SKKN Một số biện pháp phát huy tính tích cực trong hoạt động định hướng không gian cho trẻ 5-6 tuổi trong trường mầm non
về nội dung và phương pháp. Trong mỗi một lĩnh vực điều có sự thay đổi để phù hợp hơn với tâm sinh lý của trẻ theo từng thời kì, theo từng bước phát triển của trẻ. Đối với lĩnh vực phát triển nhận thức, là lĩnh vực được chú trọng nhất trong giáo dục trẻ, đặc biệt với trẻ 5 tuổi. Trong lĩnh vực nhận thức trẻ được lĩnh hội về tri thức để hoàn thiện mình. Nhưng trong thực tế cho thấy rằng, giáo dục mầm non chưa chú trọng dạy trẻ định hướng về thời gian và không gian, hoạt động định hướng trong không gian tuy là một nội dung nhỏ trong việc cho trẻ mầm non làm quen với toán nhưng nó có vai trò quan trọng trong việc hình thành nhân cách của trẻ. Trong chương trình mới chú trọng dạy trẻ về số lượng, kích thước, hình dạng, còn riêng về thời gian và không gian thì đã được đề cập đến tuy nhiên chưa được quan tâm nhiều và đi sâu, trong kế hoạch có đưa nội dung dạy trẻ nhưng hình thức và phương pháp chưa được đổi mới, chưa có nhiều hoạt động đa dạng được đưa vào trong chương trình nên chưa thu hút được trẻ.
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp phát huy tính tích cực trong hoạt động định hướng không gian cho trẻ 5-6 tuổi trong trường mầm non", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp phát huy tính tích cực trong hoạt động định hướng không gian cho trẻ 5-6 tuổi trong trường mầm non
chính xác các từ ngữ toán học như phía phải, phía trái, phía trên, phía dưới, phía trước phía sau.... Từ đó tạo tiền đề cho trẻ tự tin vững vàng bước vào lớp 1 với hoạt động chính là hoạt động học. Để làm được điều đó đòi hỏi giáo viên cần có sự yêu nghề, say sưa, tâm huyết, chu đáo tỉ mỉ, sáng tạo hướng dẫn trẻ tham gia vào các hoạt động một cách khoa học, cô giáo cần phải đầu tư thời gian công sức một cách công phu để chuẩn bị đồ dùng cho tiết học mới, có như vậy tiết học sẽ đạt được hiệu quả cao và thu hút các cháu hứng thú tham gia. Trên thực tế khả năng định hướng trong không gian của trẻ còn hạn chế, nhiều trẻ tới cuối độ tuổi vẫn còn nhầm lẫn các phía của bản thân và các phía của đối tượng khác (có sự định hướng) và sử dụng các từ ngữ toán học chưa chuẩn xác vẫn còn lẫn lộn . Chính vì vậy mà tôi chọn đề tài “ Một số biện pháp phát huy tính tích cực trong hoạt động định hướng không gian cho trẻ 5-6 tuổi trong trường mầm non”. 2. Tên sáng kiến: Một số biện pháp phát huy tính tích cực trong hoạt động định hướng không gian cho trẻ 5-6 tuổi trong trường mầm non. 3. Tác giả sáng kiến: - Họ và tên: Tô Thị Lan Anh - Địa chỉ tác giả sáng kiến: Trường mầm non Thanh Vân - Xã Thanh Vân - Huyện Tam dương - Tỉnh Vĩnh Phúc - Số điện thoại: 0967639318. E_mail: saonhi2007@gmail.com 4. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến: Nhà giáo: Tô Thị Lan Anh - Giáo viên trường mầm non Thanh vân - Tam Dương - Vĩnh Phúc. 5. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: - Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Phát triển nhận thức, cụ thể là các biện pháp sư phạm giúp trẻ phát huy mọi khả năng, tiềm lực trong hoạt động định hướng trong không gian cho trẻ 5-6 tuổi trong trường mầm non - Vấn đề mà sáng kiến giải quyết: Khảo sát thực trạng tình hình của việc phát huy tính tích cực nhận thức trong hoạt động học định hướng trong không gian. 6. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử: - Sáng kiến được áp dụng lần đầu: Ngày 20 tháng 02 năm 2018 2 phát triển của nó có sự tham gia của tất cả các cơ quan phân tích khác nhau như xúc giác, thị giác, khứu giác. Bà cũng nghiên cứu đặc điểm phát triển nhận thức của trẻ mẫu giáo về không gian, về mối quan hệ không gian của các vật “so với mình”, và “các vật so với nhau”. Bà cho rằng: để xác định vị trí các vật xung quanh, trước tiên trẻ phải định hướng được trên chính mình (lấy mình làm gốc toạ độ) sau đó mới xác định được vị trí của đối tượng Sự định hướng trong không gian của con người được thực hiện trên cơ sở tri giác trực tiếp không gian và biểu thị bằng lời phạm trù không gian. Ví dụ: Vị trí, độ xa, mối quan hệ không gian giữa các vật. Đối với trẻ mầm non thì sự định hướng không gian được hiểu theo nghĩa hẹp là xác định vị trí. Xác định điểm đứng vị trí của bản thân so với các vật xung quanh. Xác định vị trí và diễn đạt vị trí các vật so với đối tượng khác có sự định hướng hay vị trí các đối tượng so với nhau. Khi trẻ xác định đúng vị trí của mình của bạn khác, của đồ vật giúp trẻ định hướng tốt khi di chuyển, định hướng các mối quan hệ trong không gian của thế giới xung quanh trẻ, góp phần làm chính xác và phong phú hơn vốn ngôn ngữ của trẻ, phát triển tốt hơn tư duy trực quan hình tượng và tư duy trực quan sơ đồ. Việc phát huy tính tích cực nhận thức cho trẻ 5-6 trong hoạt động học định hướng trong không gian cho trẻ có vai trò quan trọng trong giáo dục toàn diện (Đức, trí, thể, mĩ, giáo dục lao động) cho trẻ. Rèn luyện phản xạ cho trẻ nhanh nhẹn khéo léo để nhận thức được thế giới xung quanh. Hình thành cho trẻ kỹ năng định hướng mọi vật trong không gian chính xác và rõ ràng hơn. Nó là phương tiện góp phần giáo dục cho trẻ ý thức kỷ luật, tính kiên trì, lòng ham hiểu biết, sáng tạo, biết đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau, hình thành ý thức tập thể lao động. Ngoài ra nó giúp trẻ phát triển khả năng quan sát có mục đích và phát triển các thao tác tư duy. Bên cạnh đó việc học định hướng trong không gian giúp phát triển ngôn ngữ cho trẻ, đặc biệt là giúp trẻ hiểu và sử dụng đúng các thuật ngữ toán học trong các trường hợp cụ thể, diễn đạt mạch lạc các yếu tố và mối tương quan toán học. a) Đặc điểm nhận thức Quá trình hình thành sự định hướng trong không gian của trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi trong trường mầm non: Việc dạy trẻ mẫu giáo các nội dung định hướng trong không gian bao gồm nhiều nội dung khác nhau. Những nội dung này đã được quy định rõ trong các chương trình chăm sóc giáo dục trẻ 5-6 tuổi do Bộ giáo dục và đòa tạo ban hành, giúp các giáo viên có thể dễ dàng trong việc lập kế hoạch và tiến hành dạy trẻ định hướng trong không gian. 4 c) Quy trình tổ chức hướng dẫn cho trẻ hoạt động định hướng trong không gian Để hình thành kiến thức định hướng trong không gian cho trẻ ta cần được tiến hành qua các giai đoạn: + Tổ chức cho trẻ làm quen với các định hướng trong không gian + Tổ chức hoạt động để trẻ lĩnh hội được kiến thức về định hướng trong không gian. + Tổ chức các hoạt động thực hành, củng cố thông qua hệ thống trò chơi. 7.1.2. Thực trạng hoạt động định hướng không gian của trẻ 5-6 tuổi trong trường mầm non Thanh Vân- Tam Dương- Vĩnh Phúc a) Thuận lợi Nội dung định hướng trong không gian là một nội dung khó cho cả giáo viên và trẻ do mang tính trừu tượng đòi hỏi trẻ phải tập trung chú ý định hướng, việc xác định vật chuẩn, lời nói diễn đạt các mối quan hệ trong không gian phải mạch lạc, chính xác dẫn tới tiết học dễ bị nặng nề, trẻ nhàm chán nên giáo viên rất ngại dạy nội dung này. Việc đầu tư nghiên cứu phương pháp giảng dạy, tổ chức các hoạt động định hướng trong không gian cho trẻ chưa thực sự được quan tâm đúng mức. Từ những yếu tố trên khi nghiên cứu trường mầm non Thanh vân gặp những thuận lợi và khó khăn sau: Năm học 2018-2019 nhà trường có 2 khu một khu lẻ và một khu trung tâm với tổng diện tích là 19.000m2, tổng số phòng học cho cả hai khu là 17 phòng học, Trong đó có 5 lớp 5 tuổi. Các lớp học có nhà vệ sinh khép kín sạch sẽ, thoáng mát, có đủ diện tích cho trẻ hoạt động. Khuân viên rộng rãi có tường bao quanh, sân chơi được lát gạch, đổ bê tông và có mái che với diện tích rộng, hệ thống bồn hoa cây cảnh được bố trí đẹp mắt đảm bảo đúng tiêu chí môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm, năm học 2017-2018 nhà trường tham dự hội thi xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm với hệ thống các khu vực vui chơi đảm bảo an toàn cho trẻ hoạt động. Hàng năm nhà trường được SGD&ĐT, PGD&ĐT cấp phát hệ thống đồ chơi ngoài trời và một số đồ dùng phục vụ cho các hoạt động của cô và trẻ phục vụ cho lĩnh vực phát triển nhận thức đặc biệt là hoạt động định hướng trong không gian. Ngoài ra nhà trường đôn đốc giáo viên làm bổ sung thêm rất nhiều đồ dùng đồ chơi bằng các nguyên vật liệu sẵn có, đồ dùng đồ chơi làm ra đảm bảo đẹp mắt và bền nhằm phục vụ các hoạt động hàng ngày cho cô và trẻ. 6 Nhà trường chưa tổ chức được nhiều hoạt động ngoại khóa, các nội dung thực hành dạy trẻ định hướng trong không gian chưa được chú ý, đôi khi thực hiện còn mang tính hình thức Đồ dùng phục vụ cho hoạt động chưa nhiều, còn sơ sài và chưa phong phú chưa thu hút được sự tham gia của trẻ. - Đối với đội ngũ giáo viên Hoạt dộng định hướng trong không gian yêu cầu giáo viên phải đầu tư về thời gian nghiên cứu tài liệu. Bên cạnh đó giáo viên phải tìm hiểu về tính cách tâm sinh lý của trẻ từ đó biết được trẻ đang thiếu hụt vấn đề gì mới có biện pháp dạy trẻ một cách cho phù hợp. - Đối với phụ huynh Một số phụ huynh còn mải làm kinh tế nên không có nhiều thời gian quan tâm đến con và chưa hiểu tầm quan trọng của việc giáo dục định hướng không gian cho trẻ. Một số phụ huynh có quan điểm sai về giáo dục phát triển nhận thức cho trẻ, cho rằng nội dung đó là không cần thiết trẻ còn nhỏ chưa cần cung cấp, khi nào lớn trẻ sẽ tự biết. - Đối với trẻ + Khả năng nhận thức của trẻ chưa đồng đều, hầu hết trẻ là con em nông thôn nên việc được tiếp cận với các hướng trong không gian qua nhiều hình thức là hạn chế chủ yếu là cô giáo cung cấp kiến thức còn thực tế ở gia đình phụ huynh chưa để ý đến. + Một số trẻ suy dinh dưỡng yếu về thể lực nên ít vận động không hòa đồng cùng các bạn. Ngược lại một số trẻ lại quá hiếu động, hay đùa nghịch, thường xuyên nói chuyện trong giờ học. + Trẻ bị ảnh hưởng nhiều bởi cuộc sống hiện đại như mạng Internet, chơi game, hoạt hình không có nội dung giáo dục, trong khi các bậc phụ hynh quá nuông chiều và cho trẻ xen thường xuyên. Từ những thuận lợi khó khăn trên tôi tiến hành khảo sát trẻ ngay từ khi bắt đầu áp dụng sáng kiến. * Số liệu điều tra trước khi thực hiện Trong khi dạy trẻ 5 tuổi xác định vị trí trong không gian, tôi gặp rất nhiều khó khăn. Nguyên nhân là do tiết học khô khan, khó hiểu còn dập khuôn máy móc bài bản của trình tự tiết học. Đầu năm học 2018 – 2019 tôi đã tiến hành khảo sát trên trẻ kết quả như sau 8 7.1.3. Thực trạng hoạt động định hướng không gian của trẻ 5-6 tuổi trong trường mầm non Tam Dương- huyện Tam Dương- Vĩnh Phúc * Thuận lợi Luôn nhận được sự quan tâm của PGD&ĐT cùng với sự quan tâm và chỉ đạo sát sao của Ban giám hiệu nhà trường luôn hỏi han và khảo sát tình hình thực tế cơ sở vật chất tại các lớp xem cần bổ sung cơ sở vật chất nào để phục vụ các hoạt động giáo dục trẻ tốt hơn. - Đối với trẻ Trẻ được học theo đúng độ tuổi và trẻ đến lớp rất đều đặn. Đa số trẻ được học qua 4 tuổi nên trẻ rất ngoan, đoàn kết biết giúp đỡ nhau và có nền nếp, biết vâng lời cô giáo. - Đối với cô Khối 5 tuổi có 3 giáo viên trình độ ĐH: 3= 100% Giáo viên có trình độ chuyên môn ham học hỏi, còn rất trẻ tuổi nhiệt tình năng động tích cực học hỏi kinh nghiệm, tích cực trang trí môi trường lớp học sạch đẹp hấp dẫn đối với trẻ. - Đối với Phụ huynh Đa số phụ huynh là viên chức nhà nước vàlàm kinh doanh buôn bán nhỏ nên điêu kiện kinh tế gia đình khá giả, một số phụ huynh nhận thức tốt về tầm quan trọng của việc giáo dục trẻ nội dung định hướng trong không gian nên đã quan tâm đến việc giáo dục của con và đã đồng tình ủng hộ nhà trường mua sắm một số trang thiết bị cần thiết, thường xuyên trao đổi về nội dung giáo dục để cùng tham gia giáo dục cho trẻ đạt hiệu quả tốt nhất trong lĩnh vực toán đặc biệt là nội dung định hướng trong không gian. * Khó khăn - Trường mầm non Tam Dương đã được xây dựng từ lâu, diện tích trường không được rộng, khuân viên trật trội, nhà lớp học không khép kín, khu vệ sinh dùng chung đã bị xuống cấp. - Số trẻ trong lớp đông, diện tích lớp học trật trội có ảnh hưởng đến việc giáo dục trẻ. Cơ sở vật chất mặc dù đã được quan tâm đầu tư tuy nhiên trang thiết bị phục vụ hoạt động vẫn còn ít, chưa đa dạng, phong phú, chưa hấp dẫn trẻ. - Kỹ năng tuyên truyền của giáo viên chưa đồng đều làm ảnh hưởng đến chất lượng truyền thông, công tác phối hợp còn sơ sài, không phù hợp và chưa được cập 10
File đính kèm:
- skkn_mot_so_bien_phap_phat_huy_tinh_tich_cuc_trong_hoat_dong.doc