SKKN Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ 5-6 tuổi thông qua hoạt động làm quen văn học

Ngôn ngữ của trẻ phát triển tốt sẽ giúp cho trẻ nhận thức và giao tiếp tốt góp phần quan trọng vào việc hình thành và phát triển nhân cách cho trẻ,Vì trẻ em có khả năng học hỏi ghi nhớ rất tốt . Việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ trong giao tiếp sẽ giúp trẻ dễ dàng tiếp cận với các hoạt động khoa học khác như: hoạt động làm quen với môi trường xung quanh, làm quen với toán, âm nhạc, tạo hình... mà điều tôi muốn nói ở đây đặc biệt là thông qua hoạt động làm quen văn học như : trẻ đọc thơ, kể chuyên, đóng kịch tạo cho trẻ được hoạt động nhiều, giúp trẻ khả năng phát triển trí nhớ, tư duy và ngôn ngữ, khả năng cảm thụ cái hay, cái đẹp, cái tốt cái xấu của mọi vật xung quanh trẻ. Bởi vì ở lứa tuổi trẻ được ví như tờ giấy trắng, trẻ đến lớp như mở đầu trang sách cô giáo in lên những hình ảnh, những vốn từ, những nhân vật, cử chỉ khác nhau, thông qua những bài thơ, câu chuyện giúp trẻ mở mang kiến thức về xã hội, thiên nhiên, thông qua hoạt động làm quen văn học giúp trẻ phát triển ngôn ngữ đó là một nhiệm vụ quan trọng trong chương trình giáo dục toàn diện trẻ. Và tạo tiền đề cho trẻ trước khi vào lớp 1, hiện nay trẻ mầm non việc tiếp cận với tác phẩm văn học còn nghèo nàn vốn từ, một phần trẻ không biết diễn đạt sao chép mạch lạc, để giúp trẻ trong khi đọc, nghe, kể có sự chú ý và có hiệu quả tối ưu nhất.
docx 12 trang skmamnonhay 20/03/2025 720
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ 5-6 tuổi thông qua hoạt động làm quen văn học", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ 5-6 tuổi thông qua hoạt động làm quen văn học

SKKN Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ 5-6 tuổi thông qua hoạt động làm quen văn học
 Bằng các hình tượng văn học mở ra cho trẻ cuộc sống với xã hội và thiên
nhiên, các mối quan hệ qua lại của con người. Những hình tượng đó giúp trẻ
nhận thức được tính rõ ràng, chính xác của từ ngữ trong tác phẩm văn học.
Với nhiệm vụ khơi dậy ở trẻ tình yêu đối với từ ngữ nghệ thuật thông qua
cách đọc kể diễn cảm, cao hơn nữa là biết sử dụng ngôn ngữ của mình để kể 
chuyện Yêu cầu này đòi hỏi trẻ phải có vốn từ phong phú, các kỹ năng tổng
hợp, kỹ năng truyền đạt ý nghĩ của mình một cách chính xác, tập trung chú ý và
nói biểu cảm. Những kỹ năng này trẻ lĩnh hội được trong quá trình nhận thức có
hệ thống bằng con đường luyện tập thường xuyên hằng ngày.
 Học thuyết về hệ thống tín hiệu đã khẳng định: Ngôn ngữ là hệ thống tín hiệu thứ 
2, là sự hoạt động đặc biệt của vỏ bán cầu đại não. Học thuyết này đảm bảo cho 
phương pháp phát triển ngôn ngữ ở trẻ vì vậy giáo viên cần lựa chọn đúng các 
phương pháp trong việc dạy nói cho trẻ, nhấn mạnh hiệu quả của những phương 
pháp tích cực: Tích cực nhận thức và tích cực thực hành ngôn ngữ. Các nhà giải 
phẫu khẳng định: Trong 3 năm đầu là kết thúc sự trưởng thành về mặt giải phẫu 
những vùng não chỉ huy ngôn ngữ. Vì thế cần phải phát triển ngôn ngữ đúng lúc 
mới đạt kết quả tốt. Đặc điểm ngữ âm của trẻ 5-6 tuổi tăng nhanh, về ngữ pháp lời 
nói của trẻ rõ ràng mạch lạc hơn, trẻ biết sử dụng câu dài hơn, có khả năng kể lại 
chuyện, kể theo tranh và theo trình tự trước sau tuy nhiên trẻ dùng từ còn thiếu sự 
chính xác.Từ những cơ sở lý luận trên là giáo viên dạy trẻ Mẫu giáo 5-6 tuổi, tôi đã 
nhận thức được rõ tầm quan trọng của việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ 5-6 tuổi. 
Chính vì vậy tôi đã đi sâu nghiên cưú đề tài: “Một số biện pháp phát triển ngôn 
ngữ cho trẻ 5-6 tuổi thông qua hoạt động làm quen văn học ” nhằm đáp ứng nhu 
cầu nhận thức của trẻ mầm non hiện nay.
 2. Cơ sở thực tiễn .
Hiện tại trường mầm non Đông Quang việc giáo dục cho trẻ làm quen văn học 
được thông qua nhiều nội dung, hình thức như: kể chuyện, đóng kịch, đọc thơ 
tạo môi trường tốt nhất cho trẻ phát triển ngôn ngữ của mình. Do vậy cho trẻ “làm 
quen văn học” là một trong những nội dung quan trọng trong trường mầm non 
Đông Quang, là nhiệm vụ trọng tâm của người giáo viên mầm non. Với trẻ 5-6 
tuổi, lĩnh vực phát triển ngôn ngữ giúp trẻ nói rõ dàng mạch lạc được đánh giá theo 
5 lĩnh vực phát triển.
 Hiểu được tầm quan trọng của việc trẻ nói dõ dàng mạch lạc cho trẻ mầm non 
5-6 tuổi, từ đó để có phương pháp và kế hoạch cho bản thân để dạy trẻ. Chính vì - Phòng giáo dục - đào tạo cũng đã có kế hoạch từng năm học với những biện 
pháp cụ thể để giúp giáo viên đưa ra kế hoạch cho năm học.
 Được sự quan tâm cuả ban giám hiệu nhà trường và tổ chuyên môn tôi được 
đi bồi dưỡng ,tiếp thu, học hỏi trường bạn với nhưng đổi mới trong chương 
trình giáo dục mầm non.
- Tôi được ban giám hiệu nhà trường tạo mọi điều kiện giúp đỡ tôi xây dựng môi 
trường văn học phong phú và có nội dung đa dạng về hình thức, hài hoà về thẩm 
mỹ, phù hợp với khả năng nhận thức và đặc điểm tâm sinh lý của trẻ.
- Với những giải pháp mới sẽ khắc phục các giải pháp cũ. Cô giáo linh hoạt hơn 
trong việc tổ chức các hoạt động giáo dục .
- Phụ huynh tương tác tốt với cô giáo bài của con qua nhóm zalo của lớp trong hai 
đợt nghỉ phòng chống dịch bệnh CoviD19,trẻ được phát triển vốn từ mọi lúc mọi 
nơi, giáo viên nắm bắt được đặc điểm tâm sinh lý của trẻ tổ chức các hoạt động 
giáo dục phù hợp với độ tuổi và khả năng của của trẻ.
- Bản thân luôn yêu nghề mến trẻ, ham học hỏi nâng cao năng lực chuyên môn, 
thường xuyên quan sát, học hỏi đồng nghiệp qua các giờ làm quen với tác phẩm 
văn học và tự tìm hiểu qua các loại sách báo.
2. Khó khăn: 
- Trẻ trong lớp cùng độ tuổi nhưng ngôn ngữ phát triển không đồng đều, một số trẻ 
còn trậm phát triển ,nói ngọng, diễn đạt chưa rõ ràng, mạch lạc nên khó khăn trong 
việc lựa chọn phương pháp phù hợp để phát triển ngôn ngữ cho trẻ.
- Do tình hình dịch bệnh covit 19 lên trẻ nghỉ tết dài ngày ,nghỉ hè sớm len việc 
học của các con thông qua nhóm zalo.lên hiệu quả bài dạy chua cao
- Tài liệu tham khảo và hướng dẫn tổ chức các hoạt động phát triển ngôn ngữ cho 
trẻ còn chưa phong phú.
- Đồ dùng đồ chơi phục vụ tiết dạy còn nghèo nàn, thiếu những hình ảnh đẹp, sinh 
động để trẻ quan sát, chủ yếu đồ dùng của trẻ là do giáo viên tự làm dẫn đến tính 
thẫm mỹ chưa cao.
 - Việc tổ chức các hoạt động đôi khi còn thụ động, chưa khoa học.Trong quá trình 
thực hiện, tổ chức hoạt động giáo dục làm quen văn học cho trẻ tại lớp còn rất 
nhiều hạn chế, chất lượng chưa cao.
- Các bậc phụ huynh còn chưa thực sự quan tâm đến việc học của con em mình.
* Bảng khảo sát trước khi thực hiện biện pháp: Trong phòng nhóm có các đồ dùng, đồ chơi, nguyên vật liệu đa dạng, phong phú, 
có các tranh, hình ảnh các nhân vật ngộ nghĩnh, hấp dẫn trẻ, tạo môi trường ngôn 
ngữ để trẻ tương tác và phát triển các kỹ năng trong lớp học tôi trang trí, sắp xếp 
phòng, lớp các góc chơi đảm bảo thẩm mĩ, thân thiện, an toàn, phù hợp với nội 
dung giáo dục đó để lớp học thêm lôi cuốn trẻ các cô giáo cần tạo nên một môi 
trường lớp học với những màu sắc sinh động, những nhân vật ngộ nghĩnh Môi 
trường có không gian, cách sắp xếp phù hợp, gần gũi, quen thuộc với cuộc sống 
thực hàng ngày của trẻ; phản ánh kinh nghiệm, văn hóa của địa phương, luôn thay 
đổi để tạo ra sự hấp dẫn mới lạ đối với trẻ.
* Môi trường bên ngoài lớp học:
Môi trường ngoài lớp học là yếu tố góp phần tích cực trang các hoạt động nâng cao 
chất lượng chăm sóc giáo dục toàn diện trẻ. Trường đã tập trung xây dựng môi 
trường giáo dục ngoài lớp học an toàn, đẹp, hấp dẫn trẻ. Nhà trường bố trí các khu 
vực cho trẻ hoạt động vui chơi, sinh hoạt, học tập ngoài trời một cách khoa học và 
phù hợp, bố trí diện tích sân tập thể dục cho trẻ toàn trường, sân vận động nhằm 
phát triển thể chất cho trẻ gồm: chơi bật vòng, lăn bóng, bò qua ghế và một số 
trò chơi khác. Khu vực chơi với đồ chơi ngoài trời (cầu trượt, đu quay, đu bay, bập 
bênh, nhà bóng); khu vực chơi “giao thông”; khu vực chơi với đất, cát, nước, đá, 
sỏi; khu vực trẻ trồng rau, trồng cây và chăm sóc cây cối, con vật nuôi; khu chơi 
với các nhân vật cổ tích, hay còn gọi là “vườn cổ tích”; khu “sân khấu ngoài trời”, 
khu trồng cỏ, trồng hoa, trồng cây cảnh, cây ăn quả, cây bóng mát trên sân trường; 
khu tạo sân cỏ hệ thống đường đi lối lại trên sân; độ cao của hệ thống tường bao, 
độ rộng của cổng và biển trường; khu đặt bảng tuyên truyền. Cô đặt ra các câu hỏi, 
khuyến khích trẻ trả lời, cô định hướng, nhắc nhở, giúp đỡ khi trẻ không tự trả lời 
được. Cô cho nhiều trẻ được trả lời và sau mỗi câu trả lời cho nhiều trẻ nhắc lại. 
Như vậy vốn từ của trẻ sẽ được phát triển. Tôi cũng đã chú trọng vào việc xây 
dựng môi trường thiên nhiên ngoài lớp học để trẻ trải nghiệm, hoạt động chăm sóc 
vườn rau, cây cỏ.
2. Biện pháp 2: Làm đồ dùng, đồ chơi.
Với kinh nghiện của bản thân và thực tế của những năm gần đây, có nhiều bài thơ, 
câu chuyện không có trong quyển tranh thơ, chuyện vì vậy giáo viên phải nghĩ ra 
cách làm thế nào để có những bức tranh sinh động và đảm bảo nội dung. Vì vậy 
mà cách để làm đồ dùng, đồ chơi rất quan trọng. cho trẻ về nhóm thảo luận sau đó các nhóm sẽ lên kể lại câu chuyện mà nhóm 
mình vừa sáng tạo ra dưới các hình thức như: Đóng kịch, kể chuyện theo 
tranh...cho trẻ đặt tên câu chuyện
* Kể chuyện cho trẻ nghe ở mọi lúc, mọi nơi.
Tôi cho trẻ làm quen với câu chuyện qua các hoạt động, mọi lúc, mọi nơi tôi kể 
cho trẻ nghe chuyện bằng những quyển truyện tranh với những hình ảnh các nhân 
vật rõ ràng, sống động, đẹp mắt, nội dung câu chuyện rõ ràng, ngắn gọn. Ngoài ra, 
tôi còn cho trẻ xem video kể truyện trước giờ đón, trả trẻ với mục đích giúp trẻ ghi 
nhớ nội dung truyện, nhớ nhân vật truyện và lời thoại của các nhân vật trong 
truyện. Sưu tầm các tranh có hình ảnh đẹp, con vật ngộ nghĩnh cho trẻ quan sát và 
trả lời câu hỏi gợi mở của cô, sau đó gợi ý để kể lại câu chuyện theo bức tranh 
cô đã chuẩn bị. Đây cũng là một hình thức để phát triển ngôn ngữ cho trẻ.
Biện pháp 4: Chú ý rèn nề nếp, rèn kỹ năng và kích thích sự sáng tạo của trẻ:
 Dạy trẻ kể lại truyện, tập đóng kịch là một nội dung của chương trình làm quen 
văn học ở trường mầm non. Đây là hoạt động cơ bản giúp trẻ rèn luyện, thực hành, 
trải nghiệm nghệ thuật nó có ý nghĩa to lớn trong việc phát triển nhân cách, chuẩn 
bị cho trẻ bước vào trường phổ thông trong mọi lĩnh vực nhất là ngôn ngữ.
Để giúp trẻ kể lại và nhớ nội dung truyện một cách tốt nhất, ngoài việc đọc kể cho 
trẻ nghe, tôi còn ứng dụng thêm công nghệ thông tin vào trong giảng dạy để mang 
lại kết quả tốt nhất.
VD: Câu chuyện “Cáo, Thỏ và Gà trống” tôi đã xây dựng đoạn phim hoạt hình về 
nội dung câu chuyện ngoài ra tôi còn làm đoạn phim về các con vật kết hợp với 
nhạc đệm rất hứng thú làm cho trẻ nhớ lời thoại của các nhân vật trong truyện.
Mục đích của tôi khi sử dụng công nghệ thông tin vào trong giảng dạy là để trẻ 
được trực tiếp xem các hành động, cử chỉ của các nhân vật và qua đấy trẻ được 
tiếp xúc với giọng kể hay với ngôn từ phong phú và đúng với tính cách nhân vật. 
Qua cách làm quen như vậy, trẻ biết nhận xét, đánh giá về đặc điểm tính cách của 
các nhân vật thông qua ngôn ngữ nói của mình.
Ngoài việc sử dụng các hình ảnh sống động trên máy vi tính tôi còn tận dụng chức 
năng ghi âm của chiếc máy điện thoại để ghi lại giọng kể của trẻ khi trẻ kể chuyện. 
Sau đó tôi dùng dây kết nối giữa điện thoại với loa thùng để bật lại cho trẻ nghe. 
Ngoài việc ghi âm giọng kể của trẻ bằng điện thoại tôi còn tận dụng chức năng 
quay phim để quay lại những vở kịch mà các cháu đã đóng. Qua việc sử dụng 
chiếc điện thoại để quay phim và ghi âm giọng kể của trẻ tôi thấy được hiệu quả rõ 
ràng trẻ hào hứng tham gia được tập kể chuyện và đóng kịch hơn, trẻ biết chau đó việc sử dụng rối tay với trẻ trở nên dễ dàng hơn, dần dần, tôi yêu cầu trẻ sử 
dụng rối tay vào từng câu chuyện.
 Nhờ việc sử dụng rối tay,rối que trong tiết học mà số trẻ có khả năng cảm thụ văn 
học đạt cao, đa số trẻ nhớ nội dung truyện, lời thoại của các nhân vật và qua đó, trẻ 
biết dùng ngôn ngữ của mình để nhận xét đánh giá tính cách của nhân vật trong 
truyện như: Ai là người xấu, ai là người tốt.
* Trò chơi đóng kịch
 Là hoạt động giúp trẻ phát triển trí nhớ và giáo dục trẻ tinh thần tập thể. Khi 
đóng kịch, trẻ dễ dàng nắm được nội dung, ý nghĩa tác phẩm, nắm được tính liên 
tục của câu chuyện, điều này góp phần đẩy mạnh phát triển tư duy, cảm thụ các tác 
phẩm văn học một cách sâu sắc ở trẻ. Muốn trẻ nhớ được ngôn ngữ, lời thoại của 
các nhân vật trong truyện để đóng kịch thì trước hết cho trẻ nhớ lời thoại của nhân 
vật sau đó cho trẻ đóng vai theo tổ hoặc nhóm.
 Tôi cho trẻ đọc lời thoại trích dẫn của các nhân vật trong truyện
 Thông qua việc tổ chức cho trẻ tập đóng kịch tôi thấy khả năng thể hiện ngôn ngữ 
của trẻ trong giao tiếp tiến bộ rất nhiều trẻ tự nhiên, thoải mái hơn trong giao tiếp 
bởi trong quá trình trẻ đóng kịch trẻ được trực tiếp giao lưu , đối thoại trực tiếp 
với bạn diễn từ đó ngôn ngữ của trẻ phát triển một cách linh hoạt và khéo néo.
 PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ.
I.KẾT LUẬN.
 Để dạy trẻ 5-6 tuổi phát triển ngôn ngữ được kết quả như trên trong quá trình 
thực hiện tôi đã rút ra được một số kinh nghiệm cho bản thân: Tôi thấy mình đã 
nâng cao được phong cách , nghệ thuật lên lớp, có sáng tạo trong quá trình dạy, 
giọng kể, đọc thơ diễn cảm, thu hút trẻ hứng thú tham gia vào tiết học. Linh hoạt 
hơn trong việc dạy trẻ phát triển ngôn ngữ mọi lúc mọi nơi.
Tôi đã tận dụng các nguyên vật liệu sẵn có để tạo ra nhiều đồ dùng phong phú, đa 
dạng, sử dụng có hiệu quả trong việc dạy làm quen với văn học. sưu tầm được 
nhiều truyện tranh, học thuộc nhiều truyện ngoài chương trình
1.Về phía giáo viên .
- Được chia sẻ với đồng nghiệp những kinh nghiệm kiến thức, giúp đồng nghiệp 
cùng nhau phát triển đi lên để sáng kiến không chỉ áp dụng thành công tại lớp tôi, 
mà còn thành công trên các lớp khác.
- Giáo viên phải thực sự tâm huyết với nghề, có lòng yêu nghề, mến trẻ say sưa học 
hỏi, tìm tòi, nghiên cứu tài liệu để nắm chắc các phương pháp dạy trẻ cho từng lĩnh 
vực đặc biệt là lĩnh vực phát triển ngôn ngữ.

File đính kèm:

  • docxskkn_mot_so_bien_phap_phat_trien_ngon_ngu_cho_tre_5_6_tuoi_t.docx