SKKN Một số biện pháp nâng cao kỹ năng phòng dịch Covid-19 cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi trong trường mầm non
Để thuận lợi cho việc hướng dẫn trẻ các kỹ năng phòng chống dịch bệnh, trước tiên tôi phải tìm hiểu đặc điểm phát triển thể chất của trẻ mà tôi cần rèn kỹ năng. Qua đó, tôi lựa chọn những hình thức phù hợp để rèn trẻ đạt hiệu quả để nâng cao sức khỏe và tăng cường sức đề kháng cho trẻ trong mùa dịch. Tôi chú trọng tăng cường các hoạt động vận động cho trẻ qua các giờ giáo dục phát triển thể chất, qua các hoạt động thể dục sáng, thông qua các trò chơi vận động, các tố chất vận động như ném, nhảy, bật...thực hiện theo nguyên tắc từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp.
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp nâng cao kỹ năng phòng dịch Covid-19 cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi trong trường mầm non", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp nâng cao kỹ năng phòng dịch Covid-19 cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi trong trường mầm non

2 - Tập thể CBGVNV nhà trường nhiệt tình trong công việc, luôn sẵn sàng tham gia và ứng phó kịp thời các hoạt động phòng tránh dịch - Đa số phụ huynh nhiệt tình ủng hộ các hoạt động của cô và trẻ trên lớp. Thường xuyên ủng hộ nước sát khuẩn, nước súc miệng và khẩu trang y tế. * Khó khăn: Phòng học còn chật hẹp nên việc bố trí sắp xếp các góc chơi cũng như việc chăm sóc giáo dục trẻ hằng ngày còn gặp nhiều khó khăn. Một số đồ dùng đồ chơi trong lớp còn dễ mắc bụi, dễ bám bẩn và khó lau chùi vệ sinh. Số trẻ trong lớp phát triển nhận thức không đồng đều nên việc ý thức và sự nguy hiểm của dịch bệnh chưa sâu sắc. Vốn kiến thức, kỹ năng của một số trẻ về phòng dịch còn hạn chế, thêm vào đó một số trẻ chưa có kỹ năng trong việc vệ sinh cá nhân và bảo vệ sức khỏe cho bản thân. Vẫn còn một số trẻ bị suy dinh dưỡng nên sức đề kháng kém, dễ bị ốm khi thời tiết thay đổi. Một số phụ huynh chưa thực sự quan tâm đến trẻ, nhiều khi đưa đón trẻ chưa nghiêm túc thực hiện đeo khẩu trang từ nhà đến trường và từ trường về nhà. Vì lớp học thuôc khu vực vùng sâu vùng xa nên môt số phụ huynh chưa có điên thoại thông minh chưa cập nhận được các thông tin cũng như sự nhận biết về mối nguy hiểm của dịch bệnh đang diễn ra. 7.Nội dung: 7.1 Thuyết minh giải pháp mới hoặc cải tiến * Giải pháp 1: Xây dựng kế hoạch phòng chống dịch bệnh cho trẻ tại nhóm lớp mình phụ trách. Ngay từ khi dịch bùng phát, nhận được sự chỉ đạo của UBND huyện, phòng GD & ĐT, cũng như sự chỉ đạo của BGH nhà trường tôi đã xây dựng kế hoạch phòng chống dịch covid trong nhóm lớp tôi phụ trách. - Thường xuyên vệ sinh môi trường trong và ngoài nhóm lớp sạch sẽ, lau chùi các giá góc, đồ chơi trong nhóm lớp. - Phun khử trùng xung quanh môi trường trong và ngoài lớp học. - Vệ sinh đồ dùng đồ chơi bằng dung dịch sát khuẩn - Vệ sinh ca cốc, đồ dùng cá nhân của trẻ thường xuyên, sạch sẽ. - Thực hiện đúng khẩu hiệu 5K của bộ y tế đề ra - Thường xuyên cập nhật các thông tin dịch bệnh covid qua báo, đài, ti vi để nắm bắt tình hình. - Để thực hiện tốt các biện pháp phòng tránh dịch bệnh giáo viên lập danh sách các phụ huynh đi làm công ty, và đi làm ăn xa, - Để thực hiện tốt các biện pháp phòng tránh dịch bệnh giáo viên chao đổi cùng các bậc phụ huynh thực hiên việc đón trẻ và trả trẻ ở ngoài cổng trường. - Nếu trong lớp có học sinh, có người thân trở về từ vùng dịch báo cáo kịp thời cho BGH để tìm cách giải quyết. 4 lớp trẻ còn được tham gia vào các hoạt động trải nghiệm, các hoạt động ngày ngày lễ tết VD: Như ngày tết trung thu.. Hình ảnh trẻ đón tết trung thu tại lớp khu mùng Giải pháp 3: Cung cấp kiến thức cho trẻ rửa tay bằng xà phòng đúng cách theo 6 bước và rửa tay bằng dung dịch sát khuẩn. Theo tôi, “Bàn tay không an toàn” cũng chính là “ nguyên nhân” phổ biến nhất khiến virus lây lan từ người này sang người khác. Do đó để làm giảm con đường virus xâm nhập vào cơ thể bằng việc rửa tay bằng xà phòng và nước sát khuẩn thường xuyên là hết sức quan trọng. Mỗi ngày các bé đều phải tiếp xúc, với những đồ vật có nguy cơ chứa các tác nhân gây bệnh (virus, vi khuẩn, nấm) mà không hề hay biết như cầm nắm đồ chơi, cho đồ chơi vào miệng Bàn tay thường cũng là nơi trực tiếp tiếp xúc nhiều với dịch tiết cơ thể. Virus gây bệnh có thể theo dịch tiết lan rộng ngoài cộng đồng khi chúng ta vô tình đưa tay lên mắt, mũi, miệng hay chạm vào người hoặc vật khác. * Vì vậy để phòng tránh dịch bệnh để phòng ngừa lây nhiễm COVID19 cô giáo yêu cầu các con cần rửa tay vào những thời điểm sau: • Sau khi đi học về : Những nơi công cộng như trường học luôn tiềm ẩn nhiều rủi ro do tiếp xúc với nhiều người, cầm nắm vào nhiều vật dụng chung. Vì vậy, cần rửa tay với xà phòng sau khi trở về từ những nơi công cộng để loại bỏ virus dính trên tay và tránh lây lan dịch bệnh cho những thành viên khác trong gia đình. 6 thìa và khăn mặt cho trẻ. Đảm bảo đủ ánh sáng, thường xuyên kiểm tra hệ thống đèn điện, mở hết cửa sổ khi trẻ hoạt động và học tập. Đồ dùng và đồ chơi được sát khuẩn thường xuyên và sắp xếp gọn gàng, ngăn nắp, khoa học, đẹp mắt. Nền nhà được lau thường xuyên bằng dung dịch sát khuẩn hàng ngày. Phòng nhóm lớp được phun thuốc khử khuẩn, tổng vệ sinh chung xung qunh lớp học, bàn ghế đồ dùng đồ chơi được lau dung dịch sát khuẩn thường xuyên. Môi trường xung quanh lớp học trồng cây xanh, cây hoa cây cảnh tạo cảnh quang phù hợp với môi trường lớp học tạo bóng mát, vệ sinh xanh, sạch cho cảnh quan môi trường sư phạm. Thường xuyên khai thông cống dãnh không để đọng nước, hàng ngày qét rọn môi trường trong và ngoài lớp học sạch sẽ, đốt rác đúng nơi quy định VD: Hàng tuần tôi tổ chức cho trẻ cùng cô lau chùi giá góc, đồ dùng đồ chơi ở các góc, xếp đồ dùng đồ chơi gọn gàng. Giải pháp 5: Hướng dẫn trẻ các kỹ năng phòng và chống dịch bệnh thông qua các hoạt động hàng ngày. So với các bậc học, trẻ mầm non là đối tượng có nguy cơ lây nhiễm cao trong cộng đồng khi có dịch bệnh Covid-19 bùng phát do độ tuổi còn nhỏ, sức đề kháng, kỹ năng tự phòng, chống bệnh tật hạn chế. Vì vậy việc rèn kỹ năng phòng chống dịch cho trẻ thông qua các hoạt động hàng ngày là rất cần thiết. Để trẻ có các kỹ năng trong việc phòng bệnh giáo viên cần cung cấp các kiến thức và cách phòng bệnh cho trẻ ở mọi lúc mọi nơi: Kỹ năng rửa tay bằng xà phòng hoặc rửa tay bằng dung dịch sát khuẩn, kỹ năng sử dụng khẩu trang y tế, vận động rèn luyện thể dục thể thao tăng cường sức khỏe, vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường sạch sẽ, gọn 8 Nếu có biểu hiện sốt ho và khó thở, hãy đi khám sớm và kể cho nhân viên y tế biết chi tiết trước đó bạn đã đi những đâu. Bảo đảm chế độ ăn uống cân bằng, ngủ đủ giấc và thực hiện các biện pháp phòng ngừa bệnh cúm thông thường. Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng và nước hoặc dung dịch rửa tay có cồn, sát khuẩn. Ví dụ: Đối với hoạt động ngoài trời, hoạt động chiều bản thân tôi tổ chức cho trẻ thực hành trải nghiệm bằng cách cô cùng trẻ cùng làm khẩu trang che chắn giọt bắn, các hoạt động hướng dẫn trẻ đeo khẩu trang đúng cách, hướng dẫn trẻ vệ sinh rửa tay phòng dịch. Từ đó trẻ có kỹ năng làm khẩu trang và có ý thức đeo khẩu trang khi ra đường và đeo khẩu trang đến nơi đông người. Với hoạt động âm nhạc, thể dục sáng tổ chức cho trẻ hát vận động các bài hát “Khúc hát đôi bàn tay”, “Bé phòng dịch”. Cho trẻ nghe các bài hát: “Ghen Covid”, “Việt Nam đánh bay Covid”. Khi tổ chức cho trẻ tham gia các hoạt động ngoài trời, giáo viên giáo dục trẻ việc vệ sinh môi trường để giữ gìn sức khỏe phòng tránh dịch bệnh. Ví dụ: Tổ chức các hoạt động vệ sinh sân trường, dọn dẹp các góc lớp. Trong khi tổ chức giờ ăn cho trẻ, giáo viên cung cấp kiến thức về dinh dưỡng cho trẻ, ăn chín uống sôi, ăn uống đầy đủ các chất dinh dưỡng để có sức khỏe tốt phòng chống dịch. Thường xuyên súc miệng bằng nước sát khuẩn để bảo vệ họng. Trong các giờ hoạt động vệ sinh tôi hướng dẫn trẻ cách vệ sinh rửa tay theo quy trình sáu bước của Bộ y tế. Ngoài ra giáo viên còn tổ chức các hoạt động ngoại khóa, sưu tầm các phim ảnh, đoạn phóng sự về tình hình dịch bệnh Covid cho trẻ xem. Qua các hoạt động trong ngày giáo viên đã cung cấp cho trẻ các kỹ năng phòng chống dịch bệnh Covid-19 bảo vệ sức khỏe của bản thân và làm giảm sự lây nhiễm dịch bệnh ngoài cộng đồng. Cho trẻ ghi nhớ những quy định bắt buộc để phòng chống dịch bệnh như: Rửa tay đúng cách bằng nước sạch và xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn thường xuyên tại các thời điểm: thường xuyên rửa tay trước khi vào lớp, trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh, sau khi thực hành, thí nghiệm, sách vở, sử dụng đồ dùng, học liệu dùng chung. Che mũi, miệng khi ho hoặc hắt hơi, vứt bỏ khăn giấy lau miệng vào thùng rác. Không đưa tay lên mắt, mũi, miệng, không khạc nhổ bừa bãi, đeo khẩu trang đúng cách, thực hiện tốt 5K theo khuyến cáo của Bộ y tế. Giải pháp 6: Tuyên truyền, phối hợp với phụ huynh về cách phòngchống dịch Covid-19. Dịch bệnh Covid-19 có ảnh hưởng đến tính mạng của con người và cả cộng đồng, đặc biệt là trẻ sức đề kháng còn rất yếu nên dễ mắc.Trong trường học số người tập trung đông, nhiều thành phần phức tạp do đó tuyên truyền giáo dục ý thức phòng bệnh là rất cần thiết. Đặc biệt với cha mẹ trẻ có các bảng tuyên truyền ở lớp, ở những nơi mọi người hay qua lại trong trường, hoặc trao đổi trực tiếp với phụ huynh. Dán những thông tin liên quan về dịch bệnh Covid-19: triệu chứng của bệnh, các biện pháp phòng chống và phồng ngừa tại phòng y tế. In ấn các tài liệu tuyên truyền về công tác vệ sinh về phòng chống dịch bệnh dán bằng tuyên truyền của lớp. Tuyên truyền qua mạng điện tử của trường của lớp về công tác phòng chống dịch Covid-19. Vào các giờ đón trẻ, tôi thường xuyên trao đổi hướng dẫn phụ huynh cách cài đặt mã QR trên điên thoại và trao đổi cùng các bậc phụ huynh về kiến thức phòng 10 Phụ huynh hiểu rõ tầm quan trọng của việc phòng chống dịch bệnh Covid- 19, có sự phối hợp chặt chẽ với giáo viên trong việc nâng cao kỹ năng phòng bệnh cho trẻ, thường xuyên nhắc nhở trẻ việc vệ sinh cá nhân, rửa tay, súc miệng, vệ sinh môi trường. * Đối với giáo viên: Bản thân tôi nắm chắc các kỹ năng phòng chống dịch bệnh Covid-19, nhận thức được tầm qua trọng của việc giáo dục trẻ, giúp trẻ nắm được những hiểu biết về dịch bệnh, thực hành được một số kỹ năng phòng chống dịch bệnh. Tôi thấy mình thêm tự tin hơn, yêu nghề, mến trẻ, càng tâm huyết hơn về con đường mà mình đang đi và sẽ đi, đó là con đường giáo dục thế hệ trẻ mầm non chủ nhân tương lai của đất nước chúng ta 7.2 Thuyết minh về phạm vi áp dụng biện pháp. - Bản thân tôi đã áp dụng sáng kiến pháp “Một số biện pháp nâng cao kỹ năng phòng dịch Covid-19 cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi trong trường mầm non” tại lớp 5-6 tuổi khu mùng mà tôi đang phụ trách. Tồng số trẻ là 15 trẻ Để đánh giá kết quả một cách chính sác tôi dựa vào những nội dung sau. Kết quả khảo sát Tổng STT Nội dung khảo sát Tỉ lệ Chưa Tỉ lệ số HS Đạt % đạt % 1 Trẻ có ý thức đeo khẩu trang đúng cách 15 100% 0 0 2 Trẻ có kỹ năng vệ sinh thường xuyên rửa tay với 15 100 0 0 dung dịch sát khuẩn 15 3 -Trẻ không đưa tay lên mắt, mũi, miệng. 15 100 0 0 7.3 Thuyết minh về lợi ích kinh tế, xã hội của sáng kiến . Sau khi áp dụng một số biện pháp nâng cao kỹ năng phòng chống dịch covid 19 cho trẻ , tôi thấy đề tài này đã mang lại hiệu quả và ý nghĩa: Việc dạy trẻ một số kỹ năng phòng chống dịch Covid- 19 ở trường mầm non đã hình thành cho trẻ kiến thức kỹ năng ban đầu về các hành vi văn minh trong cuộc sống, cách bảo vệ sức khỏe của bản thân và bảo vệ sức khỏe cho mọi người, biết giữ gìn vệ sinh cá nhân khi ở lớp cũng như ở nhà. Đặc biệt hơn cả biết giữ gìn vệ sinh nơi công cộng và bảo vệ sức khỏe cho cả cộng đồng. Các bậc phụ huynh quan tâm, đa số biết phối hợp chặt chẽ với giáo viên, nhà trường trong việc giáo dục, dạy trẻ kỹ năng phòng chống dịch dịch Covid-19 phù hợp với độ tuổi của trẻ. Bản thân tôi là giáo viên trong nhà trường nhận thức sâu sắc về tầm quan trọng của việc dạy trẻ một số kỹ năng phòng chống dịch Covid-19 trong nhà trường, từ đó tôi luôn cố gắng tự học, bồi dưỡng nâng cao trình đô chuyên môn nghiệp vụ để có nhiều kinh nghiệm nâng cao kỹ năng phòng chống dịch bệnh Covid-19 cho trẻ một cách tích cực và hiệu
File đính kèm:
skkn_mot_so_bien_phap_nang_cao_ky_nang_phong_dich_covid_19_c.docx