SKKN Một số biện pháp nâng cao kỹ năng sống cho trẻ 5-6 tuổi thông qua hoạt động học trong thời gian nghỉ dịch Covid – 19 tại trường mầm non
Đối với trẻ mầm non giáo dục mầm non đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển nhận thức của trẻ. Nhờ vốn từ ngôn ngữ mạch lạc của trẻ sẽ đáp ứng nhu cầu nhận thức trong giao tiếp. Trẻ 5-6 tuổi rất tò mò về thế giới xung quanh mình. Vậy phải làm sao tạo ra được một thế giới học mà chơi, chơi mà học không chỉ bổ ích mà còn phát huy được hết các tố chất sẵn có trong mỗi đứa trẻ. Thỏa thích chơi đùa là quá trình học tập quan trọng nhất trong giai đoạn đầu nhận biết thế giới của trẻ. Sự phát triển và trải nghiệm của trẻ trong giai đoạn này ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống tương lai của trẻ. Trẻ không trưởng thành một cách bị động mà chúng luôn chủ động phát triển và hoàn thiện bản thân. Cho nên là một giáo viên tôi cần xây dựng môi trường thích hợp để giúp trẻ thực hành tốt các kỹ năng sống cần thiết. Bởi giáo dục kỹ năng sống là trang bị cho trẻ kiến thức niềm tin để thay đổi. Trong đó kỹ năng sống chính là năng lực tâm lý xã hội.
Trong hoạt động của giáo dục kỹ năng sống là rèn luyện cách tư duy tích cực, hình thành thói quen tốt thông qua các hoạt động và bài tập trải nghiệm. Giáo dục kỹ năng sống là để giúp người học có khả năng làm chủ bản thân, ứng xử phù hợp với xung quanh và có khả năng ứng phó tích cực trước các tình huống của cuộc sống. Giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mầm non là nhằm giúp trẻ có kinh nghiệm trong cuộc sống, biết được những điều nên làm và không nên làm, giúp trẻ tự tin, chủ động và biết cách xử lý các tình huống trong cuộc sống, khơi gợi khả năng tư duy sáng tạo của trẻ .
Trong hoạt động của giáo dục kỹ năng sống là rèn luyện cách tư duy tích cực, hình thành thói quen tốt thông qua các hoạt động và bài tập trải nghiệm. Giáo dục kỹ năng sống là để giúp người học có khả năng làm chủ bản thân, ứng xử phù hợp với xung quanh và có khả năng ứng phó tích cực trước các tình huống của cuộc sống. Giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mầm non là nhằm giúp trẻ có kinh nghiệm trong cuộc sống, biết được những điều nên làm và không nên làm, giúp trẻ tự tin, chủ động và biết cách xử lý các tình huống trong cuộc sống, khơi gợi khả năng tư duy sáng tạo của trẻ .
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp nâng cao kỹ năng sống cho trẻ 5-6 tuổi thông qua hoạt động học trong thời gian nghỉ dịch Covid – 19 tại trường mầm non", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp nâng cao kỹ năng sống cho trẻ 5-6 tuổi thông qua hoạt động học trong thời gian nghỉ dịch Covid – 19 tại trường mầm non

PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ A Tên đề bài: - Một số biện pháp nâng cao kỹ năng sống cho trẻ 5-6 tuổi thông qua hoạt động học I. Lý do chọn đề tài: 1. Cơ sở lý luận: Ở lứa tuổi mầm non, hoạt động vui chơi là hoạt động chủ đạo.Đây là lứa tuổi rất tò mò và ham hiểu biết về thế giới xung quanh buộc trẻ phải họat động tích cực để chiếm lĩnh đối tượng, vừa có ý nghĩa cuộc sống vừa mang lại khoái cảm của đứa trẻ khi tham gia hoạt động. Đối với trẻ mầm non giáo dục mầm non đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển nhận thức của trẻ. Nhờ vốn từ ngôn ngữ mạch lạc của trẻ sẽ đáp ứng nhu cầu nhận thức trong giao tiếp. Trẻ 5-6 tuổi rất tò mò về thế giới xung quanh mình. Vậy phải làm sao tạo ra được một thế giới học mà chơi, chơi mà học không chỉ bổ ích mà còn phát huy được hết các tố chất sẵn có trong mỗi đứa trẻ. Thỏa thích chơi đùa là quá trình học tập quan trọng nhất trong giai đoạn đầu nhận biết thế giới của trẻ. Sự phát triển và trải nghiệm của trẻ trong giai đoạn này ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống tương lai của trẻ. Trẻ không trưởng thành một cách bị động mà chúng luôn chủ động phát triển và hoàn thiện bản thân. Cho nên là một giáo viên tôi cần xây dựng môi trường thích hợp để giúp trẻ thực hành tốt các kỹ năng sống cần thiết. Bởi giáo dục kỹ năng sống là trang bị cho trẻ kiến thức niềm tin để thay đổi. Trong đó kỹ năng sống chính là năng lực tâm lý xã hội. Trong hoạt động của giáo dục kỹ năng sống là rèn luyện cách tư duy tích cực, hình thành thói quen tốt thông qua các hoạt động và bài tập trải nghiệm. Giáo dục kỹ năng sống là để giúp người học có khả năng làm chủ bản thân, ứng xử phù hợp với xung quanh và có khả năng ứng phó tích cực trước các tình huống của cuộc sống. Giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mầm non là nhằm giúp trẻ có kinh nghiệm trong cuộc sống, biết được những điều nên làm và không nên làm, giúp trẻ tự tin, chủ động và biết cách xử lý các tình huống trong cuộc sống, khơi gợi khả năng tư duy sáng tạo của trẻ . 2.Cơ sở thực tiễn: Khi nói đến trẻ mầm non không ai là không biết, trẻ ở lứa tuổi này rất thích tìm hiểu về kỹ năng sống những đối tượng gần gũi mà không nguy hiểm .Trẻ rất vui khi chính mình được trải nghiệm trong cuộc sống... Kĩ năng sống thúc đẩy sự phát triển cá nhân và xã hội. Kỹ năng chính là những nhịp cầu giúp con người biến kiến thức thành thái độ, hành vi và thói quen tích cực, lành mạnh, góp phần thúc đẩy sự phát triển xã hội, ngăn ngừa các vấn đề xã hội và bảo vệ quyền con người PHẦN II: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ I. Cơ sở lý luận của đề tài: Cuộc sống hàng ngày đặc biệt quan trọng đối với mỗi đứa trẻ trở thành những cá thể độc lập, tự chủ, sống khỏe, sống tốt và thành công trong tương lai. Đối với trẻ em, cuộc sống có vai trò quan trọng đối với phát triển nhận thức của trẻ thì ngay từ nhỏ cần giáo dục cho trẻ các kỹ năng sống – đó có thể coi như chìa khóa của sự sống và phát triển của con người. Giáo dục kỹ năng sống góp phần phát triển các hành vi tích cực, nâng cao chất lượng cuộc sống và đẩy mạnh sự tiến bộ của toàn xã hội. Vì vậy ta cần giáo dục kỹ năng sống cho trẻ ngay từ lứa tuổi mầm non. Hàng ngày trẻ em thực hiện rất nhiều các hành động khác nhau như: chào hỏi, cảm ơn, xin lỗi, cho rác vào thùng, để ba lô vào đúng chỗ....những hành động đó có phải là kỹ năng sống không? Các nhà nghiên cứu đã đưa ra nhiều ý kiến về các giai đoạn hình thành kỹ năng. Trên cơ sở nghiên cứu các ý kiến đã đưa ra tôi thấy rằng để hình thành kỹ năng cho trẻ cần trải qua các bước. - Trẻ phải có kiến thức về hành động: mục đích đối tượng, cách thức, điều kiện hành động. - Có sự hướng dẫn( gợi ý, làm mẫu) của người có kiến thức và kỹ năng cao hơn, bên cạnh đó trẻ phải tích cực tham gia học hỏi, quan sát, làm thử... - Trẻ vận dụng kiến thức, kinh nghiệm vào những kỹ năng, kỹ xảo thực hành luyện tập sử dụng kỹ năng một cách linh hoạt trong những điều kiện khác nhau. Như vậy để hành động trở thành một kỹ năng cần trải qua một quá trình. Giáo dục kỹ năng sống cho trẻ phải gắn với việc làm, tình huống cụ thể: trẻ được quan sát người khác làm, được trải nghiệm nhiều lần sẽ giúp trẻ nhận thấy ý nghĩa thiết thực của việc làm từ đó sẽ chủ động vận dụng các kỹ năng cần thiết vào từng tình huống cụ thể trong cuộc sống. Chúng ta có thể giáo dục kỹ năng sống cho trẻ hàng ngày ngay tại trường mầm non như: hoat động vui chơi sinh hoạt hàng ngày, đóng vai, xem phim, nghe kể chuyện. Việc giáo dục kĩ năng sống cần thực hiện kiên trì và phải tạo điều kiện để trẻ được luyện tập trong nhiều tình huống khác nhau. Chính vì vậy xây dựng các biện pháp tốt để rèn luyện và giáo dục kỹ năng sống cho trẻ thông qua các hoạt động hàng ngày ở trường mầm non là việc làm rất thiết thực và bổ ích . II. Thực trạng của vấn đề nghiên cứu: 1. Đặc điểm tình hình: * Thuận lợi: Tìm hiểu kỹ năng sống là phát triển nhận thức do đó ngoài các cấp lãnh đạo cũng như Ban giám hiệu nhà trường bản thân tôi trực tiếp đứng lớp cũng sống cho trẻ 5-6 tuổi thông qua hoạt động học trong thời gian nghỉ dịch Covid – 19 tại trường mầm non”. Hy vọng những gì tôi làm được sẽ đóng góp vào hệ thống lý luận và phương pháp giáo dục kỹ năng sống cơ bản cho trẻ mẫu giáo lớn 5-6 tuổi ở trường mầm non. III. Các biện pháp thực hiện: - Biện pháp 1: Cung cấp cho trẻ quan niệm về giá trị sống để hình thành những kĩ năng sống tốt cho trẻ. - Biện pháp 2: Giúp trẻ khắc phục sợ hãi tạo sự tự tin cho trẻ. - Biện pháp 3: Linh hoạt lồng ghép, tích hợp các nội dung giáo dục kỹ năng sống qua các hoạt động học. - Biện pháp 4: Giáo dục luôn lấy trẻ làm trung tâm. - Biện pháp 5: Giáo dục trẻ biết cách kìm chế cảm xúc nóng giận của bản thân. - Biện pháp 6: Giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mọi lúc mọi nơi. - Biện pháp 7: phối hợp với phụ huynh giáo dục kĩ năng sống cho trẻ. IV. Các biện pháp thực hiện từng phần: 1. Biện pháp 1: Cung cấp cho trẻ quan niệm về giá trị sống để hình thành những kĩ năng sống tốt cho trẻ: Một số quan niệm về giá trị mà trẻ có thể hình thành được như: Tôn trọng, trung thực, cần cù, dũng cảm, có lòng yêu thương, biết tự kìm chế, luôn vui vẻ, hòa đồng, sống chân thành cởi mở với bạn bè và mọi người xung quanh. Cô cho trẻ xem những video, vở kịch, kể những câu chuyện, để trẻ có được sự giáo dục tốt nhất và áp dụng vào trong thực tiễn cuộc sống. Ví dụ: Cô giáo cùng xây dựng và đóng lại vở kịch “Tích Chu” để giáo dục trẻ biết chân trọng tình yêu gia đình, biết chia sẻ giúp đỡ bà trong các công việc hàng ngày. Trẻ tôn trọng thẩy cô, thiên nhiên và môi trường, đối xử lễ phép với người lớn luôn quan tâm đến cảm giác của người khác. Ví dụ: Bà ốm bé biết nói lời quan tâm hỏi thăm bà “Bà ơi, bà cố ăn cho nhanh khỏi ốm còn đi chơi với cháu; để cháu kể chuyện cho bà nghe bà đỡ mệt nhé!”; biết lấy nước cho bà uống thuốc, quạt cho bà ngủ. Dạy trẻ biết thông cảm chia sẻ trong cuộc sống và xã hội. Nếu trẻ có lòng thông cảm với bạn tàn tật, bạn không có điều kiện đi học thì trẻ sẽ càng quý trọng. Nếu mọi người cùng giúp đỡ nhau như thế nhân loại sẽ là một đại gia đình thật đầm ấm và hạnh phúc. Ví dụ: Giáo dục trẻ về lòng nhân ái qua câu chuyện “Người bạn tốt” Cô đàm thoại cùng trẻ: + Linh và Trang là đôi bạn như thế nào? + Khi Linh gặp nạn thì Trang sẽ làm gì? + Con học tập được đức tính gì ở hai bạn + Hoạt động trải nghiệm thực tế: Tình huống bắt cóc thật và cách trẻ kêu cứu, xử lý gọi người tới giúp. Trước kia các con chỉ được học các hoạt động chính. Kết quả là trẻ hay nói chuyện riêng và không chú ý vào bài học. Giờ đây tôi dùng nhiều cách vào bài khác nhau và luôn tạo sự bất ngờ cho trẻ . Ví dụ: Bé làm gì khi bị côn trùng cắn, đốt + Chơi trò chơi: Ong đốt. Mặt khác lồng ghép nội dung giáo dục kỹ năng sống vào các hoạt động học khác nhằm hình thành cho trẻ những thói quen hành vi có văn hóa. Ví dụ: + Giờ học phát triển thể chất: Cô dạy trẻ các kỹ năng vận động rèn luyện để cơ thể khỏe mạnh khi tập không chen lấn xô đẩy nhau. + Giờ học tạo hình: “Vẽ ngôi nhà của bé” biết yêu quý ngôi nhà mình ở,dọn nhà cửa sạch sẽ, xắp xếp đồ dùng trong gia đình ngăn nắp, gọn gàng.... +Giờ học âm nhạc: Dạy bài hát “ Rửa mặt như mèo” qua bài học này giáo dục trẻ thói quen tự vệ sinh thân thể sạch sẽ. Tóm lại: Để hoạt động học đạt kết quả tốt, giáo viên cần phải biết lựa chọn nội dung giáo dục kỹ năng sống cho phù hợp với từng đề tài, linh hoạt, chánh chồng chéo và luôn biết sáng tạo và áp dụng hình thức phù hợp với nội dung và từng loại tiết. 4. Biện pháp 4: Trong quá trình giáo dục trẻ “luôn lấy trẻ làm trung tâm”: Thông thường khi dạy trẻ tôi thường áp dụng một số phương pháp sau: + Phương pháp nhẹ nhàng được đưa ra đúng lúc, đúng thời điểm sao cho trẻ không cảm thấy áp lực, bị gò ép, để trẻ tự giác nhận thức thấy được việc đó nên làm. Ví dụ: Trang ơi! bút màu rơi hết xuống đất rồi. Con hãy sắp xếp lại hộp bút màu cho gọn gàng nào. + Trẻ thích bắt trước những hành vi tốt. Nên trong cuộc sống hàng ngày cô giáo cha mẹ phải là những tấm gương sáng cho trẻ học tập và noi theo. Không nên có việc bực bội hay không vui là lại lấy trẻ ra trút giận, la mắng, quát tháo. Vệ sinh răng miệng trước khi ngủ, sáng ngủ dậy tập thể dục buổi sáng, đội mũ bảo hiểm khi ngồi trên xe máy... Khi nhìn thấy hành vi tốt của trẻ cô giáo cần khích lệ trẻ thực hiện hành vi đó. Ví dụ: Ánh Hồng giỏi quá, con khéo tay thật, không chỉ biết buộc tóc cho mình thật gọn gàng, xinh đẹp mà còn biết tết tóc cho các bạn xinh thế. + Tạo lập cho trẻ những qui luật và thói quen sinh hoạt hàng ngày Ví dụ: Trẻ tự cất ba lo, giày dép vào đúng ngăn tủ theo quy định, rửa tay trước khi ăn, khi bẩn, sau khi vệ sinh; ăn song biết lấy khăn lau mồm, đi vệ sinh đúng nơi quy định.... Ví dụ: Xây dựng các bài tập trắc nghiệm “em là người thân thiện” + Khi tức giận con sẽ làm gì ? + Con sẽ thể hiện thái độ như thế nào khi không vừa lòng với việc làm của bạn? + Hãy đánh dấu x vào ô con sẽ lựa chọn cách giải quyết và thái độ của mình? Dạy trẻ biết dùng lời nói không dùng nắm tay, lời nói hiệu quả hơn nhiều để giải quyết các vấn đề tranh chấp, hay xích mích với bạn bè và người khác. Ví dụ: Nếu thấy bạn khác lấy đồ chơi hay đánh mình, hãy dặn trẻ dùng ngôn ngữ để nói với bạn đó: “Bạn lấy đồ chơi của mình, mình rất giận bạn, mau trả lại cho mình”, hoặc “Không được đánh mình” Mặt khác một phần của sự “tức giận” là do trẻ sống không thân thiện với bạn bè. Chính vì thế cô giáo cha mẹ cần dạy trẻ biết thay thế “cơn giân” bằng “nụ cười” thân thiện. Vì nụ cười là món quà đơn giản nhưng quý giá mà em dành tặng cho người khác. Trở thành người thân thiện sẽ giúp em được mọi người yêu quý hơn. Muốn người khác đối xử với em như thế nào thì hãy đối xử với mọi người như thế ấy. Ví dụ: dạy trẻ cách thể hiện sự thân thiện thông qua các biểu tượng của bài học: Khắc chế cơn giân bằng các hành động thân thiện ( Khen ngợi - Hỏi thăm - Mỉm cười - Lắng nghe - Đồng hành) Đồng thời cũng khuyên nhủ trẻ nên tránh để xảy ra xung đột, bởi nguồn cơn của mọi sự “tức giận” đều là do những mẫu thuẫn và tranh chấp nhỏ nhặt thường gặp trong cuộc sống hàng ngày như: Nói xấu bạn- Kiêu căng- Bắt nạt bạn- Khó chịu với người khác- Trêu trọc bạn- Lấy đồ chơi của bạn. Ví dụ: Xây dựng các biểu tượng để trẻ ghi nhớ không nên làm “Những biểu hiện không thân thiện với bạn bé cần tránh”. Chỉ bằng hình thức đơn giản như vậy thôi nhưng tôi đã giúp trẻ biết điều hòa những cảm xúc tiêu cực “cơn giận” của mình, không để trẻ thể hiện bột phát và thái quá. Đồng thời đã dạy trẻ những quy tắc giao tiếp căn bản phù hợp với khả năng: biết lắng nghe, biết phản hồi, biết xử dụng từ xưng hô, theo dõi thái độ của người đối thoại và điều chỉnh hành vi, ngôn ngữ của mình cho phù hợp. 6. Biện pháp 6 : Giáo dục kỹ năng sống cho trẻ ở mọi lúc mọi nơi: Do đặc điểm của trẻ : “Học bằng chơi, chơi mà học” nên chỉ cung cấp kiến thức về giáo dục kỹ năng sống cho trẻ trong giờ học thì chưa đủ. Giáo dục kỹ năng sống cho trẻ phải gắn với việc làm và tình huống cụ thể: trẻ được quan sát người khác làm, trẻ được tự thực hiện để trải nghiệm. Sự trải nghiệm nhiều lần sẽ giúp trẻ nhận thấy ý nghĩa thiết thực của việc làm đó trẻ sẽ chủ động vận dụng các kỹ năng cần thiết vào từng tình huống cụ thể trong cuộc sống. Thông qua hoạt động vui chơi tạo cho trẻ nhiều hứng thú và kiến thức, kỹ năng khi vui chơi.
File đính kèm:
skkn_mot_so_bien_phap_nang_cao_ky_nang_song_cho_tre_5_6_tuoi.doc