SKKN Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ 5-6 tuổi thông qua hoạt động làm quen chữ viết
Để tạo một môi trường tổ chức hoạt động làm quen chữ viết phù hợp với đặc điểm hoạt động và tâm sinh lý trẻ, để trẻ được sống và lớn lên một cách vui tươi, lành mạnh, đảm bảo cho tất cả mọi đứa trẻ đều có những tiết học thật tự nhiên, tích cực, tự tin và thoải mái, tìm được phong cách, tốc độ học riêng của mình, tham gia tích cực, chủ động, sáng tạo vào quá trình phát triển, thay vì thụ động chờ sự giúp đỡ của người lớn. Đảm bảo mỗi trẻ đều có cơ hội phát triển hết những tiềm năng sẵn có để hình thành những kỹ năng, kinh nghiệm sống cần thiết theo phương châm: “Mỗi ngày đến trường là một ngày vui”, trẻ được “ Chơi để lớn, chơi để khôn, chơi để sống chan hoà và chia sẻ”, “Giáo dục không chỉ chuẩn bị cho cuộc sống mà giáo dục phải chính là cuộc sống của trẻ. Chính vì thế tôi chọn đề tài “Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ 5-6 tuổi thông qua hoạt động làm quen chữ viết.”
Tôi thực hiện đề tài này với mục đích nghiên cứu nhằm phát triển ngôn ngữ cho trẻ thông qua hoạt động làm quen chữ viết. Đề tài này được áp dụng trên đối tượng là trẻ mẫu giáo lớn 5-6 tuổi từ tháng 9 năm 2019 đến nay. Trong quá trình nghiên cứu tôi đã thực hiện đan xen kết hợp các phương pháp: quan sát sư phạm, điều tra, phỏng vấn, trực quan hóa và thực hành trải nghiệm.
Tôi thực hiện đề tài này với mục đích nghiên cứu nhằm phát triển ngôn ngữ cho trẻ thông qua hoạt động làm quen chữ viết. Đề tài này được áp dụng trên đối tượng là trẻ mẫu giáo lớn 5-6 tuổi từ tháng 9 năm 2019 đến nay. Trong quá trình nghiên cứu tôi đã thực hiện đan xen kết hợp các phương pháp: quan sát sư phạm, điều tra, phỏng vấn, trực quan hóa và thực hành trải nghiệm.
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ 5-6 tuổi thông qua hoạt động làm quen chữ viết", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ 5-6 tuổi thông qua hoạt động làm quen chữ viết
ĐẶT VẤN ĐỀ Từ trước đến nay lĩnh vực phát triển ngôn ngữ luôn là một trong những nội dung trọng tâm của giáo dục mầm non. Nó có vai trò quyết định đối với sự phát triển của trẻ. Đó là phương tiện để trẻ phát triển một cách toàn diện về “Đức, trí, thể, mĩ”. Ngoài ra ngôn ngữ còn là phương tiện giúp trẻ giao lưu cảm xúc với những người xung quanh hình thành những cảm xúc tích cực, là công cụ để trẻ hoà nhập với cộng đồng và trở thành một thành viên của cộng đồng. Trẻ em 5 - 6 tuổi là lứa tuổi tiền học đường để vào lớp một, các con cần được giáo dục phát triển toàn diện về các mặt, các lĩnh vực. Trong đó hoạt động làm quen chữ viết là một trong những hoạt động đóng vai trò quan trọng, là cơ hội tốt để giúp trẻ phát triển vốn từ, phát triển ngôn ngữ, khả năng phát âm - đọc chuẩn chữ, tiếng mẹ đẻ, để phát triển các giác quan, phát triển đầy đủ 4 kĩ năng nghe, nói, đọc, viết cho trẻ, đây cũng chính là một trong những lĩnh vực chuyên biệt cần phải chuẩn bị cho trẻ trước khi vào lớp một. Qua đó giáo dục tình cảm, phát triển tư duy và mở rộng vốn hiểu biết, góp phần vào việc phát triển toàn diện nhân cách của trẻ, tạo tiền đề cho việc học tập, lĩnh hội kiến thức, chuẩn bị cho trẻ một hành trang “Tiếng Việt” vững chắc để trẻ bước vào lớp một và góp phần nâng cao chất lượng giáo dục cho trẻ sau này. Nhưng trên thực tế, việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ đặc biệt là trẻ lớp tôi còn gặp nhiều khó khăn. Trẻ còn nói ngọng, nói lắp, nói chống không, nói không đủ câu, nói nhỏ, trình bày ý tưởng qua lời nói còn chưa tự tin. Giáo viên chưa thực sự nghiên cứu sâu để hiểu rõ Chương trình GDMN, mục tiêu, kết quả mong đợi của từng độ tuổi, để lựa chọn nội dung, hoạt động và đổi mới hình thức tổ chức hoạt động theo hướng trải nghiệm, học mà chơi. Giáo viên thường chú trọng đặt mục tiêu phát triển ngôn ngữ chủ yếu qua hoạt động làm quen văn học, làm quen chữ viết, chưa nhận thức được tầm quan trọng của việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ trong cuộc sống hàng ngày, ở mọi hoạt động khác. Phương pháp, hình thức tổ chức hoạt động làm quen chữ viết chưa phát huy năng lực tư duy, chưa hình thành và phát triển kỹ năng nhận biết, chủ động giao tiếp phát triển ngôn ngữ, chưa tạo cơ hội cho trẻ được bộc lộ kinh nghiệm, khả năng nhận biết chữ cái, các kỹ năng quan sát, so sánh, nhận dạng đặc điểm chữ cái. Giáo viên chủ yếu sử dụng phương pháp truyền thống, hình thức tổ chức đại trà phần lớn thời gian trẻ ngồi học hình chữ U tập trung vào giáo viên, giáo viên còn nói nhiều và luôn là người giới thiệu chữ, cấu tạo chữ, phát âm mẫu, trẻ thụ động nhận biết, phát âm theo cô trẻ chưa thực sự được hoạt động trải nghiệm với học liệu, đồ dùng một cách hiệu quả. Từ những lý do trên tôi đã tự đặt ra cho mình mục tiêu phấn đấu cho năm học này là làm sao? Làm như thế 1/20 GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ I.CƠ SỞ LÝ LUẬN Để giúp trẻ phát triển ngôn ngữ thì trước hết chúng ta cần tìm hiểu “ngôn ngữ” là gì? “ hoạt động làm quen chữ viết” là hoạt động gì? Ngôn ngữ là một hiện tượng xã hội đặc biệt vì nó ra đời và tồn tại cùng với sự hình thành và phát triển của xã hội loài người, ngôn ngữ dùng để phục vụ mọi thành viên trong xã hội từ việc học tập, lao động đến việc vui chơi giải trí. Có thể nói rằng trong bất kỳ lĩnh vực hoạt động nào của con người cũng cần đến ngôn ngữ. Nhà giáo dục K.D. Usinxki cũng đã nói về vai trò của ngôn ngữ đối với sự phát triển tâm lý của trẻ em, ông cho rằng “ Tiếng mẹ đẻ là cơ sở của mọi sự phát triển, là vốn quý của mọi tri thức”. Nắm được ngôn ngữ ở mọi phương diện như từ vựng, ngữ âm, ngữ pháp, hiểu được nghĩa của từ và sử dụng chúng thành thạo trong hoạt động ngôn ngữ nói, nghe, đọc, viết...là điều rất quan trọng. Một mặt, đó là điều kiện thiết yếu để trẻ tham gia tích cực vào hoạt động, sinh hoạt hàng ngày, qua đó giúp trẻ hình thành, phát triển tâm lý cho bản thân. Mặt khác, nắm được ngôn ngữ tức là trẻ nắm được chìa khoá của học vấn, của sự phát triển trí tuệ. Đúng như E.I. Tikheeva – nhà giáo dục học người Nga, đã dành nhiều năm nghiên cứu và thực hành việc giáo dục ngôn ngữ ở trường mẫu giáo khẳng định “Ngôn ngữ là công cụ để tư duy là chìa khoá để nhận thức, là vũ khí để chiếm lĩnh kho tàng kiến thức của dân tộc, của nhân loại”. Vì vậy việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ là một nhiệm vụ quan trọng trong công tác giáo dục toàn diện cho trẻ. Hoạt động làm quen chữ viết chính là một trong các hoạt động chủ đạo để nhà giáo dục giúp trẻ phát triển ngôn ngữ. Đây cũng là một hoạt động đặc biệt mà chỉ có ở trẻ 5-6 tuổi mới được đưa vào hoạt động chung còn ở các lứa tuổi khác trong trường mầm non chỉ lồng ghép vào các hoạt động khác. Hoạt động làm quen chữ viết bao gồm: Làm quen chữ cái, tập tô, trò chơi chữ cái. II. Cơ sở thực tiễn. Năm học 2019 – 2020, theo sự phân công của nhà trường, tôi thực hiện công tác chăm sóc, giáo dục trẻ tại lớp A3 độ tuổi mẫu giáo lớn (5 – 6 tuổi). Qua một thời gian tiếp nhận, làm quen và thực hiện một số hoạt động tôi thấy hầu hết các cháu ngoan, nhanh nhẹn, yêu quý cô giáo. Tuy nhiên, tôi cũng nhận thấy một số đặc điểm như: 1. Thuận lợi: Được sự quan tâm của BGH nhà trường, các cấp lãnh đạo tạo điều kiện về: 3/20 Ngay từ đầu năm học, sau khi nề nếp của trẻ đã ổn định, tôi đã tiến hành khảo sát chất lượng 40 trẻ trong lớp với các tiêu chí sau. Bảng 1: Tổng hợp số liệu điều tra, khảo sát học sinh lớp A3 trước khi thực hiện đề tài: Tháng 9/ 2019 Tiêu Nội dung tiêu chí Trung Khá Tốt chí bình Slg % Slg % Slg % 1 Trẻ nhận biết và phân biệt được 29 chữ cái. 22 55 10 25 8 20 2 Trẻ phát âm chuẩn, chính xác các chữ cái. 22 55 13 32,5 5 12,5 3 Trẻ nhận biết chữ trong từ và có kỹ năng sao chép chữ, từ. 23 57,5 11 27,5 6 15 4 Trẻ có kỹ năng sử dụng các bài tập, bộ đồ dùng học chữ viết. 20 50 13 32,5 7 17,5 5 Trẻ tự tin, hứng thú, chủ động, tích cực tham gia vào hoạt động 12 30 13 32,5 5 12,5 làm quen chữ viết. Biểu đồ: Tổng hợp số liệu điều tra, khảo sát học sinh lớp A3 trước khi thực hiện đề tài: Tháng 9/ 2019 * Đánh giá kết quả khảo sát. Dựa trên những số liệu khảo sát tôi thấy được những hạn chế của trẻ trong việc phát triển ngôn ngữ, làm quen chữ viết cần được tác động và hướng dẫn kịp thời của giáo viên. Trẻ 5 - 6 tuổi khả năng nhận biết và phân biệt được 29 chữ cái là rất quan trọng nhưng trẻ chỉ chiếm: (25%) ở mức độ khá, (20 %) ở mức độ tốt, vẫn còn tới hơn nửa lớp (55%) ở mức độ trung bình. Trẻ phát âm chuẩn, chính xác các chữ cái là rất cần thiết nhưng: chỉ có (32,5,5%) trẻ ở mức độ khá, tốt vẫn còn (55%) ở mức độ trung bình. Trẻ nhận biết chữ trong từ và có kỹ năng sao chép chữ, từ còn thấp: (57,5%) ở mức độ trung bình, còn lại (27,5%) đạt ở mức độ khá và tốt. Việc trẻ có kỹ năng sử dụng các bài tập, bộ đồ dùng học chữ viết đúng mục đích cũng rất quan trọng nhưng trẻ cũng chỉ đạt được: (32,5%) ở mức độ khá, còn tới (50%) ở mức độ trung bình. Mặc dù ở độ tuổi 5- 6 tuổi trẻ tự tin, hứng thú, chủ động, tích cực tham gia tham gia hoạt động chữ cái chiếm tỉ lệ thấp: mức độ trung bình chiếm (47,5%) mức độ khá chiếm (40%) chỉ có (12,5%) đạt mức độ tốt. 5/20 Mảng thứ hai: Việc trẻ được cùng nhau in đồ, tô vẽ, trang trí chữ là rất thích thú, vì trẻ được làm theo ý thích của trẻ. Cho nên ở đây tôi tận dụng những quyển lịch và những mẫu chữ cái rỗng bằng nhựa, các nét chữ cái rời được cắt từ formec cùng với những chiếc bút chì, bút dạ, bút màu sáp trẻ có thể in đồ, tô, vẽ, tạo chữ, trang trí cho chữ thật ngộ nghĩnh Hình ảnh: In, tô, đồ trang trí chữ cái đáng yêu, đầy màu sắc theo cách của mình. Mảng thứ ba: Tôi thiết kế bài tập chữ cái “Bé tìm chữ gì?” với những thẻ chữ cái rời và các thẻ từ có dập lỗ ở hai đầu để dùng dây nối các thẻ từ lại với nhau, mục đích là trẻ ôn lại các chữ cái đã học, những chữ trẻ đã biết, trẻ chọn thẻ chữ gài vào ô gài và tìm những thẻ từ có chứa chữ cái đó gạch chân, dùng dây nối các thẻ từ chứa chữ cái đó lại với nhau. Hình ảnh: Mảng “Bé tìm chữ” Mảng thứ tư: Tôi thiết kế bài tập “Tìm chữ trong từ” ở đây tôi cũng tận dụng từ những tờ lịch cũ quyên góp được từ phụ huynh học sinh và viết vào mặt sau tờ lịch là những bài thơ, câu truyện, bài ca dao, đồng dao để trẻ tìm và gạch chân những chữ cái đã học, hoặc những chữ cái vừa học xong cô yêu cầu trẻ tìm. Bài tập này giúp trẻ ôn luyện tìm và nhận biết chữ Hình ảnh: Mảng “ Tìm chữ trong từ” trong từ một cách nhanh nhạy, chính xác. Mảng thứ năm: Là hệ thống bài tập thực hành trên giấy. Tôi đã tham khảo và nghiên cứu trên mạng thấy các bài tập tư duy, quan sát nhận biết, tô theo nét chấm mờ, tìm và gạch chân, tô màu chữ rỗng, nối các nét lại với nhau để tạo thành chữ cái, đếm xem có bao nhiêu chữ cái trong bài thơ, câu chuyện, bài ca dao, đồng dao Hình ảnh: Mảng “Bài tập ngôn ngữ” 7/20 sinh để sách vừa tầm với của trẻ, trẻ rất vui vẻ phấn khởi cầm sách, báo đến quyên góp và khoe với các bạn, giới thiệu cho các bạn những quyển sách hay, trẻ cùng nhau “Đọc” và trẻ được làm quen với việc lật mở sách, đọc sách từ trái sang phải từ trên xuống dưới. Đối với các góc khác tôi cũng khéo léo lồng ghép hoạt động làm quen chữ viết. Kết quả: Nhờ môi trường xung quanh trẻ nổi bật về chữ viết mà trẻ lớp tôi có hứng thú hơn với các hoạt động làm quen chữ viết. Trẻ cũng tích cực chủ động hơn và khả năng ghi nhớ của trẻ với chữ cái cũng được nâng cao. Biện pháp 2: Đổi mới hình thức tổ chức tiết học làm quen chữ viết. Như những năm học trước khi tổ chức hoạt động cho trẻ làm quen với chữ viết thì thường các tiết dạy được tổ chức với hình thức, phương pháp truyền thống gây ra cho trẻ sự nhàm chán, không hứng thú vào tiết học, có trẻ còn thuộc cả tiến trình bài học tiếp theo sẽ là gì, trẻ thờ ơ và không tập trung lên cô, không thích cực hoạt động. Việc giảng dạy như vậy hiệu quả sẽ không cao vì giáo viên luôn là người giới thiệu chữ, cấu tạo chữ, phát âm mẫu, trẻ thụ động nhận biết và phát âm theo cô, chứ trẻ không được bộc lộ kinh nghiệm, khả năng nhận biết chữ cái và các kỹ năng quan sát so sánh, nhận dạng đặc điểm chữ cái của trẻ cũng không được cô khơi gợi đánh thức trong tri thức của trẻ. Với những hạn chế đó tôi nhận thấy mình cần thay đổi ngay trong việc tổ chức hoạt động làm quen chữ viết cho trẻ, mạnh dạn thay đổi tiến trình các bước cho trẻ làm quen chữ viết như sau: * Khảo sát kinh nghiệm sự hiểu biết của trẻ về chữ cái sắp học. Với xu thế thời đại công nghệ thông tin, truyền thông, thông tin đại chúng bùng nổ phát triển nhanh và mạnh như hiện nay thì việc tiếp cận về các kiến thức xã hội nói chung cũng như việc tiếp cận ngôn ngữ và làm quen chữ viết của trẻ nói riêng cũng được tiếp cận, mở rộng một cách dễ dàng. Có khá nhiều trẻ đã có những kinh nghiệm, hiểu biết về chữ viết, có thể do trẻ được làm quen trên ti vi, điện thoại thông minh, Ipat, kênh Youtube, qua bố mẹ, ông bà, anh chị, các bạn...Khác với năm học trước, năm nay trước khi vào bài học tôi thường khảo sát kinh nghiệm, sự hiểu biết của trẻ để có những biện pháp, hình thức, phương pháp giảng dạy phù hợp với trẻ. Tôi khảo sát trẻ theo một số hình thức: Hình thức 1: Tôi mô tả các nét chữ cho trẻ dự đoán xem đó là chữ gì?, trẻ đi lấy thẻ chữ trong môi trường lớp về dán vào bảng theo dự đoán suy nghĩ, hiểu biết của mình, sau đó cô và trẻ cùng tìm hiểu về chữ cái Hình thức 2: Tôi đưa thẻ chữ cái ra và hỏi trẻ biết những gì về chữ cái này? Trong lớp có bạn nào đã biết chữ “b”? Ai có thể miêu tả đặc điểm của chữ 9/20
File đính kèm:
- skkn_mot_so_bien_phap_phat_trien_ngon_ngu_cho_tre_5_6_tuoi_t.doc