SKKN Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ 5-6 tuổi trong trường mầm non
Đối với lứa tuổi mầm non nói chung và trẻ 5 - 6 tuổi nói riêng bộc lộ tính nhạy cảm cao nhất với các hiện tượng ngôn ngữ, tốc độ phát triển ngôn ngữ rất nhanh. Vì vậy, trường mầm non là mảnh đất màu mỡ phì nhiêu thuận lợi cho sự hình thành và phát triển khả năng lĩnh hội ngôn ngữ cho trẻ. Trong đó vai trò của cô giáo và hoạt động tích cực của từng cá nhân trẻ có ảnh hưởng to lớn đến sự phát triển của trẻ nói chung và phát triển ngôn ngữ từng trẻ nói riêng. Song trên thực tế để giúp trẻ phát triển ngôn ngữ giáo viên đã làm gì để cung cấp cho trẻ vốn từ phong phú? Dạy trẻ phát âm chuẩn, hay khi hướng dẫn trẻ tham gia vào hoạt động ngôn ngữ giáo viên đã phát huy được tính tích cực, đã tạo cho trẻ được luyện tập khả năng nói, phát âm chính xác, sử dụng từ đúng để diễn đạt ý của mình trong các tình huống khác nhau của hoạt động ngôn ngữ chưa?
Qua nghiên cứu thực trạng ở Trường mầm non nơi tôi làm việc và trực tiếp giảng dạy tại lớp 5 tuổi tôi tự nhận thấy việc phát triển ngôn ngữ của trẻ chưa được quan tâm sâu sắc, các biện pháp phát triển ngôn ngữ chưa được áp dụng một cách hợp lý, giáo viên còn sử dụng các phương pháp gò bó trẻ, chưa đổi mới hình thức dạy và chưa chú trọng đến sự phát triển ngôn ngữ của trẻ bên cạnh đấy môi trường chữ còn sơ sài chưa phù hợp với các chủ đề sự kiện. Nên hiệu quả thu được không cao và không có tác dụng đồng đều trên trẻ. Chính vì vậy tôi đã mạnh dạn chọn đề tài: “Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ 5 - 6 tuổi trong Trường Mầm non”.
Qua nghiên cứu thực trạng ở Trường mầm non nơi tôi làm việc và trực tiếp giảng dạy tại lớp 5 tuổi tôi tự nhận thấy việc phát triển ngôn ngữ của trẻ chưa được quan tâm sâu sắc, các biện pháp phát triển ngôn ngữ chưa được áp dụng một cách hợp lý, giáo viên còn sử dụng các phương pháp gò bó trẻ, chưa đổi mới hình thức dạy và chưa chú trọng đến sự phát triển ngôn ngữ của trẻ bên cạnh đấy môi trường chữ còn sơ sài chưa phù hợp với các chủ đề sự kiện. Nên hiệu quả thu được không cao và không có tác dụng đồng đều trên trẻ. Chính vì vậy tôi đã mạnh dạn chọn đề tài: “Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ 5 - 6 tuổi trong Trường Mầm non”.
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ 5-6 tuổi trong trường mầm non", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ 5-6 tuổi trong trường mầm non

2/25 2. Phạm vi thực hiện: Lớp MGL 5 - 6 tuổi A3 Trường mầm non tôi đang công tác 3. Thời gian thực hiện: Thực hiện một năm từ tháng 9 năm 2022 đến tháng 3 năm 2023 III. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI 1. Đối với giáo viên - Qua đề tài giúp giáo viên tìm hiểu được rõ về quá trình phát triển ngôn ngữ của trẻ - Giáo viên biết được khả năng ngôn ngữ của trẻ để đưa ra một số biện pháp phù hợp với trình độ và nhu cầu của trẻ, giúp trẻ phát triển kỹ năng ngôn ngữ một cách hiệu quả. 2. Đối với trẻ: - Giúp trẻ hứng thú tham gia vào các hoạt động giúp trẻ phát triển ngôn ngữ. - Vốn từ của trẻ tăng lên, trẻ diễn đạt một cách mạch lạc, phát âm chuẩn. - Trẻ mạnh dạn tự tin hơn trong các hoạt động, tự tin giao tiếp với mọi người xung quanh - Giúp trẻ học cách sử dụng ngôn ngữ một cách chính xác, rõ ràng và trôi chảy hơn. Điều này sẽ giúp trẻ tự tin hơn khi giao tiếp với người khác. - Nâng cao khả năng tiếp thu kiến thức: Khi trẻ có khả năng ngôn ngữ tốt, họ có thể hiểu và học hỏi kiến thức mới một cách dễ dàng hơn. PHẦN B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ I. CƠ SỞ KHOA HỌC 1. Cơ sở lý luận: Phát triển ngôn ngữ là một trong những mục tiêu quan trọng nhất của giáo dục mầm non. Ngôn ngữ là công cụ để trẻ giao tiếp, học tập và vui chơi, ngôn ngữ giữ vai trò quyết định sự phát triển tâm lí của trẻ. Bên cạnh đó ngôn ngữ còn là phương tiện để giáo dục trẻ một cách toàn diện bao gồm sự phát triển về đạo đức và chuẩn mực văn hóa. Trẻ 5-6 tuổi có vốn từ rất nhạy cảm với ngôn từ, âm điệu, hình tượng của các bài thơ, đồng dao, ca dao, dân ca sớm đi vào tuổi thơ. Những câu chuyện cổ tích thần thoại đặc biệt hấp dẫn trẻ chính vì hoạt động cho trẻ tiếp xúc với hoạt động làm quen văn học là con đường phát triển ngôn ngữ cho trẻ tốt nhất và hiệu quả nhất. “Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ 5-6 tuổi trong trường mầm non” 4/25 năng diễn tả còn kém, khả năng giao tiếp với mọi người xung quanh còn hạn chế. Là một giáo viên trẻ, tâm huyết với nghề, tôi luôn muốn truyền đạt thật nhiều kiến thức cho trẻ, giúp trẻ phát triển hết những khả năng vốn có. Tôi nhận thấy rằng tìm ra các biện pháp để phát triển ngôn ngữ cho trẻ là một việc làm nên làm ngay. Chính vì điều đó tôi luôn trăn trở, sáng tạo để tìm ra những biện pháp hay, những phương pháp tốt nhất giúp phát triển ngôn ngữ cho trẻ của mình. Do vậy ngay từ đầu năm tôi đã có kế hoạch tìm ra các biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ. Trong quá trình thực hiện tôi gặp một số thuận lợi và khó khăn sau: 3. Khảo sát thực trạng: a. Thuận lợi: - Được sự quan tâm giúp đỡ nhiệt tình của Phòng Giáo dục và Đào tạo Huyện Phúc Thọ. - Ban giám hiệu luôn quan tâm giúp đỡ bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên. - Trẻ đi lớp đều, đạt tỉ lệ chuyên cần cao từ 90 - 95%. - Được tiếp thu chuyên đề của huyện và thực hành chuyên đề cho nhà trường dự và tham gia góp ý trực tiếp. - Đồng nghiệp của tôi nhiệt tình giúp đỡ. - Được phụ huynh tin tưởng và ủng hộ. b. Khó khăn: - Một số trẻ chưa biết diễn đạt mong muốn của mình bằng lời nói, còn phát âm chưa rỏ ràng: nói ngọng, nói lắp, nói chưa tròn câu - Một số phụ huynh còn ít quan tâm, trò chuyện với trẻ và nghe trẻ nói để uốn nắn trẻ kịp thời. - Còn một số trẻ chưa đi học lớp 3,4 tuổi nên đôi lúc còn nói chuyện chưa tròn câu, chưa biết dạ thưa khi trả lời câu hỏi của cô c. Số liệu điều tra trước khi thực hiện: Tôi đã thực hiện khảo sát trên 23 trẻ và kết quả đạt được như sau: STT Nội dung đánh giá Số trẻ Tỉ lệ % 1 Trẻ nghe hiểu lời nói. 13/23 56% Trẻ sử dụng từ ngữ linh hoạt, phong phú 2 8/23 35% trong giao tiếp. “Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ 5-6 tuổi trong trường mầm non” 6/25 cho bản thân trong việc đổi mới phương pháp giảng dạy và việc vận dụng lấy trẻ làm trung tâm vào quá trình giảng dạy. Hình ảnh 02: Dự giờ các hoạt động dạy học để tham khảo Ngoài ra, việc tự học tập và bồi dưỡng qua việc tham khảo các giáo án mẫu cũng như các hoạt động dạy đạt kết quả cao cấp trường, cấp huyện, cấp thành phố là một trong những cách giúp tôi có được kinh nghiệm nhanh nhất: Học hỏi được những điểm tốt và khắc phục được những tồn tại của cách hoạt động như vậy sẽ giúp tôi tiếp thu nhanh hơn, đúc rút được nhiều những kinh nghiệm hơn. 2. Biện pháp 2: Tạo môi trường học tập cho trẻ phát triển ngôn ngữ Môi trường học tập luôn là một trong những yếu tố có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của trẻ. Không chỉ vậy, môi trường còn mang yếu tố chi phối đến tư duy, học tập của trẻ. Vì vậy nếu cô tạo được môi trường cho trẻ hoạt động tốt thì sẽ kích thích trẻ phát triển ngôn ngữ tham gia vào các hoạt động và kết quả đạt rất cao. Chính vì vậy ngày từ đầu năm học tôi đã lên kế hoạch để trang trí môi trường ngôn ngữ cho trẻ để trẻ phát triển ngôn ngữ một cách tốt nhất. * Xây dựng MT bên trong lớp: Trong lớp học không thể thiếu những góc chơi của trẻ, do đó để lớp học thêm lôi cuốn trẻ tôi cần tạo nên một môi trường trong lớp học với những màu sắc hài hòa, nhã nhặn và các hình ảnh ngộ nghĩnh. Môi trường có không gian, cách sắp xếp phù hợp, gần gũi, quen thuộc với cuộc sống hàng ngày của trẻ. Tôi đã tạo môi trường chữ xung quanh trẻ ví dụ như: Tôi đã ghi tên các góc chơi, tên các đồ dùng đồ chơi trên các khay, các hộp đựng đồ dùng và các chữ này đều là phông chữ VnAvan chữ in thường, cỡ chữ thì to, rõ, trẻ dễ đọc, các góc thì được bày biện gọn gàng, khoa học, hấp dẫn cho từng góc. Đồ dùng, đồ chơi, nguyên vật liệu, học liệu có giá đựng ngăn nắp, gọn gàng để ở nơi trẻ dễ thấy, dễ lấy, dễ dùng, dễ cất. Vi dụ: Ở góc xây dựng tháng 9 chủ đề sự kiện là trường mầm non thì tôi xây dựng góc trọng tâm là “Xây Trường mầm non” để trẻ xây được công trình đẹp tôi sẽ chuẩn bị các nguyên vật liệu và sắp xếp các nguyên vật liệu đó gọn gàng và có gắn tên các đồ dùng, để trẻ rễ nhận ra. Với góc bán hàng tháng 10 chủ đề sự kiện là 20/10 thì tôi sẽ cho các con bán hàng nổi bật với sự kiện ngày 20/10 cho trẻ bán bưu thiếp, hoa, “Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ 5-6 tuổi trong trường mầm non” 8/25 có thể tạo ra sự thay đổi tích cực đối với sự tự tin của trẻ, khả năng học tập độc lập và tinh thần trách nhiệm về việc học của bản thân trẻ góp phần giúp nhà trường thực hiện tốt mục tiêu giáo dục toàn diện mầm non Xây dựng thư viện của bé với hệ thống Giá sách - Truyện thân thiện” nhằm tạo môi trường giúp trẻ tích cực, chủ động làm quen với “văn hóa đọc” làm quen với cách “đọc” sách, làm quen với các câu chuyện, bài thơ một cách trải nghiệm những sáng tạo của bản thân, được hoạt động với đồ vật, đồ chơi, tạo cơ hội để trẻ tích cực hoạt động. Thư viện được bố trí sắp xếp thuận tiện, hợp lý, đủ ánh sáng, tạo không gian mở cho trẻ dễ dàng tiếp cận các nguồn thông tin, tư liệu trong thư viện. Việc trang trí góc sách, đồ dùng đồ chơi phù hợp đặc điểm tâm sinh lý của trẻ. Tăng cường các điều kiện cho trẻ được hoạt động cá nhân và theo nhóm nhỏ. Trẻ được rèn luyện khả năng quan sát, cảm thụ, giúp trẻ yêu thích văn học phát triển năng khiếu. Hình ảnh 0 4: Phòng thư viện 3. Biện pháp 3: Phát triển ngôn ngữ thông qua các hoạt động học, qua các bài đồng dao, ca dao. * Phát triển ngôn ngữ thông qua các hoạt động học: Giáo dục ngôn ngữ cho trẻ có thể lồng ghép trong tất cả các hoạt động học và tích hợp nhiều nhiệm vụ giáo dục khác nhau. Để ngôn ngữ của trẻ được phát triển tích cực thông qua các hoạt động học. Tôi thường đưa ra các câu hỏi đàm thoại gợi ý, định hướng trẻ trả lời. * Hoạt động khám phá: Với hoạt động khám phá. Ở tháng 1 chủ đề “Động vật” Tôi lựa chọn đề tài “Sự ra đời của Gà con” tôi cho trẻ thảo luận nhóm và đưa ra các câu hỏi đàm thoại với trẻ để kích thích trẻ phát triển ngôn ngữ. Chia trẻ thành 3 nhóm cho trẻ thảo luận các bức tranh (tranh quả trứng gà, tranh gà con, tranh gà mẹ) - Mời đại diện của 3 nhóm lên trình bày. - Sau khi 3 nhóm trình bày song hỏi trẻ. - Các con có biết gà mẹ đẻ gì không? - Cho trẻ xem hình ảnh gà mẹ đẻ trứng qua máy tính. - Để thành những chú gà con thì gà mẹ làm gì? - Cho trẻ xem hình ảnh gà mẹ ấp trứng. + Gà mẹ đang làm gì đây? Gà mẹ ấp trứng để làm gì? “Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ 5-6 tuổi trong trường mầm non” 10/25 Trong giờ học tôi cho trẻ sử dụng các đồ vật như trái cây, hoa quả để giúp trẻ hiểu và tập đếm số từ 1 đến 8. Việc này sẽ giúp trẻ phát triển kỹ năng ngôn ngữ, tư duy logic và sự sáng tạo. Ngoài ra tôi cho trẻ chơi khối xếp hình, bộ lắp ráp để giúp trẻ học cách phân loại, so sánh và xếp hình. Việc này sẽ giúp trẻ phát triển kỹ năng ngôn ngữ, tư duy logic và sự sáng tạo. * Hoạt động văn học: Hoạt động làm quen với tác phẩm văn học là hoạt động nhằm phát triển ngôn ngữ nói cho trẻ, hình thành và phát triển ở trẻ kỹ năng nói mạch lạc. Ví dụ: Ở tháng 11 chủ đề “Gia đình” khi cho trẻ làm quen với câu chuyện “Ba cô gái” tôi đã xây dựng hệ thống câu hỏi đàm thoại để kích thích trẻ phát triển ngôn ngữ. + Các con vừa nghe cô kể câu chuyện gì? Trong câu truyện cô vừa kể, ba mẹ sinh được bao nhiêu cô con gái? + Khi bà mẹ bị ốm bà nhờ ai mang thư đến cho các con? Ngoài ra tôi còn sử dụng dạng câu hỏi nhận biết nâng cao để buộc trẻ phải suy nghĩ. + Vì sao cô Hai lại bị biến thành nhện? còn cô chị Cả lại bị biến thành Rùa? Hay ở tháng 1 sự kiện chủ đề “Động vật” với câu chuyện “Chú đe đen” Sau khi nghe và hiểu câu chuyện trẻ có thể được đóng vai các nhân vật trong truyện. Trẻ thể hiện giọng điệu của các nhân vật Dê đen, Dê trắng, Chó sói. Qua đó làm phong phú vốn ngôn ngữ cũng như phần ngữ âm, ngữ điệu của trẻ. * Dạy trẻ đọc thơ diễn cảm. Nhận thấy rõ được tầm quan trọng của việc phát triển ngôn ngữ thông qua việc dạy trẻ đọc thơ diễn cảm tôi luôn tìm tòi những phương pháp biện pháp tốt nhất để trẻ phát âm và diễn đạt được mạch lạc. Với lứa tuổi này tôi chọn các bài thơ có sắc thái khác nhau: êm dịu, nhẹ nhàng, vui vẻ, hóm hỉnh... nhằm giúp trẻ cảm nhận cái hay, cái đẹp trong ngôn ngữ tiếng việt và trong cuộc sống, giúp trẻ phát triển đời sống tình cảm. để trẻ cảm thụ tốt ngôn ngữ . Hình ảnh 05: Trẻ đọc thơ diễn cảm * Hoạt động làm quen chữ cái: Ở tháng 2 tôi dạy trẻ làm quen chữ cái b, d, đ Trong quá trình dạy trẻ phát âm chữ cái, tôi cho trẻ nghe và phát âm nhiều lần theo cô. Trong quá trình cho trẻ phát âm chữ cái tôi chú ý quan sát để lắng nghe trẻ phát âm và phát hiện kịp thời trẻ những trẻ đọc sai, phát âm sai thì tôi “Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ 5-6 tuổi trong trường mầm non”
File đính kèm:
skkn_mot_so_bien_phap_phat_trien_ngon_ngu_cho_tre_5_6_tuoi_t.docx