SKKN Một số biện pháp phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo cho trẻ Mẫu giáo 5-6 tuổi

Cùng với yêu cầu tổ chức cho trẻ hoạt động trong chương trình Chăm sóc - giáo dục Mầm non hiện nay lấy trẻ làm trung tâm, các cháu phải tự giác phát huy tính tích cực chủ động sáng tạo của mình. Tính tích cực chủ động sáng tạo của trẻ không phải là thuộc tính sẵn có, mà nó là "sản phẩm" của một quá trình giáo dục và nuôi dưỡng trong một môi trường đặc biệt, đó là môi trường Giáo dục Mầm non. Do vậy vị trí của người giáo viên mầm non trong việc phát huy tính tích cực chủ động, sáng tạo của trẻ đóng một vai trò đặc biệt quan trọng và có ảnh hưởng rất lớn. Giáo viên là người "trung gian" tổ chức môi trường lồng ghép các hoạt động phù hợp với trình độ phát triển của mỗi trẻ. Để có đầy đủ mọi cơ sở lý luận làm nền tảng cho việc giải quyết vấn đề thì trước hết chúng ta phải hiểu được "thế nào là sáng tạo đối với trẻ mẫu giáo". Sáng tạo là tìm ra những cái mới, cách giải quyết mới, không bị gò bó, phụ thuộc vào cái đã có. Những biểu hiện của tính tích cực chủ động, sáng tạo ở trẻ là: Trẻ thích thú chủ động tiếp xúc, hoạt động khám phá tìm hiểu các đối tượng gần gũi xung quanh. Trẻ chủ động độc lập, tự tin thực hiện nhiệm vụ được giao hay tự chọn. Trẻ sử dụng thao tác tư duy như phân tích, tổng hợp, so sánh, phân loại... vào nhận thức của mình để hoàn thành công việc được tốt.
Để giải quyết được các vấn đề trên, là một giáo viên đã có khá nhiều năm giảng dạy lớp mẫu giáo 5-6 tuổi. Tôi thấy bản thân mình có vai trò rất lớn trong việc giúp trẻ phát huy tính tích cực, chủ động và sáng tạo cho trẻ, giúp trẻ mạnh dạn, tự tin và phát triển một cách toàn diện. Chính vì vậy, tôi đã chọn đề tài “ Một số biện pháp phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo cho trẻ Mẫu giáo 5-6 tuổi” làm đề tài nghiên cứu trong năm học 2017 - 2018.
doc 19 trang skmamnonhay 24/06/2024 1631
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số biện pháp phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo cho trẻ Mẫu giáo 5-6 tuổi", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo cho trẻ Mẫu giáo 5-6 tuổi

SKKN Một số biện pháp phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo cho trẻ Mẫu giáo 5-6 tuổi
 PHẦN II: NỘI DUNG
I. THỰC TRẠNG:
 Trong quá trình chăm sóc trẻ hàng ngày với độ tuổi 5 - 6 tuổi, bản thân tôi 
ngoài việc nắm vững những kiến thức chuyên môn nghiệp vụ, xác định những mục 
tiêu và nội dung chương trình về chương trình giáo dục mầm non làm cơ sở, tôi còn 
phải hiểu được tình hình thực tiễn của địa phương, của trường và lớp mình đang công 
tác để khai thác những cái hay, cái đẹp nhằm giáo dục các cháu. Để phát huy một 
cách cao nhất về tính tích cực chủ động và sáng tạo của trẻ trong các hoạt động, giáo 
viên cần nhận ra những dấu hiệu về tính tích cực chủ động sáng tạo ở mỗi trẻ, nhằm 
tìm ra những phương pháp giảng dạy đúng đắn và thiết kế những nội dung và hình 
thức hoạt động phù hợp với khả năng nhận thức của trẻ. Qua đó, cần có những giải 
pháp kịp thời để khắc phục tính thụ động và phát huy khả năng tích cực, chủ động, 
sáng tạo cho trẻ. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện tôi có được những thuận lợi và 
gặp phải một số khó khăn sau : 
1.Thuận lợi:
 Được sự quan tâm chỉ đạo của Phòng Giáo dục và đào tạo huyện Nghĩa Đàn về 
mua sắm hỗ trợ đồ dùng dạy học cho trẻ, đặc biệt ưu tiên cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi có 
đầy đủ thiết bị, đồ dùng dạy học theo hướng dẫn thông tư 02 và thông tư 34 về thiết bị 
dạy học cho trẻ mầm non 5 tuổi.
 Được sự quan tâm, dìu dắt và chỉ đạo sát sao, tận tình của Ban giám hiệu nhà 
trường; sự đoàn kết, nhất trí giữa Ban giám hiệu và giáo viên và giữa đội ngũ giáo 
viên với nhau. Nhà trường thường xuyên tổ chức các buổi tập huấn, bồi dưỡng chuyên 
môn nghiệp vụ cho giáo viên nâng cao hiểu biết, kiến thức về chăm sóc và giáo dục 
trẻ, có thêm kỹ năng về quản lý nhóm lớp và kỹ năng rèn luyện cho trẻ.
 Hai giáo viên đứng lớp đều có bằng đạt trên chuẩn, được đào tạo chính quy và có 
khá nhiều kinh nghiệm và có trách nhiệm đối với lớp, với trẻ, nhanh nhẹn, tích cực 
trong mọi công việc.
 Bản thân qua công tác nhiều năm đã nắm khá vững kiến thức chuyên môn về 
chăm sóc giáo dục trẻ trên tinh thần luôn học hỏi kinh nghiệm đồng nghiệp, tìm tòi và 
nghiên cứu tự bồi dưỡng về chuyên môn, làm đồ chơi và dụng cụ dạy học đủ số lượng 
và chất lượng, đảm bảo về mặt thẩm mĩ, an toàn cho trẻ để giúp cho việc dạy và học. 
 Trong năm học qua, Trường Mầm non chúng tôi đã tổ chức dạy mẫu các hoạt 
động học có chủ định nhằm phục vụ chuyên đề nâng cao phát triển vận động cho trẻ. 
Qua hoạt động này không chỉ giúp trẻ phát triển thể lực mà qua đó còn giúp trẻ được 
giao lưu, được tiếp xúc với các bạn chơi, bạn học giúp trẻ biết được cách giao tiếp với 
bạn, tự tin, mạnh dạn hơn, biết cách muốn hoàn thành nhiệm vụ là phải cố gắng, kiên 
trì và nhanh nhẹn, phải cẩn thận Là giáo viên trực tiếp thực hiện hoạt động này, tôi 
 2 II. CÁC BIỆN PHÁP THỰC HIỆN:
1. Biện pháp 1: Phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo cho trẻ thông qua việc 
tạo môi trường tốt nhất cho trẻ hoạt động:
 Môi trường bao gồm môi trường tự nhiên và môi trường xã hội. Môi trường là 
vườn ươm các mầm non “sáng tạo”. Để tồn tại và phát triển con người phải thích ứng 
với môi trường tự nhiên và môi trường xã hội. Một môi trường tốt sẽ có tác dụng làm 
tăng cường củng cố và phát triển các thuộc tính tâm lý cá nhân. Ngược lại nếu trong 
một môi trường xấu sẽ có ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển các thuộc tính tâm lý 
cá nhân và kìm hãm hoạt động sáng tạo của trẻ. 
 Trẻ em là đối tượng nhỏ bắt đầu tiếp xúc với môi trường xã hội bên ngoài và 
các em cần nhiều hơn những gì người lớn nghĩ. Chính vì vậy, cô giáo cần xây dựng 
một môi trường trong và ngoài lớp tốt nhất để cho trẻ hoạt động tích cực và sáng tạo. 
 Môi trường ngoài lớp học là yếu tố góp phần tích cực trong các hoạt động nâng 
cao chất lượng chăm sóc giáo dục toàn diện trẻ. Chính vì thế, các trường mầm non 
cần tập trung xây dựng môi trường giáo dục ngoài lớp học an toàn, đẹp, hấp dẫn trẻ, 
có thể xây khu vui chơi phát triển vận động (cột bóng rổ, thang leo, sân chơi bóng đá 
mini); khu vực chơi với đồ chơi ngoài trời (cầu trượt, đu quay, đu bay, bập bênh, 
nhà bóng); khu vực chơi “giao thông”; khu vực chơi trải nghiệm với đất, cát, nước, 
đá, sỏi; khu vực trẻ trồng rau, trồng cây và chăm sóc cây cối, con vật nuôi; khu chơi 
với các nhân vật cổ tích, hay còn gọi là “vườn cổ tích”; khu “sân khấu ngoài trời”, 
khu trồng cỏ, trồng hoa, trồng cây cảnh, cây ăn quả, cây bóng mát trên sân trường; 
khu tạo sân cỏ hệ thống đường đi lối lại trên sân; độ cao của hệ thống tường bao, độ 
rộng của cổng và biển trường; khu đặt bảng tuyên truyền, hộp thư cha mẹ Đặc biệt, 
với yếu tố thời tiết khí hậu nắng nóng nhiều, các nhà trường cần xác định sân chơi của 
trẻ rất cần có cây xanh bóng mát, hệ thống mái tôn mái lá góp phần tạo bóng mát cho 
sân chơi của trẻ nhưng cũng không thể thay thế cho hệ thống cây bóng mát được, việc 
trồng các cây bóng mát vẫn phải được chú trọng.
 Môi trường giáo dục phải thực sự an toàn và có tính thẩm mỹ cao. Đảm bảo vệ 
sinh về nguồn nước, không khí, vệ sinh an toàn trong ăn uống. Các trang thiết bị, đồ 
dùng, đồ chơi phải được bảo dưỡng thường xuyên, giữ gìn vệ sinh và tạo sự hấp dẫn 
đối với trẻ. Có hàng rào bảo vệ xung quanh khu vực trường, thuận tiện mang tính giáo 
dục có ý nghĩa to lớn không chỉ đối với sự phát triển thể chất của trẻ, mà còn thỏa 
mãn nhu cầu nhận thức, mở rộng hiểu biết của trẻ, kích thích trẻ hoạt động tích cực, 
sáng tạo. 
 Đối với môi trường trong lớp học không thể thiếu những góc chơi của trẻ nhỏ. 
Để lớp học thêm lôi cuốn trẻ, các cô giáo cần tạo nên một môi trường lớp học với 
những màu sắc sinh động, những nhân vật và ngộ nghĩnh. Môi trường cần có không 
 4 2.Biện pháp 2: Phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo cho trẻ qua việc chú ý 
đến từng cá nhân trẻ lấy trẻ làm trung tâm.
 Trước hết, giáo viên cần nắm được hứng thú, nhu cầu, trình độ, khả năng của 
từng trẻ trong lớp, trên cơ sở đó lựa chọn được nội dung, phương pháp phù hợp với 
từng nhóm, từng cá nhân trẻ. Cần tổ chức các hoạt động đặt trẻ vào trung tâm của quá 
trình giáo dục, có nghĩa là tạo mọi cơ hội cho trẻ tham gia vào các hoạt động. Cho trẻ 
được học qua thực tế qua việc làm, qua khám phá tìm tòi. Cần gây hứng thú trực tiếp 
cho trẻ bằng trải nghiệm, trẻ được quan sát, trải nghiệm trực tiếp, khuyến khích trẻ 
chủ động nói ra những điều mình cảm nhận được để nói lên nhận xét cá nhân, khuyến 
khích trẻ nói ra càng nhiều càng tốt, có thể đầy đủ hay chưa đầy đủ; đúng hay chưa 
đúng không quan trọng mà chỉ cần trẻ dám nói và được nói ra. Nhờ đó mà trẻ rất tự 
tin nói ra những điều mình suy nghĩ. Qua các hoạt động trẻ được tự điều chỉnh hiểu 
biết của mình qua câu trả lời của bạn và qua việc trực tiếp được trải nghiệm.Trẻ được 
tự suy ngẫm và đánh giá hiểu biết kỹ năng của mình. Ngoài ra, thông qua trò chơi trẻ 
được củng cố lại hệ thống kiến thức mà trẻ đã học nhằm khắc sâu cho trẻ kiến thức 
cần cung cấp mà không bị nhàm chán và lặp lại. 
 Hình 2- Cho trẻ được trải nghiệm .
 Cho trẻ thực hiện các thí nghiệm: Trước khi làm thí nghiệm cho trẻ quan sát hiện 
trạng ban đầu của đối tượng, thí nghiệm và cho trẻ tự nêu lên phán đoán của mình về 
kết quả thí nghiệm. Trong quá trình thí nghiệm cho trẻ sử dụng các giác quan. Giáo 
 6 thiện, tôn trọng sự suy nghĩ sáng tạo của trẻ, chống gò ép, áp đặt làm trẻ thụ động. 
Phối hợp hợp lý các phương pháp khi tổ chức các hoạt động của trẻ. 
 Chú ý đến từng cá nhân trẻ - hoạt động lấy trẻ làm trung tâm còn thực hiện 
bằng phương pháp hoạt động theo nhóm. Trong nhóm, mỗi thành viên đều phải làm 
việc hăng hái, chẳng thể ỷ lại vào một đôi người hiểu biết và năng động hơn. Các 
thành viên trong nhóm giúp đỡ nhau tìm hiêu vấn đề nêu ra trong không khí thi đua 
với các nhóm khác. Kết quả làm việc của mỗi nhóm sẽ đóng góp vào kết quả học hỏi 
chung của cả lớp. Để diễn đạt kết quả làm việc của nhóm trước toàn lớp , nhóm sẽ cử 
ra một đại diện hoặc mỗi thành viên sẽ trả lời một phần nếu nhiệm vụ giao cho nhóm 
là khá phức tạp. Từ đó, trẻ sẽ trở nên năng động, tích cực và sáng tạo hơn. 
 Hình 4- Cho trẻ họạt động theo nhóm
3. Biện pháp 3: Phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo cho trẻ qua việc lựa chọn 
nội dung hoạt động phù hợp với yêu cầu giáo dục, dựa trên hứng thú và kinh 
nghiệm của trẻ:
 8 Thông thường các tình huống có vấn đề đều do giáo viên đưa ra như phức tạp 
hóa nội dung hoạt động, nâng cao dần mức độ khái quát hóa tri thức, tận dụng các 
tình huống xảy ra xung quanh trẻ hoặc những tình huống xuất phát từ bản thân trẻ... 
và kích thích trẻ tự trả lời, tự giải đáp những thắc mắc đó. Ví dụ: Có thể nói “thỏ là 
động vật nuôi trong gia đình: một trẻ khác nói lại "thỏ là động vật sống trong rừng”. 
Từ đây có thể nêu vấn đề: “Tại sao lại nói thỏ là động vật nuôi hay thỏ là động vật 
sống trong rừng”. 
 Giáo viên động viên trẻ suy nghĩ, cùng tham gia xây dựng, bàn phương án tự 
tìm lấy câu trả lời hoặc cách giải quyết vấn đề. Khi trẻ đặt câu hỏi, giáo viên nên đưa 
thêm các câu hỏi dạng: “Vậy con nghĩ như thế nào? Chúng ta cùng nghĩ xem cần phải 
làm gì? ” nhằm thu hút trẻ trò chuyện để cùng nhau tìm kiếm câu trả lời. 
5. Biện pháp 5: Phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo cho trẻ qua việc tổ chức 
hoạt động cho trẻ trực tiếp làm đồ dùng, đồ chơi từ các nguyên vật liệu thiên nhiên, 
phế liệu.
 Những đồ dùng giáo viên cho trẻ làm đa số từ các nguyên vật liệu gần gũi 
nhất, dễ tìm thấy nhất ở bất cứ nơi đâu. Ví dụ như rơm, lá cây, chai nước ngọt, hộp 
sữa, đĩa CD, ống hút, vỏ sò, ốc, hếnVới những nguyên vật liệu đó, cô và trẻ có thể 
thao tác, làm nên những con vật hay đồ dùng, đồ chơi rất sáng tạo sử dụng cho nhiều 
hoạt động khác nhau. Để có thể làm được những đồ dùng, đồ chơi đẹp, hấp dẫn, bắt 
buộc và đòi hỏi trẻ phải tích cực suy nghĩ, chủ động và sáng tạo để có thể tìm ra cách 
làm hiệu quả nhất và đẹp nhất dựa trên sự hướng dẫn cơ bản của cô giáo. Có thể cùng 
một nguyên vật liệu mà trẻ có thể làm được nhiều đồ dùng đồ chơi khác nhau, hay 
một đồ dùng đồ chơi có thể sử dụng cho nhiều hoạt động. Từ đó, tạo cơ hội để phát 
huy tính tích tích cực, chủ động và sáng tạo ở trẻ. 
Ví dụ: Con trâu: Dùng lá mít tạo thành hình con trâu sau đó dùng giấy đề can cắt, dán 
trang trí các chi tiết. Cái cày, cái cuốc, con dao: Dùng gỗ đẽo thành hình cái cày, cái 
cuốc, con dao; Cái kéo: Dùng xốp cắt 2 lưỡi kéo sau đó ghép thành hình cái kéo; Cái 
cân: Dùng hộp nước rửa bát cắt thành hình cái cân sau đó cắt hình cái đĩa cân; Xe chỉ: 
Dùng tre vót các lan của xe chỉ sau đó ghép thành hình cái xe chỉ; Guồng nước: Dùng 
tre vót các lan ghép thành hình cái guồng nước; Thớt: Dùng gỗ gót thành hình cái thớt 
sau đó dung giấy giáp xoa nhẵn; Xe tăng: Dùng can nước rửa bát lam thân xe lấy lắp 
can làm bánh xe tang; Xe ca: Dùng can nước rửa bát cắt các lỗ nhỏ thành các cửa sổ 
sau đó dung xốp cắt ghế xe, dung sốp tranh trí phía ngoài; Xe lu: Dùng hộp nước bát 
làm thân xe, sau đó cắt bánh xe dung xốp tranh trí đền xe, bánh xe; Máy khâu: Dùng 
hộp bìa mì tôm cắt các mảnh nhỏ sau đó ghép lại thành hình máy khâu; Dùi đục: 
Dùng dao vót thành hình cái rùi; Quang gánh: Dùng dao vót tre thành nan sau đó 
ghép 2 nan lại với nhau thành hình cái quang; Xe đẩy: lấy lọ rửa bát cắt thành hình, 
lấy thép uốn chân, giá đỡ thành hình cái xe đẩy; Xẻng: Dùng can nước rửa bát cắt 
 10

File đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_phat_huy_tinh_tich_cuc_chu_dong_sang_t.doc