SKKN Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ 5-6 tuổi ở Trường Mầm non

Chương trình giáo dục mầm non được tiến hành xây dựng từ năm 2002 theo quy định khoa học với sự tham gia của các nhà khoa học, nhà sư phạm. Cán bộ quản lý giáo dục, giáo viên mầm non với mục tiêu là: giúp trẻ em phát triển về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mĩ, hình thành những yếu tố ban đầu của nhân cách. Đặc biệt các chương trình giáo dục lứa tuổi mầm non ở thế giới cũng như ở Việt Nam đã đặt ra vấn đề phát triển ngôn ngữ cho trẻ ở vị trí vô cùng quan trọng và nghiêm túc. Trong đó yếu tố giáo viên giữ vai trò quan trọng góp phần thúc đẩy quá trình đó phát triển một cách tích cực nhất. Trên bước đường phát triển về kỹ năng ngôn ngữ và giao tiếp của trẻ, giáo viên là người phát hiện, hình thành những kỹ năng ngôn ngữ, quan sát, đánh giá khả năng ngôn ngữ của trẻ. Giữa các trẻ không có sự phát triển đồng nhất về ngôn ngữ.
Trẻ ở độ tuổi 5 – 6 tuổi khi giao tiếp bằng ngôn ngữ trẻ đã biết sủ dụng các từ phù hợp với đối tượng giao tiếp. Đồng thời ở trẻ xuất hiện những cách bày tỏ thái độ đồng tình, trêu trọc, thích thú trong giao tiếp như: Liếc mắt, nhún vai, nhảy cẫng lên…
Bên cạnh đó trẻ học được phần lớn các kiểu nói của người lớn. Trẻ đã biết cách nói đùa với bạn một cách ba hoa, trẻ có những cách nói biểu đạt riêng, ví như cùng một bức tranh nhưng mỗi trẻ lại kể khác nhau tùy theo năng lực, khả năng ngôn ngữ của trẻ. Trẻ bắt đầu học đọc, học viết và dần dần có ý thức sử dụng từ láy, động từ, tính từ đa dạng.
Qua đó chúng ta nhận thấy sự phát triển ngôn ngữ của trẻ luôn gắn liền với sự tương tác và giúp đỡ của người lớn. Yếu tố bắt chước, mô phỏng của người lớn là một trong những yếu tố quan trọng hình thành ngôn ngữ của trẻ. Qua nhiều cuộc thảo luận và cũng qua thực tế chúng ta phải thừa nhận rằng quá trình phát triển ngôn ngữ của trẻ là phải để trẻ học nói bằng cách nói qua môi trường sống thực của nó. Vì vậy tạo cơ hội để trẻ được thực hành nói là rất quan trọng . Nhiều khi người lớn chúng ta tưởng như trẻ học ngôn ngữ ở trong giờ học nghiêm chỉnh thì học được nhiều hơn là học ở ngoài giờ học. Hoàn toàn không phải vậy. Trẻ em không thụ động. Trẻ em học lẫn nhau, học với nhau trong khi chơi, khi nghe mọi người nói chuyện, nghe cô kể truyên, học trên ti vi…
doc 20 trang skmamnonhay 27/07/2024 970
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ 5-6 tuổi ở Trường Mầm non", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ 5-6 tuổi ở Trường Mầm non

SKKN Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ 5-6 tuổi ở Trường Mầm non
 SKKN: Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ 5-6 tuổi ở trường Mầm Non
 PHẦN 1: ĐẶT VẤN ĐỀ
 1. Lý do chọn đề tài:
 Ngay từ những năm tháng đầu tiên của cuộc đời, ngôn ngữ phát triển rất 
mạnh mẽ, tạo ra những điều kiện, cơ hội để trẻ lĩnh hội những kinh nghiệm lịch 
sử - xã hội của nền văn hóa loài người. Nó giúp trẻ tích lũy kiến thức, phát triển 
tư duy, giúp trẻ giao tiếp được với mọi người xung quanh, là phương tiện giúp 
trẻ điều chỉnh, lĩnh hội những giá trị đạo đức mang tính chuẩn mực. Ngày nay 
trong công tác giáo dục trẻ , chúng ta càng thấy rõ vai trò của ngôn ngữ đối với 
sự phát triển toàn diện nhân cách của trẻ. Bởi vậy, phát triển ngôn ngữ cho trẻ 
mầm non là một trong những vấn đề rất được quan tâm bởi cả phụ huynh và cô 
giáo.
 Trẻ em sinh ra không phải tự nhiên mà nói được, muốn sử dụng ngôn ngữ 
trẻ phải trải qua một quá trình rèn luyện khá phức tạp và phụ thuộc vào nhiều 
yếu tố khác nhau. Để nắm được kiến thức tri thức trong cuộc sống thì trước tiên 
trẻ phải nghe được hiểu được những lời mà ngưới lớn nói. Lời nói của trẻ được 
hình thành và phát triển trong nhu cầu giao tiếp giữa trẻ với mọi người xung 
quanh. Việc tiếp thu ngôn ngữ là một quá trình nghệ thuật dưới sự hướng dẫn 
của người lớn. Và cô giáo là phương tiện tốt nhất để giúp cho ngôn ngữ của trẻ 
phát triển tốt. 
 “ Trẻ em hôm nay là thế giới ngày mai”
 Đối với lứa tuổi mầm non nói chung và trẻ 5 – 6 tuổi nói riêng bộc lộ tính 
nhạy cảm cao nhất với các hiện tượng ngôn ngữ, tốc độ phát triển ngôn ngữ rất 
nhanh. Vì vậy, trường mầm non là mảnh đất màu mỡ phì nhiêu thuận lợi cho sự 
hình thành và phát triển khả năng lĩnh hội ngôn ngữ cho trẻ. Trong đó vai trò 
của cô giáo và hoạt động tích cực của từng cá nhân trẻ có ảnh hưởng to lớn đến 
sự phát triển của trẻ nói chung và phát triển ngôn ngữ từng trẻ nói riêng. Song 
trên thực tế để giúp trẻ phát triển ngôn ngữ giáo viên đã làm gì để cung cấp cho 
trẻ vốn từ phong phú, dạy trẻ phát âm chuẩn. Hay khi hướng dẫn trẻ tham gia 
vào hoạt động ngôn ngữ giáo viên đã phát huy được tính tích cực, đã tạo cho trẻ 
được luyện tập khả năng nói, phát âm chính xác, sử dụng từ đúng để diễn đạt ý 
của mình trong các tình huống khác nhau của hoạt động ngôn ngữ chưa?
 Qua nghiên cứu thực trạng ở Trường mầm non nơi tôi làm việc cho thấy, 
khả năng lĩnh hội ngôn ngữ của trẻ còn nhiều hạn chế . Mặt khác, việc phát triển 
ngôn ngữ của trẻ chưa được quan tâm sâu sắc, các biện pháp phát triển ngôn ngữ 
chưa được áp dụng một cách hợp lý, thiếu tính hệ thống và khoa học, việc phát 
triển ngôn ngữ còn phó mặc cho sự phát triển tự nhiên của trẻ. Nên hiệu quả thu 
được không cao và không có tác dụng đồng đều trên trẻ.
 2/20 SKKN: Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ 5-6 tuổi ở trường Mầm Non
 PHẦN II
 NHỮNG BIỆN PHÁP ĐỔI MỚI ĐỂ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
 I.Cơ sở lý luận:
 Trong chương trình giáo dục mầm non được biên soạn trên cơ sở quy định 
của luật giáo dục và đào tạo ký ban hành theo thông tư số 17/2009/TT - BGDDT 
ngày 27/5/2009. Chương trình giáo dục mầm non được tiến hành xây dựng từ 
năm 2002 theo quy định khoa học với sự tham gia của các nhà khoa học, nhà sư 
phạm. Cán bộ quản lý giáo dục, giáo viên mầm non với mục tiêu là: giúp trẻ em 
phát triển về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mĩ, hình thành những yếu tố ban 
đầu của nhân cách. Đặc biệt các chương trình giáo dục lứa tuổi mầm non ở thế 
giới cũng như ở Việt Nam đã đặt ra vấn đề phát triển ngôn ngữ cho trẻ ở vị trí vô 
cùng quan trọng và nghiêm túc. Trong đó yếu tố giáo viên giữ vai trò quan trọng 
góp phần thúc đẩy quá trình đó phát triển một cách tích cực nhất. Trên bước 
đường phát triển về kỹ năng ngôn ngữ và giao tiếp của trẻ, giáo viên là người 
phát hiện, hình thành những kỹ năng ngôn ngữ, quan sát, đánh giá khả năng 
ngôn ngữ của trẻ. Giữa các trẻ không có sự phát triển đồng nhất về ngôn ngữ.
 Trẻ ở độ tuổi 5 – 6 tuổi khi giao tiếp bằng ngôn ngữ trẻ đã biết sủ dụng các 
từ phù hợp với đối tượng giao tiếp. Đồng thời ở trẻ xuất hiện những cách bày tỏ 
thái độ đồng tình, trêu trọc, thích thú trong giao tiếp như: Liếc mắt, nhún vai, 
nhảy cẫng lên
 Bên cạnh đó trẻ học được phần lớn các kiểu nói của người lớn. Trẻ đã 
biết cách nói đùa với bạn một cách ba hoa, trẻ có những cách nói biểu đạt riêng, 
ví như cùng một bức tranh nhưng mỗi trẻ lại kể khác nhau tùy theo năng lực, 
khả năng ngôn ngữ của trẻ. Trẻ bắt đầu học đọc, học viết và dần dần có ý thức 
sử dụng từ láy, động từ, tính từ đa dạng.
 Qua đó chúng ta nhận thấy sự phát triển ngôn ngữ của trẻ luôn gắn liền 
với sự tương tác và giúp đỡ của người lớn. Yếu tố bắt chước, mô phỏng của 
người lớn là một trong những yếu tố quan trọng hình thành ngôn ngữ của trẻ. 
Qua nhiều cuộc thảo luận và cũng qua thực tế chúng ta phải thừa nhận rằng quá 
trình phát triển ngôn ngữ của trẻ là phải để trẻ học nói bằng cách nói qua môi 
trường sống thực của nó. Vì vậy tạo cơ hội để trẻ được thực hành nói là rất quan 
trọng . Nhiều khi người lớn chúng ta tưởng như trẻ học ngôn ngữ ở trong giờ 
học nghiêm chỉnh thì học được nhiều hơn là học ở ngoài giờ học. Hoàn toàn 
không phải vậy. Trẻ em không thụ động. Trẻ em học lẫn nhau, học với nhau 
trong khi chơi, khi nghe mọi người nói chuyện, nghe cô kể truyên, học trên ti 
vi
 4/20 SKKN: Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ 5-6 tuổi ở trường Mầm Non
 - Một số trẻ còn lười biếng, rụt rè, ít vận động, ít chan hòa với tập thể, 
ngại giao tiếp với mọi người xung quanh, nên vốn từ của trẻ còn nghèo nàn.
 - Đa số trẻ ở đây là con em nông thôn, hầu như mọi gia đình đều phó thác 
việc giáo dục cho nhà trường nên đã gây khó khăn không ít trong quá trình thực 
hiện “ Biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ”, không những thế một số gia đình 
còn phát âm chưa chuẩn làm cho trẻ bắt chiếc.
 2. Số liệu điều tra trước khi thực hiện:
 Qua quá trình công tác nghiên cứu và thực hiện với mong muốn ngôn ngữ 
của trẻ phát triển tốt, tôi đã giành nhiều thời gian khảo sát thực tế trên trẻ của 
lớp tôi và kết quả cụ thể như sau:
 Bảng 1: Bảng khảo sát thực trạng đầu năm
 Đầu Năm
 Tổng số Đạt Không đạt
 Nội dung
 trẻ Tỷ lệ SL Tỷ lệ 
 SL
 % %
 Phát âm rõ ràng, mạch lạc 21 65,6% 11 34,4%
 Biết thể hiện ngữ điệu phù hợp 18 56,2% 14 43,8%
 32 trong giao tiếp
 Kỹ năng kết hợp các từ thành 17 53,1% 15 46,9%
 câu theo quy tắc ngữ pháp
 Vốn từ phong phú 15 46,9% 17 53,1%
 Qua quá trình khảo sát ban đầu cho thấy: Đa số trẻ còn rụt rè, thụ động, 
chưa chủ động trong giao tiếp, vốn từ còn nghèo nàn và một số trẻ còn nói 
ngọng, nói lắp.
 III. Những biện pháp thực hiện : 
 * Biện pháp 1: Tạo môi trường hoạt động để phát triển ngôn ngữ cho trẻ.
 * Biện pháp2: Phát triển ngôn ngữ cho trẻ thông qua dạy trẻ đóng kịch
 * Biện pháp 3: Sử dụng trò chơi đóng vai có chủ đề trong quá trình phát 
triển ngôn ngữ cho trẻ:
 * Biện pháp 4: Phát triển ngôn ngữ cho trẻ 5 – 6 tuổi ở mọi lúc, mọi nơi
 * Biện pháp 5: Kết hợp giữa gia đình và nhà trường trong việc phát triển 
ngôn ngữ cho trẻ:
 IV. Những biện pháp cụ thể:
 1. Biện pháp 1: Tạo môi trường hoạt động để phát triển ngôn ngữ cho 
trẻ. 
 Môi trường hoạt động luôn là một trong những yếu tố có ảnh hưởng rất lớn 
đến sự phát triển của trẻ. Không chỉ vậy, môi trường còn mang yếu tố chi phối 
 6/20 SKKN: Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ 5-6 tuổi ở trường Mầm Non
thời còn phát huy trí sáng tạo của trẻ, mở rộng về vốn từ và phát triển khả năng 
phát âm của trẻ.
 Trẻ thi kể chuyện về các con vật ở những bức tranh tường
 Không những thế, tôi thường thay đổi tên gọi, hình ảnh và các góc cho 
phù hợp với chủ đề, sự kiện trong tháng, tạo sự mới mẻ khoảng không gian hấp 
dẫn mỗi khi trẻ đến lớp sẽ kích thích sự phát triển ngôn ngữ của trẻ nhanh hơn.
 2. Biện pháp2: Phát triển ngôn ngữ cho trẻ thông qua dạy trẻ đóng 
kịch.
 Đối với trẻ mầm non nói chung và trẻ 5 – 6 tuổi nói riêng, trẻ rất nhạy 
cảm với nghệ thuật ngôn từ. Âm lượng, hình tượng của các bài hát ru, đồng dao, 
ca dao, dân ca sớm đi vào tâm hồn tuổi thơ. Những câu chuyện cổ tích, thần 
thoại đặc biệt hấp dẫn trẻ. Chính vì vậy, cho trẻ tiếp xúc với văn học và đặc biệt 
là hoạt động dạy trẻ đóng kịch là con đường phát triển ngôn ngữ cho trẻ tốt nhất, 
hiệu quả nhất.
 Thông qua việc trẻ đóng kịch giúp trẻ phát triển năng lực tư duy, trí óc 
tưởng tượng sáng tạo, biết yêu quý cái đẹp, hướng tới cái đẹp. Khi trẻ kể 
chuyện, ngôn ngữ của trẻ phát triển, trẻ phát âm rõ ràng mạch lạc vốn từ phong 
phú. Trẻ biết trình bày ý kiến, suy nghĩ kể về một sự vật hay sự kiện nào đó 
.bằng chính ngôn ngữ của trẻ.
 Ví dụ: Câu chuyện “ Cáo thỏ và gà trống”.
 Cháu Hà Linh đóng vai thỏ ( giọng của thỏ buồn rầu), Cháu Tùng Dương 
đóng vai cáo ( giọng quát nạt; cường độ to, mạnh. ở đoạn cuối giọng cáo vội 
 8/20 SKKN: Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ 5-6 tuổi ở trường Mầm Non
 Em bé đóng vai bác sĩ, đội mũ, mặc áo choàng, đeo khẩu trang, trong tay 
cầm cái ống nghe đặt lên ngực, đặt lên lưng người bệnh, sau đó ngồi vào bàn ghi 
đơn, . . . chuỗi thao tác đó chỉ thuần về kỹ thuật nhưng khâu quan trọng nhất của 
trò chơi này là thông qua trò chơi trể phải biết cách chăm sóc bệnh nhân như thế 
nào? Thái độ nói năng ra làm sao? Để bệnh nhân được yên tâm như là: Bác sĩ vỗ 
nhẹ vào vai người bệnh nói với một giọng thông cảm. “Tôi đã khám bệnh cho 
bác rồi, bác hãy cầm lấy đơn ra quầy mua thuốc, uống xong là khỏi ngay thôi 
mà. Bác đừng lo lắng nữa, ”. Đây mới là ý nghĩa của trò chơi, qua đó làm tăng 
vốn từ cho trẻ giúp cho ngôn ngữ của trẻ phát triển hơn, đồng thời giáo dục trẻ 
thấy được ý nghĩa của nghề bác sĩ.
 Hình ảnh trẻ chơi trò chơi bác sỹ
 Ví dụ: Khi trẻ chơi trò chơi “bán hàng” 
 Trẻ biết được một số cộng việc của cô bán hàng đó là: “ Bày hàng ra để 
bán và phải nghĩ làm sao bán được nhiều hàng”. Qua việc đóng vai chơi, thể 
hiện nội dung chơi trẻ biết được phải giao hàng thật là khéo và có thái độ niềm 
nở khi có khách đến mua hàng. 
 10/20 SKKN: Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ 5-6 tuổi ở trường Mầm Non
 Hình ảnh trẻ chơi trò chơi rồng rắn lên mây
 Đồng thời làm phong phú đời sống cho trẻ thông qua việc cho trẻ dạo 
chơi, tham quan trải nghiệm, tiếp xúc với nhiều thiên nhiên, với nhiều người, 
nhiều nghành nghề, trang phụccho trẻ được tiếp xúc với tranh ảnh, sách báo, 
các phương tiện nghe nhìn phù hợp: Xem ti vi, video, nghe băngvà linh hoạt 
tận dụng các môi trường vật chất ( cỏ, cây, nhà, đồ chơi) và môi trường ngôn 
ngữ ( sách truyện, giáo viên, bạn bè, trẻ) có sẵn xung quanh trẻ để trò chuyện 
với trẻ, từ đó khơi gợi kích thích trẻ trò chuyện, kể chuyện bằng ngôn ngữ mạch 
lạc như:
 Khi tổ chức cho trẻ dạo chơi ngoài trời, nếu như thấy có một con bướm 
bay vờn trên cành hoa, tôi sẽ gợi ý trẻ quan sát con bướm và đặt câu hỏi với trẻ: 
Con thấy con bướm có gì nổi bật? Tôi gọi một số trẻ yếu trả lời về đặc điểm của 
con bướm, nếu trẻ chưa diễn đạt ngôn ngữ mạch lạc, tôi nói lại câu trẻ vừa nói 
theo đúng trình tự ngữ pháp và khuyến khích trẻ nhắc lại câu cô vừa nói.
 12/20

File đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_phat_trien_ngon_ngu_cho_tre_5_6_tuoi_o.doc