SKKN Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục phát triển thể chất cho trẻ 5-6 tuổi ở trường mầm non
Giáo dục phát triển thể chất cho trẻ chiếm một vị trí quan trọng, cần thiết của công tác giáo dục hiện nay. Qua việc giáo dục phát triển thể chất sẽ trang bị tri thức, hoạt động giúp trẻ khỏe mạnh nhanh nhẹn hồn nhiên và có chỉ số phát triển đúng với đặc điểm tâm sinh lý của trẻ. Từ đó tạo cơ hội cho trẻ vận động một cách thoải mái tích cực để phát triển thể lực mà qua hoạt động này trẻ còn học được tính kỷ luật, biết hợp tác chia sẻ cùng các bạn. Nếu trẻ không khỏe mạnh thì trẻ sẽ không hứng thú học tập, vui chơi cùng các bạn. Vì vậy, giáo dục thể chất cho trẻ sẽ giúp trẻ tích cực tham gia các hoạt động một cách hiệu quả. Nhưng làm thế nào để trẻ hứng thú trong các hoạt động giáo dục thể chất? Trẻ tích cực tham gia các hoạt động phát triển thể chất một cách có hiệu quả? Đó là cả một vấn đề lớn và còn rất mới. Là một giáo viên mầm non, bản thân thấy được tầm quan trọng của việc giáo dục thể chất cho trẻ nên trong quá trình giảng dạy những năm qua tôi luôn suy nghĩ và tìm tòi những biện pháp giúp cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi hứng thú, tích cực tham gia luyện tập các hoạt động phát triển thể chất. Công việc của tôi bước đầu đã đem đến một số kết quả nhất định trong lớp trong trường của tôi, tôi rất muốn được trao đổi cùng các đồng nghiệp. Đó là điểm mới và cũng là lý do tôi chọn đề tài này.
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục phát triển thể chất cho trẻ 5-6 tuổi ở trường mầm non", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục phát triển thể chất cho trẻ 5-6 tuổi ở trường mầm non

Mầm non hiện nay như thế nào? Là giáo viên ngành học mầm non nhất lại là giáo viên dạy ở trường mầm non nông thôn vấn đề đặt ra hiện nay đối với tôi là cách tổ chức các hình thức giáo dục thể chất cho trẻ 5 – 6 tuổi ở trường ra sao? Xuất phát từ những vấn đề trên, để nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ trong ngành học mầm non nói chung và trong trường mầm non bản thân công tác nói riêng, tôi đã mạnh dạn chọn đề tài nghiên cứu: “Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục phát triển thể chất cho trẻ 5 - 6 tuổi ở trường Mầm non”. 1.2. Điểm mới của đề tài: Đề tài: “Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục phát triển thể chất cho trẻ 5 - 6 tuổi ở trường Mầm non” Giáo dục phát triển thể chất cho trẻ chiếm một vị trí quan trọng, cần thiết của công tác giáo dục hiện nay. Qua việc giáo dục phát triển thể chất sẽ trang bị tri thức, hoạt động giúp trẻ khỏe mạnh nhanh nhẹn hồn nhiên và có chỉ số phát triển đúng với đặc điểm tâm sinh lý của trẻ. Từ đó tạo cơ hội cho trẻ vận động một cách thoải mái tích cực để phát triển thể lực mà qua hoạt động này trẻ còn học được tính kỷ luật, biết hợp tác chia sẻ cùng các bạn. Nếu trẻ không khỏe mạnh thì trẻ sẽ không hứng thú học tập, vui chơi cùng các bạn. Vì vậy, giáo dục thể chất cho trẻ sẽ giúp trẻ tích cực tham gia các hoạt động một cách hiệu quả. Nhưng làm thế nào để trẻ hứng thú trong các hoạt động giáo dục thể chất? Trẻ tích cực tham gia các hoạt động phát triển thể chất một cách có hiệu quả? Đó là cả một vấn đề lớn và còn rất mới. Là một giáo viên mầm non, bản thân thấy được tầm quan trọng của việc giáo dục thể chất cho trẻ nên trong quá trình giảng dạy những năm qua tôi luôn suy nghĩ và tìm tòi những biện pháp giúp cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi hứng thú, tích cực tham gia luyện tập các hoạt động phát triển thể chất. Công việc của tôi bước đầu đã đem đến một số kết quả nhất định trong lớp trong trường của tôi, tôi rất muốn được trao đổi cùng các đồng nghiệp. Đó là điểm mới và cũng là lý do tôi chọn đề tài này. 1.2.1. Đề tài nhằm giải quyết: Như trên đã trình bày: Giáo dục thể chất đã trở thành nhiệm vụ quan trọng và được quan tâm ngay từ bậc học mầm non.phải bắt đầu từ lứa tuổi mầm non và phải được thực hiện nghiêm túc, thường xuyên để giúp trẻ có một cơ thể khỏe mạnh cân đối hài hòa và phát triển toàn diện về nhân cách. Mục đích nghiên cứu của tôi là nhằm tìm ra phương pháp hiệu quả nhất trang bị cho trẻ bước đầu có những có kỹ năng nhất định cần thiết về phát triển thể chất, giúp trẻ hứng thú tham gia vào hoạt động. - Giúp giáo viên nhận thức đúng tầm quan trọng, cần thiết phải giáo dục thể chất cho trẻ 5 - 6 tuổi ở trường Mầm non. Đồng thời bước đầu tháo gỡ những vướng - Khả năng chú ý có chủ định của trẻ còn hạn chế, sự hứng thú của trẻ chưa bền nên ý thức tập luyện của trẻ chưa cao. - Tuy các cháu có cùng độ tuổi và được chuyển từ lớp dưới lên nhưng tính hiếu động và sự tiếp thu của trẻ không đồng đều. Đa số trẻ có bố mẹ đều làm nghề nông nên lối sống của gia đình còn tùy tiện chưa chú trọng đến việc giáo dục phát triển thể chất cho trẻ. - Giáo viên chưa có nhiều sáng tạo trong hoạt động giáo dục thể chất. - Diện tích lớp học và diện tích sân tập chưa đạt chuẩn quy định. - Đồ dùng trực quan chưa hấp dẫn dẫn lôi cuốn trẻ dẫn đến các giờ hoạt động còn khô khan chưa có hiệu quả. - Giáo viên chưa có nhiều hình thức tổ chức linh hoạt, sáng tạo vào hoạt động khiến trẻ gò bó, chưa hứng thú cho nên giờ hoạt động thể chất chưa đạt hiệu quả cao. - Ý thức giáo dục thể chất cho trẻ ở phần lớn các gia đình chưa được hình thành, bố mẹ, người lớn chưa làm tấm gương tốt cho con em. 2.1.3. Số liệu điều tra thực tế đầu năm học 2014-2015. Vào đầu năm học, sau một thời gian dạy, quan sát các em tôi tổ chức cho trẻ tham gia vào các hoạt động giáo dục thể chất, thông qua một số tiêu chí cụ thể và thống kê được một số thông tin ban đầu như sau: Trong đó Tham gia còn Tổng Tham gia tốt hạn chế chưa số trẻ theo các yêu Nội dung hoạt động theo các yêu tham cầu cầu gia TL SL SL TL (%) (%) Trẻ hứng thú tự nguyện tham gia hoạt 26 11 42,3 15 57,7 động giáo dục phát triển thể chất. Trẻ mạnh dạn tự tin khi tham gia hoạt 26 13 50 13 50 động Tạo sự cân bằng giữa sức khỏe và trí tuệ 26 5 19,2 21 80,8 của trẻ. Kỹ năng Vận động tinh 26 6 23,1 20 76,9 - Tháng 1, 2 thời tiết ấm và đẹp hơn, tôi lên kế hoạch giáo dục thể chất cho các em bằng các hoạt động ở sân trường. - Tháng 3, 4,5 thời tiết nắng nhiều, tôi lên kế hoạch giáo dục thể chất cho các em bằng các hoạt động ở vườn trường vào đầu giờ học buổi sáng. Vì hoạt động giáo dục thể chất thường diễn ra nhiều nhất ở các hoạt động, trò chơi vận động. Các trò chơi lại được tổ chức nhiều ngoài trời (Phụ thuộc vào thời tiết). Nên khi lên kế hoạch cần có kế hoạch dự phòng thay đổi trò chơi, hoạt động theo thời tiết. 2.2.2. Chuẩn bị điều kiện và đảm bảo an toàn phục vụ giáo dục thể chất cho trẻ: a/ Môi trường học tập: Muốn trẻ hứng thú với lĩnh vực giáo dục, các hoạt động phát triển thể chất thì việc đầu tiên của mỗi một giáo viên phải gây được hứng thú cho trẻ khi tới lớp học. Trẻ có được cô yêu thương, thích đến trường thì trẻ mới có hứng thú tham gia các hoạt động khác. Vì thế môi trường học tập tốt, môi trường học tập thân thiện sẽ khuyến khích trẻ thíc đi học, tích cực hoạt động theo các yêu cầu của cô. Vì vậy việc xây dựng môi trường học tập phù hợp và hấp dẫn trẻ là vô cùng cần thiết. Đối với lớp học tôi chủ nhiệm: Ngay từ đầu năm, tôi đã phối hợp với phụ huynh, cùng phụ huynh trang trí lớp đẹp, thân thiện theo các chủ đề để gây hứng thú cho trẻ khi tới trường. Với mỗi chủ đề tôi luôn có sự thay đổi phù hợp, gợi mở ý tưởng sáng tạo của trẻ trong hoạt động. Tôi dành một góc sáng tạo để trưng bày các sản phẩm của trẻ để trang trí lớp học. Từ việc cô cho trẻ tham gia tạo ra các sản phẩm, trẻ được phát triển các vận động như: cắt dán, cầm nắm, vẽ, tô màu qua đó trẻ thấy thích thú tham gia các hoạt động dưới sự động viên khuyến khích của cô. Môi trường ngoài lớp học các cô giáo trong trường cùng phối hợp bố trí thời gian để thay đổi tạo quang cảnh sự phạm mới mẻ hấp dẫn. Đồ chơi ngoài trời thường bố trí sắp xếp tạo khoảng trống của sân trường cho trẻ tập thể dục sáng, trẻ có địa điểm để tham gia các hoạt động phát triển thể chất. Bên cạnh đó giáo viên thường tổ chức cho trẻ tham gia hoạt động lao động ngoài trời như việc trồng cây, chăm sóc cây, tưới cây Từ đó giúp trẻ phát triển thể chất và yêu thiên nhiên hơn. Ví dụ: Tổ chức hoạt động giáo dục thể chất củng cố rèn luyện kĩ năng cho nội dung chính của hoạt động, tôi tổ chức cho trẻ leo trèo qua các thang thể dục, đồ chơi ngoài trời hoặc leo lên bước xuống qua các bậc thang hay chơi các trò chơi vận động, trò chơi dân gian ở ngoài sân trường Môi trường đa dạng, phong phú hấp dẫn sẽ gây hứng thú cho trẻ và tạo ra kết quả của hoạt động cao hơn. Từ đó góp phần hình thành và nâng cao mối quan hệ thân tâm kế hoạch đề ra. Trẻ cần được đảm bảo an toàn trong mọi hoạt động có sự giám sát của giáo viên như: Trẻ chơi với các đồ dùng đồ chơi, dụng cụ luyện tập, địa điểm cho trẻ hoạt động. Trước mỗi trò chơi, tôi luôn quan tâm làm tốt công tác chuẩn bị: Sân tập, kiểm tra dụng cụ trước khi cho trẻ luyện tập. Đối với các đồ dùng như: ghế thể dục, thang leo tôi kiểm tra độ chắc trước khi cho trẻ sử dụng. Nếu thấy chưa chắc chắn tôi tìm cách sửa chữa ngay. Khi đảm bảo được độ an toàn cho trẻ, tôi mới triển khai trò chơi đó, nếu không được cần thay đổi trò chơi vận động khác phù hợp với dụng cụ, đồ dùng hiện có của các em. Có kế hoạch kiểm tra thường xuyên đồ dùng, đồ chơi trong lớp để đảm bảo tính an toàn cho trẻ khi tham gia hoạt động. Ví dụ: Khi các em chơi trò chơi vận động: “ Cầu thủ bóng rổ” Các em cần dụng cụ như là cốt bóng nhưng cột bóng rổ đó không còn an toàn nữa. Tôi mạnh dạn thay trò chơi “ Chim đổi lòng, hay trò chơi cho cá ăn”. 2.2.3. Lồng ghép tích hợp các hoạt động khác vào hoạt động thể chất a/ Sử dụng âm nhạc trong hoạt động giáo dục thể chất - Nói đến giáo dục phát triển thể chất mọi người thường nghĩ tới sự khô khan, cứng nhắc .Thật như vậy nếu không có biện pháp làm mềm hóa hoạt động học. Hoạt động giáo dục phát triển thể chất khi có âm nhạc sẽ thấy hứng thú và phấn khởi hơn, giờ hoạt động của trẻ đạt kết quả cao hơn. Nhưng phải biết lựa chọn phù hợp với tõng bài tập, tường chủ điểm đó mới là một quá trình mà chúng ta phải quan tâm. Ví dụ: - Khi dạy trẻ học chủ điểm “Trường mầm non’’ tôi chọn nhạc bài:‘Trường mẫu giáo yêu thương” kết hợp tập với vòng cho bài tập phát triển chung, thể dục sáng. Các em vừa hát vừa tập các động tác phụ họa. - Khi dạy trẻ học chủ điểm “Thế giới động vật’’ tôi chọn nhạc bài: “ Nhện nhện đang chăng tơ chăng tơ ta cùng leo lên này Trời trời khi mưa to. Ối nhà đâu mất rồi? À còn đâu nữa, ông mặt trời lên kìa Nhện, lại đi chăng tơ ta cùng leo xuống nào’’ Vừa hát vừa vận động các động tác phù hợp tạo sự vui tươi, nhí nhảnh, thân thiện, đồng thời phát triển thể chất cho các em. Hoặc có thể từ các bài hát vui nhộn, nhí nhảnh với nhịp 2/4 như bài hát: “Đàn gà con’’, “Đàn gà trong sân’’ tôi cho trẻ kết hợp khởi động trước khi hát. Bài hát “ Con rùa chậm chạp’’- kết hợp với trò chơi vận động “ Chầm chậm từng bước mà rùa vẫn cố bước đi Và còn thi đua cùng thỏ con đang đi rất nhanh +Vận động cơ bản: Phần thi Ai khéo hơn ai (Đi trên ghế thể dục có mang vật trên tay}. + Trò chơi: Phần thi : Nhảy đẹp (Trẻ nhảy lò cò) + Hồi tĩnh: Cho trẻ thể hiện niềm mơ ước của mình (đi nhẹ nhàng) Với các nội dung xuyên suốt trong hội thi của ngày hội như vậy trẻ thể hiện và hứng thú tích cực tham gia hoạt động. Bên cạnh đó, tôi chọn lựa các nội dung giáo dục cho trẻ biết về truyền thống, phong tục, tập quán của địa phương quê hương của đất nước con người việt c/ Sử dụng thơ, truyện, đồng dao, ca dao trong hoạt động giáo dục phát triển thể chất: - Thực tế hiện nay tổ chức hoạt động giáo dục phát triển thể chất cho trẻ mầm non đặc biệt là trẻ mẫu giáo lớn không chỉ phát triển vận động mà còn giúp trẻ phát triển về lĩnh vực ngôn ngữ, văn học, nghệ thuật một cách toàn diện hơn. Với mỗi đề tài, tôi luôn tìm hiểu nghiên cứu kĩ trước khi dạy để xây dựng bài theo chủ đề một câu chuyện để kích thích tính tò mò cho trẻ gây được sự hấp đẫn mới lôi cuốn được trẻ vào hoạt động tốt hơn. Ví dụ: Hoạt động giáo dục phát triển thể chất với nội dung thực hiện “Bật vào 5 ô - trèo lên xuống ghế”. Chủ điểm gia đình. Tôi sử dụng truyện: “Tích Chu”. Cho trẻ đóng vai Tích Chu đi lấy nước cho bà uống để bà Tích Chu sống trở lại. Đường đi lấy nước khó khăn và phải trải qua nhiều sông, suối gồ ghề, khấp khểnh, vượt qua nhiều chặng đường nguy hiểm. + Phần khởi động: Cho trẻ đi lên tàu đi lấy nước. + Trọng động: Tập luyện cùng nhau bật qua những chiếc vòng sau đó trèo lên xuống ghế. Tiếp theo đó tôi cho trẻ thi đua giữa các tổ với nhau, trẻ rất hứng thú tích cực tham gia hoạt động + Phần hồi tĩnh: Bạn Tích Chu có gửi tặng mỗi bạn 1 niềm mơ ước bay tới đất nước của những giấc mơ đẹp, các em hãy nói về ước mơ của mình. Ngoài các câu chuyện, tôi còn áp dụng các bài thơ, ca dao, đồng dao để gây hứng thú dạy trẻ kích thích trẻ tích cực tham gia các hoạt động phát triển thể chất. Ví dụ: Khi cho trẻ chơi trò chơi vận động: Chuyền bóng, tôi cho trẻ đọc các câu thơ: Không có cánh mà bóng biết bay Không có chân mà bóng biết chạy Nhanh nhanh bạn ơi xem ai tài ai khéo Cùng nhau đi nào, cùng nhau thi nào. Đồng thời kết hợp vừa đọc thơ trẻ vừa chơi vận động nhịp nhàng và thi đua cùng các bạn.
File đính kèm:
skkn_mot_so_bien_phap_nham_nang_cao_chat_luong_giao_duc_phat.docx