SKKN Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ 5 tuổi dân tộc thiểu số Trường Mầm non Kim Thủy
Năm học 2009-2010, tôi được nhà trường phân công dạy lớp mẫu giáo lớn đổi mới kể từ tháng 10 năm 2009 với tổng số cháu là 15. Hầu hết các cháu chưa có ý thức ham học, không chịu đến lớp để học, bản thân tôi trực tiếp đến từng gia đình trẻ để huy động cháu ra lớp.
Đến lớp, đa số trẻ không tích cực tham gia vào các hoạt động, khả năng chú ý của trẻ chưa cao, cô và trẻ có sự bất đồng về ngôn ngữ. Đồ dùng học tập đối với trẻ còn nhiều xa lạ.
Nhiệm vụ, nội dung phát triển ngôn ngữ cho trẻ chưa được đưa ra một cách độc lập và chưa được quan tâm đúng mức. Mặc dù hoạt động này được lồng ghép vào trong các hoạt động khác nhưng chưa đủ bởi chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển ngôn ngữ của trẻ trong giai đoạn hiện nay.
Với tình hình thực tế của lớp tôi như vậy, bản thân tôi luôn trăn trở, suy nghĩ, nhiều lúc thấy vô cùng lo lắng không biết làm gì và làm như thế nào, bằng phương pháp gì để giúp trẻ nhận biết, phát âm chuẩn 29 chữ cái, hiểu và nói được Tiếng Việt một cách trôi chảy, tập tô chữ cái thành thạo. Chính vì điều băn khoăn, trăn trở ấy, bản thân tôi đã tìm tòi, mạnh dạn thực hiện một số biện pháp nhằm giúp trẻ ham thích được đến lớp, ham thích học tập và nhất là ham học hỏi Tiếng Việt để trẻ học tốt tất cả các môn học và tạo đà cho các cấp học sau.
Đến lớp, đa số trẻ không tích cực tham gia vào các hoạt động, khả năng chú ý của trẻ chưa cao, cô và trẻ có sự bất đồng về ngôn ngữ. Đồ dùng học tập đối với trẻ còn nhiều xa lạ.
Nhiệm vụ, nội dung phát triển ngôn ngữ cho trẻ chưa được đưa ra một cách độc lập và chưa được quan tâm đúng mức. Mặc dù hoạt động này được lồng ghép vào trong các hoạt động khác nhưng chưa đủ bởi chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển ngôn ngữ của trẻ trong giai đoạn hiện nay.
Với tình hình thực tế của lớp tôi như vậy, bản thân tôi luôn trăn trở, suy nghĩ, nhiều lúc thấy vô cùng lo lắng không biết làm gì và làm như thế nào, bằng phương pháp gì để giúp trẻ nhận biết, phát âm chuẩn 29 chữ cái, hiểu và nói được Tiếng Việt một cách trôi chảy, tập tô chữ cái thành thạo. Chính vì điều băn khoăn, trăn trở ấy, bản thân tôi đã tìm tòi, mạnh dạn thực hiện một số biện pháp nhằm giúp trẻ ham thích được đến lớp, ham thích học tập và nhất là ham học hỏi Tiếng Việt để trẻ học tốt tất cả các môn học và tạo đà cho các cấp học sau.
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ 5 tuổi dân tộc thiểu số Trường Mầm non Kim Thủy", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ 5 tuổi dân tộc thiểu số Trường Mầm non Kim Thủy
SKCTKT: Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ 5 tuổi dân tộc thiểu số trường MN Kim Thủy mầm non. Chính vì thế, việc phát triển ngôn ngữ Tiếng Việt cho trẻ dân tộc thiểu số là vấn đề được Đảng và Nhà nước vô cùng quan tâm nhằm hình thành và phát triển những kĩ năng cần thiết cho trẻ trong việc học Tiếng Việt không những ở trong nhà trường phổ thông mà ngay cả trong nhà trường mầm non Tuy nhiên, trong thực tiễn công tác chăm sóc giáo dục trẻ cho thấy, mặc dù trường mầm non đã chú ý việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ thông qua các hoạt động nhưng nhiệm vụ này vẫn chưa được quan tâm đúng mức, chưa tương xứng với tầm quan trọng của nó. Nhiều giáo viên chưa nhận thức đầy đủ vai trò của công tác này nên hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ chưa đạt hiệu quả cao. II. Cơ sở thực tiễn Năm học 2009-2010, tôi được nhà trường phân công dạy lớp mẫu giáo lớn đổi mới kể từ tháng 10 năm 2009 với tổng số cháu là 15. Hầu hết các cháu chưa có ý thức ham học, không chịu đến lớp để học, bản thân tôi trực tiếp đến từng gia đình trẻ để huy động cháu ra lớp. Đến lớp, đa số trẻ không tích cực tham gia vào các hoạt động, khả năng chú ý của trẻ chưa cao, cô và trẻ có sự bất đồng về ngôn ngữ. Đồ dùng học tập đối với trẻ còn nhiều xa lạ. Nhiệm vụ, nội dung phát triển ngôn ngữ cho trẻ chưa được đưa ra một cách độc lập và chưa được quan tâm đúng mức. Mặc dù hoạt động này được lồng ghép vào trong các hoạt động khác nhưng chưa đủ bởi chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển ngôn ngữ của trẻ trong giai đoạn hiện nay. Với tình hình thực tế của lớp tôi như vậy, bản thân tôi luôn trăn trở, suy nghĩ, nhiều lúc thấy vô cùng lo lắng không biết làm gì và làm như thế nào, bằng phương pháp gì để giúp trẻ nhận biết, phát âm chuẩn 29 chữ cái, hiểu và nói được Tiếng Việt một cách trôi chảy, tập tô chữ cái thành thạo. Chính vì điều băn khoăn, trăn trở ấy, bản thân tôi đã tìm tòi, mạnh dạn thực hiện một số biện pháp nhằm giúp trẻ ham thích được đến lớp, ham thích học tập và nhất là ham học hỏi Tiếng Việt để trẻ học tốt tất cả các môn học và tạo đà cho các cấp học sau. 1. Thuận lợi - Bộ GD&ĐT đã xác định rõ việc dạy Tiếng Việt cho trẻ dân tộc thiểu số là một nhiệm vụ quan trọng; Sở GD&ĐT đã đưa nội dung này vào kế hoạch nhiệm vụ năm học 2009-2010. - Giáo dục mầm non ngày càng được sự quan tâm của lãnh đạo các cấp, các ngành để nâng cao chất lượng và hiệu quả chăm sóc, giáo dục trẻ. Trường mầm non Kim Thủy được đầu tư xây dựng cơ sở vật chất khá đầy đủ, phòng học rộng, thoáng mát, bàn ghế đẹp, đúng quy cách. - Được sự quan tâm của Phòng giáo dục trang bị cho lớp một máy vi tính nhằm thuận lợi cho việc giảng dạy của giáo viên. 2 Giáo viên: Võ Thị Ngân Trường Mầm non Kim Thủy SKCTKT: Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ 5 tuổi dân tộc thiểu số trường MN Kim Thủy III. Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ 5 tuổi dân tộc thiểu số trường mầm non kim thuỷ 1. Dạy trẻ nhận biết và luyện phát âm đúng 29 chữ cái Tiếng Việt Nội dung phát triển ngôn ngữ Tiếng Việt cho trẻ không chỉ là dạy trẻ phát âm, dạy trẻ tập tô chữ cái mà còn dạy trẻ đọc đúng các từ, hiểu được nội dung của từ và biết dùng từ để diễn đạt thành câu. Muốn được như vậy, trước hết ta phải giúp trẻ nhận biết và phát âm đúng 29 chữ cái trong Tiếng Việt. Chúng ta biết trẻ nhỏ thường phát âm không chính xác (chẳng hạn: chữ "s" (sờ) phát âm thành “xờ”, Chữ "l" (lờ) phát âm thành “nờ”, những chữ cái có cấu tạo khó "e", “r”, “g”trẻ khó phát âm). Việc phát âm của trẻ không đúng chủ yếu là do cơ quan phát âm của trẻ chưa linh hoạt, chưa nhạy cảm và chưa chính xác. Trẻ chưa biết cách điều chỉnh hơi thở ngôn ngữ và giọng nói cho phù hợp với nội dung nói nên việc phát âm các chữ cái là rất khó. Mặt khác, đặc điểm tâm lý của trẻ mầm non là “dễ nhớ dễ quên”. Vì vậy, các kiến thức mới cung cấp cho trẻ nếu không thường xuyên ôn luyện trẻ sẽ nhanh chóng quên ngay khi lĩnh hội kiến thức khác. Vì vậy, để trẻ phát âm đúng và ghi nhớ chữ cái được lâu cần phải được luyện tập thường xuyên, mọi lúc mọi nơi và thời gian lâu dài. Trước khi cho trẻ làm quen một chữ cái mới, tôi chú ý phát âm mẫu rõ ràng, chính xác và sau đó tập cho trẻ phát âm nhiều lần. Trẻ làm quen không chỉ đơn thuần là chữ cái mà gắn liền với các từ ngữ có ý nghĩa kèm theo hình ảnh hay đồ dùng trực quan, sinh động gây hứng thú cho trẻ. Ví dụ: Khi cho trẻ làm quen với chữ cái “g” trong chủ điểm “Phương tiện giao thông”, tôi cho trẻ xem tranh nhà ga có nhiều người qua lại và dưới bức tranh có từ “Nhà ga”. Tôi cho xuất hiện thẻ chữ rời được xếp thành từ “Nhà ga”. Trẻ nhận biết trong từ “Nhà ga” có bao nhiêu tiếng? Có mấy con chữ cái? Sau đó tôi cho trẻ tìm và đọc những chữ cái trẻ đã được học. Cứ thế, tôi lần lượt giới thiệu chữ cái mới, phát âm mẫu và cho trẻ phát âm nhiều lần. Tôi chú ý phân tích rõ cấu tạo chữ để trẻ ghi nhớ được sâu hơn cấu tạo của chữ cái và trẻ nhận biết một cách chính xác từng chữ cái. Mặt khác, trong hoạt động mọi lúc mọi nơi, tôi thường chú ý luyện tập cho trẻ nói đúng, sữa sai kịp thời nhất là đối với trẻ yếu. Bên cạnh đó, tôi cũng chú ý giúp cho trẻ nhận biết và phát âm chữ cái dễ dàng thông qua các trò chơi đơn giản nhưng khá hứng thú đối với trẻ. Trẻ ở lứa tuổi này các hoạt động thường được tổ chức dưới hình thức học mà chơi, chơi mà học. Trẻ rất ham thích được học qua hình ảnh trực quan, tổ chức hoạt động thông qua các trò chơi. Nắm bắt được đặc điểm này, tôi đã không ngừng sưu tầm những trò chơi hay, mới lạ trên sách báo, tạp chí để đưa vào dạy trẻ phù hợp theo nội dung từng chủ điểm. Ví dụ : Trò chơi luyện phát âm chữ cái “m” Khi học chữ cái “m” tôi cho trẻ đọc các bài thơ có vần điệu dễ đọc: 4 Giáo viên: Võ Thị Ngân Trường Mầm non Kim Thủy SKCTKT: Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ 5 tuổi dân tộc thiểu số trường MN Kim Thủy kích thích sự hứng thú của trẻ khi tham gia hoạt động. Tôi sử dụng phương pháp dùng lời, cho trẻ được phát biểu ý kiến riêng của mỗi trẻ. Tôi chú ý sữa lỗi ngữ pháp cho trẻ bằng cách nhắc lại những câu trẻ nói sai giúp trẻ sữa lại cho đúng.Trong quá trình đàm thoại tôi thường dùng những câu hỏi mở để kích thích sự phát triển tư duy của trẻ.Cứ thế trẻ được thoải mái bày tỏ những hiểu biết của mình. Ví dụ: Câu hỏi “ Cháu đang làm gì thế?”, “Cháu thấy trò chơi đó như thế nào?” thay cho những câu hỏi “ Cháu đang xem tranh à?”, “ Cháu có thích trò chơi đó không?” Không những thế, vào các hoạt động mọi lúc mọi nơi tôi cũng dành nhiều thời gian rãnh rỗi cung cấp thêm cho trẻ phát triển vốn từ, diễn đạt mạch lạc. Giờ đón trẻ, trả trẻ tôi luôn vui vẽ, gần gũi, thân thiện trò chuyện với trẻ về những kiến thức trẻ học trong ngày, những sinh hoạt ở gia đình trẻ kích thích trẻ trả lời. Từ đó tôi có thể nắm bắt khả năng phát triển ngôn ngữ của trẻ và có biện pháp phù hợp luyện tập thêm cho trẻ. Giờ chơi tự do tôi hay dẫn trẻ đến các góc trò chuỵện và phát âm, đọc các từ có trong tranh, từ ở mỗi góc, tôi cho trẻ chỉ vào chữ và phát âm nhiều lần. Qua nhiều lần trẻ lớp tôi phát âm chuẩn hơn, mạnh dạn hơn trong giao tiếp với cô, với bạn, bạn biết chỉ cho bạn chưa biết, hoặc mạnh dạn đến hỏi cô, trẻ lớp tôi không còn rụt rè nữa. Ngoài ra trong giờ hoạt động ngoài trời tôi cho trẻ ôn kiến thức đã học qua trò chuyện, đọc thơ, kể chuyện, chơi các trò chơi dân gian, cho trẻ đọc đồng dao, ca dao trong hoạt động này giúp trẻ phát âm, đọc thành thạo hơn, lưu loát hơn. Hay vào các giờ hoạt động góc, chủ yếu ở các góc phân vai, tôi chú ý hướng dẫn gợi mở cho trẻ được giao lưu trao đổi mua bán trò chuyện với nhau. Từ đó khắc sâu, mở rộng thêm cho trẻ vốn từ, diễn đạt câu mạch lạc, mở rộng vốn kinh nghiệm sống. Những buổi sinh hoạt chiều, tôi thường tổ chức cho trẻ tập kể chuyện sáng tạo từ những bức tranh. Trẻ được quan sát, thảo luận cùng nhau và kể lại câu chuyện theo sự tưởng tượng, sáng tạo của mỗi trẻ. Chính nhờ vậy mà lớp tôi đa số trẻ biết dùng từ để diễn đạt thành câu có nghĩa trong giao tiếp với bạn, với cô. 3. Phát triển vốn từ, ngôn ngữ mạch lạc thông qua việc tạo môi trường chữ trong và ngoài lớp, các đồ dùng đồ chơi, các góc Đối với trẻ mầm non, lớp học chính là mái nhà thứ hai của trẻ. Cảm giác đầu tiên khi trẻ bước vào cửa lớp đó là sự gần gũi, thân thiện giống nhà của mình. Trong ngôi nhà ấy phải có sự tươi mới, hấp dẫn của những bức tranh, bức ảnh trang trí phù hợp theo chủ điểm, phù hợp với lứa tuổi của trẻ. Vì vậy để trẻ hứng thú khi đến lớp tôi đã chú ý trang trí tranh ảnh, môi trường chữ viết ở các góc, các mảng trong lớp đầy đủ. Ví dụ như các bài thơ câu chuyện trong và ngoài chương trình được tôi nắn nót viết trên khổ giấy rô ky trang trí ở góc học tập cho trẻ được tập đọc, tri giác các dòng chữ. Tôi thường lựa chọn các cỡ chữ cho phù hợp với góc, dán chữ ở độ cao vừa tầm nhìn của trẻ để trẻ dễ nhìn thấy. đặc 6 Giáo viên: Võ Thị Ngân Trường Mầm non Kim Thủy SKCTKT: Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ 5 tuổi dân tộc thiểu số trường MN Kim Thủy đơn giản đến phức tạp, từ dễ đến khó, tập dần dần cho trẻ. Từ cách cầm bút thế nào, cách ngồi đúng tư thế đến cách giở vở, lật từng trang vở, cách tô theo quy trình con chữ không lem ra ngoài đều được tôi kiên trì hướng dẫn cho trẻ cụ thể. Ví dụ: Hướng dẫn cách tô chữ, cách cầm bút: Tôi luôn hướng dẫn trẻ tô theo đúng quy trình con chữ, theo chiều mũi tên, tô trùng khít lên nét chấm mờ sao cho không bị lem ra ngoài, biết đưa mắt khi tô. Cách cầm bút bằng tay phải và cầm bằng 3 ngón tay (ngón cái, ngón trỏ, ngón giữa), không cầm cao quá hay thấp quá, không chặt quá hay lỏng quá Đặc điểm của trẻ dân tộc thiểu số là tiếp thu rất chậm và lại quên rất nhanh. Kết hợp cho trẻ tô viết các nét cơ bản hay tô viết các chữ cái, một số từ tôi đều cho trẻ luyện phát âm, đọc theo cô nhiều lần. Dần dần tôi thấy trẻ có phần tiến bộ hơn, ham thích được tập tô, nhiều cháu tô đẹp, đúng quy trình, trình bày khoa học hơn và phát âm chuẩn các chữ cái. Bên cạnh đó, vì điều kiện miền núi khó khăn, tôi đã tận dụng những quyển vở tập tô cũ để cho trẻ tập tô. Tôi dùng tẩy tẩy lớp chì trẻ đã tô sau đó cho trẻ tập tô nhiều lần. Đây là một hình thức vừa tiết kiệm vừa tạo cơ hội cho trẻ được hoạt động thoải mái. 5. Phát triển ngôn ngữ cho trẻ thông qua việc làm quen công nghệ thông tin Để đáp ứng nhu cầu nhận thức của trẻ đồng thời thực hiện mục tiêu nhiệm vụ của Nhà trường giao đó là việc ứng dụng công nghệ thông tin, giáo án điện tử vào giảng dạy thông qua việc khai thác trò chơi Kidsmart, các nguồn dữ liệu thiết kế trên máy tính. Tôi tham khảo trong chương trình Kidsmart, cho trẻ ôn chữ đã học thông qua các trò chơi: “Đuổi hình bắt chữ”, “Ô chữ kì diệu”, “Bé nhanh trí”, “Trổ tài cùng gấu Pooh”, “Thử tài của bé”. Các trò chơi này được thiết kế sẵn, có hình ảnh đẹp, hấp dẫn, phong phú, có tính thẩm mỹ và tính giáo dục cao, kích thích sự hứng thú tham gia của trẻ. Có rất nhiều trò chơi nhưng điều quan trọng là sử dụng làm sao cho phù hợp và trẻ luôn tỏ ra thích thú mới là điều quan trọng. Tôi luôn tìm tòi, sắp xếp, lồng ghép sao cho trò chơi phải phù hợp và có sự bổ trợ tích cực cho hoạt động chung. Trẻ được chơi dưới hình thức chọn chữ cái theo yêu cầu, Trẻ quan sát phát âm các chữ cái tìm được và đọc các từ dưới hình ảnh, và ngẫu nhiên trẻ được ôn luyện, phát triển ngôn ngữ rất nhẹ nhàng thông qua các trò chơi này. Không chỉ bổ trợ cho hoạt động chung mà ở các hoạt động mọi lúc mọi nơi như hoạt động góc, hoạt động chiều tôi thường xuyên cho trẻ được chơi. Những câu chuyện bài thơ mà trẻ lớp tôi dễ thuộc mà nhớ lâu cũng nhờ vào công nghệ thông tin. Các câu chuyện với những hình ảnh sóng động, hấp dẫn, lời kể nhẹ nhàng truyền cảm gây hứng thú làm cho trẻ không bao giờ nhàm chán. Qua đó tôi nhận thấy đa số trẻ rất hứng thú và đặc biệt vốn từ của trẻ cũng được tăng dần lên đáng kể. 8 Giáo viên: Võ Thị Ngân Trường Mầm non Kim Thủy
File đính kèm:
- skkn_mot_so_bien_phap_phat_trien_ngon_ngu_cho_tre_5_tuoi_dan.doc