu phát triển các mặt: Thể chất, tinh thần, nhận thức, tình cảm, thẩm mỹ, tình cảm giao tiếp, ứng xử, tình cảm tạo điều kiện tối ưu cho việc thực hiện có hiệu quả mục tiêu chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ qua đó còn tạo sự thống nhất giữa trường, lớp, không làm đảo lộn việc chăm sóc ở gia đình và nhà trường, về nội dung, phương pháp, cách thức tổ chức. Tránh mâu thuẫn với nhau trong phương pháp chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ. Qua đó cũng giúp bố mẹ hiểu được công việc của cô giáo ở nhóm lớp, ngược lại cô giáo cũng hiểu được từng hoàn cảnh của gia đình các cháu và từ đó tạo điều kiện thuận lợi cho việc hình thành thói quen và các phẩm chất, nhân cách, giúp trẻ học tốt ở trường, đáp ứng mục tiêu giáo dục nói chung và giáo dục mầm non. Nhận thức được tầm quan trọng của việc phối kết hợp giữa gia đình và nhà trường trong công tác chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ, Ban giám hiệu và đội ngũ giáo viên nhà trường luôn luôn nổ lực thực hiện công tác phối kết hợp với cha mẹ trẻ trong chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ.
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp phối hợp với cha mẹ nhằm góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ 5-6 tuổi", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp phối hợp với cha mẹ nhằm góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ 5-6 tuổi

phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện. Tổ chức họp cha mẹ trẻ là thời điểm thuận lợi để nhà trường và cô giáo phối hợp tuyên truyền một cách đầy đủ về quy chế, tình hình hoạt động của nhà trường của lớp. Trong năm học có thể tổ chức các cuộc họp như: - Tổ chức cuộc họp đầu năm Tổ chức cuộc họp cha mẹ trẻ đầu năm thông qua việc đánh giá kết quả năm học trước, thông báo những điểm mạnh cần duy trì, cũng như thông qua những mặt còn hạn chế để cùng nhau khắc phục trong năm học mới. Triển khai phương hướng nhiệm vụ cho năm học mới giúp cha mẹ trẻ nắm bắt kế hoạch phối kết hợp của lớp cũng như của nhà trường, từ đó có kế hoạch phối kết hợp với giáo viên cùng đứng lớp như công tác đóng góp đầu tư cơ sở vật chất, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ.... Hình ảnh 1: Họp cha mẹ trẻ đầu năm của lớp Vào đầu năm học nhà trường triển khai những nhiệm vụ chung của nhà trường, giáo viên thông báo cụ thể tình hình sức khỏe đầu năm của trẻ, và những kế hoạch hoạt động, hội thi của lớp, và những vấn đề cần phụ huynh cần phối hợp trong công tác chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ. Tôi đã đề ra giải pháp thành lập hội cha mẹ của lớp với các nội dung hoạt động như: * Cô giáo bàn và thống nhất với cha mẹ về nội quy của lớp: Thống nhất các hình thức và phối hợp cụ thể của hội cha mẹ trẻ trong từng giai đoạn và của cả năm học. Lập hồ sơ liên kết như sổ liên lạc giữa cô giáo với cha mẹ trẻ Ví dụ: Vào đầu năm học cô giáo thông báo về nội quy của lớp như sau: - Động viên con đi học đều. - Không cho trẻ mang quà vẹt, nữ trang có giá trị đến lớp. - Khi đưa đón trẻ tuyệt đối cha mẹ trẻ không chạy xe vào sân trường. - Khi uống rượu bia không nên đón trẻ. - Khi nhờ người khác đón phải trình chứng minh nhân dân. - Khi đưa đón trẻ, trang phục phải lịch sự. - Không cho trẻ mang đồ chơi những vật sắc nhọn đến lớp. - Trẻ nghỉ phải xin phép giáo viên ở lớp. - Những trẻ có biểu hiện mệt mỏi, sốt nhẹ thì phải trao đổi với cô giáo để theo dõi trẻ. Nếu trẻ bị sốt cao thì cho trẻ nghĩ học, tuyệt đối không gởi thuốc nhờ cô giáo cho trẻ uống giùm. - Đưa đón con đúng giờ quy định của nhà trường - Đưa con tận tay cho cô giáo không để con ngoài cổng đi vào. 2 dựa trên việc tham khảo thực đơn ở trường để đảm bảo sự cân đối, ngon miệng cho trẻ.Dựa trên nhu cầu năng lượng đã được khuyến nghị, giới thiệu cho cha mẹ thông tin về một số nhóm thực phẩm cung cấp đa dạng các loại dưỡng chất như: Nhóm tinh bột, nhóm chất đạm, chất béo, chất xơ vitamin và khoáng chất. Đối với những trẻ suy suy dưỡng tăng cường cho trẻ ăn uống các nhóm giầu chất đạm, chất béo, cho trẻ uống thêm sữa, còn đối với những trẻ thừa cân béo phì thì hạn chế nhóm tinh bột, tăng cường cho trẻ ăn nhóm vitamin ăn nhiều các loại rau củ quả và thường xuyên cho tẻ vận động. Những trẻ bình thường nhóm vitamin là thành phần không thể thiếu trong khẩu phần dinh dưỡng của trẻ mầm non nó rất tốt cho hệ tiêu hóa, ngoài ra vitamin C trong các loại trái cây nâng cao sức đề kháng chống lại dịch bệnh. Hướng dẫn cha mẹ trẻ phối hợp thực hiện chế độ sinh hoạt hằng ngày của trẻ tại trường để đảm bảo cân đối hài hòa giữa bữa sáng và giờ thể dục sáng, tránh việc trẻ vừa ăn no phải vào giờ thể dục buổi sáng, điều này ảnh hưởng không ít đến hệ tiêu hóa của trẻ. - Tổ chức cuộc họp cuối học kì 1 Giáo viên thông tin các nội dung về kết quả nuôi dưỡng - chăm sóc – giáo dục trẻ học kì qua và triển khai kế hoạch của học kỳ II sắp đến. Bên cạnh đó cần phát huy những mặt tích cực mà phụ huynh cùng với giáo viên và cùng nhau phối hợp đã đạt được những kết quả góp phần nâng cao chất lượng giáo dục trẻ bên cạnh đó giáo viên và phụ huynh cùng nhau tháo gỡ một số khó khăn đang vướn trong thời gian qua trong công tác chăm sóc trẻ để thực hiện tốt hơn trong thời gian sắp đến. Ban đại diện cha mẹ học sinh của lớp có trách nhiệm thông tin từ các bậc cha mẹ trẻ như đóng góp xây dựng chương trình, chế độ ăn uống của trẻ, những thắc mắc, ý kiến góp ý, thăm hỏi cha mẹ trẻ, các cháu trong lớp khi gặp ốm đau hoạn nạn, các ngày lễ, tham gia các cuộc thi, chuyên đề, ... - Tổ chức cuộc họp tổng kết cuối năm Cũng như cuộc họp đầu năm, cuối học kì I, thì sau khi nhà trường tổ chức họp tập trung tôi đã mời cha mẹ trẻ của cả lớp về tại phòng học lớp Mẫu giáo Lớn cụm Mỹ Tân để trao đổi những nội dung về tình hình hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ trong suốt một năm học, cũng như thông báo với cha mẹ trẻ về kết quả học tập, sức khoẻ của trẻ. Thông qua đó để rút kinh nghiệm, đánh giá, giải tỏa những vướng mắc, băn khoăn những gì đã làm được, những gì cần phải tăng cường, những gì cần phải khắc phục, nội dung đánh giá xếp loại trẻ, sự quan tâm của các bậc cha mẹ trẻ trong năm học. Từ đó tôi trao đổi với cha mẹ trẻ giúp cha mẹ trẻ có kế hoạch bồi dưỡng cho các cháu trong hè để chuẩn bị cho các cháu một tâm thế cũng như vốn kiến thức đủ để trẻ bước vào lớp 1. 2. Giải háp 2: Trao đổi trực tiếp với cha mẹ trẻ hằng ngày qua giờ đón trả trẻ, mọi lúc mọi nơi. Cô giáo thông báo nhanh với cha mẹ của trẻ về tình hình của trẻ trong ngày như: Sức khoẻ, dinh dưỡng, kết quả học tập, vui chơi của trẻ. Nhưng giáo viên 4 những cháu bị bệnh, có chế độ ăn thích hợp cho những cháu suy dinh dưỡng và mắc bệnh béo phì Thông tin còn được quảng bá trên hệ thống đài truyền thanh của xã, phát thanh măng non của trường về việc chăm sóc sức khỏe cho trẻ vào mùa đông, hoặc phòng cống các bệnh viêm đường hô hấp, và đặc biệt trong thời điểm hiện nay dịch covid diễn biến rất là phức tạp nên bản thân cũng tăng cường tuyên truyền đến phụ huynh thực hiện đảm bảo 5k trong công tác thực hiện phòng chống lại dịch bệnh để đảm bảo sức khỏe cho trẻ mầm non. 3. Giải pháp 3: Xây dựng góc tuyên truyền tại lớp học Góc tuyên truyền là nơi để giáo viên treo những thông tin cần thiết mà giáo viên muốn truyền tải tới cha mẹ trẻ những thông tin cần thiết về các hoạt động của trẻ ở trường mà cha mẹ cần biết như: Nội dung về chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ, lễ giáo của trường lớp. Nội dung về chế độ dinh dưỡng hợp lý cho trẻ ở trường. Nội dung về chế độ sinh hoạt một ngày của trẻ tại truờng Mầm Non. Nội dung về chương trình giảng dạy từng ngày, tuần, theo chủ đề nhánh thực hiện theo chủ đề. Ví dụ: Chủ đề: “Thế giới thực vật” thì thực hiện theo chủ đề nhánh là: Cây xanh quanh bé, Một số loại hoa..., mục tiêu của trẻ phải nắm được trong chủ đề này là gì để cha mẹ trẻ theo giỏi kiến thức con mình nắm được trong chủ đề này hoặc họ có thể ghi lại để có kế hoạch bày cho con mình. - Những thông tin trên được đổi theo từng quý (cân đo và khám sức khoẻ trẻ theo định kỳ, kế hoạch chăm sóc giáo dục trẻ theo chủ đề) Để cha mẹ trẻ nhận thức và hiểu được những nội dung hoạt động của lớp. Tôi đã đưa các nội dung trong tuần, trong tháng vào góc tuyên truyền bố trí treo ở chỗ ra vào của cửa chính, để hàng ngày cha mẹ trẻ đưa con đến trường họ nhìn thấy các nội dung hoạt động trong tháng. Ví dụ: Tháng 9 nhà trường tổ chức cho trẻ vui: “Tết trung thu” phát động thi đua các lớp vận động cha mẹ trẻ làm lồng đèn để tổ chức cho trẻ vui chơi. Ngoài ra góc thông tin nhà trường còn thông báo các nội dung và lịch họp cha mẹ trẻ trong quý. Hình ảnh 3: Cô giáo trao đổi với cha mẹ trẻ về chăm sóc sức khỏe trẻ. Ngoài việc xây dựng góc tuyên truyền của lớp tôi còn trao đổi trực tiếp với cha mẹ trẻ vào những giờ như đón trẻ, trả trẻ hay những buổi họp cha mẹ trẻ định kì do lớp đề ra vào buổi họp cha mẹ trẻ đầu năm đã thống nhất. Đặc biệt là công tác tuyên truyền với cha mẹ trẻ trong thời gian nghĩ dịch covid- 19, tôi đã thành lập nhóm Lớp Lớn 4 Mỹ Tân trên facebook, zalo và kết nối với tất cả cha mẹ trẻ của lớp để cha mẹ trẻ nắm bắt tình hình đi học và nghĩ học của trẻ kịp thời, nội dung giáo dục của trẻ cũng như tuyên truyền đến cha mẹ trẻ các biện pháp phòng chống dịch covid- 19 cho trẻ tại nhà thường xuyên và đảm bảo. 6 triển toàn diện cho trẻ. Hoạt động ngày hội, ngày lễ là hình thức giúp trẻ thâm nhập vào cuộc sống xã hội trong những thời điểm có ý nghĩa nhất để giáo dục mang lại niềm vui, niềm tự hào cho trẻ. Bên cạnh đó, thông qua việc tham gia vào các hoạt động ngày hội, ngày lễ trẻ được ôn luyện củng cố kiến thức, kỹ năng đã học; rèn luyện ý thức tổ chức kỉ luật, sự hợp tác, chia sẻ cùng bạn bè. Trong năm học nhà trường đã tổ chức tốt các ngày hội, lễ: Ngày hội đến trường của bé, ngày Tết trung thu, ngày nhà giáo Việt nam, ngày quốc tế Phụ nữ, mừng đảng - mừng xuân, hội thi bé với an toàn giao thông..Qua đó thu hút được sự quan tâm rất lớn của các cấp các ngành và các bậc cha mẹ trẻ. Sau khi xác định các nội dung của hội thi, tôi lựa chọn những cha mẹ trẻ có năng khiếu cùng tham gia vào hội thi, đặc biệt là những cha mẹ trẻ của những trẻ tham gia vào hội thi, tôi trao đổi trực tiếp với cha mẹ trẻ về nội dung thi để cùng phối hợp thực hiện như trao đổi với cha mẹ trẻ về những nội dung mà cha mẹ trẻ cần diễn xuất trong các phần thi (vai diễn). Đồng thời tôi trao đổi với cha mẹ trẻ để thống nhất trong viêc lựa chọn trang phục, xây dụng nội dung chi tiết cho các phần thi để cung phối hợp tập luyện. Từ những hoạt động trên cha mẹ trẻ có ấn tượng vui vẻ khi con cái mình được nuôi dạy và nhà trường tổ chức các hoạt động đầy ý nghĩa. - Vận động phối kết hợp với cha mẹ trẻ, trong việc đóng góp đồ dùng, đồ chơi, tranh ảnh và nguyên vật liệu. Tuỳ vào từng chủ đề khác nhau để vận động cha mẹ trẻ quyên góp cả nguyên vật liệu khác nhau như các loại vỏ ống dầu rửa bát, các nguyên vật liệu sẵn có ở địa phương như: Rơm rạ, mo cau, lá khô, bẹ dừa khô, chai nhựa, tranh ảnh hoạ báo cũ có nội dung liên quan đến giáo dục Mầm non để giúp trường làm thêm đồ dùng đồ chơi cho trẻ, hoặc có thể làm nhiều bộ đồ chơi khác nhau như: Đan rổ, đan đèn lồng từ tre, nứa, làm phách nhạc bằng những mảnh võ dừa khô, làm xúc xắc bằng lon bia, hay vẽ các bức tranh trên các mảng tường trước lớp để tạo bài tập mở cho trẻ Đối với giáo viên và cha mẹ trẻ: Vào đầu từng chủ đề Ban Giám Hiệu nhà trường đã phát động thi đua giáo viên làm đồ dùng đồ chơi bằng các nguyên liệu sẵn có ở địa phương, rẻ tiền. Đồng thời giáo viên tuyên truyền với cha mẹ trẻ các đồ dùng cần thiết phục vụ chủ đề. Ví dụ: Chủ đề động vật, vận động cha mẹ trẻ quyên góp các nguyên vật liệu phục vụ cho chủ đề nhánh như các canh xà phòng, chai nhựa, vỏ họp sửa chua, để tạo thành những con vật thật ngộ nghĩnh. Tổ chức thi triển lãm đồ dùng đồ chơi của trẻ, cô giáo và cha mẹ trẻ. Hình ảnh: Hội thi đồ dùng, đồ chơi từ nguyên vật liệu PH đóng góp. Việc vận động cha mẹ trẻ quyên góp các nguyên vật liệu, phế liệu để làm đồ dùng, đồ chơi giúp cho cha mẹ trẻ nhận thức sâu sắc hơn về công việc của giáo viên cũng như các hoạt động ở trường. Từ đó tạo mối liên kết mật thiết giữa giáo viên và cha mẹ trẻ, hơn nữa việc quyên góp nguyên vật liệu, phế liệu 8
File đính kèm:
skkn_mot_so_bien_phap_phoi_hop_voi_cha_me_nham_gop_phan_nang.doc