SKKN Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ 5-6 tuổi thông qua dạy trẻ kể chuyện sáng tạo
Sự phát triển ngôn ngữ xuất phát từ mục đích giao tiếp, nhận thức. Sự phát triển ngôn ngữ của trẻ là một quá trình từ thấp đến cao với các giai đoạn mang những đặc trưng khác nhau tuỳ thuộc vào độ tuổi của trẻ, ở mỗi giai đoạn có sự kế thừa và phát triển những thành tựu của giai đoạn trước. Trẻ lứa tuổi mầm non đang trong quá trình phát triển về vốn từ. Vốn từ của trẻ phong phú thì mới có thể diễn đạt về các sự vật, hiện tượng xung quanh mình một cách phong phú, trẻ nói được nhiều loại mẫu câu hơn, dẫn đến trẻ phát triển lời nói được mạch lạc. Dạy trẻ lời nói là rèn khả năng tư duy ngôn ngữ và sử dụng lời nói để giao tiếp.
Sự phát triển ngôn ngữ của trẻ ở trường mầm non phụ thuộc vào các thành tựu tâm lý học, giáo dục học trẻ em, … các kết quả nghiên cứu về đặc điểm tìm ra các phương pháp, biện pháp phù hợp với từng độ tuổi để dạy trẻ học nói một cách có hiệu quả. Trẻ 5- 6 tuổi đang ở giai đoạn tiếp tục hoàn hiện cấu trúc cơ quan phát âm và khả năng vận động của các bộ phận cơ quan phát âm. Ở giai đoạn này, sự phát triển ngôn ngữ mạch lạc chịu ảnh hưởng lớn của việc tích cực hoá vốn từ, ngôn ngữ của trẻ đã trở nên được mở rộng hơn, có trật tự hơn, mặc dù cấu trúc còn chưa hoàn thiện, khả năng nói trình bày ý nghĩa, hiểu ngôn ngữ hoàn cảnh của trẻ cũng đã bắt đầu phát triển. Trẻ từ 5 tuổi trở đi, trẻ đã phát triển và thành thục với ngôn ngữ hơn, các lỗi câu đã giảm và trẻ bắt đầu tham gia sử dụng ngôn ngữ như là một phương tiện để tham gia vào cuộc sống xã hôi và giao tiếp với người khác, thể hiện nhu cầu của trẻ và thuật lại những trải nghiệm của chúng.
Sự phát triển ngôn ngữ của trẻ ở trường mầm non phụ thuộc vào các thành tựu tâm lý học, giáo dục học trẻ em, … các kết quả nghiên cứu về đặc điểm tìm ra các phương pháp, biện pháp phù hợp với từng độ tuổi để dạy trẻ học nói một cách có hiệu quả. Trẻ 5- 6 tuổi đang ở giai đoạn tiếp tục hoàn hiện cấu trúc cơ quan phát âm và khả năng vận động của các bộ phận cơ quan phát âm. Ở giai đoạn này, sự phát triển ngôn ngữ mạch lạc chịu ảnh hưởng lớn của việc tích cực hoá vốn từ, ngôn ngữ của trẻ đã trở nên được mở rộng hơn, có trật tự hơn, mặc dù cấu trúc còn chưa hoàn thiện, khả năng nói trình bày ý nghĩa, hiểu ngôn ngữ hoàn cảnh của trẻ cũng đã bắt đầu phát triển. Trẻ từ 5 tuổi trở đi, trẻ đã phát triển và thành thục với ngôn ngữ hơn, các lỗi câu đã giảm và trẻ bắt đầu tham gia sử dụng ngôn ngữ như là một phương tiện để tham gia vào cuộc sống xã hôi và giao tiếp với người khác, thể hiện nhu cầu của trẻ và thuật lại những trải nghiệm của chúng.
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ 5-6 tuổi thông qua dạy trẻ kể chuyện sáng tạo", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ 5-6 tuổi thông qua dạy trẻ kể chuyện sáng tạo
Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ 5- 6 tuổi thông qua dạy trẻ kể truyện sáng tạo. PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ Ngôn ngữ là cái “vỏ” của “tư duy”. Ngôn ngữ là công cụ giao tiếp trọng yếu của con người, là công cụ phát triển tư duy, nhận thức của con người. Nhờ có ngôn ngữ mà con người có thể hiểu được nhau, cùng nhau hành động vì mục đích chung: lao động, đấu tranh, xây dựng và phát triển xã hội. Ngôn ngữ rất quan trọng với con người và đặc biệt là với trẻ em. Ngôn ngữ làm cho đứa trẻ trở thành một thành viên của xã hội loài người. Ngôn ngữ là công cụ hữu hiệu để trẻ có thể bày tỏ nguyện vọng của mình từ khi rất nhỏ, để người lớn có thể chăm sóc, giáo dục trẻ. Ngôn ngữ là công cụ quan trọng để trẻ tham gia vào mọi hoạt động: Học tập, vui chơi, những hoạt động chủ yếu của trường mầm non và giáo dục trẻ một cách toàn diện, bao gồm sự phát triển về đạo đức, tư duy, chừng mực hành vi văn minh . Ngôn ngữ phát triển giúp trẻ sớm tiếp thu những giá trị thẩm mỹ trong thơ ca, truyện kể , những tác phẩm nghệ thuật ngôn từ đầu tiên người lớn có thể đem đến cho trẻ từ những ngày thơ ấu. Đó là sự tác động của lời nói nghệ thuật như một phương tiện hữu hiệu giáo dục thẩm mỹ cho trẻ. Cho nên phát triển ngôn ngữ cho trẻ là một trong những mục tiêu quan trọng nhất của giáo dục mầm non. Ngay từ khi còn nằm nôi, trẻ đã được nghe tiếng ru ầu ơ của bà, của mẹ. Chính từ những cánh đồng xanh ngút ngàn, những cánh cò chao nghiêng hay những câu ca dao ca ngợi lao động sản xuất, ca ngợi đạo lý của con người... là những bước đầu tiên để trẻ làm quen với văn học. Khi cho trẻ làm quen với văn học, trẻ hiểu được nội dung tác phẩm, thấy được cái hay cái đẹp trong tác phẩm, trẻ có tình cảm và dùng ngôn ngữ, sử dụng vốn từ để diễn đạt miêu tả - phản ánh lại cái hay, cái đẹp đó trong tác phẩm . Qua đó trẻ phát triển trí nhớ, tư duy, ghi nhớ có chủ định, trí tưởng tượng phong phú đồng thời còn giúp trẻ có nhận thức sâu sắc về ý nghĩa giáo dục qua tác phẩm văn học để trẻ có thể soi vào đó mà uốn nắn, điềuchỉnh hành vi của mình. Đúng như nhà văn Goocky từng nói : “ Văn học là nhân học” Với trẻ em, ngôn ngữ là công cụ hữu hiệu để trẻ bày tỏ nguyện vọng của mình. Trẻ học ở mọi lúc mọi nơi và trong mọi hoạt động thì Đối với trẻ mầm non nói chung và trẻ 5- 6 tuổi nói riêng, trẻ rất nhạy cảm với nghệ thuật ngôn từ. Âm điệu, hình tượng của các bài hát ru, đồng dao, ca dao, dân ca sớm đi vào tâm hồn tuổi thơ. Những câu truyện cổ tích, thần thoại đặc biệt hấp dẫn trẻ. Chính vì vậy cho trẻ tiếp xúc với văn học và đặc biệt là hoạt động dạy 2 Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ 5- 6 tuổi thông qua dạy trẻ kể truyện sáng tạo. PHẦN II: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ I. Đặc điểm tình hình 1. Cơ sở lý luận 1.1 Đặc điểm tâm sinh lý trẻ: Sự phát triển ngôn ngữ xuất phát từ mục đích giao tiếp, nhận thức. Sự phát triển ngôn ngữ của trẻ là một quá trình từ thấp đến cao với các giai đoạn mang những đặc trưng khác nhau tuỳ thuộc vào độ tuổi của trẻ, ở mỗi giai đoạn có sự kế thừa và phát triển những thành tựu của giai đoạn trước. Trẻ lứa tuổi mầm non đang trong quá trình phát triển về vốn từ. Vốn từ của trẻ phong phú thì mới có thể diễn đạt về các sự vật, hiện tượng xung quanh mình một cách phong phú, trẻ nói được nhiều loại mẫu câu hơn, dẫn đến trẻ phát triển lời nói được mạch lạc. Dạy trẻ lời nói là rèn khả năng tư duy ngôn ngữ và sử dụng lời nói để giao tiếp. Sự phát triển ngôn ngữ của trẻ ở trường mầm non phụ thuộc vào các thành tựu tâm lý học, giáo dục học trẻ em, các kết quả nghiên cứu về đặc điểm tìm ra các phương pháp, biện pháp phù hợp với từng độ tuổi để dạy trẻ học nói một cách có hiệu quả. Trẻ 5- 6 tuổi đang ở giai đoạn tiếp tục hoàn hiện cấu trúc cơ quan phát âm và khả năng vận động của các bộ phận cơ quan phát âm. Ở giai đoạn này, sự phát triển ngôn ngữ mạch lạc chịu ảnh hưởng lớn của việc tích cực hoá vốn từ, ngôn ngữ của trẻ đã trở nên được mở rộng hơn, có trật tự hơn, mặc dù cấu trúc còn chưa hoàn thiện, khả năng nói trình bày ý nghĩa, hiểu ngôn ngữ hoàn cảnh của trẻ cũng đã bắt đầu phát triển. Trẻ từ 5 tuổi trở đi, trẻ đã phát triển và thành thục với ngôn ngữ hơn, các lỗi câu đã giảm và trẻ bắt đầu tham gia sử dụng ngôn ngữ như là một phương tiện để tham gia vào cuộc sống xã hôi và giao tiếp với người khác, thể hiện nhu cầu của trẻ và thuật lại những trải nghiệm của chúng. 1.2 Kỹ năng của trẻ: Trẻ mầm non đã có khả năng sáng tạo, đặc biệt trẻ trong độ tuổi từ 4 – 6. Sự sáng tạo của trẻ thể hiện ở nhiều mặt trong cuộc sống, nổi bật nhất là kể truyện, tạo hình, âm nhạc, trò chơi. Trẻ sẽ tái tạo những gì trẻ thấy và đồng thời với sự ngây thơ và với vốn kinh nghiệm còn ít ỏi của mình, bé sẽ biến hóa những cái chỉ trong tiềm thức những cái trẻ chưa biết đến mà chỉ nghe đến, chỉ tình cờ nhìn thấy thành 1 sản phẩm đầy sáng tạo và thú vị. 4 Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ 5- 6 tuổi thông qua dạy trẻ kể truyện sáng tạo. được trải nghiệm trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày để khơi dậy ở trẻ khả năng kể truyện sáng tạo. Đồng thời, thông qua kể truyện, các cô cần giúp trẻ tích lũy vốn từ phong phú, các kỹ năng tổng hợp, kỹ năng truyền đạt ý nghĩ của mình một cách chính xác, tập trung chú ý và nói biểu cảm. Đây là một nhiệm vụ rất quan trọng và đòi hỏi sự nỗ lực của cả cô và trẻ. 2. Cơ sở thực tiễn 2.1 Một số nét về trường, lớp: Trường mầm non tôi đang dạy là trường vùng xa thuộc cuối huyện Gia Lâm. Nơi mà có trên 70% dân sống bằng nghề gốm sứ. Trường tập trung ở 1 đểm. Số học sinh có 370 cháu với 9 nhóm lớp cùng 36 cán bộ giáo viên, nhân viên. Trình độ giáo viên đạt chuẩn 100%, trên chuẩn đạt 85% Những năm vừa qua được sự quan tâm của SGD&ĐT Hà Nội, PGD&ĐT huyện Gia Lâm đã đầu tư cơ sở hạ tầng khang trang, khuôn viên trường rộng rãi thoáng mát. Cũng như cơ sở vật chất khang trang, trang thiết bị dạy học áp dụng công nghệ thông tin như: Máy chiếu, máy tính, ti vi, đầu đĩa... tương đối đầy đủ. Trường có khu vườn cổ tích, khu vui chơi, khu giáo dục thể chất. Có phòng vi tính, phòng nghệ thuật riêng, rất thuận lợi cho các hoạt động của trẻ Đồng thời được sự quan tâm của ban giám hiệu nhà trường đã trang bị mua mua sắm đồ dùng, đồ chơi dạy học đa dạng phong phú. Cùng với đó là sự quan tâm tạo điều kiện nâng cao trình độ chuyên môn cho đội ngũ giáo viên để giáo viên đi học trên chuẩn về chuyên môn, nâng cao về trình độ tin học, trình độ đàn nhạc, kỹ năng tạo hình thông qua các lớp học chuyên đề... Nhờ đó, chất lượng giảng dạy của đội ngũ giáo viên ngày một nâng cao, được phụ huynh tin tưởng, từ đó số trẻ ra lớp ngày một đông. 2.2.1. Thuận lợi: Năm học 2016- 2017 tôi được nhà tường phân công chủ nhiệm lớp 5 - 6 tuổi. Lớp mẫu giáo lớn A1 của tôi có 43 cháu, trong đó có 30 trẻ nam, 13 trẻ nữ, độ tuổi đồng đều. 100% trẻ ngoan, đạt yêu cầu về thể chất, ngôn ngữ, tình cảm xã hội, biết cảm thụ cái hay cái đẹp. Đây là một thuận lợi lớn để tôi có thể rèn luyện phát triển ngôn ngữ cho trẻ thông qua dạy trẻ kể truyện sáng tạo Bản thân là giáo viên có trình độ chuẩn, được phân dạy lớp lớn và có những hiểu biết cũng như kinh nghiệm khá tốt về tâm sinh lí của trẻ 5- 6 tuổi. Đặc biệt với tấm lòng yêu nghề mến trẻ, có khả năng đọc kể diễn cảm cho trẻ nghe và biết định 6 Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ 5- 6 tuổi thông qua dạy trẻ kể truyện sáng tạo. II. Một số biện pháp thực hiện Với kết quả khảo sát trên, tôi thấy kỹ năng kể truyện sáng tạo, phát âm rõ ràng mạch lạc của trẻ không đồng đều, nhiều trẻ khả năng còn yếu và chưa mạnh dạn, chưa hứng thú. Từ đó tôi đã tìm tòi và đưa vào ứng dụng một số biện pháp sau đây: 1. Biện pháp 1: Xây dựng kế hoạch hoạt động theo các tháng, tuần Việc xây dựng kế hoạch hoạt động theo các tháng, tuần là một việc không thể thiếu của người giáo viên. Có xây dựng tốt kế hoạch hoạt động theo các tháng, tuần mới giúp cho giáo viên thực hiện tốt việc tổ chức hoạt động, có kế hoạch, có biện pháp tác động đến trẻ bằng các đề tài cụ thể đảm bảo yêu cầu phát triển toàn diện cho trẻ. Xây dựng kế hoạch hoạt động theo chủ đề phải phù hợp theo yêu cầu độ tuổi và theo nội dung chương trình chăm sóc giáo dục trẻ, biện pháp này giúp cho giáo viên phát hiện ra những gì đã làm được và chưa làm được để có kế hoạch bổ sung vào kế hoạch hoạt động sau Khảo sát thực trạng của lớp mẫu giáo lớn A1 đầu năm Từ những thực tiễn trên tôi đã tiến hành khảo sát thực trạng đầu năm được kết quả sau: Số trẻ trên tổng Nội dung Tỷ lệ % trẻ đạt số Phát âm rõ ràng mạch lạc 25/ 43 58,1% Phát âm câu phức 26/43 60,5% Hứng thú tham gia kể chuyện sáng tạo 24/43 55,8% Biết thể hiện ngôn ngữ hoàn cảnh 25/43 58,1% (kể chuyện sáng tạo) 2. Biện pháp2: Tạo môi trường cho trẻ kể chuyện sáng tạo Tạo môi trường cho trẻ hoạt động là rất cần thiết trong chương trình đổi mới. Môi trường là chiếc nôi để nuôi dưỡng những ý tưởng sáng tạo cho trẻ. Chính vì vậy, nếu cô tạo được môi trường cho trẻ hoạt động tốt thì sẽ kích thích trẻ phát triển 8 Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ 5- 6 tuổi thông qua dạy trẻ kể truyện sáng tạo. Ảnh rối tự làm Trước khi cho trẻ đóng kịch tôi phải chuyển thể câu chuyện theo đúng nội dung, nhưng chuyển thành các mẩu đối thoại giữa các nhân vật và đọc cho trẻ nghe vài lần để trẻ nắm được nội dung câu chuyện và chính cô là người dẫn dắt câu chuyện khi trẻ đóng kịch cô cho trẻ được sáng tạo ngôn ngữ câu chuyện thành ngôn ngữ của trẻ thể hiện vai mình đóng. Qua thời gian sử dụng những chiếc mặt nạ này tôi thấy các cháu diễn rất thoải mái vì trong quá trình diễn trẻ vẫn nhìn thấy và nghe rất rõ tiếng của bạn giúp trẻ rất thích thú sáng tạo thể hiện bằng những mẩu đối thoại giữa các nhân vật Tôi cố gắng làm nhiều đồ dùng giúp trẻ hoạt động thật thoải mái, gây sự hứng thú ở trẻ. Các khuôn mặt có thể thay đổi tuỳ theo nội dung, nhân vật của câu chuyện trẻ kể. 4. Biện pháp 4: Dạy trẻ nhận thức ngôn ngữ nói và ngôn ngữ hình ảnh Tôi đã kể cho trẻ nghe các câu truyện để trẻ làm quen với tác phẩm văn học và nắm được câu chuyện. Đồng thời phân tích cho trẻ biết đánh giá, nhận xét về đặc điểm tính cách của các nhân vật thông qua giọng kể, điệu bộ, cử chỉ, dáng vẻ của các nhân vật khác nhau: Ví dụ: Bà tiên Ông bụt:Giọng chậm, trầm, vang xa- dáng vẻ hiền từ phúc hậu Bác gấu: Giọng trầm ấm - dáng phục phịch 10
File đính kèm:
- skkn_mot_so_bien_phap_phat_trien_ngon_ngu_cho_tre_5_6_tuoi_t.doc