SKKN Một số biện pháp nhằm tổ chức các hoạt động cho trẻ 5-6 tuổi tiếp cận học qua chơi

Trong ngành giáo dục quốc dân nói chung và giáo dục mầm non nói riêng việc dạy học lấy trẻ làm trung tâm luôn là phương pháp tối ưu được các giáo viên lựa chọn. Trẻ mầm non đến trường với phương châm “Học mà chơi, chơi mà học. Những năm gần đây, các tài liệu giáo dục và dạy học ở nước ngoài và trong nước thường nói tới việc cần thiết phải chuyển từ dạy học lấy giáo viên làm trung tâm sang dạy học lấy học trẻ làm trung tâm, trẻ được học tiếp cận qua chơi. Đây là một xu hướng tất yếu của nền giáo dục mà chúng ta nên áp dụng và đổi mới. Vậy trong công tác giảng dạy người giáo viên luôn quan tâm trước hết đến việc hoàn thành trách nhiệm của mình là truyền thụ tới trẻ cho hết nội dung trong chương trình, cố gắng làm cho trẻ hiểu và nhớ những lời cô dạy. Cũng từ đó, hình thành kiểu học thụ động, thiên về ghi nhớ, ít chịu suy nghĩ. Trẻ học trong tâm thế gò bó, không thoải mái, ít có cơ hội thể hiển mình. Trong khi đó, ở lứa tuổi mầm non: Hoạt động chủ đạo của trẻ “Chơi mà học, học mà chơi” thông qua các hoạt động đa dạng phong phú mà trẻ lĩnh hội kiến thức trong cuộc sống xung quanh trẻ. Chính vì vậy, sự hứng thú và hiệu quả của trẻ trong hoạt động chưa cao.
Để khắc phục tình trạng đó, cần phát huy tính tích cực chủ động học tập của trẻ. Các phương pháp dạy học tích cực: “Giúp trẻ học tiếp cận qua chơi” đã đem lại hiệu quả cao. Thông qua hoạt động học tiếp cận qua chơi, trẻ được trải nghiệm khám phá, tìm tòi sáng tạo, được tự do giao tiếp, vui chơi, hợp tác, chia sẻ, dễ dàng tiếp thu kiến thức. Trẻ được hoạt động tích cực phù hợp với sự phát triển của bản thân trẻ. Đáp ứng tối đa nhu cầu và hứng thú của trẻ trong quá trình giáo dục. Chính vì vậy, việc tổ chức cho trẻ học tiếp cận qua chơi là rất cần thiết và phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý của trẻ.
doc 18 trang skmamnonhay 12/01/2025 1851
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số biện pháp nhằm tổ chức các hoạt động cho trẻ 5-6 tuổi tiếp cận học qua chơi", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp nhằm tổ chức các hoạt động cho trẻ 5-6 tuổi tiếp cận học qua chơi

SKKN Một số biện pháp nhằm tổ chức các hoạt động cho trẻ 5-6 tuổi tiếp cận học qua chơi
 PHẦN A: ĐẶT VẤN ĐỀ
 TÊN SÁNG KIẾN: “Một số biện pháp nhằm tổ chức các hoạt động cho trẻ 
5 - 6 tuổi tiếp cận học qua chơi”.
 I . LÍ DO CHỌN SÁNG KIẾN
 Giáo dục mầm non là một bậc học rất quan trọng trong hệ thống giáo dục, 
là nền móng đầu tiên để hình thành nhân cách trẻ. Việc chăm sóc, giáo dục trẻ là 
điều rất quan trọng. Đặc biệt là giúp trẻ phát triển toàn diện về thể chất, tình 
cảm, thẩm mỹ, ngôn ngữ, tư duy,hình thành những yếu tố đầu tiên trong nhân 
cách của trẻ.
 Từ thực tiễn giáo dục trẻ thì các nhà giáo dục đều phải thừa nhận: Cách 
tiếp cận tốt nhất để giáo dục trẻ đó là lấy trẻ làm trung tâm và ứng dụng các 
phương pháp dạy học tích cực nhằm thúc đẩy sự phát triển, tính chủ động, khả 
năng tư duy phản biện và giải quyết vấn đề của trẻ. Trong đó, có phương pháp tổ 
chức các hoạt động cho trẻ tiếp cận học qua chơi. 
 Ở trẻ 5- 6 tuổi, yếu tố vui chơi giảm dần và thay vào đó, yếu tố học tập là 
chủ đạo. Điều này lại càng đòi hỏi người giáo viên mầm non cần phải đổi mới 
cách tổ chức các hoạt động cho trẻ nhằm tạo hứng thú, hấp dẫn đối với trẻ. Trẻ 
được tham gia vào các hoạt động một cách nhẹ nhàng, trẻ học mà chơi nhưng 
vẫn đảm bảo được mục đích, yêu cầu của chương trình giáo dục mầm non đặt ra. 
 Trên thực tế ở các trường mầm non, đội ngũ giáo viên đã thực hiện phương 
pháp tổ chức các hoạt động cho trẻ tiếp cận học qua chơi song khi thực hiện giáo 
dục còn lúng túng trong cách lựa chọn biện pháp, hình thức tổ chức đặc biệt là 
việc thiết kế các trò chơi giúp trẻ hoạt động tích cực, hứng thú. Các hoạt động 
được tổ chức một cách gò bó, nặng nề với trẻ. Bên cạnh đó, giáo viên chưa có 
kinh nghiệm thực tiễn trong việc tổ chức các hoạt động theo hướng đổi mới, 
giúp trẻ được học tiếp cận qua chơi. Khi tổ chức cho trẻ học tiếp cận qua chơi 
còn chưa bám vào hứng thú, nhu cầu, khả năng của trẻ và điều kiện thực tiễn của 
trường lớp, địa phương. Từ đó, dẫn tới các kiến thức của trẻ nắm bắt được chưa 
sâu, trẻ không hứng thú tham gia hoạt động, các kĩ năng của trẻ chưa được rèn 
luyện dẫn tới hiệu quả của hoạt động học chưa cao. 
 Là một giáo viên phụ trách lớp 5 tuổi tôi thấy băn khoăn làm thế nào để tổ 
chức các hoạt động cho trẻ tiếp cận học qua chơi. Qua đó, phát triển tư duy của 
trẻ đồng thời để trẻ có thể mạnh dạn tự tin tham gia hoạt động một cách tích cực 
nhất. Xuất phát từ lý do trên, tôi mạnh dạn xây dựng sáng kiến: 
 “Một số biện pháp tổ chức hoạt động cho trẻ 5 - 6 tuổi tiếp cận học qua chơi”
Tên SKKN: “Một số biện pháp nhằm tổ chức các hoạt động cho trẻ 5 - 6 tuổi 
tiếp cận học qua chơi”. 3
trong chương trình, cố gắng làm cho trẻ hiểu và nhớ những lời cô dạy. Cũng từ 
đó, hình thành kiểu học thụ động, thiên về ghi nhớ, ít chịu suy nghĩ. Trẻ học 
trong tâm thế gò bó, không thoải mái, ít có cơ hội thể hiển mình. Trong khi đó, ở 
lứa tuổi mầm non: Hoạt động chủ đạo của trẻ “Chơi mà học, học mà chơi” thông 
qua các hoạt động đa dạng phong phú mà trẻ lĩnh hội kiến thức trong cuộc sống 
xung quanh trẻ. Chính vì vậy, sự hứng thú và hiệu quả của trẻ trong hoạt động 
chưa cao.
 Để khắc phục tình trạng đó, cần phát huy tính tích cực chủ động học tập 
của trẻ. Các phương pháp dạy học tích cực: “Giúp trẻ học tiếp cận qua chơi” đã 
đem lại hiệu quả cao. Thông qua hoạt động học tiếp cận qua chơi, trẻ được trải 
nghiệm khám phá, tìm tòi sáng tạo, được tự do giao tiếp, vui chơi, hợp tác, chia 
sẻ, dễ dàng tiếp thu kiến thức. Trẻ được hoạt động tích cực phù hợp với sự phát 
triển của bản thân trẻ. Đáp ứng tối đa nhu cầu và hứng thú của trẻ trong quá 
trình giáo dục. Chính vì vậy, việc tổ chức cho trẻ học tiếp cận qua chơi là rất cần 
thiết và phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý của trẻ.
 2. Cơ sở thực tiễn:
 Là một giáo viên phụ trách giáo dục trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi của nhà 
trường, hàng ngày được chăm sóc giáo dục trẻ và qua những lần được tập huấn, 
học hỏi qua các chuyên đề tôi nhận ra rằng việc dạy học “ lấy trẻ làm trung tâm” 
rất quan trọng. Từ những khả năng và nhận thức của trẻ để xây dựng bài giảng 
cho phù hợp. Nội dung giáo dục cho trẻ phải đi từ dễ đến khó, đi từ đơn giản đến 
phức tạp phù hợp với độ tuổi. Vì ở độ tuổi này trẻ rất hiếu động, tò mò, ham 
muốn học hỏi, tìm hiểu thế giới xung quanh. Trẻ thích cái mới lạ, hấp dẫn, đặc 
biệt là những đồ dùng sáng tạo mà do tự tay cô và trẻ tự làm ra, những trò chơi 
hấp dẫn nhằm dẫn dắt trẻ cảm nhận được những giá trị nội dung, về các sự vật 
hiện tượng quanh trẻ và giúp trẻ có khả năng mô tả cuộc sống xung quanh 
phong phú hấp dẫn hơn. Trong khi chơi, trẻ thực sự học để lĩnh hội các khái 
niệm ban đầu hoặc các tri thức tiền khoa học. Đây là một trong những biện pháp 
có đầy đủ điều kiện để đảm bảo sự tác động đồng bộ lên mọi mặt phát triển của 
trẻ về đức, trí, thể, mĩ và hình thành các phẩm chất kĩ năng ban đầu của con 
người như một thành viên trong xã hội biết tích cực, sáng tạo trong lao động. 
 Song trong quá trình giảng dạy theo dõi kết quả từ những năm học trước 
tôi nhận thấy khả năng tạo hứng thú cho trẻ, sáng tạo trong mọi hoạt động của 
bản thân còn hạn chế. Vì vậy mà tôi thiết nghĩ cần phải đưa ra “Một số biện 
pháp tổ chức hoạt động cho trẻ 5 - 6 tuổi tiếp cận học qua chơi”
Tên SKKN: “Một số biện pháp nhằm tổ chức các hoạt động cho trẻ 5 - 6 tuổi 
tiếp cận học qua chơi”. 5
 + Đối với giáo viên :
 Ngay từ đầu năm tôi đã thực hiện 5 tiết dạy về các hoạt động cho trẻ học 
tiếp cận qua chơi và mời BGH dự giờ đánh giá và kết quả đạt được như sau:
 STT Phân loại Số tiết Tỷ lệ % Ghi chú
 1 Tốt 1 20%
 2 Khá 3/5 60 %
 3 Trung bình 1/5 20%
 + Đồng thời tôi tiến hành khảo sát với số cháu là 21 trẻ:
 Kết quả như sau:
 Số trẻ
STT Các tiêu chí
 Đạt Tỷ lệ % Chưa đạt Tỷ lệ %
 Trẻ hoạt động tích cực, 
 1 10/21 47,6% 11/21 52,4%
 hứng thú
 Khả năng tiếp thu kiến thức 
 2 12/21 57,1% 9/21 42,9%
 của trẻ
 Khả năng nhận xét, phán 
 3 đoán và giải quyết vấn đề. 9/21 42,9% 12/21 57,1%
 Trẻ mạnh dạn, tự tin trong 
 4 các hoạt động. 10/21 47,6% 11/21 52,4%
 * Nguyên nhân dẫn đến thực trạng:
 - Giáo viên còn hạn chế trong việc sử dụng phương pháp dạy học tích cực 
vào hoạt động. Khả năng tổ chức hoạt động tiếp cận học qua chơi cho trẻ của 
giáo viên chưa cao. 
Tên SKKN: “Một số biện pháp nhằm tổ chức các hoạt động cho trẻ 5 - 6 tuổi 
tiếp cận học qua chơi”. 7
và thích được tham gia hoạt động. Đồng thời kỹ năng chơi, cách giải quyết vẫn 
đề, cách làm các bài tập của trẻ ở góc chơi được củng cố và đa dạng. Với những 
bài tập mới trẻ còn biết tự tìm hiểu và khám phá cách chơi một cách nghiêm túc 
mà chưa cần đến sự định hướng của cô. Từ đó, hoạt động đạt hiệu quả cao.
 * Môi trường học tiếp cận qua chơi cho trẻ ở mọi lúc mọi nơi.
 Bên cạnh việc xây dựng môi trường cho trẻ ở trong lớp, để trẻ hoạt động 
học tiếp cận qua chơi đạt kết quả cao. Tôi còn tận dụng để tạo môi trường cho trẻ 
hoạt động học tập ở mọi lúc, mọi nơi, để trẻ được học mọi lúc mọi nơi một cách 
tự nhiên và tích cực nhất như: Trong phòng học Steam, Montessori tôi cùng các 
chị em trong tổ xây dựng và thiết kế các đồ dùng, đồ chơi sáng tạo giúp trẻ có 
thể tìm tòi thiết kế ra những đồ dùng sáng tạo có tính chất vận dụng cao, giúp trẻ 
vừa học vừa chơi và kích thích tính tò mò sáng tạo và tạo hứng thú cho trẻ trong 
học tập, giúp trẻ phát triển tư duy, óc sáng tạo và quan tâm hơn đến việc học tập 
một cách tự nhiên nhất.
 (MC 3: Hình ảnh phòng Steam và phòng Montessori)
 Qua các buổi các con được hoạt động tại phòng Steam, Montessori tôi 
nhận thấy các con rất hứng thú tham gia hoạt động, thảo luận và đưa ra suy luận 
và kết quả thực hiện các bài tập, các yêu cầu của cô thông qua các trò chơi rất 
chính xác và tích cực.
 b) Sưu tầm đồ dùng, nguyên vật liệu phục vụ cho việc học tiếp cận qua chơi.
 Để môi trường học tập của trẻ thêm phong phú và tạo ra sự cuốn hút trẻ, 
tôi còn sưu tầm đồ dùng, nguyên vật liệu khác nhau để kích thích sự tò mò, hứng 
thú học tập ở trẻ.
 Với những đồ dùng, nguyên vật liệu mà tôi sưu tầm chuẩn bị được thay 
đổi thường xuyên, để gây sự chú ý và thu hút trẻ khi tham gia hoạt động trẻ 
không thấy nhàm chán, từ đó hiệu quả của việc học qua chơi của trẻ sẽ đạt cao.
 (MC 4: Hình ảnh nguyên vật liệu sưu tầm)
 => Kết quả: Sau khi xây dựng môi trường trong và ngoài lớp, sưu tầm 
nguyên vật liệu làm đồ dùng đồ chơi các góc trong lớp được bố trí đẹp hơn, khoa 
học hơn, nhiều bài tập mở, sáng tạo thu hút trẻ tôi thấy trẻ học hứng thú hơn, 
hăng say khi hoạt động, trẻ sáng tạo hơn, trẻ chơi không bị nhàm chán từ đó hiệu 
quả của hoạt động cao hơn.
Tên SKKN: “Một số biện pháp nhằm tổ chức các hoạt động cho trẻ 5 - 6 tuổi 
tiếp cận học qua chơi”. 9
 * Với hoạt động khám phá:
 Ví dụ: Cho trẻ làm thí nghiệm để khám phá các tính chất của nước: 
 Cô dùng những thủ thuật khác nhau để gây sự chú ý và khêu gợi sự hứng 
thú ở trẻ như đặt câu hỏi, hát, xem video,.đưa ra các tình huống có ý nghĩa với 
trẻ để kích thích trẻ suy nghĩ về hiện tượng.
 Tôi chuẩn bị cho mỗi trẻ một khay đồ dùng. Cho trẻ dự đoán xem điều gì 
sẽ sảy ra khi cho cát và đường vào cốc nước rồi dung thìa khuấy đều. Sau đó, trẻ 
sẽ quan sát và đưa ra nhận xét của mình. Cô dùng các câu hỏi kích thích tư duy 
của trẻ như đường có tan trong nước không? Vì sao?...
Cô lại tiếp tục quan sát khả năng phán đoán của trẻ thông qua việc hỏi thử nước 
đường có vị gì? ..Hay khi cô và trẻ thực hiện thí nghiệm đun nước ở nhiệt độ 
cao, cô kích thích ở trẻ sự tò mò, hồi hộp, chờ đợi để duy trì sự hứng thú của trẻ 
bằng các câu hỏi kích thích sự dự đoán: Các con dự đoán xem, khi gặp nhiệt độ 
cao nước sẽ như thế nào? Vì sao các con biết nước sôi?....
 (MC 10: Hình ảnh trẻ làm thí nghiệm tan – không tan)
 =>Kết quả: Khi quan sát trẻ hoạt động tôi thấy biểu hiện của trẻ rất tích 
cực tư duy, mạnh dạn đưa ra phán đoán, nhận xét của mình.
 * Với hoạt động làm quen với toán:
 Ví dụ: Trong giờ hoạt động cho trẻ so sánh đối tượng 3 nhóm trong phạm vi 7
 Tôi cho trẻ chơi trò chơi: Vận động cơ thể (Vỗ tay, dậm chân, lắc 
đầu...theo số lượng cô yêu cầu) 
 Hay trò chơi cả vòng vào cổ chai: Cô chia lớp thành 3 đội chơi mỗi nhóm 
có 7 bạn. Các nhóm xếp thành 3 hàng dọc lần lượt cả vòng vào cổ trai trong thời 
gian 2 phút sau đó cho trẻ so sánh số vòng của 3 đội.
 (MC 11: Hình ảnh trẻ tham gia trò chơi: Cả vòng vào cổ chai)
 => Kết quả: Sau khi đưa các trò chơi vào hoạt động cho trẻ học qua chơi 
tôi thấy hoạt động làm quen với toán không khô khan chỉ với những con số nữa 
mà trẻ được ghi nhớ bài học, nhớ chữ số một cách linh hoạt hơn, sáng tạo hơn 
giúp trẻ nhớ lâu hơn.
 Ngoài ra, tôi thường xuyên nghiên cứu tổ chức cho trẻ học tiếp cận qua 
chơi được lồng ghép trong các hoạt động như: Âm nhạc, tạo hình,
Tên SKKN: “Một số biện pháp nhằm tổ chức các hoạt động cho trẻ 5 - 6 tuổi 
tiếp cận học qua chơi”.

File đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_nham_to_chuc_cac_hoat_dong_cho_tre_5_6.doc