SKKN Một số biện pháp phát triển cảm xúc tích cực cho trẻ 5-6 tuổi ở trường mầm non

Song trên thực tế, đa số trẻ còn có tính tình ích kỉ, chưa biết tôn trọng mọi người, không biết quan tâm giúp đỡ mọi người xung quanh. Ngay trong lớp trẻ có thể đánh bạn vì bạn không nhường đồ chơi, hay không chơi với bạn chỉ vì bất đồng ý kiến, không đồng ý một việc làm gì đó của bạn. Hay ở nhà trẻ có thể nói trống không với người lớn chưa biết tôn trọng hay biết ơn những người lớn trong gia đình của mình. Đó là điều rất dễ hiểu một phần nguyên nhân đó là việc phụ huynh cưng chiều con cái của mình. Trẻ muốn gì là được ý, đáp ứng đầy đủ mọi yêu cầu của trẻ một cách dễ dàng nên đã vô hình dung tạo cho trẻ thói xấu. Phần khác cha mẹ trẻ bận rộn nên chưa chơi thân thiện, chưa biết quan tâm đến việc giáo dục trẻ phải biết tôn trong người lớn, yêu thương, nhường nhịn, phải biết quan tâm giúp đỡ mọi người xung quanh. Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến phát triển nhân cách ở trẻ, các mối quan hệ đều cô lập.
Vậy làm thế nào để có định hướng và giáo dục cho trẻ các cảm xúc tích cực đó là điều mà tôi luôn băn khoăn, trăn trở và tôi đã lựa chọn đề tài "Một số biện pháp phát triển cảm xúc tích cực cho trẻ 5-6 tuổi ở trường mầm non" với những mong muốn sẽ mang lại cho trẻ nhiều cảm xúc tích cực, biết đoàn kết, chia sẻ giúp đỡ với bạn, mạnh dạn tự tin khi tham gia các hoạt động.. Từ đề tài này, sẽ chia sẻ cho các bạn đồng nghiệp trong cùng khối nói riêng và các cô giáo mầm non nói chung chút ít kinh nghiệm trong việc áp dụng phát triển cảm xúc tích cực cho trẻ, góp phần xây dựng trường học hạnh phúc.
docx 25 trang skmamnonhay 12/01/2025 40
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp phát triển cảm xúc tích cực cho trẻ 5-6 tuổi ở trường mầm non", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp phát triển cảm xúc tích cực cho trẻ 5-6 tuổi ở trường mầm non

SKKN Một số biện pháp phát triển cảm xúc tích cực cho trẻ 5-6 tuổi ở trường mầm non
 mầm non nói chung chút ít kinh nghiệm trong việc áp dụng phát triển cảm xúc 
tích cực cho trẻ, góp phần xây dựng trường học hạnh phúc.
 II. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI VÀ THỜI GIAN NGHIÊN CỨU
 1. Đối tượng:
 Lớp mẫu giáo 5- 6 tuổi A1 
 2. Phạm vi thực hiện:
 Lớp 5 tuổi A1 với tổng số trẻ là: 23 trẻ 
 3. Thời gian thực hiện:
 Từ tháng 9 năm 2022 đến tháng 4 năm 2023. 
 III. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
 - Tìm ra các biện pháp để phát triển cảm xúc tích cực cho trẻ mầm non.
 - Với trẻ: - Phát triển các cảm xúc tích cực mọi lúc mọi nơi. 
 - Hứng thú, tích cực khi tham gia các hoạt động trò chơi cùng 
cô và bạn.
 - Với giáo viên: - Giáo viên có nhiều biện pháp, nội dung giáo dục kiến 
thức, kỹ năng để phát triển cảm xúc tích cực cho trẻ một cách hiệu quả nhất.
 PHẦN II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
 I. CƠ SỞ KHOA HỌC:
 1. Cơ sở lý luận:
 Cảm xúc đóng vai trò quan trọng đến cách trẻ tư duy và hành động. Cảm 
xúc kích thích não bộ để đưa quyết định tác động đến mọi mặt của đời sống xã 
hội. Giáo dục cảm xúc cho trẻ mầm non giúp trẻ có được các kỹ năng cần thiết 
trong việc điều khiển cảm xúc, như trẻ có thể kiểm soát được tâm trạng buồn, 
vui của bản thân, tự đưa ra quyết định, mục tiêu, hoặc học cách giao tiếp, hòa 
thuận với mọi người xung quanh.
 Bên cạnh đó trong xã hội hiện nay các gia đình thường chú trọng đến kiến 
thức cho trẻ mà chưa thật sự quan tân đến cảm xúc của con mình dẫn đến giáo 
dục cảm xúc tích cực cho trẻ còn hạn chế, vì vậy cô giáo cần giúp trẻ tích cực 
hoạt động, tạo cho trẻ tính tinh thần tập thể, hứng thú hoạt động, mang lại cho 
trẻ niềm vui, sự tự tin, mạnh dạn để tham gia vào các hoạt động trong gia đình, 
nhà trường và xã hội. Từ đó phát triển cho trẻ mạnh dạn, tự tin, sáng tạo, tích 
cực hoạt động giúp trẻ phát triển toàn diện. 
 2. Cơ sở thực tiễn:
 Vào đầu năm học, trẻ lớp tôi có tính ghen tỵ , đố kỵ, tính ích kỷ, chưa biết 
tôn trọng các bạn trong lớp, không biết giúp đỡ mọi người. Ở lớp không chơi với 
bạn chỉ vì bất đồng ý kiến, không đồng ý với ý kiến bạn đưa ra. Ở nhà thì hay - Trẻ chưa mạnh dạn, chưa chủ động chia sẻ cảm xúc, mong muốn, nhu 
cầu với cô, ngôn ngữ giao tiếp còn hạn chế.
 * Về phía phụ huynh:
 - Một số phụ huynh nhờ ông bà, người giúp việc đưa đón con nên việc trao 
đổi giáo dục trẻ giữa cô và phụ huynh còn gặp khó khăn.
 3. Khảo sát thực trạng:
 BẢNG KHẢO SÁT THỰC TRẠNG ĐẦU NĂM ( 23 trẻ)
 Đầu năm
STT Nội dung khảo sát Đạt Chưa đạt
 Số trẻ Tỉ lệ % Số trẻ Tỉ lệ %
 Trẻ tự tin, vui vẻ, mạnh 5 21,7 18 78,3
 1 dạn, tích cực tham gia 
 hoạt động
 Đoàn kết, hòa đồng, hợp 6 2 17 74
 2
 tác với bạn 
 3 Trẻ vui vẻ, thích đến lớp 6 26 17 74
 Từ bảng khảo sát trên, tôi nhận thấy nhiều trẻ còn nhút nhát, chưa có tính 
tự lập, không chịu giao tiếp ứng xử với người xung quanh
 Giáo viên tổ chức các hoạt động còn thụ động, rập khuân, máy móc, chưa 
phát huy được tính tích cực của trẻ, các hoạt động trên lớp trẻ không có hứng 
thú, mất tập trung, ủ rũ, mệt mỏi.
 II. CÁC BIỆN PHÁP THỰC HIỆN:
 Biện pháp 1: Nghiên cứu tham khảo và học tập bồi dưỡng nâng cao trình 
độ chuyên môn.
 Biện pháp 2: Tạo môi trường lớp học thân thiện, tích cực học tập cho trẻ.
 Biện pháp 3: Tạo cho trẻ tâm thế vui vẻ, phấn khởi trong các hoạt động ở 
trường
 Biện pháp 4: Giúp trẻ nhận biết cảm xúc tích cực bản thân qua sử dụng trò 
chơi, để giáo dục tình cảm cho trẻ.
 Biện pháp 5: Phối hợp phụ huynh trong giáo dục cảm xúc cho trẻ. 
 Biện pháp 1: Nghiên cứu tham khảo và học tập bồi dưỡng nâng cao 
 trình độ chuyên môn.
 Nghiên cứu tài liệu, học tập bồi dưỡng chuyên môn là một trong những 
công việc rất quan trọng nó là cơ sở lý luận giúp cho GVcó thêm kiến thức để 
rút ra những biện pháp phương pháp phát triển những cảm xúc tích cực cho trẻ 
phù hợp với độ tuổi của trẻ một cách tốt nhất . trẻ với các hoạt động phong phú đa dạng qua đó giúp trẻ tìm hiểu và khám phá 
về đồ dùng, đồ chơi, rèn luyện các kỹ năng giao tiếp, chơi nhóm cùng các bạn .
 Để tạo môi trường lớp học thân thiện cho trẻ giáo viên nên xây dựng các 
mảng hoạt động bằng những hình ảnh, những hoạt động thiết thực của trẻ ở 
trường mầm non. Để lôi quấn thu hút trẻ hoạt động với những mảng trang trí đó 
tôi lựa chọn gam màu phù hợp, cách trang trí khoa học bằng những hình ảnh gần 
gũi trong cuộc sống hàng ngày để kích thích tính tích cực của trẻ. Cũng có cách 
trang trí khác nhau nhưng tôi lựa chọn kiểu trang trí vừa đơn giản, dễ hiểu, lại 
vừa gần gũi với trẻ, không những giúp trẻ nhận biết về thời gian mà còn giúp trẻ 
ghi nhớ được thời gian của từng hoạt động trong ngày. Tất cả những mảng trang 
trí cần được bố trí, sắp xếp để ở các vị trí hợp lý cho trẻ dễ thấy, dễ hoạt động 
với các mảng tường đó. Với màu sắc trang trí hài hòa, dễ hiểu, đơn giản mà lại 
lôi cuốn trẻ, tạo cho trẻ có cảm giác thoải mái, thân thiện như ở gia đình mình. 
Nên sử dụng phương pháp trang trí chủ đề và các góc chơi bằng chính sản phẩm 
của trẻ. Tôi tận dụng các sản phẩm của trẻ để trang trí chủ đề hoặc vào các góc 
chơi trong lớp học. Những hình ảnh trang trí phải đảm bảo vừa tầm mắt quan sát 
của trẻ để trẻ có thể giao lưu, trò chuyện về sản phẩm của bạn và của mình. Từ 
đó cũng tạo cho trẻ những mối quan hệ thân thiện giữa trẻ với trẻ, giúp trẻ ngày 
càng thêm gắn bó, gần gũi, đoàn kết với các bạn trong lớp.
 Việc bố trí, sắp xếp các góc chơi: Các góc chơi phải bố trí, sắp xếp phù 
hợp, linh hoạt để trẻ dễ lấy, dễ quan sát. Đặt tên các góc phải đơn giản, dễ hiểu, 
gần gũi với trẻ và phải thay đổi nội dung phù hợp với từng chủ đề. Các góc có 
khoảng rộng cách nhau hợp lý để bảo đảm an toàn tuyệt đối cho trẻ và vận động 
của trẻ. Phải tạo ranh giới giữa các góc hoạt động. Ranh giới các góc không che 
tầm nhìn của trẻ và không cản việc quan sát của giáo viên. Thay đổi vị trí các 
góc sau mỗi chủ đề để tạo cảm giác mới lạ, kích thích hứng thú cho trẻ. Góc đồ 
chơi phải phục vụ thật sự cho việc học hỏi của trẻ, chứ không phải để trang trí. 
Trẻ phải được tự học theo hứng thú cá nhân và tổ chức hoạt động vui chơi, tự 
lựa chọn đồ chơi yêu thích cho mình, trẻ có thể tự hoạt động mà không cần sự 
hướng dẫn của cô giáo, Vì vậy các đồ dùng, đồ chơi trong các góc phải phong 
phú và được sắp đặt vừa tầm với trẻ để trẻ tự lấy, tự cất, tự hoạt động.
 Các đồ dùng, đồ chơi trong lớp phải đảm bảo an toàn cho trẻ, được sắp xếp 
gọn gàng, ngăn nắp không xa cách, tạo cho trẻ một tâm thế vui vẻ và hứng thú 
tham gia các hoạt động trong lớp. Sự thân thiện với môi trường trong lớp chính 
là tạo cho trẻ sự gần gũi. Nếu bước vào một lớp học rất đẹp nhưng trẻ không 
thấy được sự gần gũi, không dám sờ mó vào bất kỳ thứ gì, hoặc không được xê 
dịch mọi thứ thì không thể tạo được môi trường tích cực và thân thiện với trẻ. Vì 
vậy việc trang trí, sắp xếp các góc làm sao cho trẻ dễ dàng hoạt động cũng là 
một yếu tố tạo sự gần gũi thân thiện đối với trẻ. Vì vậy ở lớp việc bố trí các góc 
được quan tâm đảm bảo có sự phân chia giữa các góc rõ rệt, phù hợp. Thiết kế 
các góc chơi phù hợp diện tích lớp, độ tuổi. Đảm bảo cho trẻ di chuyển dễ dàng 
giữa các góc mà không va vào nhau hoặc vấp ngã hay va chạm vào đồ vật, thuận 
tiện, dễ tìm, dễ nhìn, dễ lấy, Góc yên tĩnh xa góc ồn ào, tạo ranh giới các góc thương tôn trọng, đối xử công bằng, luôn lắng nghe ý kiến của trẻ, tôn trọng trẻ 
là rất cần thiết
VD: Trong các hoạt động hàng ngày cô không nên áp đặt trẻ mà nên đặt ra các 
câu hỏi như: con có suy nghĩ gì? ý kiến của con thì sao?.....
 GiTôi luôn tạo mọi điều kiện cho trẻ giao tiếp và thể hiện sự quan tâm của 
mình đối với mọi người đối với sự vật, hiện tượng xung quanh 
VD: trong hoạt động góc cô giáo thường xuyên gợi mở, khuyến khích trẻ mở 
rộng mối quan hệ qua lại với các góc chơi làm cho nội dung chơi thêm phong 
phú. Trong quá trình hoạt động tôi phải bao quát, chú ý đến hứng thú và tôn 
trọng ý thích cá nhân, không áp đặt trẻ.
 Môi trường giáo dục đa dạng, thân thiện, phong phú sẽ kích thích tính tích 
cực chủ động của trẻ từ việc tự lựa chọn góc chơi, đồ chơi đến việc tự quyết 
định và tìm cách giải quyết nhiệm vụ. Trong quá trình hoạt động, trẻ sẽ phối hợp 
chơi cùng nhau như cùng xây dựng, cùng chơi gia đình, bác sĩ,  trên cơ sở đó 
giúp trẻ tái hiện lại các mối quan hệ gia đình, cộng đồng. Qua đó, trẻ học được 
cách làm việc với người khác, học cách lắng nghe và chia sẻ suy nghĩ của bản 
thân với bạn bè. Đây là cơ sở hình thành tính tập thể và đoàn kết ở trẻ.
 Để mở rộng môi trường xã hội cho trẻ được giao tiếp. Tôi đặc biệt quan tâm 
đến các hoạt động giao lưu giữa các lớp trong tổ và các khối khác, tôi thường 
chủ động cùng chị em xây dựng kế hoạch giao lưu trong các hoạt động ngoài 
trời, họat động góc, hoạt động chiều mỗi tuần ít nhất 2 lần để trẻ hoạt động, 
được vui chơi thỏa mái, được trò chuyện giao lưu cùng nhóm bạn khác.... Từ đó 
tăng cường khả năng giao tiếp giữa trẻ với trẻ , giũa trẻ với cô giáo ....
 Kết quả: Qua biện pháp này các mảng tường của lớp được trang trí các hình 
ảnh vừa đảm bảo tính thẩm mỹ (đẹp, hấp dẫn trẻ), vừa đảm bảo các yêu cầu giáo 
dục (có thể sử dụng các mảng trang trí làm phương tiện dạy học), trẻ rất thích 
được tham gia các hoạt động cùng cô trang trí môi trường lớp học.
 Biện pháp 3: Giúp trẻ nhận biết cảm xúc tích cực của bản thân qua sử 
dụng trò chơi, hoạt động trải nghiệm.
 Ở mỗi độ tuổi, mỗi người sẽ có những hoạt động liên quan đến giáo dục 
cảm xúc riêng. Với trẻ mầm non, giáo án sẽ tập trung vào các hoạt động giúp 
các em có thể thêm hiểu biết về “cảm xúc” như trò nhận biết các cảm xúc vui, 
buồn, giận, khóc, cười thông qua các biểu tượng khuôn mặt tương ứng. Qua 
đó, các em sẽ biết được đâu là cảm xúc tích cực, đâu là tiêu cực và khi nào một 
người đang vui hay buồn để từ đó trẻ sẽ có những hành động ứng xử phù hợp 
với tình huống thực tế. 
 Ở giai đoạn này, bé cũng sẽ bắt đầu kết bạn và giao lưu. Giáo viên có thể 
ghép nhóm để các bé cùng thực hiện thử thách, một nhiệm vụ như biểu diễn một 
tiết mục hát nhảy, lắp ráp một mô hình trong thời gian quy định., qua đó bé sẽ 
học được cách điều khiển cảm xúc khi giao tiếp và tương tác với mọi người. 
Những hoạt động này đồng thời cũng giúp trẻ hiểu hơn về sự chia sẻ, tinh thần 
làm việc nhóm và biết tôn trọng lẫn nhau. (Hình ảnh 11 : Trò chơi gọi tên cảm xúc)
 Trong quá trình hoạt động tôi bao quát, chú ý đến hứng thú và tôn trọng 
ý thích cá nhân, không áp đặt trẻ. Tôi luôn lắng nghe và hỗ trợ nhóm trẻ và cá 
nhân trẻ kịp thời khi cần thiết (cùng chia sẻ ý tưởng chơi với trẻ; chấp nhận ý 
tưởng của trẻ, không áp đặt ý của mình). Không vội vàng can thiệp vào các tình 
huống xảy ra trong quá trình chơi, bình tĩnh lắng nghe và đưa ra các lời khuyên 
phù hợp. Tạo bầu không khí vui tươi, thân thiện, hòa thuận, quan hệ gần gũi, 
yêu thương, tôn trọng trong quá trình trẻ chơi.
 Đảm bảo môi trường giao tiếp thân thiện, hòa đồng, ấm cúng, cởi mở giữa 
cô và trẻ, giữa trẻ với trẻ, giữa trẻ với môi trường xung quanh. Quan hệ giữa cô 
và trẻ, người lớn với trẻ phải thể hiện tình cảm yêu thương, thái độ tôn trọng, tin 
tưởng trẻ, tạo cơ hội cho trẻ bộc lộ những suy nghĩ, tâm tư nguyện vọng của 
mình. Tạo điều kiện cho trẻ giao tiếp và thể hiện sự quan tâm của mình đối với 
mọi người, đối với sự vật hiện tượng gần gũi xung quanh. Mọi cử chỉ, lời nói, 
việc làm của cô giáo và người lớn luôn mẫu mực để trẻ noi theo. Giáo viên luôn 
phải linh hoạt để tận dụng các mối quan hệ giữa trẻ với trẻ để giáo dục trẻ và có 
sự thống nhất giữa trường mầm non, gia đình và cộng đồng xã hội trong việc 
chăm sóc, giáo dục trẻ.
 Qua biện pháp này tôi đa số trẻ mạnh, tự tin, tích cực tham gia vào các hoạt 
động của lớp. Thông qua các hoạt động chơi, trẻ biết chơi hợp tác với các bạn 
chơi trong nhóm chơi, giữa các nhóm với nhau làm cho giờ chơi trở nên sôi nổi 
hơn, thích thú hơn, trẻ học được cách sử dụng đồ dùng đồ chơi, học được nhiều 
kiến thức và biết cách cư xử trong giao tiếp.
 Biện pháp 4: Phối hợp phụ huynh trong giáo dục cảm xúc cho trẻ. 
 Mối liên hệ giữa gia đình – nhà trường – xã hội là mối liên hệ mật thiết và 
không thể tách rời, hơn nữa để phụ huynh giúp đỡ hỗ trợ, hợp tác một cách tích 
cực, tự giác và có hiệu quả tôi đã thực hiện. 
 Vào buổi họp phụ huynh đầu năm tôi cùng giáo viên đã thông qua chương 
trình giảng dạy của lớp, đặc biệt nhấn mạnh tầm quan trọng của việc phát triển 
những cảm xúc tích cực cho trẻ để phụ huynh có ý kiến đóng góp, trao đổi, ủng 
hộ các nguyên vật liệu thiên nhiên cũng như các nguyên vật liệu sẵn có để giáo 
viên xây dựng các bài tập cho trẻ hoạt động giúp trẻ được khám phá những điều 
mới lạ, Cuối mỗi tháng tôi thường thông báo với phụ huynh về tháng sắp tới để 
khuyến khích phụ huynh sưu tầm các nguyên vật liệu cần thiết phục vụ cho các 
chủ đề trong tháng đạt hiệu quả cao.
 Để tạo môi trường giáo dục được tốt nhất, tôi chủ động tuyên truyền phụ 
huynh cùng phối hợp giáo dục trẻ tại gia đình thông qua các công việc hàng 
ngày, cha mẹ phải thường xuyên tương tác với trẻ, tạo môi trường cho trẻ thích 
giao tiếp kích thích trẻ phát triển bằng cách: cho trẻ được tham gia các hoạt 
động cùng cha mẹ như: dọn dẹp nhà cửa, nấu ăn, chuẩn bị đồ dùng.... Hướng 
dẫn cha mẹ quan sát đáp ứng nguyện vọng chính đáng của con, khen ngợi động 
viên và nhắc nhở trẻ kịp thời , hàng ngày trao đổi cùng giáo viên về tình hình 
của trẻ ở nhà. 

File đính kèm:

  • docxskkn_mot_so_bien_phap_phat_trien_cam_xuc_tich_cuc_cho_tre_5.docx