SKKN Một số biện pháp phát huy tính tích cực của trẻ mẫu giáo lớn qua hoạt động vui chơi

Đối với trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi, ở độ tuổi này trẻ trẻ đã phát triển tới mức hoàn thiên, thể hiên được tính tự lực, tự do và chủ động của trẻ, trẻ đã biết thiết lập các mối quan hệ rộng rãi và phong phú với các bạn cùng chơi và khả năng lựa chọn cách giải quyết hành động chơi được tăng lên rỏ rêt. Trẻ đã có khả năng tự tổ chức trò chơi, chính vì thế cần kích thích trẻ suy nghĩ nhiều hơn và kích thích tính sáng tạo của trẻ qua hoạt động vui chơi. Để HĐVC của trẻ Mẫu Giáo 5 - 6 tuổi thực sự đúng với vai trò, ý nghĩa của nó thì giáo viên cần phải biết tận dụng mọi cơ hội, nắm bắt tâm lý từng trẻ, tạo môi trường hoạt động cho trẻ phong phú và có biện pháp tổ chức HĐVC linh hoạt, sáng tạo. Qua quá trình dạy lớp mẫu giáo lớn trong nhiều năm, và những buổi sinh hoạt chuyên môn, tham khảo tài liệu, trao đổi với đồng nghiệp và yêu cầu ngày càng cao của ngành học, tôi đã mạnh dạn chọn đề tài: “Một số biện pháp phát huy tính tích cực của trẻ mẫu giáo lớn qua hoạt động vui chơi.
docx 22 trang skmamnonhay 24/09/2024 390
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp phát huy tính tích cực của trẻ mẫu giáo lớn qua hoạt động vui chơi", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp phát huy tính tích cực của trẻ mẫu giáo lớn qua hoạt động vui chơi

SKKN Một số biện pháp phát huy tính tích cực của trẻ mẫu giáo lớn qua hoạt động vui chơi
 Một số biện pháp phát huy tính tích cực của trẻ mẫu giáo lớn qua hoạt động vui chơi
 B. NỘI DUNG
I. THỰC TRẠNG
1. Thuận lợi
HĐVC ở trường Mầm Non đã được tổ chức ở tất cả các thời điểm trong ngày theo đúng 
chủ đề, chủ điểm, đã chú trọng đến việc làm đồ dùng,đồ chơi phù hợp với nội dung của 
từng chủ đề, chủ điểm và sắp xếp các góc phù hợp, xây dựng, lập kế hoạch hoạt động hợp 
lý.
Ban giám hiệu nhà trường đã giám sát kịp thời nhằm nâng cao chất lượng các giờ dạy nói 
chung và HĐVC nói riêng.
2. khó khăn
Môi trường cho trẻ chơi chưa phong phú, các bài tập mở còn ít, đơn giản. Đồ dùng đồ chơi 
cho trẻ hoạt động còn hạn chế (Chủ yếu là đồ dùng đồ chơi mua sẳn hoặc do cô tự làm mà 
chưa có sự kết hợp của trẻ, đồ chơi do trẻ tự làm).
Các góc chơi trong lớp hầu như ít thay đổi. Chơi ở các thời điểm khác trong ngày chưa 
được quan tâm đúng mức.
Phương pháp tổ chức hoạt động vui chơi cho trẻ chưa linh hoạt, còn mang tính áp đặt, sao 
chép (Giới thiệu bài còn dài dòng, chưa làm nổi bật được hoạt động của chủ đề; Quá trình 
chơi của trẻ còn mang nặng hình thức sao chép ý tưởng của cô, sự giao lưu của trẻ ở các 
góc chơi còn hạn chế chưa phát huy hết khả năng của trẻ. -Kết thúc buổi chơi tiến hành rập 
khuôn, máy móc, chưa linh hoạt). Hầu hết tất cả các buổi chơi hình thức tổ chức gần giống 
nhau, các trò chơi không thay đổi. Kết thúc giáo viên chủ yếu cho trẻ tham quan góc xây 
dựng mà không chú ý dến kết quả của công trình đó ra sao?, có thực sự tiêu biểu hay không?. 
Đa số trẻ chỉ đóng một vai trong suốt cả chủ đề thậm chí cả năm học.
Sự phối kết hợp giữa giáo viên với phụ huynh chưa thật sự hiệu quả. Quan điểm của một 
số phụ huynh đưa con đến trường là học chữ, học toán chứ chưa chú ý đến hoạt động chủ 
đạo của trẻ. Từ những hạn chế đó mà Kết quả đạt được trên trẻ qua các năm còn rất thấp.
 Người thực hiện: Trần Thị Uyên
 Trường Mầm non Diễn Hùng - Diễn Châu - Nghệ An Một số biện pháp phát huy tính tích cực của trẻ mẫu giáo lớn qua hoạt động vui chơi
Lớp học được trang trí hấp dẫn đẹp mắt, có nhiều đồ dùng, đồ chơi không chỉ thu hút trẻ 
thích đến lớp mà còn khơi gợi niềm say mê hoạt động và đây cũng là cơ sở để giúp trẻ tiếp 
thu kiến thức một cách nhẹ nhàng có hiệu quả, phát huy trí tưởng tượng sáng tạo của trẻ.
Góc hoạt động là khu vực riêng biệt trong lớp nơi trẻ có thể tự làm việc, vui chơi một mình 
hay theo nhóm theo hứng thú và nhu cầu riêng của trẻ để xem xét tìm hiểu và khám phá các 
trò chơi mới, việc bố trí góc hoạt động khuyến khích khuyến khích trẻ tham gia vào các góc 
hoạt động.
*Bố trí các góc hoạt động Phải theo nguyên tắc, vị trí các góc trong lớp phải hợp lý thuận 
tiện cho trẻ hoạt động như (góc yên tĩnh, xa góc ồn ào (góc xây dựng, góc bán hàng gần 
nhau xa góc sách, góc xây dựng tránh lối đi lại, góc tạo hình gần nguồn nước, góc sách gần 
cửa sổ có nhiều ánh sáng, góc thiên nhiên ngoài hiên.. ,)Các góc nên có khoảng rộng phù 
hợp để đảm bảo an toàn và vận động của trẻ tạo ranh giới giữa các hoạt động để giúp trẻ 
nhận dạng được phạm trù từng góc một cách rõ ràng, ranh giới góc không che tầm nhìn của 
trẻ và không cản trở việc quan sát của trẻ và của giáo viên phải sắp xếp đồ chơi dễ thấy và 
dễ lấy.
Ví Dụ: Với nhóm lớp của mình tôi đã thực hiện như sau;
Ở góc nghệ thuật có hai mảng (Âm nhạc và Tạo hình) Mảng tạo hình bố trí gần góc học 
tập, còn mảng âm nhạc bố trí gần góc phân vai.
*Số lượng góc phù hợp với số trẻ và diện tích phòng học: Ở lớp tôi với số trẻ 25 cháu và 
diện tích phòng học 25m2 tôi bố trí như sau: Số lượng góc ( 5 góc).Góc phân vai, góc xây 
dựng, góc nghệ thuật, góc học tập, góc thiên nhiên (được bố trí ngoài hiên).
 *Đặt tên của các góc, tên các trò chơi ở các góc gần gũi với trẻ, phù hợp với nội dung từng 
chủ đề đang học và đặc biệt để kích thích tính sáng tạo, khơi dậy sự tò mò, trí tưởng tượng 
của trẻ tôi cho trẻ tham gia vào các hoạt động cùng cô.
Cứ vào đầu chủ đề tôi gợi mở để trẻ cùng tham gia, đóng góp ý kiến, xây dựng ý tưởng để 
đặt tên góc và tên các trò chơi các góc phù hợp.
Ví dụ 1: Khi thực hiện chủ đề trường Mầm non ở góc sách tôi cho trẻ thảo luận. Cô có thể 
đặt một số câu hỏi để kích thích trẻ trả lời:
 Người thực hiện: Trần Thị Uyên
 Trường Mầm non Diễn Hùng - Diễn Châu - Nghệ An Một số biện pháp phát huy tính tích cực của trẻ mẫu giáo lớn qua hoạt động vui chơi
Ví dụ: Ở trường Mầm non xây dựng được bố trí ở góc này, nhưng sang chủ đề gia đình góc 
xây dựng chuyển đến góc học tập, góc học tập đọc sách chuyển đến góc khác nhưng vẫn 
đảm bảo góc học tập đọc sách có nhiều ánh sáng và yên lặng, góc xây dựng đủ khoảng rộng 
ít người đi lại trẻ tự quyết định góc chơi, đồ chơi mà trẻ thích
*Thay đổi vị trí không những trong tổng thể lớp mà còn lưu ý làm mới lớp ngay từng góc 
chơi, thay đổi vị trí các trò chơi ngay tại một góc chơi.
Ví Dụ: Ở góc phân vai với chủ đề trường mầm non “trò chơi nấu ăn” được đặt gần mảng 
âm nhạc của góc nghệ thuật, còn “trò chơi bán hàng” được bố trí gần góc xây dựng nhưng 
sang chủ đề gia đình thì trò chơi nấu ăn và trò chơi bán hàng đổi chổ cho nhau...
2. Ứng dụng chương trình KidSmart tạo ra các bài tập mở ở các góc kích thích tính 
tò mò, học hỏi ở trẻ.
Với một năm học với chuyên đề ứng dụng công nghệ thông tin vào trường mầm non. Ngoài 
những giáo án điện tử, những trò chơi sử dụng vào trong tiết học thì việc ứng dụng CNTT 
vào hoạt động vui chơi mang lại kết quả cao.Ứng dụng phát huy lấy ý tưởng từ những trò 
chơi được tạo ra từ phần mềm kidSmart làm các bài tập mở để trẻ được hoạt động, cũng cố 
kiến thức vừa học.
a. *Nhà tạo mẫu nhí (ứng dụng từ căn phòng rối của ripple trong ngôi nhà think’ in things 
1)
Mục đích: Giúp trẻ thỏa mãn nhu cầu vui chơi giải trí và giao tiếp
Giúp trẻ phát triển khả năng so sánh, đối chiếu và kĩ năng đặt tương ứng 1 đối 1 trong toán 
học.
Giúp trẻ phát triển khả năng sáng tạo thẩm mỹ, nhìn nhận cái đẹp và thể hiện cái đẹp
Chuẩn bị: Hình các bạn có vóc dáng và có kích thước khác nhau.Ví dụ: Hình bạn nam cao 
ốm, hình bạn giái tóc ngắn, hình cô giáo tóc đen , hình bạn trai to mập, hình bạn gái tóc 
dài...
Hình loại các trang phục với kích thước khác nhau phù hợp với từng vóc dáng của bạn và 
giới tính.
Hình các loại mũ nón khác nhau phù hợp với từng vóc đán, khuôn mặt và giới tính.
 Người thực hiện: Trần Thị Uyên
 Trường Mầm non Diễn Hùng - Diễn Châu - Nghệ An Một số biện pháp phát huy tính tích cực của trẻ mẫu giáo lớn qua hoạt động vui chơi
Mục đích của trò chơi; phát triển trí tưởng tượng của trẻ, luyện sự khéo léo, cách sắp xếp 
lô ríc, hợp lý cho trẻ.
Cô chuẩn bị sẵn các nguyên vật liệu: râu Ngô, một số len, vải vụn, xốp, chi lọ, hộp giấy ở 
các góc tạo hình.
Cách Chơi: Ngoài làm các đồ dùng, đồ chơi bằng cắt dán, vẽ, nặn cô có thể hướng dẫn trẻ 
tạo ra những người bạn ngộ nghĩnh: Len làm tóc, xốp làm đầu, các hột, hạt làm mắt, mũi, 
miệng, bình nhựa chai nhựa làm thân kích thích trẻ khám phá, say sưa ở góc chơi hơn và 
khi trẻ tạo ra được những con rối ngộ nghĩnh này cho trẻ đặt tên sản phẩm mới.
Với trò chơi này trẻ ở chủ đề bản thân, Chủ đề gia đình vào thời điểm( giờ hoạt động góc, 
cuối giờ chiều) tại góc nghệ thuật.
d. * Trò chơi “Bàn cờ trẻ thơ”. ứng dụng từ máy chữ trong ngôi nhà sách của bally.
Mục đích; Nhằm cũng cố, ghi sâu kiến thức về chữ cái trẻ được học.
Luyện kỷ năng nhận biết chữ cái nhanh nhạy qua trò chơi
Chuẩn bị: Làm bằng thùng các tông có kẻ các ô cờ và một vòng quay, cùng các thẻ chữ cái 
rời.
Cách chơi: 2 trẻ chơi
Trẻ oẵn tù tỳ xem ai được quay nón trước. Khi quay kim dừng lại ở chữ cái nào trên nón 
thì trẻ được di chuyển chữ cái đó dưới bàn cờ lên một ô. Trong một khoảng thời gian quy 
định các chữ cái lần lượt được đi lên, trẻ nào có chữ cái đi lên đủ hết các ô là trẻ đó thắng 
cuộc.
 *Lưu ý: Trò chơi này được ứng dụng cho tất cả các chủ điểm, nhưng tuỳ vào từng
chủ điểm để thay đổi chữ cái cho phù hợp và có thể nâng cao yêu cầu đối với từng đối tượng 
trẻ và từng thời điểm trong năm học. Ví dụ: Đối với trẻ đầu năm học, trẻ trung bình thì chơi 
như trên, còn đối với trẻ khá và trẻ vào cuối năm học thì có thể thay chữ cái trên nón quay 
bằng hình ảnh phù hợp ( thay chữ r trên nón bằng hình ảnh tháp rùa, chữ v bằng từ quyển 
vơ....).
Trò chơi này có thể cho trẻ chơi vào giờ hoạt động góc tại góc học tập, hoặc vào cuối giờ 
chiều.
 Người thực hiện: Trần Thị Uyên
 Trường Mầm non Diễn Hùng - Diễn Châu - Nghệ An Một số biện pháp phát huy tính tích cực của trẻ mẫu giáo lớn qua hoạt động vui chơi
theo tập thể lớp, chơi theo nhóm, chơi cá nhân trẻ.
Cô chuẩn bị các bức tranh về quá trình phát triển của cây, trẻ sẽ tự sắp xếp và kể. ( Ví dụ: 
Từ một hạt đậu khi gieo xuống đấy ít ngày sau sẽ nảy thành mầm, từ mầm non nhờ gió mưa 
sẽ lớn dần thành cây con lớn lên cho hoa, cho quả)...
k*Bàn cờ thông minh - Ứng dụng từ căn phòng “ hãy tạo một chú chim” - ngôi nhà think’in 
things 1
 Mục đích; Giúp cho trẻ rèn luyện kỉ năng phân biệt các đặc điểm để tạo thành tổng thể, 
Giúp cho trẻ ôn luyện các kiến thức đã học, Giúp rèn luyện khả năng tư duy logic, Thỏa 
mãn như cầu vui chơi và giao tiếp của trẻ
*Chuẩn bị: Một bàn cờ các thẻ số và một số loại quả để ôn toán (Hoặc các loại hình). Các 
thẻ chữ cái, các thẻ số hoặc các loại lá, quả quen thuộc để ôn chữ cái.
Hình thức chơi: Chơi theo nhóm nhỏ, Chơi vào giờ hoạt động góc, vào giờ đón trả trẻ, vào 
giờ hoạt động chiều.
l*Trò chơi: Ai thông minh hơn: ứng dụng từ căn phòng “con số của tôi” trong ngôi nhà 
Toán học của Mille trò chơi này cô chuẩn bị sẵn các loại quả tự làm các chữ số.
Trẻ chơi theo nhóm: Trẻ chọn các loại quả, hoa, lá, cây và gắn số tương ứng.
*Trò chơi: Làm bưu thiếp ứng dụng từ ngôi nhà sách của Balley.
Chuẩn bị: Các loại lá cây, xơ dừa, cọng rơm, bẹ chuối, giấy vun, vỏ sò, nghêu, hột, hạt.
-Trò chơi tại góc nghệ thuật tạo hình, trẻ cắt dán tạo các thiếp hoa, trẻ tạo được các thiếp 
hoa, quả và tặng bạn, tặng cho các góc bán hàng.
*Trò chơi: Tìm lá cho hoa: (tìm hoa cho quả, phân loại quả,.) Ứng dụng từ căn phòng nơi 
phân loại trong ngôi nhà của Sammy, trò chơi này trẻ chơi ở góc học tập theo nhóm. Cô 
chuẩn bị các loại lá, các loại hoa quen thuộc cho trẻ tìm phân loại theo đặc điểm đặc trưng 
của từng loại quả.
*Trò chơi: Bé là nhà thám hiểm đại tài - ứng dụng từ ngôi nhà toán học của millie và ngôi 
nhà không gian và thời gian của Sammy
 Mục đích; Giúp trẻ phát triển trí nhớ, phát triển khả năng tư duy logic, phát triển khả năng 
định hướng trong không gian
 Người thực hiện: Trần Thị Uyên
 Trường Mầm non Diễn Hùng - Diễn Châu - Nghệ An Một số biện pháp phát huy tính tích cực của trẻ mẫu giáo lớn qua hoạt động vui chơi
Trẻ chơi tạo các phương tiện giao thông tàu, thuyền, bè từ các bẹ chuối, hộp nhựa
giấy, để kích thích sự hứng thú của trẻ khi trẻ tạo được các phương tiện đó, cô giáo
có thể gợi ý trẻ mang những sản phẩm đó ra góc thiên nhiên thực hành thí
nghiệm và quan sát sự chuyển động của các loại thuyền bè mà trẻ tạo được tương tự cho 
các chủ điểm khác, tôi cũng khám phá các căn phòng trong các ngôi nhà của phần mềm 
KidSmart để ứng dụng vào các góc chơi trong giờ hoạt động góc, giờ dón trả trẻ và các 
giờ chơi trong ngày.
- Ngoài các trò chơi tạo ra cho trẻ chơi tôi còn soạn thảo một số trò chơi trên máy đặt ở góc 
học tập để trẻ được trực tiếp chơi trên máy như trò chơi vòng quay chữ cái, trò chơi vòng 
quay thời gian, ứng dụng được nhiều chủ điểm.
Trò chơi “du lịch cùng trẻ” lấy ý tưởng từ những tấm thảm trãi bàn rắc rối và một số trò 
chơi có thể ứng dụng ngay trên ô gạch của nền nhà tại góc chơi nhằm giúp trẻ cũng cố lại 
và ghi sâu hơn về kiến thức định hướng trong không gian, và kiến thức đã học.
3.Sử dụng linh hoạt, sáng tạo các biện pháp, các thủ thuật, nghệ thuật trong quá trình 
tổ chức hoạt động góc cho trẻ.
a,Nghệ thuật gây hứng thú, tạo tâm thế hào hứng cho trẻ ở đầu buổi chơi là rất quan 
trọng.
 Tạo tâm thế, gây hứng thú cho trẻ vào đầu buổi chơi có ý nghĩa vô cùng to lớn, tạo 
ấn tượng, kích thích tính tò mò của trẻ, thúc đẩy sự chú ý của trẻ, là một bước để trẻ không 
bị động trong buổi chơi. Bởi thế trong quá trình tổ chức cho trẻ chơi tôi luôn chú trọng đến 
tạo hứng thú ở đầu buổi chơi và thay đổi hình thức theo từng chủ đề chủ điểm phù hợp với 
trẻ của lớp mình và tùy thuộc vào từng giai đoạn của chủ đề.
 Ví dụ 1: Ở chủ điểm phương tiện và luật lệ giao thông vào giai đoạn nửa cuối của 
chủ đề :
Ở bước thoả thuận chơi tôi cho trẻ làm đoàn tàu tất cả cùng hát bài “Đoàn tàu nhỏ xíu” đi 
vòng quanh quan sát các góc. Khi trẻ quan sát qua các góc chơi , cô cho trẻ dừng lại thứ tự 
từng ga để trẻ xuống các ga mà trẻ chọn. Như thế chỉ một trò chơi nhẹ nhàng không gò bó 
trẻ, trẻ được chủ động nhận vai chơi...
 Người thực hiện: Trần Thị Uyên
 Trường Mầm non Diễn Hùng - Diễn Châu - Nghệ An

File đính kèm:

  • docxskkn_mot_so_bien_phap_phat_huy_tinh_tich_cuc_cua_tre_mau_gia.docx
  • pdfSKKN Một số biện pháp phát huy tính tích cực của trẻ mẫu giáo lớn qua hoạt động vui chơi.pdf