SKKN Một số biện pháp nhằm phát huy tính tích cực, chủ đạo khi tham gia hoạt động ngoài trời cho trẻ 5-6 tuổi

Là một giáo viên được phân công dạy lớp Mẫu giáo 5 - 6 tuổi, tôi luôn suy nghĩ trăn trỏ và tìm cách để mình có thể vận dụng kỹ năng và khả năng của mình vào việc giảng dạy, lồng ghép các nội dung giáo dục trẻ một cách hấp dẫn, hứng thú với trẻ nhất nhằm đạt hiệu quả giáo dục cao nhất. Môi trường cho trẻ hoạt động ngoài trời sẽ là một môi trường hấp dẫn và lôi cuốn trẻ nếu chúng ta biết nắm bắt và vận dụng tất cả những yếu tố sẵn có trong thiên nhiên, tác động vào chúng thông qua các trò chơi, sự quan sát tìm hiểu sự vật xung quanh trẻ trong các tình huống. Những câu hỏi như: Vì sao? Làm thế nào?,… và từ sự tò mò ham hiểu biết ở trẻ ta giáo dục cho trẻ, hình thành cho trẻ những hành vi đẹp, thói quen tốt, góp phần phát triển nhân cách trẻ. Chính vì nhu cầu nhận thức của trẻ muốn khám phá thế giới xung quanh nên tôi mạnh dạn chọn đề tài: “ Một số biện pháp nhằm phát huy tính tích cực chủ động khi tham gia hoạt động ngoài trời của trẻ 5 -6 tuổi” làm đề tài sáng kiến kinh nghiệm trong năm học này.
doc 30 trang skmamnonhay 27/03/2025 520
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp nhằm phát huy tính tích cực, chủ đạo khi tham gia hoạt động ngoài trời cho trẻ 5-6 tuổi", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp nhằm phát huy tính tích cực, chủ đạo khi tham gia hoạt động ngoài trời cho trẻ 5-6 tuổi

SKKN Một số biện pháp nhằm phát huy tính tích cực, chủ đạo khi tham gia hoạt động ngoài trời cho trẻ 5-6 tuổi
 2
 THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN
1. Tên sáng kiến: “Một số biện pháp nhằm phát huy tính tích cực, chủ đạo 
 khi tham gia hoạt động ngoài trời cho trẻ 5 – 6 tuổi 
 2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Giáo dục (03)/ Mầm non
 3. Thời gian áp dụng sáng kiến: 
 Từ ngày 05 tháng 9 năm 2020 đến ngày 20 tháng 3 năm 2021
 4. Tác giả: 
 Họ và tên: NGUYỄN THỊ NGẦN
 Năm sinh: 15/9/1980
 Nơi thường trú: Giao Thịnh - Giao Thủy – Nam Định
 Trình độ chuyên môn: Cao đẳng sư phạm Mầm non
 Chức vụ công tác: Giáo viên
 Nơi làm việc: Trường Mầm non Giao Thịnh
 Điện thoại: 0854572211
 Tỷ lệ đóng góp tạo ra sáng kiến: 100%
 5. Đồng tác giả (Không)
 6. Đơn vị áp dụng sáng kiến: 
 Tên đơn vị: Trường Mầm non Giao Thịnh
 Địa chỉ: Xã Giao Thịnh - Giao Thủy - Nam Định
 Số điện thoại liên hệ: 039.866.5915 4
1. Mô tả giải pháp trước khi tạo ra sáng kiến: 
 1.1. Ưu điểm: 
 - Nhà trường và bản thân nhận được sự quan tâm của phòng giáo dục 
huyện Giao Thủy hàng năm đã tổ chức chuyên đề bồi dưỡng chuyên môn 
nghiệp vụ cho giáo viên.
 - Trường đạt chuẩn quốc gia mức độ I - đạt chuẩn xanh – sạch – đẹp, 
trường đạt chuẩn “ Trường có nếp sống văn hóa” nên được nhà trường quy 
hoạch xây dựng môi trường ngoài trời theo hệ thống khoa học, rất sang trang, 
sạch đẹp phù hợp với lứa tuổi mầm non. 
 - Được phụ huynh ủng hộ cho nhiều nguyên vật liệu làm đồ dùng đồ chơi 
cho các hoạt động
 - Đồ dùng, đồ chơi ngoài trời phong phú nhiều chủng loại.
 - Được sự quan tâm giúp đỡ của nhà trường và đồng chí phụ trách chuyên 
môn nhiệt tình năng động đã xây dựng phương pháp hình thức đổi mới hoạt 
động giáo dục mầm non theo chuyên đề “ Lấy trẻ làm trung tâm” tạo mọi điều 
kiện giúp giáo viên có đủ đồ dùng, phương tiện dạy học.
 - Hằng tháng tổ chuyên môn tổ chức dự giờ đồng nghiệp để trau dồi kiến 
thức nâng cao chất lượng giảng dạy, chất lượng chuyên đề.
 - Trường lớp có qui mô gọn gàng, sạch sẽ, phòng học thoáng mát hợp vệ 
sinh an toàn cho trẻ.
 - Lớp có 28 trẻ 5 tuổi tách triệt để nên thuận tiện cho việc tổ chức hoạt 
động chăm sóc, giáo dục trẻ.
 1.2. Nhược điểm
 - Do sự nhận thức không đồng đều và sự quan tâm của phụ huynh tới các 
bé còn hạn chế, trẻ từ nhóm tư thục nhà dòng mới vào trường nhập học, trẻ bắt 
đầu đến với môi trường học tập của xã hội nên trẻ rất bỡ ngỡ, không tự tin mạnh 
dạn khi giao tiếp, khi tham gia các hoạt động.
 - Trường có diện tích sân rộng nhưng ít những cây to nên khu vực sân 
trường còn ít bóng mát cho trẻ chơi cũng như quan sát
 1.3. Đề xuất giải pháp 6
trẻ từ trong nhà dòng mới lên trường chưa quen với môi trường mới , nhiều hoạt 
động chưa quen .
 - Căn cứ vào môi trường hoạt động của lớp để thuận tiện cho trẻ tham gia các 
hoạt động được tốt hơn tôi tôi đã mạnh dạn tham gia với BGH nhà trường tạo 
điều kiện tốt nhất về cơ sở vật chất cũng như sân chơi cho trẻ hoạt động theo 
hướng tích cực.
2. Mô tả giải pháp sau khi có sáng kiến: (trọng tâm): Dựa vào mục tiêu giáo 
dục mầm non và các tư liệu về hoạt động ngoài trời và yêu cầu cần đạt của mẫu 
giáo lớn về nhận thức, trí tuệ, ngôn ngữ, và các nhu cầu của trẻ để từ đó tôi tìm 
hiểu và đưa ra một số biện pháp gây hứng thú cho trẻ. Đây là một việc cần thiết 
vì nó mang lại cho mỗi trẻ niềm vui, sự hứng thú, tích cực khi tham gia hoạt 
động ngoài trời trong nhà trường và ngoài xã hội. 
 Tôi thực hiện bằng việc làm cụ thể với một số biện pháp sau: 
 2.1: Giải pháp 1. Lập kế hoạch tổ chức hoạt động ngoài trời cho trẻ
 - Thực trạng trường tôi là một trường có diện tích sân chơi cũng khá rộng, sĩ số 
cháu một lớp đông nên việc tổ chức cho trẻ vui chơi hoạt động ngoài trời còn 
gặp khó khăn. Riêng với lớp tôi ngoài việc tách nhóm cho trẻ hoạt động tôi còn 
chủ động tìm tòi những nội dung hoạt động ngoài trời, những trò chơi vận động, 
trò chơi dân gian gắn liền với chủ điểm và gắn với những mốc thời gian phù hợp 
để tạo cho trẻ những giờ hoạt động ngoài trời phù hợp nhất
 - Để đảm bảo cho trẻ hoạt động ngoài trời một cách thoải maí và hiệu quả tôi đã 
chủ động đề xuất với Ban giám hiệu lâp thời gian hoạt động ngoài trời cho từng 
nhóm lớp để hoạt động một cách tích cực và đạt hiệu quả cao.
 2.2: Giải pháp 2. Tạo môi trường hợp lý và có tính phát triển cho trẻ hoạt 
động ngoài trời.
 Môi trường chơi hợp lý có ảnh hưởng rất quan trọng trong việc tổ chức 
giờ chơi cho trẻ. Môi trường cho trẻ hoạt động chính là nơi cung cấp nguồn 
thông tin về thế giới tự nhiên xung quanh trẻ, là nơi khuyến khích tính độc lập 
và tích cực hoạt động của trẻ. Vì vậy tạo môi trường hợp lý sẽ giúp trẻ tìm tòi, 
khám phá và phát hiện những điều mới lạ hấp dẫn trẻ, từ đó giúp tôi củng cố và 
bổ xung cho trẻ các kiến thức, kỹ năng mà trẻ cần. Tạo ra môi trường phù hợp, 
đa dạng phong phú giúp gây hứng thú cho trẻ và cả chính giáo viên chúng ta, 8
 Ví dụ: Khi tổ chức cho trẻ quan sát vật chìm nổi, Tôi cho trẻ cùng chuẩn 
bị các nguyên liệu: sỏi, đá, các miếng xốp, đồ chơi bằng nhựa. 
 Khi tổ chức cho trẻ chơi với cát nước, tôi cùng trẻ sưu tầm chuẩn bị các 
vỏ chai nước bằng nhựa (vỏ C2, trà xanh ..) Để khi tham gia chơi trẻ có thể 
dùng chính các vỏ chai đó để chơi: Đong nước, chơi đồng hồ cát
 Tôi còn tận dụng các sự vật, hiện tượng xung quanh để tổ chức cho trẻ 
quan sát đạt hiệu quả cao.
 Ví dụ: Trẻ xuống sân trường thấy nhiều lá vàng rụng trên sân thì cô cho 
trẻ thi nhau nhặt lá vàng và cùng nhau trò chuyện về những chiếc lá đó.
 • Đố bạn đó là lá của cây gì? Tại sao bạn biết?
 • Tại sao lá rụng? Quan sát trên cây xem lúc này như thế nào?
 • Cây cần gì để sống? Người ta trồng cây để làm gì?
 • Theo bạn mình bảo vệ cây bằng cách nào?
 • Quan sát xem trên sân trường có bao nhiêu cây giống với cây này?
 Đồng thời để tạo hứng thú cho trẻ chơi với thiên nhiên cô gợi ý cho trẻ 
đem nhiều nguyên vật liệu mở như các loại hạt đã luộc sẵn, cọng rau muống và 
thay đổi nhiều hình thức cho phong phú.
 Cô gợi ý cho trẻ chơi, giúp trẻ sáng tạo trong sản phẩm của mình.
Ví dụ: Tạo bức tranh bằng lá cây
 • Đi nhặt nhiều loại lá cây khác nhau (Lá tròn, dài, răng cưa, to, nhỏ.), 
 phân loại lá theo đặc điểm.
 • Sau đó tô màu một mặt với nhiều màu sắc khác nhau, rồi dán lên tờ 
 giấy A3 hoặc A4 tạo thành bức tranh đẹp.
 • Xâu hạt bằng hạt đậu đã luộc sơ qua.
 • Sỏ vòng bằng cộng rau muống.
 • Xếp hình các con vặt bằng lá câylá( Minh hoạ hình ảnh 4,5)
2.3: Giải pháp 3: Đa dạng các trò chơi ngoài trời cho trẻ. (Tăng cường nhóm 
trò chơi vận động, nhóm trò chơi phát triển nhận thức và phát triển giác quan 
cho trẻ, sưu tầm một số trò chơi dân gian cho trẻ hoạt động)
 Trường tôi có diện tích sân chơi khá rộng, nên việc tổ chức cho các cháu 
vui chơi hoạt động ngoài trời theo lịch cụ thể của từng nhóm được đảm bảo diễn 
ra thường xuyên và rất thuận tiện. Riêng với lớp tôi ngoài việc tách nhóm cho 
cháu hoạt động, tôi còn chủ động tìm tòi những nội dung hoạt động ngoài trời, 
những trò chơi vận động, trò chơi phát triển các giác quan cho trẻ, trò chơi phát 
triển nhận thức, trò chơi dân gian gắn với chủ điểm và những mốc thời gian một 
cách hợp lý 10
khác nhau theo trí tưởng tượng của trẻ như hình bông hoa, căn nhà, con bướm, 
con cá, . (Minh họa hình ảnh 6 và 7)
 Thông qua những trò chơi này cũng giúp trẻ mở rộng hơn mối quan hệ với 
thế giới xung quanh, trẻ biết cách chăm sóc cây xanh và bảo vệ cây xanh, đồng 
thời rèn cho trẻ cách giao tiếp lịch sự với mọi người.
c. Nhóm trò chơi phát triển giác quan:
 Bên cạnh việc củng cố các biểu tượng về thế giới tự nhiên xung quanh trẻ, 
rèn cho trẻ những kỹ năng trong giao tiếp, trong vận động và rèn luyện cho trẻ 
có một thể lực tốt. Tôi còn chú trọng tìm tòi thêm các trò chơi giúp phát triển 
các giác quan cho trẻ như: Cho trẻ lắng nghe các tiếng động, tiếng kêu ở đâu, 
lắng nghe tiếng gió thổi, lá rụng, chim hót, cho trẻ ngửi mùi hoa, mùi cỏ, mùi 
của lá cây, và cảm nhận ánh nắng mặt trời.. qua các trò chơi như: “ Tai ai 
tinh ”;“ Ngửi hoa ”;“ Ai tinh mắt ”;“ Nhìn lá đoán cây ”;“ Đoán vật bằng 
tay”; “Đoán xem tiếng động gì”; “Âm thanh phát ra từ đâu? ” 
d. Sưu tầm một số trò chơi dân gian và trò chơi theo chương trình mới cho trẻ 
hoạt động ngoài trời:
 Kho tàng trò chơi dành cho lứa tuổi Mầm Non rất phong phú và đa dạng. 
Tuy nhiên lựa chọn trò chơi sao cho phù hợp với khả năng của trẻ, phù hợp với 
đặc điểm tâm sinh lý của trẻ là không giống nhau. Cùng một trò chơi nhưng 
cách tổ chức ở mỗi một độ tuổi lại phải tổ chức ở một mức độ khác nhau. Nhận 
thức được điều đó, tôi đã tìm tòi và sưu tầm được một số trò chơi cho trẻ ở lớp 
mình thông qua các phương tiện: tạp chí, sách báo, mạng internet Cụ thể đó là 
những trò chơi sau:
 Ở chủ đề gia đình tôi sưu tầm và tổ chức cho trẻ một số trò chơi như: Dung 
dăng dung dẻ; Lộn cầu vồng; Kéo co; Đôi bạn; Tìm đúng nhà; Chim mẹ chim 
con.(Minh họa hình ảnh 8)
 Ở các chủ đề về môi trường tự nhiên tôi sưu tầm và tổ chức cho trẻ một số 
trò chơi như: Mèo đuổi chuột; Đua ngựa; Bẫy chuột; Thả đỉa ba ba; Trời nắng 
trời mưa; Mưa to mưa nhỏ; Câu ếch; Gà con tìm mồi, Cáo ơi cáo ngủ à? Trồng 
nụ trồng hoa; (Minh họa hình ảnh 9 )
 Ở các chủ đề về môi trường xã hội tôi sưu tầm và tổ chức cho trẻ một 
số trò chơi: Đá bóng vào gôn; Tung bóng; Gia đình nhà gấu; Về đúng bến;
 Ví dụ: Trò chơi: “Tung bóng” Chơi tập thể theo nhóm 5 -7 trẻ
 * Luật chơi: Trẻ ném và bắt bóng bằng 2 tay. Ai bị rơi bóng 2 lần thì phải 
ra ngoài 1 lần chơi. 12
thường dựa vào khả năng của từng trẻ để có thể nâng cao hay hạ thấp yêu cầu 
tùy từng trường hợp quan sát. Để cho trẻ quan sát được tốt hơn, tôi đã hướng trẻ 
cùng chuẩn bị trước khi quan sát với tôi, chẳng hạn với chủ điểm thế giới thực 
vật thì yêu cầu trẻ thực hiện ở nhà như tìm hiểu một số loại hoa và mang hoa 
vào trong lớp cho cả lớp cùng xem, hay vận động sự hỗ trợ của phụ huynh trò 
chuyện cùng trẻ hay dẫn trẻ tham quan vườn hoa ở công viên, ngoài ra tôi cũng 
chuẩn bị những câu hỏi gợi ý nhằm phát triển tư duy của trẻ. Với cách này tôi 
nhận thấy trẻ hoạt động rất tích cực và không những thế cũng đã nhận được sự 
tham gia rất nhiệt tình của phụ huynh học sinh. (Minh họa hình ảnh 12)
 Đồng thời với phương pháp mới luôn lấy trẻ làm trung tâm trong quá 
 trình quan sát chính vì thế tôi luôn tìm tòi học hỏi mở rộng kiến thức về thế giói 
 xung quanh để cung cấp cho trẻ.
 Để có thể kết hợp liền ý giữa hoạt động chung với hoạt động ngoài trời tạo 
 hứng thú để cho trẻ hoạt động:
 Ví dụ: Một tiết khám phá môi trường xung quanh chủ đề một số loại hoa
 • Trẻ mang đến một số loại hoa 
 • Cho trẻ quan sát và trò chuyện cung trẻ về một số loại hoa mà trường 
 mình có
 • Trẻ nêu nên những điều trẻ biết được về một số loại hoa
 • Dựa vào những hiểu biết của trẻ cô gợi ý mở rộng sự hiểu biết cho trẻ và 
 cung cấp một số đặc điểm mà trẻ hiểu sai.
Ví dụ: Tiết làm quen với toán chủ đề thực vật, số lượng 5
 • Sau khi cung cấp kiến thức cho trẻ trong giờ hoạt động chung thì ở hoạt 
 động ngoài trời có thể kết hợp trong hoạt động quan sát vườn hoa và yêu 
 cầu trẻ tìm và chon ra các loại hoa có 5 cánh, kể tên 5 loại hoa mà trẻ biết, 
 kể tên 5 loại hoa theo màu sắc và tìm xem trên sân trường đồ vật nào có 
 số lượng là 5..
 • Khi chơi trò chơi bằng các nguyên vật liệu mở trẻ có thể sắp xếp các hạt 
 thành các loại hoa 5 cánh..
 • Trò chơi động cô yêu cầu trẻ chạy theo nhóm, mỗi nhóm có một loại hoa 
 và phân loại về đặc điểm, hình dáng, màu sắc, nơi sống. của loại hoa 
 mà trẻ mang đến. 
 • Khi tổ chức cho cháu quan sát cần lưu ý:
 + Tạo điều kiện cho trẻ sự tự do tìm tòi khám phá đối tượng, để trẻ tự suy 
 luận, cô đặt những câu hởi mở cho trẻ.
Ví dụ: Đặt ra những câu hỏi về các loại hoa:
 - Theo con hoa này là hoa gì? 

File đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_nham_phat_huy_tinh_tich_cuc_chu_dao_kh.doc