SKKN Một số biện pháp phát huy tính tích cực tham gia hoạt động giáo dục thể chất của trẻ 5-6 tuổi

Hoạt động Giáo dục thể chất ở trường mầm non là một hoạt động mang tính tập thể, có sự động viên khích lệ. Hoạt động Giáo dục thể chất có vai trò giúp trẻ tăng khả năng hoạt động với đồ vật, các phương tiện trực quan, cụ thể bằng các thao tác như chạy, nhảy, ném, bắt...giúp trẻ phát triển hệ cơ xương và thị giác qua quá trình hoạt động. Qua hoạt động Giáo dục thể chất giúp trẻ nhanh nhẹn, hoạt bát, năng động; rèn luyện sự khéo léo, sức chịu đựng, tính kiên trì, dẽo dai….
Trong hoạt động Phát triển thể chất đòi hỏi trẻ phải tự tin, khéo léo, nhanh nhẹn và khả năng sáng tạo cao. Trẻ hoạt động nhiều giúp cơ thể phát triển hài hoà, cân đối và kết hợp nhịp nhàng, điều hoà chức năng hoạt động giữa hệ thần kinh, hệ tiêu hoá, hệ tuần hoàn, hệ hô hấp….
Trên thực tế chất lượng các giờ hoạt động Phát triển thể chất ở các trường Mầm non thuộc vùng đặc biệt khó khăn như trường tôi chưa đảm bảo bởi trẻ em chủ yếu là người Đồng bào dân tộc thiểu số, trong các giờ hoạt động giáo dục thể chất trẻ chưa nắm được kỹ năng, chưa hiểu lời hướng dẫn, giải thích của cô, từ đó trẻ chưa tích cực hứng thú tham gia, chưa phát triển hết khả năng, năng lực của từng trẻ; một số giáo viên chưa hiểu sâu sắc các kỹ năng bài tập vận động cơ bản, nghiên cứu chưa kỹ các động tác nên thực hiện bài tập thiếu sự chính xác về mặt kỹ thuật.
Với lòng nhiệt huyết, say mê nghề nghiệp là người giáo viên mầm non cần phải xác định rõ trách nhiệm của mình, phải năng động sáng tạo, phải tự đổi mới nội dung phương pháp, hình thức tổ chức hoạt động giáo dục để góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện trong nhà trường. Xuất phát từ những lí do trên mà tôi đã chọn đề tài “Một số biện pháp giáo dục thể chất cho trẻ mẫu giáo 5- 6 tuổi”
doc 13 trang skmamnonhay 19/03/2025 650
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số biện pháp phát huy tính tích cực tham gia hoạt động giáo dục thể chất của trẻ 5-6 tuổi", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp phát huy tính tích cực tham gia hoạt động giáo dục thể chất của trẻ 5-6 tuổi

SKKN Một số biện pháp phát huy tính tích cực tham gia hoạt động giáo dục thể chất của trẻ 5-6 tuổi
 Phần I
 PHẦN MỞ ĐẦU
 1.1. Lý do chọn đề tài:
 Chúng ta đã bước sang thế kỷ 21 thế kỷ của nền văn minh trí tuệ, sự phát 
triển như vũ bảo của khoa học công nghệ đòi hỏi con người cần phải phát triển 
toàn diện về trí tuệ, đạo đức, tình cảm và đặc biệt là phải có thể lực tốt, sự khéo 
léo, năng động, sáng tạo để đáp ứng với sự phát triển của thời đại. Bác Hồ nói “Có 
sức khỏe để bảo vệ Tổ Quốc”.
 Trẻ em là công dân của xã hội, là thế hệ tương lai của đất nước nên ngay từ 
thửơ lọt lòng chúng ta cần chăm sóc giáo dục trẻ thật chu đáo. Đặc biệt giáo dục 
thể chất cho trẻ càng có ý nghĩa quan trọng hơn. Nghị quyết Trung ương 4 về 
những vấn đề cấp bách của sự nghiệp chăm sóc và bảo vệ sức khỏe của nhân dân 
có ghi rõ: “Sức khỏe là cái vốn quí nhất của mỗi con người và của toàn xã hội, là 
nhân tố quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”.
 Trẻ từ 5-6 tuổi là độ tuối phát triển nhanh nhất về thể lực.Hoạt động giáo 
dục phát triển thể chất là một trong những hoạt động có tác động rất lớn phát triển 
về thể lực, nó chiếm một phần quan trọng về sức khỏe của trẻ. Thông qua vận động 
giúp trẻ phát triển hệ cơ, xương, sự phối hợp khéo léo của các giác quan. 
 Mỗi chúng ta ai cũng nhận thức được rằng “Uốn cây từ thuở còn non” việc 
giáo dục phát triển thể lực cũng như vậy, phải bắt đầu từ độ tuổi ấu thơ. Vì đó là cơ 
sở ban đầu cho việc hình thành và phát triển một con người về cả “Đức, Trí, Thể, 
Mĩ”. Đây là thời điểm quan trọng nhất, có ảnh hưởng rất lớn, quyết định sự trưởng 
thành sau này của trẻ.
 Chăm sóc giáo dục trẻ em ngay từ những năm, tháng đầu tiên của cuộc đời 
đứa trẻ là một việc làm hết sức cần thiết và có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong sự 
nghiệp chăm lo đào tạo và bồi dưỡng thế hệ trẻ trở thành những con người tương 
lai của đất nước. 
 Hoạt động Giáo dục thể chất ở trường mầm non là một hoạt động mang tính 
tập thể, có sự động viên khích lệ. Hoạt động Giáo dục thể chất có vai trò giúp trẻ 
tăng khả năng hoạt động với đồ vật, các phương tiện trực quan, cụ thể bằng các 
thao tác như chạy, nhảy, ném, bắt...giúp trẻ phát triển hệ cơ xương và thị giác qua 
quá trình hoạt động. Qua hoạt động Giáo dục thể chất giúp trẻ nhanh nhẹn, hoạt 
bát, năng động; rèn luyện sự khéo léo, sức chịu đựng, tính kiên trì, dẽo dai. 
 Trong hoạt động Phát triển thể chất đòi hỏi trẻ phải tự tin, khéo léo, nhanh 
nhẹn và khả năng sáng tạo cao. Trẻ hoạt động nhiều giúp cơ thể phát triển hài hoà, 
cân đối và kết hợp nhịp nhàng, điều hoà chức năng hoạt động giữa hệ thần kinh, hệ 
tiêu hoá, hệ tuần hoàn, hệ hô hấp. 
 2 Phần II
 NỘI DUNG
 2.1. Thực trạng của vấn đề mà đề tài, sáng kiến, giải pháp cần giải quyết
 Năm học 2014- 2015 bản thân tôi được Ban Giám Hiệu phân công dạy lớp 
Mẫu giáo lớn tại khu vực xa xôi và khó khăn nhất của trường. Trong quá trình thực 
hiện nhiệm vụ tôi gặp những thuận lợi, khó khăn như sau:
 * Thuận lợi:
 Được Ban giám hiệu nhà trường tích cực bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, 
quan tâm giúp đỡ, động viên tinh thần, trang bị đầy đủ cơ sở vật chất, đồ dùng đồ 
chơi trong lớp.
 Phòng học mới được xây dựng rộng rãi, sân chơi thoáng mát nên việc tổ 
chức giảng dạy và tổ chức các hoạt động cho trẻ cũng dễ dàng. 
 Bản thân có trình độ chuyên môn Đại học sư phạm mầm non nhờ đó kiến 
thức, năng lực chuyên môn nghiệp vụ vững vàng. 
 Có lập trường tư tưởng chính trị, kiên định, có phẩm chất đạo đức tốt, yêu 
nghề, mến trẻ, nhiệt tình trong công tác, có ý thức tích cực tự học tập, rèn luyện, 
bồi dưỡng năng lực chuyên môn.
 Được sự giúp đỡ của đồng nghiệp trong việc chăm sóc, giáo dục trẻ và tổ 
chức các hoạt động.
 Lớp học theo đúng độ tuổi.
 Mặc dù, có nhiều thuận lợi song tôi vẫn gặp không ít khó khăn sau đây:
 * Khó khăn:
 Trường thuộc vùng đặc biệt khó khăn của huyện Lệ Thủy, trong đó có cụm 
mà tôi đang giảng dạy cách xa cụm trung tâm, địa hình phức tạp, giao thông cách 
trở, đường sá đi lại vừa xa xôi, vừa vượt qua nhiều khe suối, dốc đèo nguy hiểm. 
Mặt khác, ở khu vực này chưa có điện sáng, nước phục vụ sinh hoạt cho cô và trẻ 
phải dùng nước suối...
 Trong sinh hoạt gia đình, cộng đồng người dân ở đây thường sử dụng Tiếng 
mẹ đẻ theo bản năng nên khi đến trường trẻ rất khó hiểu, khó nghe, khó nói được 
Tiếng Việt, trẻ ngại giao tiếp với bạn bè, cô giáo và mọi người xung quanh nhất là 
người lạ. 
 Mặt khác, ngữ điệu, giọng nói của người Đồng bào nơi đây không đúng 
thanh điệu, âm điệu Tiếng Việt nên trẻ thiếu tự tin trong mọi hoạt động.
 Một số dụng cụ thể dục chưa phù hợp, chưa đầy đủ, chưa phong phú. 
 Nhận thức của phụ huynh về giáo dục mầm non nói chung, giáo dục phát 
triển thể chất nói riêng chưa đúng đắn, chưa coi trọng và quan tâm đúng mức.
 4 thức chung của trẻ trong độ tuổi và thực tế nhận thức của trẻ em Đồng bào Bru- 
Vân Kiều là khâu đầu tiên có ý nghĩa quan trọng để nâng cao chất lượng tổ chức 
hoạt động giáo dục nói chung và hoạt động Giáo dục thể chất nói riêng. Để làm 
được điều đó thì trước hết bản thân tôi cần nắm vững các nội dung ở chương trình 
khung, các mục tiêu cần đạt. 
 * VD: Kế hoạch tổ chức các hoạt động Giáo dục thể chất
 KẾ HOẠCH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC THỂ CHẤT 
 LỚP MẪU GIÁO LỚN- NĂM HỌC 2014- 2015
TT CHỦ ĐỀ NỘI DUNG YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1 Trường Mầm - Đi nối bàn chân - Đi nối gót chân, đầu chân này 
 non tiến lùi nối vào gót chân kia, tiến về phía 
 - Bò chui qua cổng trước.
 - Bò phối hợp chân nọ, tay kia, 
 khi chui qua cổng thân người 
 - Đi trên ván kê dốc không chạm vào cổng.
 30 độ
 - Đi tự nhiên, thẳng hướng phối 
 hợp chân nọ tay kia.
2 Bản thân - Đi trên ván kê dốc - Đi tự nhiên, thẳng hướng, phối 
 30 độ hợp chân nọ tay kia.
 - Tung bóng lên cao - Tung bóng lên thẳng hướng, 
 và bắt bóng bằng 2 không làm rơi bóng và bắt bóng 
 tay bằng 2 tay.
 - Tung bóng lên cao - Tung bóng lên thẳng hướng, 
 và bắt bóng bằng 2 không làm rơi bóng và bắt bóng 
 tay bằng 2 tay.
3 Gia đình - Đập và bắt bóng - Đập bóng xuống đất, khi bóng 
 bằng 2 tay nảy lên thì bắt bóng bằng 2 tay.
 - Đi thăng bằng trên - Đi thăng bằng trên ghế không 
 ghế thể dục dục đầu làm rơi túi cát.
 đội túi cát.
 - Đi thăng bằng trên 
 ghế thể dục dục đầu 
 đội túi cát.
4 Nghề nghiệp - Ném xa bằng 1 tay - Biết cách cầm túi cát và ném 
 mạnh về phía trước.
 - Bật sâu 40- 45 cm - Bật nhẹ nhàng bằng 2 đầu bàn 
 chân. Giữ được thăng bằn khi 
 6 tượng tự nhiên thẳng đứng cao 1,5m 
 x xa 2m
 - Ném và bắt bóng - Biết cách ném bóng và bắt bóng 
 bằng 2 tay khoảng bằng 2 tay không làm rơi bóng.
 cách xa 4m.
9 Quê hương- Đất - Ném và bắt bóng - Biết cách ném bóng và bắt bóng 
 nước- Bác Hồ- bằng 2 tay khoảng bằng 2 tay không làm rơi bóng.
 Trường Tiểu học cách xa 4m.
 - Ném trúng đích - Ném trúng bao cát vào đích.
 nằm ngang.
 - Bật tách chân, 
 khép chân qua 7 ô.
 - Bật liên tục tách và khép chân 
 đúng ô.
 Để xây dựng được kế hoạch phù hợp với mục tiêu phát triển chung của độ 
tuổi, đảm bảo nguyên tắc từ dễ đến khó và đảm bảo tính vừa sức đối với trẻ thì 
ngoài việc nắm vững nội dung chương trình khung, chương trình giáo dục trẻ 5- 6 
tuổi đối với vùng khó; đặc điểm giáo dục phát triển thể chất của độ tuổi mẫu giáo 
5- 6 tuổi thì tôi cần nắm rõ đặc điểm tâm sinh lý, khả năng vận động và đặc điểm 
nhận thức của trẻ để có cách xây dựng kế hoạch cụ thể phù hợp với khả năng của 
trẻ trong lớp lớp, phù hợp với chủ đề. Trong từng chủ đề cần lựa chọn nội dung 
nào đưa vào hoạt động học, nội dung nào đưa vào các hoạt động khác sao cho phù 
hợp để đảm bảo cho việc cung cấp kiến thức và rèn luyện kỷ năng một cách khoa 
học, đảm bảo tính vừa sức.
 Sau khi xây dựng kế hoạch nội dung các vận động tập luyện cho trẻ tôi tiếp 
tục xây dựng “Góc vận động”. Xây dựng góc vận động, để thuận tiện cho trẻ sử 
dụng và tuyên truyền đến tất cả các bậc phụ huynh, tôi chọn vị trí trước cửa lớp sắp 
xếp các đồ dùng dụng cụ để cho trẻ dễ lấy, dễ sử dụng, đến mỗi hoạt động như thể 
dục sáng, giờ học thể dục, hoạt động ngoài trời trẻ có thể tự lấy đồ dùng đồ chơi 
phù hợp với vận động mà cô giáo yêu cầu. 
 Ngoài ra, khi xây dựng góc vận động trẻ có thể tự tham gia vận động khi trẻ 
dược bố mẹ đón và cho chơi ở sân trường, trẻ có thể rủ bạn cùng tập lại bài tập mà 
buổi sáng đã học cho bố mẹ xem. Khi xây dựng góc vận động tôi nhận thấy trẻ lớp 
tôi tiến bộ nhiều hơn, trẻ tham gia vận động tự nhiên và tích cực hơn, đồng thời 
phụ huynh lớp tôi thấy được rõ hơn tầm quan trọng của giáo dục thể chất, họ quan 
tâm hơn đến sự vận động của con mình, xem với vận động này, vận động kia con 
mình thực hiện được đến đâu, có thực hiện tốt bài tập không, có mạnh dạn tự tin 
khi trèo thang hay đi trên cầu thăng bằng không,
 Biện pháp 2: Thường xuyên cho trẻ tập thể dục sáng
 8 Ví dụ: Khi dạy trẻ “Ném xa bằng 1 tay” tôi cho trẻ tập ném mô phỏng đồng 
loạt tai chỗ.
 2. Hình thức tập cả lớp – nối tiếp: 
 Khi áp dụng hình thức này, tôi cho trẻ cùng thực hiện một bài tập, liên tiếp 
trẻ nọ nối tiếp trẻ kia. Có thể một nhóm có từ 3 - 5 trẻ tập xong bài tập rồi tiếp theo 
đến nhóm khác, giống như tập quay vòng. Tập theo nhóm nối tiếp trẻ rất hứng thú 
và thi đua nhau tập.
 3. Hình thức tập theo nhóm: 
 Khi áp dụng hình thức này, trong thời gian cho trẻ thực hiện tôi chia lớp 
thành 2 hoặc 3 nhóm , mỗi nhóm tập bài tập ở các vị trí khác nhau và có giáo viên 
hoặc trẻ có năng lực tổ chức phụ trách. Trong khi thực hiện bài tập theo nhóm, nếu 
vận động mới có một bài tập vận động cơ bản thì tập theo kiểu nhóm không 
chuyển đổi, các nhóm tập xong bài tập đã cho thì cả lớp chuyển sang phần tiếp 
theo của buổi tập. Nếu bài tập vận động mới có 2 vận động cơ bản thì tôi cho trẻ 
tập theo kiểu nhóm chuyển đổi, chia lớp thành 2 nhóm: Nhóm 1 tập xong vận động 
thứ nhất, cùng lúc nhóm 2 tập xong vận động thứ hai. Sau đó nhóm 1 tập vận động 
2 đồng thời nhóm 2 tập vận động 1. Cuối cùng cả lớp chuyển sang phần tiếp theo 
của buổi tập. Tôi đưa hình thức tập theo nhóm này vào buổi tập giúp cho trẻ phát 
triển khả năng tự lực và tự tổ chức theo tốp nhỏ, tăng lượng vận động và rèn luyện 
kỹ năng vận động cho trẻ. 
 4. Hình thức tập cá nhân 
 Khi tiến hành hình thức này, trẻ tập lần lượt một bài tập, cô giáo hướng dẫn, 
kiểm tra chất lượng bài tập, các trẻ còn lại quan sát và nhận xét ưu, nhược điểm 
của trẻ khi thực hiện bài tập. Hình thức này áp dụng khi cần có sự giúp đỡ, đảm 
bảo an toàn, phù hợp với giai đoạn đầu hình thành vận động.
 Biện pháp 4: Sử dụng đồ dùng trực quan
 Trẻ mầm non có tư duy và nhận thức theo lối trực quan cảm tính, vì vậy mọi 
hoạt động giảng dạy đối với lứa tuổi này đều cần phải sử dụng những hình mẫu 
trực tiếp và hấp dẫn. Giáo viên cần hình thành cho trẻ những thói quen vận động 
dựa trên cơ sở cảm giác một cách trực tiếp với động tác. Có hai hình thức giảng 
dạy trực quan là làm mẫu trực tiếp cho trẻ quan sát (trực quan trực tiếp) và dùng lời 
nói để mô tả động tác kèm với phim, ảnh, mô hình cho trẻ hình dung ra cách tập 
(trực quan gián tiếp). Khi giảng dạy giáo dục thể chất cho trẻ mầm non cô cần phải 
phối hợp vận dụng cả hai loại trực quan trên, nhất là ở giai đoạn đầu khi mới học 
động tác vì ở giai đoạn này, nguyên tắc trực quan là tiền đề để trẻ tập và làm quen 
với động tác mới. Mặt khác, trẻ dân tộc Bru- Vân Kiều nhận thức của trẻ còn han 
chế, việc làm mẫu cần phải chậm từng phần để trẻ nắm bắt được cách tập từng 
bước.
 Ví dụ: Bài tập vận động “Bật xa”, lần đầu tôi làm mẫu toàn bộ, sau đó chú ý 
đến tư thế chuẩn bị, tư thế nhảy của chân, cuối cùng là cách vung tay, bật nhún. 
Khi trẻ nắm bắt được các phàn cơ bản của bài tập, thì tôi cho trẻ quan sát mẫu của 
bạn mình, tự nhận xét, phát hiện ra cái sai của bạn.
 10

File đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_phat_huy_tinh_tich_cuc_tham_gia_hoat_d.doc