SKKN Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ 5 tuổi thông qua hoạt động dạy trẻ kể chuyện diễn cảm

Với trẻ em, ngôn ngữ là công cụ hữu hiệu để trẻ bày tỏ nguyện vọng của mình. Trẻ học ở mọi lúc mọi nơi và trong mọi hoạt động thì đều có thể phát triển ngôn ngữ cho trẻ được . Nhưng những kỹ năng nghe, hiểu, nói của trẻ sẽ được hình thành củng cố và phát triển tốt thông qua việc cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học dưới hình thức dạy trẻ kể chuyện diễn cảm. Ngôn ngữ trong các tác phẩm văn học chính là những mẫu ngôn ngữ chuẩn mực phong phú kích thích trẻ học theo, nói theo, vận dụng theo một cách tự nhiên và đến với trẻ em bằng con đường ngắn nhất, ít chông gai nhất.
Chính những điều này đã kích thích trẻ say sưa với những câu chuyện, hứng thú thể hiện lại ngôn ngữ trong truyện....Qua đó trẻ được phát triển ngôn ngữ một cách tự nhiên.
Xuất phát từ những quan điểm trên và với mong muốn phát triển ngôn ngữ cho trẻ, tôi mạnh dạn đi sâu nghiên cứu đề tài: "Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ 5 tuổi thông qua hoạt động dạy trẻ kể chuyện diễn cảm.
docx 15 trang skmamnonhay 26/12/2024 230
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ 5 tuổi thông qua hoạt động dạy trẻ kể chuyện diễn cảm", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ 5 tuổi thông qua hoạt động dạy trẻ kể chuyện diễn cảm

SKKN Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ 5 tuổi thông qua hoạt động dạy trẻ kể chuyện diễn cảm
 I/ TÓM TẮT ĐỀ TÀI
 Ngay từ khi còn nằm nôi, trẻ đã được nghe tiếng ru ầu ơ của bà, của mẹ. Chính từ 
những cánh đồng xanh ngút ngàn, những cánh cò chao nghiêng hay những câu ca dao 
ca ngợi lao động sản xuất, ca ngợi đạo lý của con người... là những bước đầu tiên để trẻ 
làm quen với văn học.
 Khi cho trẻ làm quen với văn học, trẻ hiểu được nội dung tác phẩm, thấy được
 cái hay cái đẹp trong tác phẩm, trẻ có tình cảm và dùng ngôn ngữ, sử dụng vốn từ 
để diễn đạt miêu tả - phản ánh lại cái hay, cái đẹp đó trong tác phẩm . Qua đó trẻ phát 
triển trí nhớ, tư duy, ghi nhớ có chủ định, trí tưởng tượng phong phú đồng thoi còn giúp 
trẻ có nhận thức sâu sắc về ý nghĩa giáo dục qua tác phẩm văn học để trẻ có thể soi vào 
đó mà uốn nắn, điều chỉnh hành vi của mình. Đúng như nhà văn Goocky từng nói : “ 
Văn học là nhân học”
 Với trẻ em, ngôn ngữ là công cụ hữu hiệu để trẻ bày tỏ nguyện vọng của mình. Trẻ 
học ở mọi lúc mọi nơi và trong mọi hoạt động thì đều có thể phát triển ngôn ngữ cho 
trẻ được . Nhưng những kỹ năng nghe, hiểu, nói của trẻ sẽ được hình thành củng cố và 
phát triển tốt thông qua việc cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học dưới hình thức dạy 
trẻ kể chuyện diễn cảm. Ngôn ngữ trong các tác phẩm văn học chính là những mẫu ngôn 
ngữ chuẩn mực phong phú kích thích trẻ học theo, nói theo, vận dụng theo một cách tự 
nhiên và đến với trẻ em bằng con đường ngắn nhất, ít chông gai nhất.
 Chính những điều này đã kích thích trẻ say sưa với những câu chuyện, hứng thú thể 
hiện lại ngôn ngữ trong truyện....Qua đó trẻ được phát triển ngôn ngữ một cách tự nhiên.
 Xuất phát từ những quan điểm trên và với mong muốn phát triển ngôn ngữ cho trẻ, 
tôi mạnh dạn đi sâu nghiên cứu đề tài: "Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ 
5 tuổi thông qua hoạt động dạy trẻ kể chuyện diễn cảm
 Tôi sử dụng phương pháp thực nghiệm. Lấy 40 trẻ của 2 lớp chia làm 2 nhóm:
 - Nhóm đối chứng : 20 trẻ
 - Nhóm thực nghiệm : 20 trẻ
 Đo đầu vào của cả 2 nhóm theo các tiêu chí sau:
 - Trẻ mạnh dạn, tự tin, chủ động trong giao tiếp.
 - Sử dụng ngôn ngữ rõ ràng , mạch lạc và diễn cảm.
 - Hiểu được một số từ trái nghĩa, từ khó và biết sử dụng trong câu từ.
 - Diễn đạt mong muốn, nhu cầu và suy nghĩ bằng nhiều loại câu .
 Sau đó tiến hành thực nghiệm tác động các biện pháp của mình vào nhóm thực 
nghiệm, còn nhóm đối chứng để nguyên phương pháp cũ hiện hành. Tiếp tục đo đầu ra 
của cả 2 nhóm sau thực nghiệm tôi thấy lớp thực nghiệm đã đạt kết quả cao hơn nhiều 
so với lớp đối chứng. Từ đó tôi thấy các biện pháp mình đưa ra mang lại kết quả một 
cách rõ rệt.
 II/ GIỚI THIÊU
 1/ Hiện trạng
 Trường Mầm Non Cát Bi là trường có cơ sở vật chất khang trang, có đầy đủ trang 
 2 5/ Giả thuyết nghiên cứu
 Nghiên cứu các biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ 5 tuổi thông hoạt động dạy 
trẻ kể chuyện diễn cảm nhằm giúp trẻ phát triển ngôn ngữ một cách rõ ràng mạch lạc 
và diễn cảm .
 III/ PHƯƠNG PHÁP
 1/Khách thể nghiên cứu
 Tôi chọn trường mầm non Cát Bi là nơi dạy thuận lợi cho việc nghiên cứu khoa học 
sư phạm ứng dụng .
 - Giáo viên: Chọn 2 cô giáo dạy lớp 5 tuổi đều là giáo viên dạy giỏi nhiều năm có 
kinh nghiệm và nhiệt tình trong giảng dạy.
 - Lớp tôi là lớp 5A1 dạy thực nghiệm
 - Lớp cô Lê Thị Liễu lớp 5A2 là lớp đối chứng.
 Học sinh 2 lớp được chọn tham gia nghiên cứu đều có các điểm tương đối đồng đều 
nhau. Các trẻ 2 lớp đều tích cực, chủ động, mạnh dạn, tự tin. Các thành tích học tập của 
năm trước 2 lớp tương đương nhau.
 2/ Thiết kế
 - Chọn lớp 5A1 : 20 cháu là lớp thực nghiệm
 - Lớp 5A2 : 20 cháu là lớp đối chứng.
 Tôi đã tiến hành đo đầu vào của nhóm và có bảng kết quả như sau:
* Kết quả : Bảng 1 kiểm chứng để xác định các nhóm tương đương
 Mức độ Tổng điểm 
 Số 
 Nhóm trung bình ( 
 trẻ
 CXH (0đ) TT (1đ) TX ( 2đ) X )
 Thực nghiệm 20 13trẻ = 65% 6 trẻ = 30% 1 trẻ = 5% 0,4
 Đối chứng 20 12trẻ = 60% 7 trẻ = 35% 1 trẻ = 10% 0,45
 Nhìn vào bảng 1 ta thấy tổng điểm trung bình của nhóm đối chứngkhả quan hơn 
nhóm thực nghiệm. Tuy nhiên sự chênh lệch điểm số trung bình của 2 nhóm thực 
nghiệm và đối chứng không đáng kể và được coi là tương đương : X= 0,4 ~ 0,45 . Sau 
thời gian thực hiện các biện pháp thực nghiệm với lớp mình tôi tiếp tục đo đầu ra của 2 
nhóm ở bảng 2 có kết quả sau :
 Mức độ Tổng điểm 
 Nhóm Số trẻ TB
 CXH (0đ) TT (1đ) TX (2đ) ( X)
 Thực nghiệm 20 0 trẻ 3 trẻ = 15% 17trẻ = 85% 1,85
 4 T11/2012 Gia đình KCDC : " Hai anh em gà con"
 T12/2012 Nghề nghiệp - Giao thông KCDC : " Ba anh em"
 T1/ 2013 TGĐV KCDC : "Nhím con kết bạn "
 T2/ 2013 Tết và mùa xuân KCDC : " Chiếc áo mùa xuân"
 T3/2013 TGTV KCDC : “Sự tích Hoa Hồng "
 Các HTTN
 T4/ 2013 KCDC : “ Giọt nước tý xíu”
 Quê hương đất nước
 T5/ 2013 Trường tiểu học KCDC : " Bé Mai đi học"
 4/ Đo Lường
 Bài kiểm tra trước tác động là hoạt động dạy trẻ kể chuyện diễn cảm " Ai quan trọng 
nhất" do giáo viên tự xây dựng kế hoạch.
 Bài kiểm tra sau tác động là hoạt động dạy trẻ kể chuyện diễn cảm " Hai anh em Gà 
con" do 2 giáo viên là cô Thảo dạy lớp 5A4 lớp đối chứng và tôi dạy lớp 5A1 dạy trẻ 
theo nhóm thực nghiệm.
 * Các bước tiến hành thực nghiêm
 A )Bước 1:Tạo sự hấp dẫn của đồ dùng đồ chơi và môi trường làm 
quen với truyện.
 Một điều kiện góp phần đảm bảo sự thành công cho mỗi giờ kể chuyện đó là sự hấp 
dẫn của đồ dùng cộng với giọng kể diễn cảm của cô. Đồ dùng có đủ, đẹp và sinh động 
thì mục đích phát triển ngôn ngữ cho trẻ thông qua các câu chuyện kể sẽ dễ dàng thực 
hiện đựoc. Những bức tranh minh họa đẹp, những con rối ngộ nghĩ nh sẽ lôi cuốn trẻ 
đến với câu chuyện, chú ý nghe chuyện, nhờ đó trẻ sẽ tiếp nhận những lời hay, ý đẹp 
qua nội dung truyện một cách sâu sắc và ghi nhớ lâu hơn.
 Tôi nhận thấy nếu chỉ dùng đi, dùng lại một đồ dùng trực quan minh họa cho câu 
chuyện kể thì trẻ sẽ mau chán. Tôi đã suy nghĩ và tìm ra giải pháp là nhờ bạn bè, người 
thân, phụ huynh sưu tầm nhiều nguyên vật liệu mới. Sau đó nghiên cứu, học hỏi để tạo 
ra nhiều đồ dùng minh họa khác nhau, thậm chí trên cùng một đồ dùng nhưng có nhiều 
cách sử dụng và phục vụ cho nhiều mục đích giáo dục.
 Thường những hình ảnh trong tranh là những hình ảnh tĩnh nên không tạo được 
hứng thú lâu ở trẻ. Tôi đã thiết kế làm rời từng bộ phận của nhân vật trong truyện, sau 
đó gắn dây hoặc que để điều khiển các bộ phận như (đầu, mắt, tay, chân ,...) của nhân 
vật cho cử động được, như vậy hình ảnh trong tranh trở nên sống động hơn rất nhiều. 
Với những bức tranh như vậy thì trẻ rất thích, trẻ hứng thú say sưa nghe truyện, trẻ hiểu 
câu chuyện dễ dàng hơn và tiếp thu đầy đủ những ngôn ngữ trong câu chuyện. Sự hấp 
dẫn của đồ dùng sẽ kích thích trẻ khi nghe truyện rồi thích được kể lại chuyện với những 
bức tranh và những con rối đó. Đây là thời gian để trẻ sử dụng từ ngữ và rèn luyện cách 
 6 diễn cảm, rõ ràng mạch lạc, có tính nhạc, âm lượng vừa nghe và phải thể hiện phù hợp 
với tình huống, tính cách của nhân vật.
 C) Bước 3: Tạo cơ hôi cho trẻ được thể hiện lại giọng nhân vật và 
kể chuyện.
 Giọng của nhân vật thường nói lên tính cách của nhân vật. Qua giọng nói c ó thể 
đánh giá được một phần tính cách của nhan vật (hiền lành hay độc ác, thật thà hay dối 
trá,....). Qua việc bắt chước thể hiện lại giọng nhân vật sẽ giúp trẻ biết điều chỉnh giọng 
nói của mình, biết sử dụng ngôn ngữ cho đúng.
 Trong câu chuyện mỗi nhân vật đều có những hoàn cảnh khác nhau, có lúc vui, 
lúc buồn. Vậy ngôn ngữ thể hiện mỗi lúc phải khác nhau. Ngoài ra cho trẻ thể hiện 
giọng tôi thường khích lệ trẻ kể lại chuyện để trẻ có điều kiện tiếp xúc với nhiều ngôn 
ngữ nghệ thuật. Khi được nghe cô kể sau đó trẻ được thể hiện lại truyện bằng chính 
ngôn ngữ của trẻ sẽ giúp trẻ cảm nhận sâu sắc về nội dung câu chuyện.
 Những điều trên đã chứng minh cho thấy biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ 
thông qua việc để trẻ thể hiện giọng nhân vật và kể lại truyện là hữu hiệu và thiết thực.
 D) Bước 4: Tăng cường áp dụng hình thức kể chuyện sáng tạo và 
diễn cảm
 Khi kể một câu chuyện sáng tạo và diễn cảm đứa trẻ phải tự nghĩ ra nội dung của 
nó, tạo ra cấu trúc lôgic thể hiện trong hình thức lời nói tương ứng với nội dung. Công 
việc này đòi hỏi ở trẻ vốn từ phong phú, các kỹ năng phân tích - tổng hợp, các hiểu biết 
về trình tự lôgic, sự kết hợp giữa lời nói - hành động một cách chính xác và biểu cảm. 
Với hình thức này giáo viên có thể kiểm tra được vốn từ và khả năng vận dụng, có thể 
nắm rõ hơn những cá tính và thiên hướng của trẻ để có định hướng giáo dục cá nhân 
phù hợp.
 Tôi đã đưa ra rất nhiều hình thức cho trẻ kể chuyện sáng tạo và diễn cảm nhằm 
tích cực hóa vốn từ cho trẻ, giúp trẻ sử dụng từ ngữ, ngữ pháp đúng, diễn đạt mạch lạc. 
Cụ thể là các hình thức sau:
 + Hình thức 1 : Cô kể chuyện diễn cảm , trẻ bắt chước kể lại câu chuyện diễn 
cảm theo đúng nội dung , trình tự cô kể
 + Hình thức 2: Cô đưa ra chủ đề sau đó kể phần mở đầu, cháu nghĩ ra phần tiếp 
theo và kết thúc câu chuyện.
 Ví dụ: Cô nói "Hôm nay cô cùng các con sẽ nghĩ ra một câu chuyện kể . Cô nghĩ 
ra đoạn đầu các con nghĩ đoạn tiếp theo nhé". Cô bắt đầu kể " Hôm nay 2 anh em Gà 
con đi vào vườn chơi. Hai chú Gà kiếm được một mẩu bánh mì rất là ngon". Kể đến đó 
cô dừng lại hỏi trẻ: Các con nghĩ xem hai anh em Gà sẽ làm gì vơí mẩu bánh mì đó ? 
Vậy là mỗi trẻ phải nghĩ ra những tình tiết diễn biến khác nhau rồi sử dụng ngôn ngữ 
để kể.
 + Hình thức 3: Kể chuyện theo dàn ý. Cô đưa ra tiêu đề một câu chuyện, cùng 
nói về các tình huống có thể xảy ra, cùng trao đổi về cách mở đầu, diễn biến và kết thúc.
 Ví dụ: Cô và trẻ đưa ra một tiêu đề một câu chuyện đó là "Hai anh em Gà con " 
 8 cho trẻ kể chuyện diễn cảm và sáng tạo dưới nhiều hình thức khác nhau . Trong suốt 
tiết học các trẻ đều tự tin, thể hiện ngôn ngữ mạch lạc, giọng kể diễn cảm kết hợp cử 
chỉ điệu bộ ánh mắt và những động tác đã làm nổi bật nét đặc trưng tính cách của mỗi 
nhân vật trong câu truyện. Qua đó ngôn ngữ của trẻ được phát triển mạnh mẽ, trẻ còn 
nắm được một số từ mới, từ khó và hiểu ý nghĩa biết sử dụng từ ngữ, ngữ pháp đúng.
 * Mô tả nhóm đối chứng:
 Cùng một tiết dạy trẻ kể chuyện diễn cảm Truyện " Hai anh em Gà con" nhưng 
không khí tiết dạy này trẻ không hào hứng, sôi nổi chưa thực sự tích cực tham gia vào 
hoạt động.
 - Trẻ không thể hiện được giọng của Gà đen theo đúng yêu cầu của cô.
 - Trẻ thể hiện nét mặt và cử chỉ của Gà mẹ còn hời hợt chưa thể hiện đúng tính 
cách nhân vật.
 - Giọng kể của trẻ còn đều đều không phân biệt và lột tả được rõ tính cách của 
từng nhân vật trong câu chuyện.
 - Trẻ kể còn bỏ sót và thiếu nội dung truyện.
 Như vậy ở nhóm này tôi thấy phần lớn trẻ chưa kể được truyện diễn cảm và lột 
tả được cử chỉ, điệu bộ, tính cách của từng nhân vật đúng với nội dung câu chuyện. 
Ngôn ngữ nói của trẻ chưa rõ ràng, mạch lạc. Trẻ chưa mạnh dạn tự tin trong giao tiếp, 
sử dụng từ ngữ và ngữ điệu chưa phù hợp trong hoàn cảnh. Do vậy ngôn ngữ của trẻ 
chưa được phát triển mạnh.
IV/ PHÂN TÍCH DỮ LIÊU VÀ KẾT QUẢ
Bảng 5 : Bảng so sánh kết quả trung bình 2 nhóm sau tác động
 KQ trung bình trước KQ trung bình 
 Nhóm Số trẻ Độ chênh lệch
 thử nghiệm sau thử nghiệm
 Đối chứng 20 0,45 0,75 0,3
 Thực nghiệm 20 0,4 1,85 1,45
 Nhìn vào bảng trên cho ta thấy kết quả 2 nhóm trước thực nghiệm là tương đương. 
 Sau tác động kiểm chứng chênh lệch, kết quả điểm trung bình nhóm thực nghiệm cao 
 hơn nhiều điểm trung bình của nhóm đối chứng.
Qua kết quả này đã chứng minh cho chúng ta thấy nghệ thuật kể chuyện diễn cảm và 
ngôn ngữ mạch lạc của trẻ ở nhóm thực nghiệm được phát triển một cách rõ rệt đáng 
kể. Với kết quả này chứng tỏ những biện pháp mà tôi đã hướng dẫn trẻ mẫu giáo 5 tuổi 
phát triển ngôn ngữ qua hoạt động kể chuyện diễn cảm là có kết quả tốt. Do vậy giả 
thuyết khoa học tôi đưa ra ban đầu là đúng và được chứng min h.
Tóm lại: Qua một thời gian làm thực nghiệm. Với những tác động tích cực tôi đã tiến 
hành thường xuyên cho trẻ kể chuyện diễn cảm với nhiều câu chuyện khác nhau dưới 
những hình thức đa dạng và mang tính nghệ thuật cao. Trong quá trình trẻ kể chuyện 
 10

File đính kèm:

  • docxskkn_mot_so_bien_phap_phat_trien_ngon_ngu_cho_tre_5_tuoi_tho.docx
  • pdfSKKN Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ 5 tuổi thông qua hoạt động dạy trẻ kể chuyện diễn.pdf