SKKN Một số biện pháp phối hợp hướng dẫn kỹ năng tự phục vụ cho trẻ 5-6 tuổi khi trẻ nghỉ dịch ở nhà

Với trẻ mầm non tất cả những gì xung quanh đều mới lạ, hấp dẫn trẻ, kích thích sự tò mò, khám phá của trẻ. Trẻ tích cực hoạt động với các đồ dùng đồ chơi mầm non mẫu giáo, thích chơi với cát, với nước, thích trao đổi giao lưu với các bạn, với người lớn. Song trẻ chưa ý thức được việc vệ sinh cá nhân, việc phòng chống dịch bệnh. Bên cạnh đó, cơ thể trẻ còn non nớt, sức đề kháng còn yếu. Môi trường học tập, vui chơi của trẻ thường tập trung nhiều trẻ khác. Tất cả những yếu tố trên rất dễ dẫn đến trẻ em mắc phải dịch bệnh. Chính vì vậy, người lớn cần phải có hiểu biết về tầm quan trọng của việc làm tốt công tác phòng chống dịch bệnh cho trẻ và hình thành ở trẻ những thói quen giữ gìn vệ sinh cá nhân, ý thức phòng chống dịch bệnh cho trẻ. Vì vậy làm thế nào, để phòng chống dịch bệnh xảy ra với trẻ tại lớp 5-6 tuổi trường Mầm Non Phúc Hoà. Điều này là một vấn đề cần được Ban giám hiệu nhà trường, giáo viên, phụ huynh quan tâm và tìm các biện pháp giải quyết để ngăn chặn kịp thời khi dịch bệnh xảy ra. Nhận thức được việc phòng chống dịch bệnh cho trẻ là việc làm quan trọng, cần thiết và là vấn đề cấp bách trong thời điểm hiện nay. Là một giáo viên phụ trách các cháu bản thân tôi luôn trăn trở, suy nghĩ, làm cách nào để có thể ngăn chặn được dịch bệnh xảy ra ở trường mầm non. Điều đó đã thôi thúc tôi lựa chọn đề tài: “Một số biện pháp phối hợp hướng dẫn kỹ năng tự phục vụ cho trẻ 5-6 tuổi khi trẻ nghỉ dịch ở nhà ” trong mùa dịch covid 19. Nhằm góp phần vào công tác phòng chống dịch bệnh của nhà trường đạt kết quả tốt hơn.
docx 22 trang skmamnonhay 12/01/2025 670
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp phối hợp hướng dẫn kỹ năng tự phục vụ cho trẻ 5-6 tuổi khi trẻ nghỉ dịch ở nhà", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp phối hợp hướng dẫn kỹ năng tự phục vụ cho trẻ 5-6 tuổi khi trẻ nghỉ dịch ở nhà

SKKN Một số biện pháp phối hợp hướng dẫn kỹ năng tự phục vụ cho trẻ 5-6 tuổi khi trẻ nghỉ dịch ở nhà
 2
 Một số biện pháp phối hợp hướng dẫn kỹ năng tự phục vụ cho trẻ 5-6 tuổi khi trẻ nghỉ dịch ở nhà
hình thành ở trẻ những thói quen giữ gìn vệ sinh cá nhân, ý thức phòng chống dịch 
bệnh cho trẻ. Vì vậy làm thế nào, để phòng chống dịch bệnh xảy ra với trẻ tại lớp 5-
6 tuổi trường Mầm Non Phúc Hoà. Điều này là một vấn đề cần được Ban giám hiệu 
nhà trường, giáo viên, phụ huynh quan tâm và tìm các biện pháp giải quyết để ngăn 
chặn kịp thời khi dịch bệnh xảy ra. Nhận thức được việc phòng chống dịch bệnh cho 
trẻ là việc làm quan trọng, cần thiết và là vấn đề cấp bách trong thời điểm hiện nay. 
Là một giáo viên phụ trách các cháu bản thân tôi luôn trăn trở, suy nghĩ, làm cách 
nào để có thể ngăn chặn được dịch bệnh xảy ra ở trường mầm non. Điều đó đã thôi 
thúc tôi lựa chọn đề tài: “Một số biện pháp phối hợp hướng dẫn kỹ năng tự 
phục vụ cho trẻ 5-6 tuổi khi trẻ nghỉ dịch ở nhà ” trong mùa dịch covid 19. 
Nhằm góp phần vào công tác phòng chống dịch bệnh của nhà trường đạt kết quả tốt 
hơn.
 II. Đối tượng, Phạm vi và thời gian nghiên cứu
 *Đối tượng nghiên cứu
 - Hoạt động phối hợp giữa nhà trường và gia đình trong giáo dục kỹ năng tự 
phục vụ cho trẻ mầm non
 - Áp dụng các giải pháp cho trẻ 5-6 tuổi 
 *Phạm vi nghiên cứu:
 - Trẻ tại 5-6 tuổi tại lớp 5A3 
 * Thời gian nghiên cứu: 
 - Từ ngày 15 tháng 09 năm 2021 đến tháng 03 năm 2022
 III. Mục đích nghiên cứu
 Các giải pháp nghiên cứu thực trạng vấn đề hình thành đức tính tự phục vụ 
cho trẻ mầm non tại lớp mẫu giáo 5-6 tuổi. Xác định rõ những việc đã làm được, 
chưa làm được, thuận lợi và khó khăn nhằm mục tiêu đưa ra các giải pháp sáng tạo, 
phù hợp với tình hình thực tế để rèn kỹ năng tự phục vụ cho trẻ teong thời gian dịch 4
 Một số biện pháp phối hợp hướng dẫn kỹ năng tự phục vụ cho trẻ 5-6 tuổi khi trẻ nghỉ dịch ở nhà
bệnh thường gặp nhiều vào mùa đông, trái lại có những bệnh gặp nhiều vào mùa hè. 
Cũng có những bệnh ở vùng này diễn biến nặng, nhưng khi chuyển sang vùng khác 
thì diễn biến nhẹ hơn, Tất cả những điều đó liên quan tới việc cần phải phòng 
chống dịch bệnh và bảo vệ sức khỏe cho trẻ. Để bảo vệ sức khỏe cho trẻ thì việc 
phòng chống dịch bệnh covd-19 cho trẻ trong trường mầm non là công việc rất cần 
thiết và không được chủ quan trong thời điểm hiện nay, đòi hỏi mỗi giáo viên, phụ 
huynh phải đặc biệt quan tâm, theo dõi sức khỏe cho trẻ một cách thường xuyên. Vì 
nguy cơ xảy ra dịch bệnh với trẻ có thể xảy ra bất kì lúc nào, nếu chúng ta không chủ 
động phòng tránh. Thực hiện tốt công tác phòng chống dịch bệnh, sẽ giúp trẻ có một 
cơ thể khoẻ mạnh, để trẻ tích cực tham gia các hoạt động. Góp phần phát triển toàn 
diện nhân cách trẻ.
 2.Cơ sở thực tiễn:
 Năm học 2021 - 2022, Lớp 5A3 có tổng số 27 trẻ. Thông qua thực tế bản thân 
tôi thấy có những thuận lợi và khó khăn sau:
 * Thuận lợi: 
 -Ban giám hiệu luôn luôn quan tâm và chỉ đạo sát sao và tạo điều kiện tốt 
nhất cho giáo viên làm việc, giáo viên luôn yêu nghề tận tình chăm sóc trẻ, niềm nở 
với phụ huynh. 
 -Nhà trường thường xuyên triển khai đầy đủ, kịp thời các công văn chỉ đạo 
của các cấp. 
 -Sĩ số lớp 27 cháu rất thuận lợi cho quá trình chăm sóc giáo dục trẻ, đặc biệt 
 là rèn trẻ các kiến thức.
 -Trẻ nghỉ tại nhà nên được sự quan tâm sát sao từ phía phụ huynh 
 -Cô giáo nhận được nhiều sự giúp đỡ của phụ huynh ,cùng phụ huynh kết 
 hợp chăm sóc, giáo dục trẻ trong quá trình trẻ ở nhà 
 * Khó khăn: 
 *Đối với giáo viên : 6
 Một số biện pháp phối hợp hướng dẫn kỹ năng tự phục vụ cho trẻ 5-6 tuổi khi trẻ nghỉ dịch ở nhà
tiện cho việc trao đổi cùng với trẻ và các bậc phụ huynh. Qua quá trình trao đổi trên 
trang zalo cũng như trên phần mềm Zoom của lớp tôi đã khảo sát trẻ lớp tôi ngay từ 
đầu năm học để có kế hoạch rèn trẻ được tốt hơn ngay cả khi trẻ không được tới 
trường và bản thân tôi đã thu được kết quả như sau:
 Thời gian Lớp Số Có kỹ năng tự phục vụ Có kỹ năng tự phục 
 học tốt vụ chưa tốt
 sinh
 SL % SL %
 Đầu năm 5A3
 27 10 37,0 17 63,0
 Thông qua bảng khảo sát trrên thì ta thấy hầu hết trẻ tại lớp chưa có kỹ năng tự 
phục vụ bản thân còn chiếm tỉ lệ khá cao. Trẻ có kỹ năng tự phục vụ còn thấp. Do 
đó để giúp trẻ lớp tôi có kỹ năng tự phục vụ cho bản thân của chính bản thân trẻ tôi 
đả đưa ra những biện pháp cụ thể để phối hợp với phụ huynh cùng rèn cho trẻ khi 
dịch bệnh đang còn phức tạp.
 II. Những biện pháp thực hiện:
 Nhằm giúp trẻ nhận biết, thể hiện cảm xúc, biết tự phục vụ bản thân của trẻ, 
Biết kiềm chế, chờ đến lượt, chia sẻ và biết đồng cảm, né tránh khi người lạ đến gần 
và phóng tránh xâm hại bạo hành.... , bản thân tôi đã đưa ra các biện pháp cụ thể để 
dạy cho trẻ như sau:
 *Biện pháp 1: Xác định những kỹ năng cơ bản cần dạy trẻ để phối hợp với 
phụ huynh dạy trẻ ở nhà trong thời gian nghỉ dịch covid.
 Đối với tâm sinh lý trẻ em thì có nhiều kỹ năng quan trọng mà trẻ cần phải 
biết trước khi tập trung vào học văn hoá. Thực tế kết quả của nhiều nghiên cứu đều 
cho thấy các kỹ năng quan trọng nhất trẻ phải học vào thời gian đầu của năm học 8
 Một số biện pháp phối hợp hướng dẫn kỹ năng tự phục vụ cho trẻ 5-6 tuổi khi trẻ nghỉ dịch ở nhà
 ( Hình ảnh trẻ giúp mẹ quét nhà và lễ phép chào mọi người trước khi đi học)
 Thông qua biện pháp này bản thân tôi đã phối hợp với phụ huynh thông qua 
 phương tiện trực tuyến qua zoom, qua zalo của lớp, qua meeting để xác định những 
 kỹ năng cơ bản cần dạy trẻ để phụ huynh nắm bắt và cùng cô dạy trẻ trong quá trình 
 tẻ ở nhà do dịch bệnh covid gây nên. Qua quá trình phối hợp với phụ huynh thì phụ 
 huynh nắm rõ được việc dạy trẻ kỹ năng tự phục vụ cho bản thân trẻ khi ở nhà phòng 
 dịch
 *Biện pháp 2: Phối hợp với phụ huynh cho trẻ thực hành và trải nghiệm 
 khi trẻ ở nhà trong thời gian nghỉ dịch covid.
 Nhận thức về tầm quan trọng của việc giáo dục kỹ năng tự phục vụ cho trẻ sẽ 
không được khắc sâu và trở thành kĩ năng của trẻ nếu trẻ chỉ được giáo viên cung 
cấp kiến thức mà không có cơ hội thử nghiệm, trải nghiệm để trở thành kĩ năng của 
trẻ. Chính vì vậy, tôi tận dụng mọi cơ hội cho trẻ được rèn luyện kĩ năng tự phục vụ 
, tận dụng các tình huống trong các hoạt động để trẻ trải nghiệm khả năng tự phục vụ 
khi không có người lớn giúp đỡ. 
 + Hình thức 1: Thông qua giờ hoạt động chung qua các trang zalo, zoom 
tôi dạy trẻ và trò chuyện với trẻ trên trực tuyến. 10
 Một số biện pháp phối hợp hướng dẫn kỹ năng tự phục vụ cho trẻ 5-6 tuổi khi trẻ nghỉ dịch ở nhà
đơn giản thông qua nội dung các bài thơ, câu chuyện, bài hát có nội dung giáo dục 
dạy trẻ. Song trên thực tế, trong chương trình có rất ít bài hát, bài thơ, câu chuyện có 
nội dung đó. Vì vậy, trong năm học này, tôi nghiên cứu lựa chọn những tình huống 
bất trắc thường xảy ra để dạy trẻ có kỹ năng ứng phó khi gặp tình huống khó khăn, 
biết cách suy nghĩ và giải quyết .
 Ví dụ: Tôi đưa tình huống cụ thể như:
 Mai và mẹ đang ăn cơm. Mai 5 tuổi rồi mà vẫn ngồi chờ mẹ đút cơm cho ăn, 
Mai không chịu tự xúc ăn. Mẹ Mai cũng không nói gì mẹ vừa ăn vừa đút cơm cho 
Mai ăn.
 Qua tình huống trên tôi liền đặt câu hỏi cho trẻ để trẻ suy nghĩ tư duy trả lời 
 câu hỏi.
 + Con có nhận xét gì về tình huống này?
 + Bạn Mai đã mấy tuổi rồi?
 + 5 tuổi mà bạn Mai còn để cho mẹ đút cơm ăn là đúng hay sai? Vì sao?
 + Tại sao bạn Mai lại không tự xúc cơm ăn mà mẹ không nói gì? ( Do 
 mẹ chiều Mai)
 + Nếu con là Mai con sẽ làm gì để ăn hết cơm? ( Tự xúc ăn)
 + Nếu con là mẹ của Mai con có xúc cơm cho tuấn ăn không? Vì sao?
 Qua tình huống trên tôi cho trẻ và các phụ huynh xem hình ảnh tình huống qua 
zoom, khi trực tuyến nhằm giáo dục cho trẻ tính tự phục vụ cho bản thân mình là tự 
biết xúc cơm ăn, không nhờ người khác, Mẹ thì không chiều chuộng con cái, thay 
vào đó là phải dạy trẻ ngay từ khi còn rất sớm để trẻ dần hình thành kỹ năng tự phục 
vụ cho chính bản thân mình. 12
 Một số biện pháp phối hợp hướng dẫn kỹ năng tự phục vụ cho trẻ 5-6 tuổi khi trẻ nghỉ dịch ở nhà
xuyên tận dụng các thời điểm trong ngày, Tôi lên lịch cụ thể vào thời gian trong ngày 
những giờ nào tôi sẽ vào Zoom để tương tác , trò chuyện với trẻ .
 Trong khi trẻ chơi ở nhà tôi hỏi trẻ về những công việc trẻ đã thực hiện ở gia 
đình hay trong hoạt động vui chơi trẻ được thực hành trải nghiệm với nhiều vai chơi 
khác nhau phản ảnh trong cuộc sống của người lớn, tôi tiến hành lồng ghép kỹ năng 
tự phục vụ vào vui chơi. Qua trực tuyến trẻ được giao tiếp với nhau bằng những lời 
nói nhỏ nhẹ, ân cần, lễ phép, những lời cảm ơn, xin lỗi, trao nhận bằng hai tay ...luôn 
được thể hiện .Tôi theo dõi lắng nghe để kịp thời uốn nắn trẻ khi có biểu hiện chưa 
chuẩn mực. Qua đó giúp trẻ hình thành thói quen hành vi văn minh trong giao tiếp.
 Ví dụ: Khi trẻ đang chơi đồ chơi ở nhà tôi hỏi trẻ
 - Con đang chơi đồ chơi gì?
 - Khi chơi con cho ai chơi cùng?
 - Khi chơi xong con phải làm gì?
 - Trong thời gian đang nghỉ dịch con có sang nhà hàng xóm chơi không? Vì 
sao?
 Hoặc tôi tuyên truyền với phụ huynh đang trong mùa dịch thì nên mua các đồ 
dùng có ích cho trẻ chơi ở nhà qua các đồ dùng đồ chơi phát triển tính sáng tạo của 
trẻ qua các trò chơi.
 Trong một thời gian phối hợp với các bậc phụ huynh èn cho các cháu tại nhà 
trong mùa dịch bệnh covid kéo dài thì tôi quan sát thấy mỗi khi học trực tuyến, thấy 
phụ huynh phản ánh lại kỹ năng chào hỏi lễ phép, giao tiếp lịch sự có phần chuyển 
biến rất tốt, các cháu biêt xử lý được những tình huống đơn giản, biết tránh xa nơi 
nguy hiểm, đi bộ biết đi về phía tay phảibiết nói lời cảm ơn khi người khác cho 
quà, tự giác đeo khẩu trang khi a khỉ nhà, không tiếp xúc với người lạ, khi có người 
tới các cháu biết giử khoảng cách không tới gần ..
 + Thông qua ngày hội , ngày lễ: 14
 Một số biện pháp phối hợp hướng dẫn kỹ năng tự phục vụ cho trẻ 5-6 tuổi khi trẻ nghỉ dịch ở nhà
dục. Để giáo dục kỹ năng tự phục vụ cho trẻ thì giáo viên – Nhà trường và phụ huynh 
đều phải tiến hành giáo dục trẻ song song với nhau. Trong buổi họp phụ huynh đầu 
năm tôi mạnh dạn trao đổi với phụ huynh về tầm quan trọng của giáo dục kỹ năng tự 
phục vụ cho trẻ mầm non, để phụ huynh nhận thức rõ ý nghĩa vấn đề để cùng nhà 
trường giáo dục trẻ. Tôi luôn gặp gỡ trao đổi với phụ huynh trong các buổi trò chuyện 
tương tác trên trên Zoom, và trao đổi trên nhóm Zalo của lớp về sự tiến bộ hay những 
hạn chế của trẻ để phụ huynh nắm bắt kịp thời và tiếp tục rèn luyện cho trẻ ở nhà. 
Đối với những trẻ mà giáo viên cần lưu ý hơn đó là trẻ có thể lực yếu, suy dinh 
dưỡng, trẻ thụ động , trẻ hay nghịch thì tôi luôn tranh thủ đến tận nhà để trực tiếp 
gặp gia đình của cháu trao đổi về thực trạng của cháu và cùng với gia đình trẻ có biện 
pháp giúp đỡ cho trẻ tốt hơn.Những cử chỉ và việc làm tốt của trẻ ở gia đình tôi 
thường nêu ra và tuyên dương trẻ đó mỗi khi cô trò tương tác trò chuyện trên Zoom 
,nêu gương để trẻ khác cùng học tập.. Hiện nay dịch co6vid đang khá phức tạp thì 
việc tuyên truyền phối kết hợp với phụ huynh lại càng phải chặt chẽ và khăng khít, 
nhịp nhàng hơn nữa để cùng rèn kỹ năng tự phục vụ cho tẻ tại nhà đạt hiệu quả cao.
 ( Hình ảnh Trẻ gấp quần áo khi ở nhà)

File đính kèm:

  • docxskkn_mot_so_bien_phap_phoi_hop_huong_dan_ky_nang_tu_phuc_vu.docx