SKKN Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục thể chất cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi ở trường mầm non
Để trẻ có sức khỏe tốt. mang lại hiệu quả cao trong học tập và làm việc, chuẩn bị nguồn nhân lực đạt yêu cầu cho đất nước trong tương lai, điều này phụ thuộc rất lớn vào phương pháp giảng dạy của giáo viên. Như vậy, việc tìm hiểu các cách thức tổ chức, cá phương pháp giáo dục thể chất cho trẻ, để từ đó đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục thể chất cho trẻ là một việc hết sức quan trọng trong việc chăm sóc, bảo vệ sức khỏe của trẻ. Nhận thức được nhiệm vụ quan trọng của mình, tôiđã suy nghĩ, tìm hiểu và đã tìm racác biện pháp để nâng cao chất lượng giáo dục thể chất cho trẻ. Chính vì lẽ đó mà tôi chọn đề tài: “Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục thể chất cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi ở trường mầm non”.
Bản thân tôi sinh ra và lớn lên ở vùng nông thôn. Tôi rất thích trẻ con, thích vui đùa, chơi trò chơi cùng các bé. Tuy nhiên sự phát triển thể chất của trẻ ở vùng nông thôn chưa được phụ huynh quan tâm nhiều so với trẻ ở thị trấn, thành phố. Họ chưa thực sự chú trọng, quan tâm đến tình trạng sức khỏe của con mình hoặc là họ chưa biết làm thế nào để giúp cho con mình có một sức khỏe tốt, một thể lực khỏe mạnh, cân đối, hài hòa. Từ cơ sở trên, bản thân là một giáo viên trực tiếp giảng dạy lớp 5 – 6 tuổi, tôi thấy sự cần thiết phải tìm ra những giải pháp tốt nhất để có thể tổ chức các hoạt động giúp cho trẻ phát triển tốt về thể chất. Chính vì vậy, tôi xin trình bày sáng kiến khinh nghiệm của mình với đề tài: “Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục thể chất cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi ở trường mầm non”. Phạm vi tiến hành thực hiên đề tài này là trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi ở trường mầm non.
Bản thân tôi sinh ra và lớn lên ở vùng nông thôn. Tôi rất thích trẻ con, thích vui đùa, chơi trò chơi cùng các bé. Tuy nhiên sự phát triển thể chất của trẻ ở vùng nông thôn chưa được phụ huynh quan tâm nhiều so với trẻ ở thị trấn, thành phố. Họ chưa thực sự chú trọng, quan tâm đến tình trạng sức khỏe của con mình hoặc là họ chưa biết làm thế nào để giúp cho con mình có một sức khỏe tốt, một thể lực khỏe mạnh, cân đối, hài hòa. Từ cơ sở trên, bản thân là một giáo viên trực tiếp giảng dạy lớp 5 – 6 tuổi, tôi thấy sự cần thiết phải tìm ra những giải pháp tốt nhất để có thể tổ chức các hoạt động giúp cho trẻ phát triển tốt về thể chất. Chính vì vậy, tôi xin trình bày sáng kiến khinh nghiệm của mình với đề tài: “Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục thể chất cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi ở trường mầm non”. Phạm vi tiến hành thực hiên đề tài này là trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi ở trường mầm non.
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục thể chất cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi ở trường mầm non", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục thể chất cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi ở trường mầm non

của bản thân, chưa tự tập luyện cấc bài tập thể dục thể thao nhằm rèn luyện sức khỏe cơ thể. Cơ thể của các bé ở lứa tuổi này đang trong giai đoạn phát triển, kỹ năng vận động còn vụng về, trẻ đang cần được người lớn hướng dẫn, cung cấp kỹ năng thực hiện các bài tập, các vận động cơ bản. Để trẻ có sức khỏe tốt. mang lại hiệu quả cao trong học tập và làm việc, chuẩn bị nguồn nhân lực đạt yêu cầu cho đất nước trong tương lai, điều này phụ thuộc rất lớn vào phương pháp giảng dạy của giáo viên. Như vậy, việc tìm hiểu các cách thức tổ chức, cá phương pháp giáo dục thể chất cho trẻ, để từ đó đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục thể chất cho trẻ là một việc hết sức quan trọng trong việc chăm sóc, bảo vệ sức khỏe của trẻ. Nhận thức được nhiệm vụ quan trọng của mình, tôiđã suy nghĩ, tìm hiểu và đã tìm racác biện pháp để nâng cao chất lượng giáo dục thể chất cho trẻ. Chính vì lẽ đó mà tôi chọn đề tài: “Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục thể chất cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi ở trường mầm non”. 1.2. Phạm vi áp dụng đề tài: Bản thân tôi sinh ra và lớn lên ở vùng nông thôn. Tôi rất thích trẻ con, thích vui đùa, chơi trò chơi cùng các bé. Tuy nhiên sự phát triển thể chất của trẻ ở vùng nông thôn chưa được phụ huynh quan tâm nhiều so với trẻ ở thị trấn, thành phố. Họ chưa thực sự chú trọng, quan tâm đến tình trạng sức khỏe của con mình hoặc là họ chưa biết làm thế nào để giúp cho con mình có một sức khỏe tốt, một thể lực khỏe mạnh, cân đối, hài hòa. Từ cơ sở trên, bản thân là một giáo viên trực tiếp giảng dạy lớp 5 – 6 tuổi, tôi thấy sự cần thiết phải tìm ra những giải pháp tốt nhất để có thể tổ chức các hoạt động giúp cho trẻ phát triển tốt về thể chất. Chính vì vậy, tôi xin trình bày sáng kiến khinh nghiệm của mình với đề tài: “Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục thể chất cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi ở trường mầm non”. Phạm vi tiến hành thực hiên đề tài này là trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi ở trường mầm non. 2. Phần nội dung 2.1.Thực trạng của nội dung cần nghiên cứu: Xuất phát từ thực tế, trẻ em nào cũng cần được vui chơi, được quan tâm, chăm sóc và được giáo dục để phát triển một cách toàn diện. Đặc biệt trong những năm qua thực hiện phong trào thi đua: “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” theo định hướng “Xây dựng trường MN lấy trẻ làm trung tâm”, tôi luôn bám sát các công văn chí đạo: Chỉ thị Số 40/2008/CT-BGDĐT ngày 22/7/2008 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc phát động phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” trong các trường phổ thông giai đoạn 2008 - 2013. Số 1741/BGDĐT-GDTrH v/v: Hướng dẫn đánh giá kết quả phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” Thực hiện nhiệm vụ năm học 2017 - 2018, tiếp tục phát huy phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”, hưởng ứng thực hiện chuyên đề “Giáo dục phát triển thể chất cho trẻ mầm non”, hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học tập trung vào nội dung: tăng cường các hoạt động vui chơi, trải nghiệm, khám phá nhằm hình thành, rèn luyện và phát triển một cách toàn diện các mặt đức, trí, thể, mĩ cho trẻ. 2 - Ngày nay, điều kiện kinh tế gia đình của các bậc phụ huynh ngày một khá lên. Vì thế đa số các gia đình đều có các phương tiện giải trí như: Ti vi, điện thoại, máy vi tínhTrẻ thường say mê với các trò chơi, các bộ phim hoạt hình trong điện thoại, máy vi tính, ti vi. Khi tan học, được ba mẹ đón về nhà hay sau những bữa ăn liền lập tức vào xem phim hay chơi trò chơi mà không có thời gian cho trẻ vận động nhẹ nhàng. Cũng chính vì thế mà tình trạng trẻ bị béo phì, thừa cân tăng. Lớp tôi có 2 cháu bị thừa cân. Và tình trạng này cũng đang có chiều hướng đi lên với những cháu có tỉ lệ BMI cao. Trẻ ít vận động, thừa cân dẫn đến mệt mỏi, không muốn vận động. Ngược lại, có một số cháu có sức khỏe không tốt, cân nặng và chiều cao đang ở mức mấp mé của suy dinh dưỡng và thấp còi nên các cháu cũng thường mệt mỏi, không thích hoạt động. - Khả năng chú ý có chủ định của một số trẻ còn kém. Trẻ dể dàng tham gia vào các hoạt động, các trò chơi vần động nhưng cũng nhanh chóng tự rút ra khỏi trò chơi khi trẻ không còn hứng thú. - Trong lớp có một số trẻ còn rụt rè, nhút nhát, thiếu tự tin và không thích tham gia vào các hoạt động tập thể. - Việc giáo viên lồng ghép các trò chơi vận động trong các hoạt động còn lúng túng. - Một số phụ huynh chưa nhận thấy được tầm quan trọng của việc chăm sóc - giáo dục trẻ ở trường mầm non nhất là việc giáo dục, rèn luyện và phát triển thể chất cho trẻ. Từ thực trạng trên mà việc tổ chức các hoạt động giáo dục phát triển thể chất cho trẻ mẫu giáo ở trường mầm non nói chung và ở lớp của tôi nói riêng chưa thực sự mang lại kết quả như mong muốn. * Khảo sát thực trạng: Vào đầu năm học, tôi đã tiến hành khảo sát trẻ lớp mình để nắm bắt tình hình và có kế hoạch, biện pháp nhằm nâng cao chất lượng trong các hoạt động giáo dục phát triển thể chất cho trẻ mẫu giáo. Cụ thể như sau: Tỷ lệ TT Nội dung khảo sát Lớp % đạt 1 Trẻ chú ý vào kỹ năng cô hướng dẫn 5 – 6 tuổi 60 Trẻ hứng thú, tích cực tham gia vào hoạt động, trò chơi 2 5 – 6 tuổi 65 vận động 3 Trẻ thuộc lời các bài hát thể dục, các bài tập nhịp điệu 5 – 6 tuổi 60 Trẻ nắm được các kỹ năng vận động, kỹ năng chơi 4 5 – 6 tuổi 60 trò chơi vận động * Từ kết quả khảo sát trên, tôi rút ra nhiều nguyên nhân như sau: - Hình thức, phương pháp tổ chức các hoạt động giáo dục phát triển thể chất của giáo viên chưa phù hợp, chưa linh hoạt. - Việc lực chọn các bài tập vận động cơ bản, các bài tập thể dục nhịp điệu chưa phù hợp với lứa tuổi. - Sự phối hợp giữa giáo viên và phụ huynh chưa thường xuyên, thiếu sự thống nhất trong công tác chăm sóc - giáo dục trẻ. 4 Ví dụ:“Bò theo đường dích dắc” đặt tên “Đường về nhà chuột” cháu làm chú chuột bò về nhà. Hoặc là sử dụng tác phẩm văn học để gây hứng thú cho trẻ. Một số câu chuyện trong chương trình giáo dục mầm non có thể sử dụng được vào quá trình hướng dẫn trẻ luyện tập trong các hoạt động phát triển vận động. Ví dụ: Bật xa 40 - 50cm, ta dùng hình ảnh chú dê đen trong câu chuyện “Chú dê đen”, dê đen đi vào rừng để kiếm cái ăn gặp con suối nhỏ, dê phải nhảy qua con suối nhỏ để vào rừng, cho trẻ làm những chú dê bật qua con suối. Bài tập đi trên ghế thể dục ta lồng vào câu chuyện “Tích Chu” Khi đi lấy nước suối tiên cho bà Tích Chu phải đi qua cây cầu khỉ, cho trẻ làm Tích Chu đi qua cầu khỉ lấy nước suối tiên cho bà, như vậy cái ghế băng trở thành cầu khỉ Những hình ảnh phù hợp với đặc điểm của bài tập vận động sẽ giúp cho việc hình thành ở trẻ biểu tượng thị giác về vận động đó và nó ăn sâu vào trong trí nhớ của trẻ. Cách này áp dụng khi cung cấp bài tập mới giúp trẻ hứng thú và khi sử dụng lại ở những tiết ôn và bài tập tổng hợp giúp cho trẻ nhớ tên bài tập không máy móc, dễ nhớ bài tập, làm giảm thời gian giải thích phải tập như thế nào. Việc đặt tên cho bài tập vận động cơ bản, đặt tên cho dụng cụ tập như vậy trẻ được làm những con vật hay những nhân vật mà trẻ yêu thích, trẻ được sắm vai các nhân vật, được làm những động tác của các con vật như vậy trẻ cảm thấy rất vui và say mê thực hiện. Dùng tác phẩm văn học cũng là một cách khá hay lôi cuốn trẻ vào bài tập một cách tự nhiên mà trẻ không hề hay biết là mình đang luyện tập, vừa có tác dụng giúp trẻ tích cực hơn với hoạt động sau, vừa giúp trẻ nhớ lại những bài thơ, câu chuyện đã học. Bên cạnh, việc sử dụng vật chuẩn cũng giúp khắc sâu hơn những hình ảnh về động tác đã học, củng cố kỹ thuật khó và tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện các bài tập vận động một cách nhanh chóng. Ví dụ: “Ném trúng vòng” xác định đích. “xếp hàng theo tổ” dựa vào vật chuẩn hoặc vạch vẽ đánh dấu – xác định định hướng không gian. Có thể những vạch chuẩn là các bộ phận trên cơ thể trẻ, ví dụ: Cúi người, tay chạm mũi bàn chân. Cũng có thể vạch chuẩn ở xung quanh trẻ, như quay về phía cô 6 việc hết sức quan trọng. Bởi vì, nếu chỉ chọn bài nhạc phù hợp với chủ đề nhưng giai điệu bài hát buồn thì tiết học cũng trầm theo. Ví dụ: Tôi đã lựa chọn âm nhạc như sau, đối với chủ đề “Giao thông”. Khởi động chọn bài “Đường em đi”, bài tập phát triển chung chọn bài “Em đi qua ngã tư đường phố”, hồi tĩnh chọn bài “Đèn xanh đèn đỏ”. Có như vậy cháu cảm thấy mình phấn khởi và vui vẻ ngay từ đầu tiết học. c. Thay đổi đội hình khi tập luyện. Mỗi bài tập vận động cơ bản đều có một đặc điểm riêng và giúp phát triển những tố chất khác nhau, do đó chúng ta có thể lựa chọn đội hình phù hợp khi cho cháu tập luyện. Ví dụ: Khởi động cho cháu đi vòng tròn đến bài tập phát triển chung cho cháu chuyển đội hình hàng ngang, sau đó tùy theo vận động cơ bản mà lựa chọn đội hình cho phù hợp như “Ném bóng vào vòng” thì cho cháu xếp đội hình 2 hàng dọc. Trẻ đi đội hình vòng tròn 8 nhàm chán ngay từ đầu tiết học. * Giải pháp 2: Giải pháp giúp trẻ nắm vững kỹ thuật bài tập, kỹ năng vận động. Để giúp trẻ nắm vững kỹ thuật bài tập, kỹ năng vận động, giáo viên cần nghiêm túc thực hiện các bước sau: a. Nghiên cứu kỹ nội dung và kỹ thuật bài tập: Vì sao chúng ta phải nghiên cứu kĩ nội dung và kỹ thuật bài tập trước khi lập kế hoạch và tổ chức hoạt động? Bởi vì bản thân chúng ta có hiểu rõ và nắm vững vấn đề thì mới truyền đạt tốt vấn đề đó đến người nghe giúp người nghe tiếp thu tốt, đây là một mắt xích không thể tách rời nhau khi ta thực hiện nhiệm vụ giáo dục. Nghiên cứu để nắm vững nội dung và kỹ thuật bài tập thì mới đề ra mục đích giáo dục và yêu cầu cần đạt được ở trẻ cho phù hợp. Ví dụ: Bài tập bật xa, sách hướng dẫn tổ chức thực hiện chương trình giáo dục mầm non yêu cầu với trẻ 5 – 6 tuổi phải bật xa 40 - 50 cm. Khi nghiên cứu thì ta phải xem xét thời điểm mà ta tổ chức cho trẻ luyện tập bài tập này là đầu năm hay giữa hoặc cuối năm học, là tiết dạy bài mới hay tiết ôn luyện, xem xét thể lực của các cháu như thế nào, những cháu nào sức khỏe bình thường, những cháu nào đang ốm, những cháu nào có những căn bệnh tim, hen suyễn để ta đưa ra yêu cầu cho phù hợp. Nếu là lần tập luyện đầu tiên ở đầu năm thì giải thích kỹ rõ ràng, yêu cầu trẻ bật xa ở mức tối thiểu của yêu cầu 40 – 45 cm, nếu bài tập này ở thời điểm giữa hoặc cuối năm là tiết ôn luyện thì nâng dần yêu cầu trẻ bật xa ở mức tối đa 45 – 50cm. Với những cháu đang bệnh hoặc những cháu bị bệnh tim, hen suyễn thì ta phải xem xét khả năng của trẻ và cho trẻ luyện tập theo khả năng để tránh ảnh hưởng và nguy hiểm đế sức khỏe của trẻ. Khi nghiên cứu nội dung và kỹ thuật bài tập của các bài tập vận động cơ bản, chúng ta phải hình dung ra đội hình, sơ đồ bài tập, cách bố trí điểm xuất phát, đích. Nắm vững kỹ thuật bài tập, cách hướng dẫn bài tập đó như thế nào cho ngắn gọn, giúp trẻ dể hiểu, lời hướng dẫn như thế nào cho phù hợp với động tác thực hiện. Định hình được cần chuẩn bị những đồ dụng, dụng cụ gì cho hoạt động đó. Nghiên cứu kỹ nội dung, kỹ thuật bài tập trước khi soạn giảng là chuẩn bị tốt cho việc truyền đạt của mình khi lên tiết. b. Làm mẫu, hướng dẫn và giải thích phải rõ ràng. Làm mẫu là thông qua thị giác để hình thành biểu tượng trực quan về bài tập vận động. Làm mẫu khi dạy bài tập mới cho trẻ hoặc khi ôn luyện nếu thấy cần thiết. Khi làm mẫu giáo viên phải tập đúng chính xác để trẻ có biểu tượng đúng về bài tập vận động giúp trẻ thực hiện tốt. Đồng thời với việc làm mẫu chính xác thì đòi hỏi giáo viên phải có hiệu lệnh dứt khoát, khớp với động tác, không ê a, vì như vậy sẽ giúp cho cháu học được tính phối hợp giữa hiệu lệnh của cô và động tác của trẻ cũng như tập cho trẻ tính nhanh nhạy và chuẩn xác. Với những bài tập giáo viên có thể làm mẫu được thì khi tổ chức cho trẻ hoạt động lần đầu, dạng tiết cung cấp kiến thức mới, giáo viên nên làm mẫu để hình thành biểu tượng một cách chính xác cho trẻ. Khi làm mẫu giáo viên cần chọn vị trí đứng để tập sao cho tất cả các cháu đều nhìn thấy trọn vẹn mẫu, nói rõ ràng cụ thể, ngắn gọn, lời hướng dẫn giải thích phải khớp với từng động tác tư thế thực hiện mẫu. 10
File đính kèm:
skkn_mot_so_bien_phap_nham_nang_cao_chat_luong_giao_duc_the.doc