SKKN Một số biện pháp phát huy tính tích cực nhận thức của trẻ 5-6 tuổi qua trò chơi học tập

Trẻ 5 - 6 tuổi là những chủ thể của hoạt động nhận thức, trẻ có năng lực riêng, có khả năng tư duy, thích khám phá thế giới xung quanh. Chúng rất thích được thực hành, trải nghiệm qua các đồ dùng đồ chơi, qua các trò chơi. Bởi lẽ qua đó không những giúp trẻ thỏa mãn nhu cầu chơi mà còn thỏa mãn cả nhu cầu nhận thức, trẻ tham gia chơi sẽ giải quyết được các vấn đề cùng cô cùng bạn. Trong xu thế phát triển của toàn cầu, đất nước ta đang trên đà phát triển ngày càng đổi mới về mọi mặt của toàn xã hội. Là một giáo viên tôi luôn mong muốn dạy dỗ các cháu sao cho các cháu theo kịp với sự phát triển chung của đất nước. Chính vì vậy việc phát huy tính tích cực nhận thức cho trẻ thông qua trò chơi học tập có vị trí rất quan trọng góp phần phát triển toàn diện và chuẩn bị tâm thế cho trẻ bước vào lớp một. Trong các trò chơi đặc biệt là trò chơi học tập, đòi hỏi sự hoạt động trí tuệ rất phức tạp, trẻ phải huy động trí tuệ của mình tới mức tối đa để giải quyết nhiệm vụ nhận thức mà trò chơi đặt ra. Vì thế, nó tạo điều kiện để nâng cao tính tích cực nhận thức của trẻ. Hiện nay chúng ta thực hiện theo mục tiêu giáo dục lấy trẻ làm trung tâm, tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên hướng dẫn, tổ chức cho trẻ chơi ở mọi lúc mọi nơi và có thể tổ chức dưới nhiều hình thức khác nhau tùy theo điều kiện, nhận thức của trẻ. Qua trò chơi trẻ được học cùng cô, cùng bạn, cùng tham gia khám phá, giải quyết các vấn đề để đi đến những kết luận cụ thể. Sử dụng trò chơi làm phương tiện giáo dục thiết thực phù hợp với từng cá nhân, tạo điều kiện cho trẻ phát triển về mọi mặt “đức, trí, thể, mĩ”
docx 12 trang skmamnonhay 11/04/2025 220
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số biện pháp phát huy tính tích cực nhận thức của trẻ 5-6 tuổi qua trò chơi học tập", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp phát huy tính tích cực nhận thức của trẻ 5-6 tuổi qua trò chơi học tập

SKKN Một số biện pháp phát huy tính tích cực nhận thức của trẻ 5-6 tuổi qua trò chơi học tập
 Trẻ 5 - 6 tuổi là những chủ thể của hoạt động nhận thức, trẻ có năng lực riêng, 
có khả năng tư duy, thích khám phá thế giới xung quanh. Chúng rất thích được thực 
hành, trải nghiệm qua các đồ dùng đồ chơi, qua các trò chơi. Bởi lẽ qua đó không 
những giúp trẻ thỏa mãn nhu cầu chơi mà còn thỏa mãn cả nhu cầu nhận thức, trẻ 
tham gia chơi sẽ giải quyết được các vấn đề cùng cô cùng bạn.
 Trong xu thế phát triển của toàn cầu, đất nước ta đang trên đà phát triển ngày 
càng đổi mới về mọi mặt của toàn xã hội. Là một giáo viên tôi luôn mong muốn dạy 
dỗ các cháu sao cho các cháu theo kịp với sự phát triển chung của đất nước. Chính 
vì vậy việc phát huy tính tích cực nhận thức cho trẻ thông qua trò chơi học tập có vị 
trí rất quan trọng góp phần phát triển toàn diện và chuẩn bị tâm thế cho trẻ bước vào 
lớp một. Trong các trò chơi đặc biệt là trò chơi học tập, đòi hỏi sự hoạt động trí tuệ 
rất phức tạp, trẻ phải huy động trí tuệ của mình tới mức tối đa để giải quyết nhiệm 
vụ nhận thức mà trò chơi đặt ra. Vì thế, nó tạo điều kiện để nâng cao tính tích cực 
nhận thức của trẻ.
 Hiện nay chúng ta thực hiện theo mục tiêu giáo dục lấy trẻ làm trung tâm, tạo 
điều kiện thuận lợi cho giáo viên hướng dẫn, tổ chức cho trẻ chơi ở mọi lúc mọi nơi 
và có thể tổ chức dưới nhiều hình thức khác nhau tùy theo điều kiện, nhận thức của 
trẻ. Qua trò chơi trẻ được học cùng cô, cùng bạn, cùng tham gia khám phá, giải quyết 
các vấn đề để đi đến những kết luận cụ thể. Sử dụng trò chơi làm phương tiện giáo 
dục thiết thực phù hợp với từng cá nhân, tạo điều kiện cho trẻ phát triển về mọi mặt 
“đức, trí, thể, mĩ”
 * Phạm vi áp dụng của đề tài:
 “Một số biện pháp phát huy tính tích cực nhận thức của trẻ 5 - 6 tuổi qua trò 
chơi học tập” của trường tôi được áp dụng rộng rãi trong toàn trường mầm non từ 
lứa tuổi nhà trẻ đến mẫu giáo và đặc biệt là trẻ 5 - 6 tuổi.
 II. PHẦN NỘI DUNG
 2.1. Thực trạng tình hình
 Năm học 2018 - 2019 tôi được nhà trường phân công dạy lớp mẫu giáo lớn. 
Lớp có 2 giáo viên, 2/2 giáo viên đạt trình độ trên chuẩn. Trong lớp có số lượng 29 
trẻ: 15 nam, 14 nữ, trong số đó có nhiều trẻ được bố mẹ nuông chiều từ nhỏ nên dẫn 
đến tính ỷ lại và một số trẻ lại nhút nhát, thiếu tự tin không dám tham gia vào các 
hoạt động cùng các bạn, hoạt động của lớp.
 Với đặc điểm tình hình như vậy khi thực hiện đề tài này tôi thấy có một số 
thuận lợi và khó khăn sau: Trẻ tuy cùng độ tuổi nhưng có cháu sinh đầu năm, cháu sinh cuối năm nên nhận 
thức của trẻ chưa đồng đều, hoạt động của nhiều trẻ còn chậm, nhút nhát, chưa tự 
tin.
 - 55 - 60% trẻ có kỹ năng nghe, hiểu lời của người khác và nói cho người khác 
hiểu.
 - 47 % trẻ có hứng thú với nhiệm vụ nhận thức, thể hiện lòng ham hiểu biết về 
thế giới xung quanh, thích khám phá, tham gia, hoạt động cùng cô và các bạn.
 - 45% trẻ có một vài biểu hiện của tính tự chủ và có sáng kiến, chủ động tìm 
kiếm, lựa chọn phương thức giải quyết những nhiệm vụ đặt ra.
 - 40 - 42% trẻ có kỹ năng vận dụng những điều đã biết vào trong điều kiện, 
hoàn cảnh mới và xử lý thông tin nhận được bằng các thao tác tư duy như so sánh, 
phân tích, tổng hợp và khái quát hóa.
 - 45 - 47% trẻ biết tập trung chú ý để hoàn thành nhiệm vụ được giao.
 * Trình độ nhận thức của phụ huynh
 Nhận thức về tầm quan trọng trong việc giáo dục trẻ ngay từ lứa tuổi mầm non 
của phụ huynh chưa đồng đều. 
 Phụ huynh chưa chú ý đến việc phát huy tính tích cực cho trẻ thông qua trò chơi 
học tập.
 Với tình hình thực tế của lớp tôi phụ trách như vậy nên tôi băn khoăn lo lắng 
suy nghĩ, tìm tòi “Một số biện pháp phát huy tính tích cực nhận thức của trẻ 5 - 6 
tuổi qua trò chơi học tập”
 Xuất phát từ tình hình trên của lớp nên bản thân tôi mạnh dạn đưa ra một số 
giải pháp như sau:
 2. Các giải pháp:
 2.1. Xây dựng môi trường chơi đa dạng, hấp dẫn và mang tính phát triển:
 Để xây dựng môi trường chơi mang tính phát triển thì giáo viên xây dựng môi 
trường sao cho đảm bảo an toàn, vệ sinh, thuận tiện, hấp dẫn có sức lôi cuốn trẻ tham 
gia chơi, thường xuyên thay đổi, bổ sung, làm mới phù hợp với nội dung chơi của 
trẻ, tạo điều kiện cho trẻ bộc lộ tính chủ động, độc lập, sáng tạo của trẻ trong khi 
chơi. Nhờ có sự bổ sung, thay đổi đồ chơi, vật liệu chơi cho trẻ một cách thường 
xuyên giúp trẻ có điều kiện tiếp xúc với đồ chơi, tạo cho trẻ cơ hội được chơi, được 
biến đổi vật liệu chơi, tạo ra đồ chơi cho mình, cho nhóm chơi. Chính cái đó tạo cho 
trẻ có hứng thú chơi, giúp trẻ tích cực, chủ động tham gia vào trò chơi góp phần phát 
triển tính tự lập và sáng kiến của trẻ trong trò chơi. Trong năm học này trẻ của lớp tôi có nhiều cháu nhút nhát, không tự tin tham 
gia các hoạt động ở trong lớp. Để thu hút sự chú ý của các cháu, trước tiên chúng tôi 
tìm hiểu mong muốn, sở thích của các bé và cùng bé đề ra những quy định chung 
của lớp như “Mạnh dạn tham gia chơi với bạn, đoàn kết với các bạn, nhường đồ chơi 
cho bạn”. Đến cuối tuần chúng tôi tập trung trẻ lại cho trẻ tự nhận xét xem mình đã 
thực hiện tốt nội quy chưa. Bé nào tiến bộ sẽ được một phiếu bé ngoan, được cô ghi 
tên ở bảng vàng bé ngoan của lớp, còn những bé chưa thực hiện được tốt nội quy thì 
vẫn phải phấn đấu bao giờ ngoan mới được thưởng.
 Lớp tôi cũng có một số trẻ sức khỏe yếu, hay nghỉ dài ngày. Vì vậy, trẻ không 
mạnh dạn tham gia vào các trò chơi cùng các bạn. Để giúp các cháu mạnh dạn, thích 
đi học đến lớp, chúng tôi lôi cuốn trẻ vào các hoạt động tập thể, khéo léo gợi ý những 
trẻ mạnh dạn tham gia vào trò chơi cùng các bạn như cùng vẽ tranh, cùng chơi, làm 
đồ chơidần dần các bé đã quen hơn với môi trường tập thể và thích đi học.
 Bên cạnh đó để phát huy được tính tích cực nhận thức của trẻ thì trước hết mỗi 
giáo viên phải hiểu đươc đặc điểm tâm lý, nhu cầu nhận thức và hoàn cảnh của trẻ. 
Vào đầu năm học, tôi đã tổ chức nhiều hoạt động, nhiều trò chơi và theo dõi quá 
trình hoạt động của trẻ, đặt ra câu hỏi để trẻ trả lời, quan sát sự hứng và tập trung 
của trẻ và kết quả của trẻ đạt được bao nhiêu.
 Ví dụ: Khi cho trẻ chơi trò chơi với các con vật, cô chú ý quan sát xem trẻ có 
hứng thú chơi hay không. Cô đặt ra câu hỏi để trẻ phát triển nhận thức, tư duy của 
mình và tìm ra câu trả lời: Các con đang chơi với các con vật gì? Con vật đó sống ở 
đâu ? Con vật đó đẻ con hay đẻ trứng ?...Qua câu trả lời của trẻ tôi có thể phân tích 
cho trẻ hiểu thêm và từ đó trẻ khắc sâu được kiến thức của mình.
 Đặc biệt hoàn cảnh gia đình có vai trò rất quan trọng đối với trẻ, những trẻ được 
sống trong gia đình đầy đủ vật chất, được sự quan tâm chăm sóc giáo dục thì trẻ có 
điều kiện phát triển về đặc điểm tâm sinh lý, phát triển nhận thức, tư duy. Từ đó trẻ 
chủ động thực hiện công việc, tính tích cực nhận thức của trẻ được nâng lên. Những 
trẻ có hoàn cảnh khó khăn, ít được quan tâm chăm sóc của người lớn hoặc quan tâm 
chưa đúng khoa học nên khả năng thụ động, tính tích cực nhận thức của trẻ còn nhiều 
hạn chế.
 Để tạo điều kiện cho trẻ phát huy tính tích cực trong mọi hoạt động làm tiền đề 
cho trẻ phát triển tâm sinh lý của trẻ sau này tôi đã vạch ra kế hoạch tổ chức nhiều 
trò chơi, khuyến khích trẻ tham gia nhằm góp phần phát triển cho trẻ một cách toàn 
diện.
 2.4. Lập kế hoạch tổ chức cho trẻ chơi Ví dụ: Cho trẻ chơi “Đoán các con vật qua sự miêu tả bằng lời”
 Mục đích trẻ biết được đặc điểm cấu tạo, và tên gọi của một số con vật quen 
thuộc. Qua trò chơi này trẻ sẽ nhớ lâu hơn về đặc điểm, cấu tạo, môi trường sống
 2.6. Tăng cường tổ chức cho trẻ chơi với các hình thức chơi khác nhau (cá 
nhân, nhóm, tập thể) và cho trẻ tự tổ chức chơi dưới nhiều hình thức.
 Việc tăng cường cho trẻ chơi với nhiều loại trò chơi học tập với các hình thức 
chơi khác nhau nhằm thực hiện một số mục tiêu giáo dục nhất định như cũng cố kiến 
thức, hình thành kỹ năng thực hành chơi, phát triển tính độc lập, phát triển năng lực 
nhận thức, tư duy của trẻ.
 Mặt khác cần cho trẻ chơi trò chơi dưới nhiều hình thức khác nhau nhằm hình 
thành và phát triển kỹ năng chơi của trẻ. Có kỹ năng chơi trẻ mới tự chơi, tự vận 
dụng những cái đã biết vào hoàn cảnh mới. Từ đó trẻ lĩnh hội được những kiến thức, 
kinh nghiệm tạo điều kiện tích cực cho trẻ chủ động và có sáng kiến trong khi chơi.
 Giáo viên cần xác định rõ mục tiêu của buổi chơi, tạo môi trường chơi và chọn 
thời điểm thích hợp, thời gian cho trẻ chơi. Lựa chọn trò chơi phù hợp với các nhóm, 
cá nhân Trước khi chơi cô giáo cần cung cấp thêm kinh nghiệm bằng cách trò 
chuyện, đàm thoại giúp trẻ có một số biểu tượng về thế giới xung quanh.
 2.7. Phối hợp với phụ huynh
 Có thể nói rằng biện pháp phối hợp với phụ huynh là một biện pháp hết sức 
quan trọng nhằm đem lại hiệu quả cao đối với sự nhận thức của trẻ. Thông qua việc 
trò chuyện với gia đình khi đón trẻ, trả trẻ, trong các buổi họp phụ huynh tôi đã trao 
đổi để phụ huynh biết tầm quan trọng của việc phát huy tính tích cực nhận thức thông 
qua trò chơi học tập, nó góp phần phát triển trí tuệ, qua đó trẻ học được những cái 
hay, cái đẹp, biết yêu lối sống lành mạnh, ghét những thói hư tật xấu, giúp trẻ phát 
triển một cách toàn diện, hài hòa, tích lũy được những kinh nghiệm sống, làm nền 
tảng vững chắc cho trẻ bước vào lớp một.
 Trong bảng thông tin của lớp tôi tuyên truyền với phụ huynh về những nội 
dung, yêu cầu của giờ hoạt động nói chung và trò chơi học tập nói riêng. Phụ huynh 
cần tổ chức cho trẻ những trò chơi học tập đơn giản cũng góp phần phát huy tính 
tích cực nhận thức cho trẻ.
 Hiểu được ý nghĩa của hoạt động này phụ huynh sẽ tạo mọi điều kiện tốt nhất 
như đóng góp nguyên vật liệu phục vụ cho việc làm đồ dùng đồ chơi, tạo điều kiện 
tốt nhất cho trẻ chơi và vui chơi cùng trẻ. 
 2.8. Thường xuyên kiểm tra, đánh giá kết quả chơi Bản thân tôi cũng đã nâng cao nhận thức cho phụ huynh về việc giáo dục cho 
trẻ theo nguyên tắc “Học mà chơi, chơi mà học” và nhận thức được vai trò của trò 
chơi trong việc giáo dục phát triển nhân cách cho trẻ. Phụ huynh rất quan tâm, phấn 
khởi, thường xuyên chăm lo, trao đổi hỏi thăm tình hình của con em mình, làm cho 
phụ huynh tin tưởng yên tâm khi đưa con đến trường
 * Bài học kinh nghiệm
 Qua việc thực hiện đề tài “Một số biện pháp phát huy tính tích cực nhận thức 
của trẻ 5 - 6 tuổi qua trò chơi học tập”, bản thân tôi rút ra một số kinh nghiệm sau:
 Xây dựng kế hoạch tổ chức cho trẻ chơi phải đảm bảo các yêu cầu giáo dục có 
tính mục đích, tính định hướng, tính phát triển, tính thực tiễn.
 Phải nắm vững đặc điểm tâm sinh lý của trẻ để chọn trò chơi phù hợp với độ 
tuổi, phù hợp với nhận thức của trẻ.
 Giáo viên không ngừng học tập, bồi dưỡng kiến thức về chuyên môn nghiệp 
vụ.
 Chuẩn bị đầy đủ các điều kiện, phương tiện để tổ chức trò chơi học tập một 
cách có hiệu quả.
 Tích cực lồng ghép tổ chức cho trẻ học mà chơ qua trò chơi học tập ở mọi lúc, 
mọi nơi vào tất cả các giờ hoạt động.
 Giáo viên phải linh hoạt sáng tạo tạo ra những tình huống có vấn đề, tính tìm 
kiếm và cuốn hút trẻ vào trò chơi ấy.
 Thường xuyên sưu tầm và xây dựng nguồn trò chơi đa dạng, phong phú theo 
chủ đề.
 Phối hợp, thống nhất với phụ huynh về nội dung, cách tổ chức hoạt động vui 
chơi cho trẻ. Đồng thời phối hợp với phụ huynh để sưu tầm các nguyên vật liệu, phế 
thải làm đồ chơi cho trẻ.
 Thường xuyên đánh giá, kiểm tra kết quả chơi.
 Làm được những điều trên thì mới nâng cao việc phát huy tính tích cực nhận 
thức cho trẻ 5 - 6 tuổi qua trò chơi học tập.
 III. PHẦN KẾT LUẬN
 1. Ý nghĩa của đề tài:
 Có thể nói rằng việc “Phát huy tính tích cực nhận thức của trẻ 5 - 6 tuổi 
thông qua trò chơi học tập” là sự kết hợp của nhiều biện pháp, chúng hoàn thiện và 
hỗ trợ cho nhau. Đó là mối quan hệ hợp tác giữa cô và trẻ, giữa các trẻ với nhau, phù 

File đính kèm:

  • docxskkn_mot_so_bien_phap_phat_huy_tinh_tich_cuc_nhan_thuc_cua_t.docx