SKKN Một số biện pháp phát huy tính tích cực trong hoạt động giáo dục Âm nhạc cho trẻ 5-6 tuổi

Giáo dục âm nhạc đóng vai trò quan trọng đối với quá trình hoàn thiện cơ thể của trẻ mầm non. Âm nhạc chính là phương tiện hữu hiệu để phát triển tai nghe cho trẻ, đặc biệt sự đa dạng, phong phú của âm nhạc còn mang đến nhiều lợi ích kỳ diệu cho trẻ .Các bậc phụ huynh nếu muốn con mình tự tin hơn trước đám đông, dám đưa ra ý kiến và lập trường của riêng mình thì hãy lựa chọn cho con học nhạc ngay từ khi còn nhỏ.Bởi rất nhiều giáo viên giáo dục âm nhạc đều kết luận rằng: Những trẻ khi tham gia học nhạc đều ngày càng tự tin hơn và có những sáng kiến vô cùng ấn tượng và hữu ích. Với những lợi ích mà giáo dục âm nhạc mang lại, tại sao chúng ta lại không cho trẻ tiếp xúc với âm nhạc càng sớm càng tốt ngây từ bậc học mầm non? Quá trình giáo dục âm nhạc cho trẻ được thực hiện bằng cách cho trẻ tiếp xúc và hoạt động âm nhạc thường xuyên như: học hát, nghe nhạc – hát, nhảy múa theo nhạc, chơi trò chơi âm nhạc… sẽ hình thành ở trẻ những yếu tố của một nhân cách phát triển toàn diện. như: Tình cảm đạo đức, thẩm mỹ , tăng cường trí nhớ, khả năng sáng tạo ,rèn luyện tính kiên nhẫn cho trẻ ngay từ nhỏ, ngoài ra còn là phương tiện giúp phát triển thể chất, giúp trẻ có một trí tưởng tượng phong phú, phát triển trí tuệ…. Chính vì vậy, giáo dục âm nhạc cho trẻ mầm non là một nhiệm vụ vô cùng quan trọng.
doc 21 trang skmamnonhay 14/10/2024 670
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp phát huy tính tích cực trong hoạt động giáo dục Âm nhạc cho trẻ 5-6 tuổi", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp phát huy tính tích cực trong hoạt động giáo dục Âm nhạc cho trẻ 5-6 tuổi

SKKN Một số biện pháp phát huy tính tích cực trong hoạt động giáo dục Âm nhạc cho trẻ 5-6 tuổi
 Một số biện pháp phát huy tính tích cực trong hoạt động giáo dục âm nhạc cho trẻ 5- 6 tuổi
 PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Lý do chọn đề tài
 Nhà soạn nhạc người Đức – Roebert Schuman đã từng nói: “Nhiệm vụ cao quý 
nhất của âm nhạc là chiếu sáng vào những cõi sâu thẳm trong trái tim mỗi con người”. 
Như chúng ta đã biết âm nhạc là món ăn tinh thần không thể thiếu đối với con 
người,nó như mạch chảy vào trái tim chúng ta ngay từ khi ta còn nằm trong nôi, qua 
tiếng ru à ơi của bà, của mẹ.
 Âm nhạc được ví như dòng sữa mẹ ngọt ngào nuôi dưỡng tâm hồn của 
chúng ta. Với mỗi đứa trẻ, chẳng có thứ âm nhạc nào thân thương hơn những bài 
hát ru của bà, của mẹ, những âm thanh, giai điệu tự nhiên của cuộc sống. Các 
nhà khoa học Hoa Kỳ đã nghiên cứu và khẳng định, âm nhạc là môn học giúp 
trẻ ở lứa tuổi mầm non phát triển toàn diện nhất.
 Theo đó, âm nhạc giúp trẻ phát triển về mặt ngôn ngữ, nhận thức, tư duy, 
khả năng hòa nhập với cộng đồng, giúp trẻ tự tin và sống chan hòa hơn. Những 
nét văn hóa truyền thống, những hiện tượng của cuộc sống được phản ánh trong 
các tác phẩm âm nhạc đồng thời cũng là khi kiến thức khổng lồ làm phong phú 
thêm vốn hiểu biết của trẻ.
 Trường mẫu giáo là môi trường thuận lợi nhất tạo điều kiện cho sự nảy nở và 
phát triển âm nhạc đang còn ấp ủ trong trẻ, là môi trường tạo điều kiện cho trẻ 
phát triển nhân cách toàn diện. Giáo dục âm nhạc hình thành cho trẻ lòng yêu 
thiên nhiên, tổ quốc, tình yêu thương con người rộng lớn. Là phương tiện nâng 
cao khả năng trí tuệ, giúp trẻ phát triển trí tưởng tượng, củng cố kiến thức trẻ 
qua học tập, vui chơi trong cuộc sống. Quá trình trẻ tiếp xúc và hoạt động âm 
nhạc như nghe cô hát, trẻ tự ca hát, nhảy múa, chơi trò chơi âm nhạcSẽ hình 
thành ở trẻ những yếu tố của một nhân cách phát triển toàn diện, hài hòa, đó là 
sự phát triển về thẩm mĩ, đạo đức, trí tuệ và thể lực, trong mối quan hệ chặt chẽ 
với nhau. Điều đó là vô cùng quan trọng nhưng hình thành cho trẻ thật không 
phải dễ.
 Giáo dục âm nhạc trong trường mầm non là giáo dục cho trẻ yêu âm nhạc, biết 
cảm thụ âm nhạc thông qua các hoạt động âm nhạc phong phú như: Ca hát, vận động, 
nghe hát, múa, trẻ chơi trò chơi âm nhạc. Đặc biệt đối với trẻ mẫu giáo, giáo dục âm 
nhạc đã đem lại cho trẻ những ấn tượng, những khái niệm đơn giản, dần hình thành 
trong tâm hồn trẻ tạo điều kiện phát triển thị hiếu âm nhạc. Đây là bước khởi đầu giúp 
trẻ biết lựa chọn tác phẩm âm nhạc và biểu diễn . Bản thân tôi là giáo viên đang trực 
tiếp giảng dạy trẻ lớp mẫu giáo lớn 5 -6 tuổi. Với lòng yêu nghề và mến trẻ, tôi luôn 
mong muốn truyền đạt thật nhiều kiến thức, giúp trẻ tích cực hơn nữa trong hoạt động 
âm nhạc. Tôi đã không ngừng suy nghĩ, sáng tạo để tìm ra những cách thức giảng dạy 
và tạo ra môi trường học tập tốt nhất cho trẻ. Bằng tất cả những nỗ lực, cố gắng đó, tôi 
đã nghiên cứu và đưa ra đề tài: “Một số biện pháp phát huy tính tích cực trong 
hoạt động giáo dục âm nhạc cho trẻ 5 – 6 tuổi”.
 2/21 Một số biện pháp phát huy tính tích cực trong hoạt động giáo dục âm nhạc cho trẻ 5- 6 tuổi
 - Âm nhạc còn giúp bé nâng cao trí thông minh, phát triển khả năng tưởng 
tượng và mạnh dạn hơn trước mọi người
 Hoạt động giáo dục âm nhạc cho trẻ mầm non nghe có vẻ cao siêu và có 
phần khó hiểu, nhưng thực tế là dạy bé những bài hát, những bài múa hay những 
điệu nhảy hoặc cho bé chơi các trò chơi âm nhạc phù hợp với độ tuổi và sở thích 
của các bé. Muốn làm được điều này thì trước tiên, cần phải khơi dậy hứng thú, 
say mê của trẻ đối với âm nhạc. Mà muốn khơi dậy hứng thú, say mê của trẻ thì 
nhất thiết phải có những người giáo viên có trình độ chuyên môn, có kỹ năng 
nghiệp vụ, có tình yêu vô bờ với âm nhạc và với trẻ nhỏ. Bởi hoạt động giáo dục 
âm nhạc cho trẻ âm nhạc vốn không phải đào tạo ca sĩ, nhạc công tương lai, mà 
là đào tạo “con người”.
 3. Thực trạng:
 3.1 Thuận lợi:
* Cơ sở vật chất nhà trường:
 - Ban giám hiệu nhà trường luôn quan tâm giúp đỡ, bồi dưỡng chuyên môn về 
mọi mặt, đặc biệt là có định hướng và khuyến khích giáo viên tổ chức các hoạt trải 
nghiệm cho trẻ. Ban giám hiệu nhà trường kết hợp với tổ chuyên môn các giáo viên 
trong lớp luôn xây dựng và đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức các hoạt động 
giáo dục, tạo mọi điều kiện giúp tôi thực hiện tốt chương trình giáo dục mầm non mới
 - Trường có lớp học khang trang, rộng rãi với đầy đủ trang thiết bị, đồ dùng dạy 
và học cho cô và trẻ Phòng học rộng rãi, thoáng mát, đủ ánh sáng, đủ trang thiết bị 
hiện đại như: máy vi tính, tivi.. 
* Giáo viên:
 Bản thân là giáo viên đã có khả năng, kinh nghiệm đứng lớp, nhiệt tình yêu 
nghề mến trẻ. Luôn tìm tòi mọi hình thức thu hút, lôi cuốn trẻ và biết định hướng cho 
trẻ học môn học âm nhạc làm sao có hiệu quả nhất, tạo được môi trường hoạt động ở 
lớp tương đối đa dạng, phong phú, hấp dẫn trẻ.
 Giáo viên có khả năng làm đồ dùng đồ chơi tự tạo và trang trí môi trường, có sự 
phối hợp với giáo viên cùng lớp và đồng nghiệp rất tốt.
 * Học sinh:
 - Học sinh đa số ngoan, nghe theo sự hướng dẫn của cô giáo, có ý thức trong 
việc tham gia một số hoạt động mà giáo viên thiết lập.Trẻ hồn nhiên, vui tươi luôn 
muốn được tham gia vào các hoạt động âm nhạc của trường, lớp.
* Phụ huynh:
 Đa số phụ huynh quan tâm đến các con, nhiệt tình ủng hộ các hoạt động giáo 
dục con trẻ ,các phong trào văn nghệ của lớp và trường, điều đó tạo điều kiện thuận 
lợi cho giáo viên xây dựng được những tiết học hay, chất lượng.
 3.2 Khó khăn:
 Bên cạnh những thuận lợi trên, trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, tôi vẫn còn 
gặp phải một số khó khăn sau:
* Cơ sở vật chất nhà trường:
 4/21 Một số biện pháp phát huy tính tích cực trong hoạt động giáo dục âm nhạc cho trẻ 5- 6 tuổi
 - Nhiều trẻ còn lúng túng khi chơi các trò chơi âm nhạc.
 3.4. Thời gian nghiên cứu:
 Với những vấn đề trên, tôi đã nghiên cứu và thực hiện đề tài trong thời gian một 
năm học. Từ tháng 9 năm 2018 đến tháng 3 năm 2019.
 3.5. Phạm vi nghiên cứu:
 Trẻ lớp mẫu giáo lớn 5 - 6 tuổi Lớp A5 tại trường mầm non Đại Kim. 
 4. Các biện phát thực hiện.
4.1 Biện pháp 1: Nâng cao nghệ thuật lên lớp của bản thân
* Nắm vững phương pháp bộ môn âm nhạc trong từng tiết học 
 * Mục đích:
 Để tiết học âm nhạc được nâng cao và có chất lượng, tôi phải tìm tòi học hỏi qua 
các buổi tập huấn ,kiến tập do phòng, các trường , lớp, đồng nghiệp ... để nắm vững 
phương pháp giáo dục âm nhạc được tốt hơn. Từng tháng, tôi xây dựng kế hoạch hoạt 
động ngay từ đầu tháng: Sưu tầm những bài hát mới có nội dung ngắn, dễ nhớ, gần gũi 
với trẻ phù hợp với chủ đề, phù hợp với nhận thức của trẻ đi sâu vào tình cảm, phản 
ánh được những hứng thú của trẻ.
 - Để chuẩn bị một hoạt động giáo dục âm nhạc cho trẻ, tôi vạch sẵn một loạt các 
hoạt động giữa yên tĩnh và ồn ào giữa năng động và nghỉ ngơi. Duy trì cân đối giữa 
vận động: “Động và tĩnh”.
 - Khi kết thúc một hoạt động, tạo sự chuyển tiếp uyển chuyển giữa các hoạt 
động. Nếu dừng lại đột ngột, đứt quãng khi chuyển sang hoạt động kế tiếp sẽ làm cho 
trẻ mất tập trung, dễ xảy ra lộn xộn.
* Cách thực hiện
 Tôi lựa chọn các hình thức bài dạy phù hợp và hấp dẫn trẻ để đưa vào tiết học:
 - Tiết dạy hát: - Muốn một giờ hoạt động âm nhạc đạt kết quả cao đòi hỏi cô 
giáo phải hát đúng nhạc, có sử dụng đàn, nhạc cụ để trẻ được làm quen với nhạc, cô 
hát càng hay càng thu hút trẻ vào giờ học, cô phải thể hiện được tình cảm qua bài hát, 
cô giới thiệu dẫn dắt hay có nội dung để trẻ hát cùng cô cả bài.
 Muốn hoạt động giáo dục hiệu quả, tôi phải tìm hiểu, phân tích bài hát. Trên cơ 
sở đó, luyện hát diễn cảm, thể hiện sắc thái tình cảm phù hợp với nội dung bài hát. 
Thường khi dạy bài hát mới, trẻ đã được làm quen từ trước, ở mọi lúc, mọi nơi, qua 
các phương tiện truyền thông nên chỉ cần nghe nhạc là trẻ đã đoán được tên bài hát. Ví 
dụ: Khi nghe giai điệu bài: “Cháu yêu cô chú công nhân, chúng em chơi giao thông” 
 Trọng tâm là dạy hát thì nội dung chính là tập cho trẻ hát thuộc bài hát, hát rõ 
lời, đúng nhạc,đúng giai điệu bài hát. Muốn được như vậy trước tiên vào bài dạy cô trò 
chuyện với trẻ dẫn dắt trẻ vào bài hát, sau đó cô giới thiệu tên bài hát, tên tác giả. Cô 
hát mẫu kết hợp động tác minh họa, hỏi trẻ tên bài hát, tên tác giả? Cô hát lần hai thể 
hiện sắc thái tình cảm, giới thiệu nội dung bài hát, đến phần dạy trẻ hát, cô hát to 
,chậm ,rõ lời, cô bắt nhịp cho trẻ hát theo cô từ đầu đến cuối bài hát,những câu trẻ hát 
chưa đúng, cô có thể sửa sai cho trẻ bằng cách hát mẫu trọn vẹn câu hát sai đó rồi bắt 
nhịp cho trẻ hát lại. Khi trẻ hát đúng cô cho từng tổ hát thi đua, tổ, nhóm, cá nhân... Cô 
đệm đàn cho trẻ cùng hát. 
 6/21 Một số biện pháp phát huy tính tích cực trong hoạt động giáo dục âm nhạc cho trẻ 5- 6 tuổi
hợp, sau khi trẻ thuộc động tác tôi cho tổ,các nhóm, cá nhân lên biểu diễn cùng với 
nhạc bài hát 
 (Cô và trẻ hát kết hợp thể hiện động tác múa minh họa)
  Kết quả: Qua đó trẻ hát múa nhịp nhàng cùng bài hát, vận động phù hợp với 
sắc thái, nhịp điệu bài hát hơn.
 - Nếu trọng tâm là biểu diễn văn nghệ thì cô tổ chức cho trẻ biểu diễn giống như 
một chương trình văn nghệ, giúp trẻ ôn lại những bài đã học, tự tin mạnh dạn biểu diễn 
trước đông người. Trẻ được thể hiện các bài hát mà trẻ yêu thích. Cô có thể tổ chức 
hoạt động dưới nhiều hình thức liên hoan văn nghệ ,hội diễn thi đua giành giải nhất, 
nhì, ba...các tiết mục múa ,hát cá nhân, tập thể. Cô giới thiệu chương trình, cùng tham 
gia biểu diễn với trẻ, cô sắp xếp xen kẽ các thể loại hoạt động hình thức đa dạng như : 
Hát, múa, vận động, nghe hát,trò chơi. Cô chý ý lời dẫn kết nối các bài hát hợp lý, 
uyển chuyển hướng trẻ vào hội diễn
 Ví dụ” sự kiện “ Ngày 8/3 ,ngày quốc tế phụ nữ”, tôi sẽ tổ chức thành buổi biểu 
diễn văn nghệ với nhiều bài hát có ý nghĩa như: “Bông hoa mừng cô” (Trần Thị 
Duyên), “Mẹ ơi có biết ” (Nguyễn Văn Chung); “Qùa mùng 8/3 Mục đích để trẻ có 
những hiểu biết về ngày 8/3 và tự tin thể hiện tình cảm của mình.
 ( Trẻ tự tin biểu diễn văn nghệ)
  Kết quả: Trẻ tự tin, hào hứng tham gia các tiết mục do trường lớp tổ chức.Trẻ 
tự nghĩ ra cách vận động, hát theo các bản nhạc, bài hát yêu thích. Tự nghĩ ra để tại ra 
âm thanh, gõ đệm bằng dụng cụ theo tiết tấu tự chọn.
 * Đặc điểm phát triển khả năng âm nhạc lứa tuổi mẫu giáo lớn 5 – 6 tuổi
 * Mục đích:
 - Trẻ em ở lứa tuổi mầm non rất nhạy cảm với âm nhạc . Trẻ thích nghe 
nhạc và hứng thú và tham gia các hoạt động âm nhạc, nhất là trẻ mẫu giáo lớn 5 
– 6 tuổi ,là giai đoạn chuẩn bị cho trẻ vào trường tiểu học.Trẻ có khả năng tri 
 8/21 Một số biện pháp phát huy tính tích cực trong hoạt động giáo dục âm nhạc cho trẻ 5- 6 tuổi
 (Xây dựng góc âm nhạc sinh động để thu hút trẻ)
  Kết quả:Tại đây, trẻ tự hát hay tự vận động theo nhạc, biểu diễn một mình 
hay một nhóm trẻ một cách thích thú và sáng tạo.
 * Sử dụng các loại nhạc cụ - dụng cụ âm nhạc tự tạo thu hút sự chú ý của trẻ
 * Mục đích:
 - Để kích thích tính tò mò, ham hiểu biết lôi cuốn trẻ vào góc chơi âm nhạc, tôi 
phải chú ý thay đổi chất liệu, những thiết bị tạo âm thanh khác nhau định kỳ, tạo điều 
kiện cho trẻ sử dụng tối đa. Trong mỗi hoạt động âm nhạc, cô phải chuẩn bị các nhạc 
cụ, dụng cụ âm nhạc cho trẻ. Trong việc làm đồ dùng của lớp tôi (lớp MG lớn A5), sau 
khi lên kế hoạch tôi bàn với giáo viên trong lớp về ý định của mình, hỏi bạn có thêm ý 
tưởng và sau đó chúng tôi đi đến một thống nhất chung sử dụng những dụng cụ âm 
nhạc do cô tự làm như :Vỏ hộp sữa chua ,que kem, vỏ lon bia,sỏi....
* Cách thực hiện:
 Nhạc cụ 1: phách tre lụa :
 Nguyên vật liệu:- Que tre dẹt: 40 cái
- Dây duy băng: 20 m
- Đề can , Keo nến 
 Cách làm: 
- Bước 1: Cắt dây duy băng có kích thước 60cm gập đôi dây cắt tam giác 1 đầu để tạo 
thành tua.
- Bước 2: Lấy súng bắn keo dính 1 đầu còn lại vào que tre lấy đề can cuốn thật chặt 
đầu 
 Ứng dụng: 
 - Giáo viên sử dụng để dạy trẻ trong giờ vận động âm nhạc hoặc chơi ở hoạt 
động góc,  
Nhạc cụ 2: Xúc xắc: 
 Nguyên vật liệu:
- Vỏ hộp sữa chua đã rửa sạch, giấy màu, hồ gián, đề can các màu, viên sỏi, hột hạt
Cáchlàm:
- Bước 1: Cho sỏi vào trong hộp sữa chua, dùng hồ hoặc bang dính dán hai miệng hộp 
vào nhau, trang trí bằng cách vẽ hoặc dán giấy
 - Bước 2: Cắt đề can trang trí các màu theo đường viền tạo cánh hoa. 
 Ứng dụng: 
- Giáo viên sử dụng để dạy trẻ trong giờ âm nhạc, chơi ở hoạt động góc 
 10/21

File đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_phat_huy_tinh_tich_cuc_trong_hoat_dong.doc