SKKN Một số biện pháp nhằm phát triển lĩnh vực tình cảm và quan hệ xã hội cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi

Mục đích tôi nghiên cứu “Một số biện pháp nhằm phát triển lĩnh vực tình cảm và quan hệ xã hội cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi” nhằm gíúp trẻ biết thể hiện ý thức của bản thân. Giúp trẻ mạnh dạn, tự tin hơn khi tham gia các hoạt động. Hình thành và phát triển nhân cách cho trẻ. Trẻ biết quan tâm đến môi trường, có thái độ và thể hiện những việc làm đúng đắn với môi trường. Biết quan tâm tới mọi người, thể hiện cảm xúc của mình với bạn bè, cô giáo và những người thân, biết đau với nỗi đau của người khác.
doc 10 trang skmamnonhay 24/06/2024 1220
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số biện pháp nhằm phát triển lĩnh vực tình cảm và quan hệ xã hội cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp nhằm phát triển lĩnh vực tình cảm và quan hệ xã hội cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi

SKKN Một số biện pháp nhằm phát triển lĩnh vực tình cảm và quan hệ xã hội cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi
 -Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu tại lớp mẫu giáo lớn A1, trường mầm non tôi 
đang công tác.
- Kế hoạch nghiên cứu: Thời gian nghiên cứu trong vòng 7 tháng, bắt đầu từ 
tháng 9/2020 đến hết tháng 3/2021. 
 II.GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1. Cơ sở lý luận:
 Ở giai đoạn này khả năng kiềm chế của trẻ tốt hơn. Do vậy, trẻ có thể phục 
tùng các mục đích, nhiệm vụ, yêu cầu của người lớn, song các nhiệm vụ đề ra 
phải rõ ràng và dễ hiểu, các yêu cầu phải phù hợp với độ tuổi. Trong khi hành 
động, trẻ không bị phụ thuộc vào các tình huống trực tiếp trong trò chơi và các 
hoạt động khác, trẻ hành động phù hợp với mục đích xa hơn và tự kiềm chế 
mình trong thời gian lâu hơn. Tuy khả năng kiềm chế tốt hơn ở độ tuổi trước 
nhưng trẻ chưa kìm chế đựợc một cách đầy đủ các rung động của mình và các 
xúc cảm trực tiếp.Trẻ mẫu giáo lớn thể hiện tính kiên trì thường xuyên và có ý 
thức hơn, trẻ đã có thể đánh giá các trở ngại một cách đúng hơn và biết lượng 
sức mình để khắc phục trở ngại đó. Sự động viên khuyến khích của người lớn có 
ảnh hưởng tích cực và làm cho trẻ tự tin vào sức lực và khả năng của mình. 
Ngược lại, sự đánh giá một cách gay gắt và tiêu cực sẽ làm cho trẻ nản trí. Trẻ 
bắt đầu có sự quan tâm đến các hoạt động trong nhóm bạn, tình cảm ổn định bắt 
đầu nảy sinh, chúng sẵn sàng chia sẻ với các bạn và việc có bạn bắt đầu trở nên 
quan trọng đối với trẻ. Hầu hết trẻ mẫu giáo lớn đều cảm thấy tự tin và thể hiện 
bản thân mình thông qua những thành tích của bản thân chúng. Trẻ muốn được 
khẳng định, muốn đựợc sống và làm việc như người lớn, muốn nhận thứuc sự 
vật và hiện tượng xung quanh. Đặc biệt những động cơ đạo đức, thể hiện thái độ 
của trẻ với người khác có một ý nghĩa hết sức quan trọng trong sự phát triển các 
động cơ hành vi của trẻ.
 2. Thực trạng của vấn đề
 2.1. Thuận lợi.
 Được sự quan tâm của Phòng Giáo dục đào tạo quận Long Biên,cùng với 
sự quan tâm của Ban giám hiệu nhà trường đã thường xuyên quan tâm bồi 
dưỡng và nâng cao, chuyên môn, nghiệp vụ cho giáo viên, tăng cường cho đi 
kiến tập những tiết học hay tại các trường bạn 
 Bản thân là một giáo viên mầm non, tôi nắm vững chuyên môn, luôn nhiệt 
tình, yêu nghề mến trẻ, tâm huyết với nghề, ham học hỏi, nâng cao chuyên môn 
nghiệp vụ. Giáo viên ở lớp phối kết hợp thống nhất phương pháp, biện pháp dạy 
trẻ.Nhiều giáo viên nắm được tâm sinh lý của trẻ và những thói quen của trẻ 
hàng ngày. Trẻ ham học hỏi và rất thông minh.
 2.2. Khó khăn
 Nhiều phụ huynh chưa hiểu và quan tâm đến con, biết cách hướng dẫn, 
động viên con để con hoàn thành nhiệm vụ, luôn yêu thương, chăm sóc trẻ chu 
 2/8 3.3.Làm gương cho trẻ noi theo.
 Phương pháp nêu gương là phương pháp tuyên dương, nêu gương những 
hành động, việc làm tốt, đúng đắn trước tập thể để động viên khích lệ và biểu 
dương những thành tích mà cá nhân hoặc tập thể đạt được.
 Trẻ nhỏ học các kỹ năng tình cảm, xã hội chủ yếu thông qua việc bắt chước 
những người lớn xung quanh. Đặc biệt trẻ thường bắt chước những người lớn 
gần gũi trẻ và những người mà trẻ yêu mến. Do đó, cô giáo – những người chăm 
sóc trẻ cần là những tấm gương tốt để trẻ noi theo. Nếu người lớn thể hiện mẫu 
hành vi ứng xử tốt, lời nói hay, thì đó là tấm gương cho trẻ học tập, trái lại 
những mẫu hành vi không đúng cũng đựợc trẻ bắt chước một cách nhanh chóng. 
Vì vậy cô giáo nên thường xuyên nói “Làm ơn”, “Cảm ơn”,hoặc nói những từ 
ngữ hay, nhẹ nhàng, lịch sự để làm gương cho trẻ và xắp xếp lớp gọn gàng, 
“sạch sẽ” để cho trẻ học làm theo. 
 Khi tôi chẳng may làm gì đó sai, hoặc thất hứa với trẻ, bản thân tôi cũng 
chủ động nói lời xin lỗi với trẻ. Hoặc khi tôi nhờ trẻ lấy giúp cái gì đó, tôi 
thường chú ý nói đủ câu, đủ ý để tránh trẻ học cách nói trống không với người 
lớn .
 VD: Khi tôi nhờ trẻ lấy kéo giúp tôi, tôi nói “Bạn Ngọc lấy giúp cô cái 
kéo hoặc bạn Chi lau bàn giúp cô nhé”.. . Khi trẻ làm xong rồi tôi nói “Cô cảm 
ơn con”, “Con giỏi quá”....Trong rất nhiều tình huống cụ thể hàng ngày khác 
mà tôi thường nói để uốn nắn hành vi lễ giáo thông qua những lời nói, việc làm 
cụ thể của bản thân. Chính vì vậy mà hầu hết trẻ lớp tôi thường có thói quen nói 
đủ câu, đủ ý và biết nói lời “Cảm ơn, xin lỗi” rất tốt.
 3.4. Dùng trò chơi:
 Phương pháp dùng trò chơi là sử dụng các trò chơi hoặc sử dụng các yếu tố 
chơi, những hành động chơi đa dạng, hấp dẫn để kích thích trẻ tự nguyện, hứng 
thú hoạt động, tích cực giải quyết các nhiệm vụ đã đặt ra.
 Chơi đối với trẻ thường gợi ra nhiều hứng thú và say mê, vì trò chơi tác động 
mạnh vào đời sống tình cảm của trẻ. Trẻ học cách giao tiếp với người khác qua 
hoạt động vui chơi. Đặc biệt qua các tình huống chơi của trò chơi giả bộ hay như 
bắt chước như là : Cho búp bê ăn, ru bé ngủ, gọi điện thoại...sẽ giúp trẻ phát 
triển các kỹ năng xã hội, các hành vi văn hóa đơn giản.
 Trẻ em có thể tham gia vào nhiều các loại trò chơi khác nhau và phần lớn 
các trò chơi đều có tác động đến trẻ về nhiều mặt, nhưng trong việc giáo dục 
tình cảm- quan hệ xã hội cho trẻ lứa tuổi mẫu giáo lớn 5- 6 tuổi có vai trò 
rấtquan trọng đối với việc hình thành và phát triển nhân cách cho trẻ sau này.
 Trẻ em có thể tham gia vào nhiều trò chơi và phần lớn các trò chơi dều có 
tác động đến trẻ về nhiều mặt, nhưng trong việc giáo dục tình cảm- quan hệ xã 
hội cho trẻ thì loại trò chơi đóng vai theo chủ đề là có hiệu quả nhất. Đây là loại 
trò chơi mô phỏng lại cuộc sống của người lớn, nổi bật là những mối quan hệ xã 
hội biểu hiện các chuẩn mực đạo đức giữa con người với con người. Khi tham 
 4/8 Lời chào của em
 Cho dẫu đi đâu
 Em cũng mang theo.
 Hoàng Nguyễn Sơn
 3.6. Dùng nghệ thuật:
 Phương pháp dùng nghệ thuật là: Phương pháp sử dụng các thủ thuật khác 
nhau nhằm làm tăng sức lôi cuốn của người giáo viên với tác phẩm nào đó mà 
mình muốn truyền đạt đến cho trẻ.
 Trong giáo dục tình cảm, kỹ năng xã hội cho trẻ, những lời dăn dạy dù 
được nhắc đi nhắc lại nhiều lần cũng khó gợi lên những xúc cảm tích cực ở trẻ, 
giúp trẻ có những thái độ và hành vi ứng xử tốt đẹp đối với con người và cuộc 
sống xung quanh, nhưng một tác phẩm nghệ thuật như: Bài thơ, câu truyện, bài 
hát, bức tranh đẹp...lại có thể làm được một cách dễ dàng. Khi thực hiện phương 
pháp nghệ thuật trong giáo dục tình cảm, kỹ năng xã hội cho trẻ chúng ta cần hết 
sức lưu ý lựa chọn những tác phẩm có nội dung gần gũi, phù hợp với chủ đề, có 
tính giáo dục cao để giáo dục trẻ.
 VD: Khi dạy trẻ kể truyện “Chú dê đen” ở chủ điểm “Động vật”. Sau khi trẻ 
nghe nhiều lần, tôi thường áp dụng hình thức diễn rối, đóng kịch để trẻ khắc sâu 
tính cách nhân vật, cách thể hiện tính cách của các nhân vật để thu hút trẻ bằng 
hình thức diễn rối, đóng kịch. Từ đó giáo dục cho trẻ trí thông minh qua việc 
“Dê đen” nghĩ ra cách để đánh lừa “Chó sói”,giáo dục lòng dũng cảm, gan dạ 
đối mặt với những khó khăn thử thách trong cuộc sống thông qua việc học tập 
tính cách của chú “Dê đen”. 
 3.7.Luyện tập hành vi ứng xử thường xuyên trong sinh hoạt hàng ngày.
 Phương pháp luyện tập là phương pháp cho trẻ tập đi tập lại nhiều lần nhằm 
hình thành và củng cố mục tiêu nào đó đã đề ra.
 Trong sinh hoạt hàng ngày, gần như bất cứ lúc nào trẻ cũng phải thể hiện 
thái độ của mình đối với xung quanh bằng những hành vi ứng xử. Trong thực tế 
việc ứng dụng các hành vi ứng xử của trẻ có lúc đúng, có lúc sai, nên người lớn 
cần kiên trì theo dõi bảo ban trẻ đúng lúc. Thường xuyên luyện tập hành vi ứng 
xử mọi lúc mọi nơi sẽ giúp trẻ hình thành những kỹ năng bền vững hơn. Cô giáo 
cần tạo cho trẻ cơ hội để trẻ được trải nghiệm, thể hiện tình cảm và các kỹ năng 
xã hội với con người và sự vật hiện tượng xung quanh.
 Bởi vậy, trong khi tổ chức các hoạt động cho trẻ, tôi thường rất chú ý việc 
cho trẻ tập luyện nhiều lần các hành vi ứng xử và cần kiên trì thì mới thực hiện 
được những nội dung giáo dục trẻ.
 3.8.Khuyến khích động viên trẻ.
 Trong việc giáo dục tình cảm, kỹ năng xã hội, người lớn cần biết khen ngợi, 
động viên trẻ kịp thời. Khi trẻ làm được một việc tốt, cần khen ngay bằng những 
lời biểu dương ngọt ngào, những phần thưởng mang ý nghĩa tinh thần hơn là vật 
 6/8 - Đối với trẻ: Trẻ rất hứng thú tham gia giờ học , phát triển TC - QHXH đối với 
trẻ nhẹ nhàng thoải mái hơn., kiến thức, kỹ năng trẻ được nâng cao rõ rệt. Kết. 
 - Phụ huynh có sự thay đổi suy nghĩ về vấn đề phát triển tình cảm- QHXH một 
cách sâu sắc hơn. Nhìn nhận việc PT tình cảm- QHXH là cần thiết cho sự phát 
triển nhân cách sau này đối với trẻ.
 - Đối với giáo viên : 100% giáo viên đã nắm vững trình tự và phương pháp bộ 
môn dạy thể dục . Biết lồng ghép có hiệu quả việc các chỉ số vào trong chủ 
điểm nhằm PTTC- QHXH , đặc biệt là biết khéo léo trong việc chọn lựa các 
hình thức tổ chức gây hấp dẫn trẻ tham gia tích cực vào giờ học tạo cho bộ môn 
thể dục không còn là một bộ môn cứng nhắc mà càng thích thú với môn học này. 
 - Qua việc đánh giá học sinh cuối năm học, tôi thấy tỷ lệ trẻ đạt yêu cầu về mặt 
phát triển tình cảm- QHXH tăng cao so với đầu năm học. Cụ thể như sau:
 Đầu năm Cuối năm
Trẻ đạt Tỷ lệ CĐ Tỷ lệ Trẻ đạt Tỷ lệ CĐ Tỷ lệ %
 % % %
 26/35 74% 9/35 16% 33/35 94% 2/35 6%
 III. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
 1. Ý nghiã sang kiến kinh nghiệm.
 Tóm lại qua quá trình nghiên cứu và thực hiện đề tài: “Một số biện pháp 
nhằm phát triển lĩnh vực tình cảm và quan hệ xã hội cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi” 
đã giúp tôi xác định được rõ mục tiêu và tầm quan trọng, giúp tôi có phương 
pháp tốt hơn, sáng tạo hơn, tích cực hơn, hứng thú hơn khi tham gia học tập, rèn 
luyện. Cũng từ đó tư duy sáng tạo của các cháu được phát triển một cách toàn 
diện hơn. 
 2. Áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.
 Cụ thể bằng những biện pháp sau:
 + Biện pháp 1: Lựa chọn các chỉ số phù hợp theo từng chủ điểm nhằm đạt kết 
quả cao trong việc phát triển tình cảm- quan hệ xã hội cho trẻ 
 + Biện pháp 2: Dùng tình cảm để giáo dục, uốn nắn hành vi cho trẻ..
 + Biện pháp 3: Làm gương cho trẻ noi theo
 + Biện pháp 4: Dùng trò chơi 
 + Biện pháp 5: Đàm thoại, trò chuyện với trẻ. 
 + Biện pháp 6: Dùng nghệ thuật
 + Biện pháp 7: Luyện tập hành vi ứng xử thường xuyên trong sinh hoạt hàng 
ngày
 + Biện pháp 8: Khuyến khích động viên trẻ.
 + Biện pháp 9: Tạo môi trường vui vẻ, thoải mái, đầy xúc cảm
 + Biện pháp 10: Phối hợp chặt chẽ với gia đình
 8/8

File đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_nham_phat_trien_linh_vuc_tinh_cam_va_q.doc