SKKN Một số biện pháp phối hợp cùng phụ huynh chuẩn bị tâm thế cho trẻ vào Lớp 1

Hiện nay việc sử dụng phương pháp dạy học tích cực trong các bậc học đã giúp trẻ chuyển hoạt động chủ đạo từ hoạt động vui chơi sang hoạt động học tập một cách thuận lợi. Để đạt được những hiệu quả trên cần tạo điều kiện cho trẻ rèn luyện một số kỹ năng cơ bản của hoạt động học tập như việc sắp xếp bàn ghế, sắp xếp các đồ dùng, cách cầm bút, cầm sách, mở sách, tư thế ngồi đúng… Ngoài ra còn tạo điều kiện cho trẻ thực hiện một số kỹ năng tự phục vụ bản thân như đánh răng, lau mặt, rửa tay, chải tóc, mặc quần áo… từ đó giúp trẻ thích ứng với hoạt động mới. Thông qua chủ đề “Trường tiểu học” tôi hướng dẫn trẻ làm quen với các đồ dùng học tập ở trường …., thường xuyên cho trẻ làm quen với đồ dùng học tập ở tiểu học như: Sách, truyện, bút, thước…..Qua đó rèn cho trẻ biết cách điều khiển, vận động bàn tay nhỏ bé của mình để thực hiện một cách gọn gàng, dẻo dai các thao tác vận động trong học tập, trong giờ chơi, giờ ăn, giáo viên tập cho trẻ biết sử dụng những đồ dùng sinh hoạt một cách gọn gàng khéo léo. Bởi lẽ các nhà khoa học đã khẳng định rằng “Những vận động bằng tay của trẻ càng khéo léo, càng phong phú bao nhiêu càng dễ hình thành các thao tác trí tuệ bấy nhiêu”.
doc 13 trang skmamnonhay 13/04/2025 321
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số biện pháp phối hợp cùng phụ huynh chuẩn bị tâm thế cho trẻ vào Lớp 1", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp phối hợp cùng phụ huynh chuẩn bị tâm thế cho trẻ vào Lớp 1

SKKN Một số biện pháp phối hợp cùng phụ huynh chuẩn bị tâm thế cho trẻ vào Lớp 1
 2
 CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
 Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
 BÁO CÁO SÁNG KIẾN
 “MỘT SỐ BIỆN PHÁP PHỐI HỢP CÙNG PHỤ HUYNH CHUẨN BỊ TÂM 
 THẾ CHO TRẺ VÀO LỚP MỘT”.
 1. Tên sáng kiến: Một số biện pháp phối hợp cùng phụ huynh chuẩn bị tâm 
thế cho trẻ vào lớp 1.
 2. Mô tả bản chất của sáng kiến
 Có thể nói, đi học lớp 1 là bước ngoặt quan trọng trong cuộc đời của mỗi 
đứa trẻ vì trẻ chuyển từ hoạt động vui chơi là chủ đạo của lứa tuổi mẫu giáo sang 
hoạt động học tập là chủ đạo của học sinh ở trường tiểu học. 
 Ở trường Tiểu học, học là hoạt động chủ đạo và bắt buộc, trẻ không thích 
cũng phải học, học phải tạo ra sản phẩm như: phải hoàn thành các nhiệm vụ học 
tập, làm bài tập, trả lời câu hỏi... theo tiến độ của cả lớp). Vì vậy cần chuẩn bị tâm 
lý sẵn sàng đi học lớp 1 cho trẻ để giúp trẻ thành công ngay từ những ngày đầu, 
giúp trẻ tự tin và thích được đi học lớp 1.
 Nhưng trên thực tế đa số cha mẹ trẻ đều chưa chú trọng đến việc chuẩn bị 
tâm thế cho trẻ học lớp 1 mà hều hết đều có hai quan điểm trong việc chuẩn bị cho 
con đi học lớp 1. 
 Quan điểm thứ nhất, bố mẹ cho rằng không cần chuẩn bị gì, cứ để trẻ phát 
triển tự nhiên. Điều này dễ làm cho trẻ có những hẫng hụt về tâm lý vì đi học lớp 1 
hoàn toàn khác với việc đi học mẫu giáo. Ở trường mẫu giáo “cô là mẹ và các cháu 
là con”. Trẻ có thể đi muộn giờ so với quy định, cháu khóc cô có thể ôm ấp vỗ về.
 Nhưng ở lớp 1, trẻ phải đến lớp đúng giờ vì: (vì muộn giờ sẽ ảnh hưởng đến 
tiết học, không tiếp thu được bài, ảnh hưởng đến những trẻ khác...). Ở lớp 1, thầy 
cô giáo có yêu thương trẻ đến mấy cũng không thể có nhiều thời gian ôm ấp từng 
trẻ vì phải hỗ trợ học sinh học tập, điều khiển lớp học theo tiến độ của lớp mình và 
các lớp khác, rồi phải đánh giá, nhận xét trẻ trong quá trình học. Nói cách khác, 
chấp hành nội quy, quy định nhà trường, thiết lập quan hệ với giáo viên, hoàn 
thành các bài tập khi đến lớp... là những khó khăn đối với trẻ khi bắt đầu đi học lớp 
1 nên không thể không chuẩn bị tâm lý cho trẻ đến trường.
 Quan điểm thứ hai, chuẩn bị cho trẻ đến trường là chuẩn bị cho trẻ đọc 
 thông viết thạo trước khi đi học lớp 1. Nhiều phụ huynh cho rằng như vậy con 4
 Tuyên truyền cho các bậc cha mẹ là vấn đề tôi đặc biệt quan tâm vì họ là trợ 
thủ đắc lực trong việc chăm sóc, nuôi dạy trẻ. Bản thân tôi rất hay trao đổi để phụ 
huynh hiểu và ủng hộ, chung tay thực hiện những biện pháp chuẩn bị tâm thế cho 
trẻ mẫu giáo bước vào lớp 1. 
 * Phối hợp ở trường
 Vào đầu năm học, trong buổi họp phụ huynh học sinh đầu năm, tôi đã phối 
hợp với Ban giám hiệu nhà trường tổ chức trao đổi, sinh hoạt chân tình về các hình 
thức tổ chức giáo dục theo chương trình đổi mới hiện nay. Tôi đã đưa ra các ví dụ 
minh họa của các hoạt động từng môn học để phụ huynh an tâm.
 *Ví dụ: Môn LQCC: Không phải giáo viên dạy trẻ học thuộc chữ cái , viết 
chữ cái đó mà giáo viên dạy trẻ thông qua hình thức “học mà chơi, chơi bằng học” 
giúp trẻ nhận biết, phân tích chữ cái, nhận biết và phát âm chữ cái trong từ, trong 
tiếng,
 - Tôi đã thông báo cho phụ huynh về tình hình trường lớp, đặc điểm, đặc 
trưng của lớp 5 tuổi là cháu chuẩn bị tập trung những kiến thức, kỹ năng cần thiết 
nhất để lên lớp một.
 +Chuẩn bị về thể lực
 + Chuẩn bị về trí tuệ
 + Chuẩn bị về ngôn ngữ
 + Chuẩn bị về mặt tình cảm- xã hội
 + Chuẩn bị về mặt thẩm mỹ
 + Chuẩn bị các kỹ năng cho hoạt động học tập,
 - Tôi đã giới thiệu với phụ huynh về bộ chuẩn phát triển trẻ em 5 tuổi, giúp 
phụ huynh nhận thức đúng đắn, thống nhất phối hợp cùng với giáo viên trong công 
tác chăm sóc, giáo dục trẻ. Phổ biến các chủ trương, chỉ đạo của ngành về việc 
không được cho trẻ viết vở ô li, học trước chương trình lớp một. Giải thích cặn kẽ 
tác hại của việc cho con học trước chương trình lớp một ảnh hưởng đến tâm sinh lý 
của trẻ.
 - Hàng ngày, vào giờ đón trả trẻ tôi thường xuyên trao đổi với phụ huynh để 
phụ huynh nắm bắt kịp thời tình hình học tập của con em mình lúc ở trường và 
phối hợp với phụ huynh giáo dục cháu lúc ở nhà.
 *Phối hợp ở nhà 6
 Ở trường Mầm non, trẻ luôn được cô giáo chăm sóc chu đáo, còn khi vào 
lớp một thì phải tự lập hoàn toàn trong mọi hoạt động. Vì vậy tôi luôn rèn cho trẻ 
một số thói quen cơ bản để trẻ tự làm như: tự sắp xếp bàn ghế khi học, tự lấy bút 
vở khi học, ngồi học đúng tư thế,để giúp trẻ thích ứng với hoạt động mới, tránh 
được những bỡ ngỡ khi vào lớp một. 
 Bên cạnh đó tôi luôn chú ý đến kỹ năng lao động tự phục vụ của trẻ. Từ 
những việc nhỏ nhất như để dép đúng nơi quy định, tự cởi áo khoát, treo cặp đúng 
nơi quy định, rửa tay khi tay bẩn,những điều này tưởng chừng nhỏ nhặt nhưng 
có ý nghĩa vô cùng đối với trẻ.
 Tất cả những thao tác này phải được lặp đi lặp lại trong một quá trình từ 
trường đến nhà điều đó đồng nghĩa với việc phụ huynh cũng phải phối hợp nhịp 
nhàng với cô giáo để hình thành cho trẻ thói quen tạo tiền đề cho trẻ sau này.
 Ngoài ra, việc chuẩn bị về mặt tinh thần cũng là một yếu tố quyết định cho 
những thành công của trẻ để chuẩn bị vào lớp một. Trong các hoạt động hàng ngày 
tôi luôn tạo cho trẻ có một tinh thần tốt, luôn tự tin trong mọi hoạt động. Tôi luôn 
khuyến khích, động viên trẻ cố gắng thực hiện tốt yêu cầu, công việc của cô đưa ra. 
Bạn nào thực hiện tốt sẽ được thưởng một bông hoa, bạn nào nhiều bông hoa thì 
cuối năm sẽ nhận được nhiều phần thưởng và sẽ được lên lớp một. Qua thời gian 
thực hiện biện pháp này, tôi thấy trẻ lớp tôi có được những kỹ năng cơ bản, biết 
kiên trì, tự làm những việc vừa sức và luôn luôn cố gắng để được cô khen.
 *Biện pháp 4: Tạo môi trường cho trẻ 5 tuổi vào lớp Một
 Việc tạo môi trường trong lớp rất quan trọng, đòi hỏi giáo viên phải linh 
hoạt, sáng tạo để kích thích sự hứng thú , tập trung chú ý của trẻ.
 Môi trường chữ viết: Trang trí môi trường chữ viết trong lớp phong phú để 
trẻ được “ tắm mình trong chữ viết” và giúp trẻ làm quen với việc đọc, viết một 
cách tự nhiên. Các góc chơi ở trong lớp tôi cắt các chữ cái in thường, viết thường, 
in hoa để trẻ được đọc, được làm quen mọi lúc mọi nơi. Đó là những góc chơi ở 
trong lớp như góc sách, góc thư viện,
 Ở từng chủ đề tôi trang trí tranh ảnh về chủ đề trẻ đang học, dưới tranh ảnh 
có các chữ viết to để trẻ có thể đọc và hiểu mình đang học ở chủ đề gì. 8
 Bản thân tôi là một giáo viên chủ nhiệm lớp, luôn nhiệt tình, yêu nghề, mến 
trẻ, ham học hỏi nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, nắm chắc những kiến 
thức, phương pháp và cách tổ chức các hoạt động chăm sóc và giáo dục trẻ, đồng 
thời yêu thích tìm tòi, khám phá những cái mới vừa hiệu quả lại vừa thiết thực 
trong việc giảng dạy, tạo niềm tin và hứng thú khi bước vào lớp 1 tiểu học.
 Môi trường giáo dục thân thiện, đảm bảo an toàn, rộng rãi, giúp trẻ có không 
gian vui chơi, khám phá môi trường xung quanh.
 * Khó khăn 
 Còn nhiều trẻ chưa có hiểu biết nhiều về bản thân, gia đình, môi trường 
xung quanh, các biểu tượng về toán, khả năng vận động còn chậm chạp, Một số trẻ 
chưa có tính độc lập trong mọi hoạt động, hay ỷ lại một số trẻ chưa tự tin vào bản 
thân dẫn đến thực hiện công việc còn kém.
 Nhiều phụ huynh vẫn còn quan niệm sai lệch, họ cho rằng chuẩn bị cho con 
vào lớp 1 là chuẩn bị cho con biết đọc, biết viết, biết làm toán,Nhiều phụ huynh 
vì quá nôn nóng, lo lắng đã cho con đi học thêm chương trình lớp 1. Họ chưa thấy 
được tầm quan trọng của việc chuẩn bị những kiến thức, kỹ năng cần thiết để giúp 
trẻ vào lớp một một cách vững vàng, tự tin, chưa phối hợp cùng với cô giáo trong 
việc chuẩn bị tâm thế cho trẻ vào lớp một.
 2.3. Nội dung đã cải tiến, sáng tạo để khắc phục những nhược điểm hiện tại
 Chuẩn bị tâm thế cho trẻ 5- 6 tuổi giúp các con có khả năng tư duy, sáng tạo, 
tự tin, hòa nhập và phát triển những kỹ năng học tập, làm việc nhóm. Bên cạnh đó 
bé còn làm chủ hoàn toàn bản thân và tạo điều kiện để con chuyển môi trường một 
cách tự tin, hòa nhập tốt hơn. Ngoài ra còn giúp các con hình thành những kĩ năng 
quan trọng như kĩ năng hợp tác, thận thiện và gần gũi, quan tâm, yêu thương với 
những mối quan hệ xung quanh cuộc sống. Giúp trẻ được vui chơi giải trí và mở 
rộng những kiến thức bên ngoài. Chính vì vậy, là một cô giáo phụ trách lớp mẫu 
giáo lớn, tôi đã chuẩn bị tâm lí và một số tố chất sẵn sàng cho trẻ lớp của tôi một 
vài biện pháp chuẩn bị tâm thế cho trẻ mẫu giáo bước vào lớp 1.Việc chuẩn bị tâm 
thế cho trẻ mẫu giáo lớn vào lớp 1 là thực sự rất cần thiết, vì nhiều trẻ sẽ bỡ ngỡ 
và có thể gặp không ít khó khăn lúc mới vào lớp 1, khi đang quen được chăm sóc, 
vui chơi phải chuyển sang môi trường mới, với hoạt động học tập là chính, ngồi 
một chỗ, viết bài, làm toán trong thời gian dài. Và đó cũng là nhiệm vụ chủ yếu 
của trường mầm non thông qua đó các cô giáo chuẩn bị cho trẻ bằng cách thiết kế 
những hoạt động, nội dung theo chương trình giáo dục mầm non nhằm giúp trẻ 
phát triển tốt về thể chất, ngôn ngữ, nhận thức, tình cảm kỹ năng xã hội cho trẻ. 10
 còn nôn nóng cho con đi học trước chương trình lớp Một . Phụ huynh rất tin tưởng 
 và phối hợp cùng giáo viên trong công tác chăm sóc, giáo dục trẻ.
 Là giáo viên lớp mẫu giáo lớn, bản thân tôi luôn học hỏi trau dồi kiến thức 
 để nuôi dạy trẻ ngày càng tốt hơn. Để thực hiện biện pháp chuẩn bị tâm thế cho trẻ 
 mẫu giáo bước vào lớp 1 thì không riêng gì nhiệm vụ của các giáo viên mầm non 
 còn phải có sự phối hợp tốt và sự hỗ trợ của gia đình, nhà trường và xã hội.
 2.5.2. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng 
 sáng kiến theo ý kiến của tổ chức, cá nhân đã tham gia áp dụng sáng kiến lần đầu, kể 
 cả áp dụng thử.
 3. Những thông tin cần được bảo mật - nếu có: Không
 4. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến
 - Ban giám hiệu có kế hoạch chỉ đạo thực hiện tốt việc chuẩn bị tâm thế cho 
 trẻ vào lớp Một
 - Giáo viên có kiến thức trong việc chuẩn bị tâm thế cho trẻ vào lớp Một.
 - Phối hợp với phụ huynh để chuẩn bị tâm thế cho trẻ vào lớp Một
 5. Danh sách những thành viên đã tham gia áp dụng thử hoặc áp dụng 
 sáng kiến lần đầu - nếu có:
 Ngày Chức Trình độ Nội dung 
 Nơi công 
TT Họ và tên tháng danh chuyên công việc 
 tác 
 năm sinh môn hỗ trợ
 Trường Giáo Tổ chức 
 1 Trần Thị Ngọc Bích 01.05.1990 Mẫu giáo viên Đại học hoạt động 
 Đại Nghĩa góc
 Trường Giáo Tạo môi 
 2 Nguyễn Thị Ngân Quỳnh 04.03.1965 Mẫu giáo viên Đại học trường 
 Đại Nghĩa trong lớp.
 Trường Giáo Chuẩn bị 
 3 Đỗ Huỳnh Thanh Tú 01.08.1990 Mẫu giáo viên Đại học kĩ năng 
 Đại Nghĩa cho trẻ. 
 Giáo Hoạt động 
 Trường 
 04.10.1990 viên phát triển 
 4 Lê Thị Thu Hiền Mẫu giáo Đại học
 ngôn ngữ 
 Đại Nghĩa 
 cho trẻ.

File đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_phoi_hop_cung_phu_huynh_chuan_bi_tam_t.doc