SKKN Một số biện pháp phối hợp phụ huynh rèn kỹ năng phòng tránh dịch Covid cho trẻ 5-6 tuổi trong thời gian nghỉ dịch ở nhà
Tuy nhiên năm học 2021 - 2022 dịch bệnh ngày càng khó kiểm soát, số ca nhiễm mới ngày càng tăng và số ca tử vong ngày càng cao. Chính vì thế thực hiện chỉ đạo của Bộ Giáo Dục cho trẻ tạm dừng đến trường để phòng tránh dịch bệnh với phương án “Tạm dừng đến trường nhưng không dừng việc học”, các phòng giáo dục có kế hoạch hướng dẫn chỉ đạo các trường mầm non thực hiện việc tuyên truyền cũng như xây dựng các video hỗ trợ hướng dẫn phụ huynh tương tác dạy trẻ tại nhà nhằm giúp trẻ có được những kỹ năng kiến thức cần thiết. Đây là nhiệm vụ cần thiết và hữu hiệu đối với cấp học mầm non để đáp ứng kịp thời với tình hình mới.
Để giúp phụ huynh cũng như trẻ có những kỹ năng cần thiết khi phòng tránh dịch bệnh tại nhà bản thân tôi có những biện pháp tuyên truyền hỗ trợ hiệu quả. Dưới sự phối hợp chặt chẽ của phụ huynh cộng với những kiến thức học được từ các phương tiện thông tin đại chúng và kinh nghiệm thực tế mà phụ huynh đã có những cách phòng tránh dịch khá tốt, dù vẫn có một số phụ huynh mắc covid nhưng trẻ trong gia đình không bị lây nhiễm. Trẻ cũng đã áp dụng được những kiến thức kỹ năng cần thiết để phòng tránh dịch. Đây là một điều đáng mừng trong công tác phối hợp tuyên truyền mà bản thân tôi đã làm được dù còn nhiều khó khăn bỡ ngỡ. Áp dụng những thành công đã làm được tôi xin chia sẻ với đồng nghiệp kinh nghiêm “Một số biện pháp phối hợp phụ huynh rèn kỹ năng phòng tránh dịch Covid cho trẻ 5 – 6 tuổi trong thời gian nghỉ dịch ở nhà”.
Để giúp phụ huynh cũng như trẻ có những kỹ năng cần thiết khi phòng tránh dịch bệnh tại nhà bản thân tôi có những biện pháp tuyên truyền hỗ trợ hiệu quả. Dưới sự phối hợp chặt chẽ của phụ huynh cộng với những kiến thức học được từ các phương tiện thông tin đại chúng và kinh nghiệm thực tế mà phụ huynh đã có những cách phòng tránh dịch khá tốt, dù vẫn có một số phụ huynh mắc covid nhưng trẻ trong gia đình không bị lây nhiễm. Trẻ cũng đã áp dụng được những kiến thức kỹ năng cần thiết để phòng tránh dịch. Đây là một điều đáng mừng trong công tác phối hợp tuyên truyền mà bản thân tôi đã làm được dù còn nhiều khó khăn bỡ ngỡ. Áp dụng những thành công đã làm được tôi xin chia sẻ với đồng nghiệp kinh nghiêm “Một số biện pháp phối hợp phụ huynh rèn kỹ năng phòng tránh dịch Covid cho trẻ 5 – 6 tuổi trong thời gian nghỉ dịch ở nhà”.
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp phối hợp phụ huynh rèn kỹ năng phòng tránh dịch Covid cho trẻ 5-6 tuổi trong thời gian nghỉ dịch ở nhà", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp phối hợp phụ huynh rèn kỹ năng phòng tránh dịch Covid cho trẻ 5-6 tuổi trong thời gian nghỉ dịch ở nhà

2 thiết. Đây là nhiệm vụ cần thiết và hữu hiệu đối với cấp học mầm non để đáp ứng kịp thời với tình hình mới. Để giúp phụ huynh cũng như trẻ có những kỹ năng cần thiết khi phòng tránh dịch bệnh tại nhà bản thân tôi có những biện pháp tuyên truyền hỗ trợ hiệu quả. Dưới sự phối hợp chặt chẽ của phụ huynh cộng với những kiến thức học được từ các phương tiện thông tin đại chúng và kinh nghiệm thực tế mà phụ huynh đã có những cách phòng tránh dịch khá tốt, dù vẫn có một số phụ huynh mắc covid nhưng trẻ trong gia đình không bị lây nhiễm. Trẻ cũng đã áp dụng được những kiến thức kỹ năng cần thiết để phòng tránh dịch. Đây là một điều đáng mừng trong công tác phối hợp tuyên truyền mà bản thân tôi đã làm được dù còn nhiều khó khăn bỡ ngỡ. Áp dụng những thành công đã làm được tôi xin chia sẻ với đồng nghiệp kinh nghiêm “Một số biện pháp phối hợp phụ huynh rèn kỹ năng phòng tránh dịch Covid cho trẻ 5 – 6 tuổi trong thời gian nghỉ dịch ở nhà”. 2. Mục đích nghiên cứu. - Giúp trẻ và phụ huynh hiểu được mối nguy hiểm của dịch bệnh covit-19 đối với con người. - Cung cấp kiến thức, kỹ năng phòng giúp trẻ phòng tránh dịch dịch covid hiệu quả trong thời gian trẻ tạm dừng đến trường. - Giúp phụ huynh an tâm hơn trong việc hướng dẫn trẻ học tập tại nhà. Tạo niềm tin cho phụ huynh với nhà trường. - Nắm bắt được tình hình sức khỏe của trẻ tại nhà. - Giúp giáo viên hoàn thành tốt nhiệm vụ năm học 2021 - 2022 trong tình hình mới. - Giúp giáo viên và phụ huynh có thêm các kiến thức kỹ năng trong công tác phòng chống dịch bệnh. 3. Đối tượng nghiên cứu - Đối tượng: 28 Trẻ 5 - 6 tuổi A2 Trường mầm non Tản Hồng. 4. Phương pháp nghiên cứu: Để thực hiện được đề tài sáng kiến kinh nghiệm này tôi đã sử dụng các phương pháp sau: 4 PHẦN II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 1.Tên đề tài: “Một số biện pháp phối hợp phụ huynh rèn kỹ năng phòng tránh dịch Covid cho trẻ 5 – 6 tuổi trong thời gian nghỉ dịch ở nhà”. 2. Cơ sở lý luận của vấn đề 2.1.Cơ sở lý luận Giáo dục Mầm Non là bậc học mở đầu trong hệ thống giáo dục quốc dân, chiếm vị trí quan trọng. Mục tiêu của giáo dục Mầm Non là hình thành cho trẻ những cơ sở ban đầu đặt nền móng cho việc hình thành nhân cách con người mới xã hội chủ nghĩa đó là: Sự khỏe mạnh, nhanh nhẹn, cơ thể phát triển hài hòa cân đối, giáo dục cho trẻ giàu lòng yêu thương, biết quan tâm nhường nhịn giúp đỡ những người gần gũi xung quanh, thật thà, lễ phép, hồn nhiên, trẻ biết yêu cái đẹp, biết giữ gìn cái đẹp và tạo ra cái đẹp ở xung quanh. Đồng thời mục đích của giáo dục là nhằm phát triển ở trẻ trí thông minh, ham hiểu biết, phát huy được tính chủ động tích cực cho trẻ. Trẻ em là một đối tượng khá nhạy cảm, nhất là đối với trẻ mầm non, nếu trẻ được tiếp xúc với nền giáo dục tốt thì trẻ sẽ phát triển theo chiều hướng tốt và ngược lại. Do đó việc rèn luyện kỹ năng sống hay hình thành những thói quen vệ sinh tốt cho trẻ cần được áp dụng càng sớm càng tốt và là phương pháp rất quan trọng và cần thiết trong quá trình phát triển của trẻ. Muốn được như vậy, ngay từ tuổi ấu thơ, trẻ mầm non, đặc biệt là trẻ 5- 6 tuổi rất hiếu động đang ở những bước phát triển mạnh về nhận thức, tư duy, ngôn ngữ, tình cảm... cần được quan tâm, chăm sóc để trẻ phát triển toàn diện. Chính vì vậy hình thành kỹ năng và thói quen tốt như vệ sinh cá nhân đã góp phần không nhỏ vào việc chăm sóc sức khỏe cho trẻ, giúp trẻ tự bảo vệ bản thân ngay từ bậc học mầm non, bậc học tạo nên nền tảng vững chắc mà trẻ mang theo trong suốt cuộc đời. Nhất là khi dịch bệnh Covid – 19 đang bùng phát và có diễn biến ngày càng phức tạp trên toàn thế giới, trong đó có Việt Nam. Riêng đối với ngành học mầm non thì cũng giống như các cấp học khác nhiều tỉnh thành phố trong cả nước đã tạm dừng cho trẻ đến trường và các giáo viên sẽ hỗ trợ phối hợp cùng với phụ huynh chăm sóc giáo dục trẻ tại nhà. 2.2 Cơ sở thực tiễn 6 - Một số phụ huynh có kiến thức nuôi dạy con khoa học. Có kiến thức kỹ năng trong công tác phòng bệnh và có hướng xử lý kịp thời khi nghi ngờ nhiễm bệnh hoặc mắc bệnh. - Đa số phụ huynh phối hợp tốt với giáo viên trong việc hướng dẫn trẻ các kỹ năng phòng tránh dịch bệnh 3.2 Khó khăn: - Trẻ còn quá nhỏ dễ nhớ mau quên nên chưa ý thức hết sự nguy hiểm của dịch bệnh. Vô tư chơi đùa và tiếp xúc với người khác một cách tự nhiên. - Nhiều phụ huynh còn chủ quan lơ là trong công tác phòng chống dịch bệnh. Nhất là khi đã được tiêm 2 hoặc 3 mũi vacxin là tự do đi lại thậm chí không đeo khẩu trang và không thực hiện nguyên tắc 5k. - Công tác phối hợp với nhà trường của một số phụ huynh còn thấp. Có một số phụ huynh ít chia sẻ trao đổi với giáo viên về tình hình học tập vui chơi và phòng tránh dịch cho trẻ tại nhà. 3.3 Số liệu điều tra trước khi thực hiện. Từ những thực trạng trên tôi đã tiến hành khảo sát trên trẻ trong việc phòng chống dịch bệnh tại nhà như sau: Bảng 1: Bảng khảo sát thực tế trên trẻ đầu năm học trước khi thực hiện đề tài STT Đạt Chưa đạt Nội dung khảo sát Số trẻ Tỷ lệ Số trẻ Tỷ lệ % % 1 Trẻ tự rửa mặt, rửa tay đúng cách. 11 39,3% 17 60,7% 2 Trẻ có thói quen vệ sinh tốt, giữ gìn 10 35,7% 18 64,3% vệ sinh thân thể sạch sẽ, vệ sinh môi trường 3 Ý thức của trẻ trong việc bảo vệ bản 9 32% 19 68% thân 4 Trẻ biết đeo khẩu trang đúng cách, 8 28,6% 20 71,4% biết dung tay che miệng khi hắt hơi, ho. 5 Trẻ nắm được các phương pháp kỹ 8 28,6% 20 71,4% năng phòng tránh dịch covid 8 huynh những nội dung kiến thức cần thiết mà nhà trường đã triển khai chỉ đạo để phụ huynh nắm bắt. Trong buổi họp trực tuyến đã có tới 90% phụ huynh có mặt và đã có rất nhiều những đóng góp chia sẻ của các bậc phụ huynh. Nhiều phụ huynh chia sẻ khó khăn khi cho trẻ nghỉ học dài ngày khó khăn khi không người trông giữ, nhiều phụ huynh lại khá đồng tình khi cho trẻ tạm dừng đến trường vì sợ trẻ bị mắc covid Sau khi trao đổi về kế hoạch tổ chức các hoạt động để xây dựng các video dạy học gửi đến phụ huynh theo kế hoạch của nhà trường, tôi và giáo viên phụ trách cũng trao đổi về những kiến thức để giúp phụ huynh thực hiện công tác phòng chống dịch tại nhà hiệu quả. Lấy ý kiến đóng góp từ các bậc phụ huynh cũng những các thắc mắc câu hỏi từ họ. Câu hỏi nào mà nằm trong phạm vi giáo viên trả lời được tôi nhẹ nhàng trao đổi, giải thích. Câu hỏi nào thuộc thẩm quyền cấp cao hơn giải quyết tôi hẹn phụ huynh sẽ trả lời lại trên nhóm lớp. Kết thúc buổi họp gần 100% có mặt ở buổi gặp gỡ trực tuyến đồng ý sẽ tương tác hỗ trợ giáo viên trong việc giáo dục trẻ tại nhà. Thống nhất chấp hành và thực hiện tốt công tác phòng tránh dịch tại nhà. 5.2. Biện pháp 2: Xây dựng các video cung cấp các kiến thức và rèn các kĩ năng phòng chống dịch bệnh Covid-19 Năm học 2021 – 2022 do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid 19 thực hiện chỉ đạo của bộ giáo dục “Cho trẻ tạm dừng đến trường nhưng không dừng việc học” giáo viên mầm non xây dựng video hỗ trợ phụ huynh nhằm giúp trẻ có được những kiến thức kỹ năng cơ bản trong thời gian trẻ nghỉ ở nhà. Bản thân tôi cùng với giáo viên đứng lớp đã lựa chọn đề tài phù hợp với kế hoạch mục tiêu tổ, khối xây dựng và tiến hành xây dựng các video hỗ trợ phụ huynh. Xây dựng kế hoạch giáo dục phải đảm bảo tất cả các lĩnh vực phát triển để trẻ ôn luyện kiến thức trong thời gian nghỉ dịch. Ngoài ra việc rèn phòng tránh dịch bệnh Covid là một nội dung rất quan trọng đặc biệt là trẻ mầm non. Chính vì vậy tôi đã nghiên cứu, lựa chọn và thiết kế những video không chỉ đảm bảo nội dung, sáng tạo về hình thức mà điều quan trọng là gần gũi, thiết thực với cuộc sống của trẻ hàng ngày. Sau khi gửi video lên nhóm lớp, tôi phối hợp với phụ huynh cùng các con thực hiện các kỹ năng cơ bản mà cô giáo đã chia sẻ. Sau mỗi video bài dạy tôi tổng hợp tương tác của trẻ qua những hình ảnh video trẻ thực hiện. Qua 10 Hướng dẫn phụ huynh cùng trẻ lau rửa sàn nhà cầu thang sạch sẽ bằng dung dịch sát khuẩn clorvimB một tuần 1 đến 2 lần. Thường xuyên mở các cửa sổ, cửa phòng để tận dụng không khí gió trời. Hạn chế sử dụng điều hòa khi ngủ. Các đồ dùng vật dụng trong gia đình hoặc đồ chơi của trẻ phụ huynh nên vệ sinh cọ rửa sạch sẽ. Sắp xếp đồ dùng đồ chơi gọn gàng ngăn nắp và hướng dẫn trẻ cùng giúp bố mẹ dọn dẹp nhà cửa để tạo cho trẻ tính tự lập ngay từ nhỏ. Phụ huynh tạo cho trẻ thói quen sử dụng đồ dùng cá nhân riêng không dùng cốc uống nước, ăn thức ăn, đồ uống chung với người khác. Giải thích cho trẻ biết việc không nên sử dụng chung đồ dùng hay chia sẻ đồ ăn, thức uống với bạn bè vì vi khuẩn và virut rất dễ dàng truyền qua nước bọt khi ta tiếp xúc với thức ăn và nước uống chung. Đặc biệt là trong thời gian đang có dịch xảy ra thì cần tuyệt đối không dung chung đồ dùng của nhau. Nhắc nhở trẻ cần tránh các hình thức chia sẻ vì nó có thể khiến dịch bệnh lây lan nhanh hơn. Hướng dẫn trẻ biết để đồ dùng, đồ chơi đúng nơi quy định, khi chơi xong phải biết sắp xếp, cất gọn gàng vào góc, rổ đựng Thường xuyên tổ chức các hoạt động để trẻ cùng lau dọn dẹp nhà cửa cùng gia đình. Trẻ có thể làm các việc đơn giản vừa sức, tạo cho trẻ niềm vui khi cùng gia đình làm việc. Không nên sợ trẻ làm không tốt mà làm thay tất cả mọi việc cho trẻ. Ví dụ có thể nhờ trẻ lau bàn sau khi ăn xong, hay quét nhà. Đặc biệt thời gian trẻ ở nhà phụ huynh có thể cùng trẻ trồng rau, cây xanh, cây hoa quanh vườn để vừa giúp cho môi trường xanh đẹp và giúp trẻ được vui chơi một cách an toàn lành mạnh. Qua mỗi một nội dung tuyên truyền tôi lại thay đổi hình thức khác nhau như việc tạo video sống động chân thực để gửi gắm tới phụ huynh, kết hợp hình ảnh và những lời tuyên truyền phòng chống dịch corona. Minh chứng hình ảnh: Trẻ vệ sinh lau dọn nhà. b. Phối hợp với phụ huynh giáo dục trẻ giữ gìn vệ sinh thân thể 12 Khi đeo khẩu trang y tế phải để mặt xanh ra ngoài do mặt màu xanh có tính chống nước, các giọt nước bọt lớn bắn vào sẽ không thấm vào trong. Mặt màu trắng có tính hút ẩm, nên quay vào trong, để hơi thở thoát ra thấm vào khẩu trang. Khẩu trang phải che kín cả mũi lẫn miệng. Khi mang khẩu trang tuyệt đối không sờ tay vào vì động tác sờ tay, thậm chí chỉnh sửa khẩu trang sẽ vô tình làm cho bàn tay lây nhiễm virus và các tác nhân gây bệnh khác, sau đó truyền bệnh lại cho chính mình và những người xung quanh. Sử dụng khẩu trang y tế đúng cách là chỉ sử dụng một lần rồi vứt vào thùng rác an toàn, có nắp đậy. Không tái sử dụng khẩu trang dùng một lần. Việc hướng dẫn trẻ đeo khẩu trang đúng cách và đeo khẩu trang khi đến những nơi công cộng là cần thiết nhằm giúp trẻ tự bảo vệ chính mình trong môi trường có nhiều vi khuẩn vi rút gây bệnh là vô cùng cần thiết. Và đeo khẩu trang, xịt khuẩn khi đến nơi công cộng là việc làm không phải chỉ riêng trẻ mà của tất cả mọi người để hạn chế thấp nhất sự lây lan của dịch bệnh khi tiếp xúc gần. Khi hắt hơi và ho phải che miệng lại. Để tạo ấn tượng tốt trước đám đông, các con nên thực hiện nghiêm túc nguyên tắc trên. Hãy sử dụng một chiếc khăn giấy, trong trường hợp khẩn cấp có thể dùng tay che miệng, để tránh làm lây lan mầm bệnh sang những người xung quanh. Hãy thử tưởng tượng xem, nếu con không che miệng lại, vi khuẩn có thể bắn sang người đối diện và con có thể bị cho là một người không văn minh. Đó là những điều mà tôi sẽ nói với trẻ ở mọi lúc, mọi nơi khi tôi thấy cần thiết. + Hướng dẫn trẻ vệ sinh lau mặt, đánh răng sau khi ăn xong và sau khi ngủ dậy * Các bước rửa mặt. - Rửa mặt đúng cách là một trong những điều đầu tiên trẻ cần phải làm quen, việc tập cho trẻ rửa mặt hàng ngày không chỉ giúp trẻ chủ động hơn mà còn rèn luyện tính độc lập. - Quy trình rửa mặt gồm có 6 bước: Rửa tay sạch trước khi rửa mặt. Bước 1: Trải khăn trên hai tay, đỡ khăn bằng lòng bàn tay và cổ tay.
File đính kèm:
skkn_mot_so_bien_phap_phoi_hop_phu_huynh_ren_ky_nang_phong_t.docx