SKKN Một số biện pháp nâng cao kỹ năng phòng chống dịch covid-19 cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi trong trường mầm non
Như chúng ta đã biết, có sức khỏe là có tất cả. Mọi hoạt động của trẻ có được tham gia tốt hay không đều nhờ vào yếu tố sức khỏe. Tuy nhiên, trẻ trong độ tuổi mầm non còn nhỏ nên sức đề kháng rất yếu, dễ mắc các bệnh lây nhiễm qua đường hô hấp và các bệnh khác như ho gà, chân tay miệng, sởi...Đặc biệt, trong tình hình hiện nay ở Việt Nam và trên toàn thế giới đang xuất hiện căn bệnh viêm đường hô hấp cấp Covid-19.
Trước tình hình dịch bệnh, toàn Đảng, toàn dân ta đang tích cực áp dụng các phương án để đẩy lùi và khống chế dịch bệnh. Người lớn thì đã biết cách bảo vệ và chăm sóc sức khỏe để chống chọi với dịch bệnh, nhưng còn trẻ em thì vẫn chưa biết cách phòng bệnh cho bản thân. Chính vì vậy, bản thân tôi là một giáo viên đang trực tiếp chăm sóc và giáo dục đối tượng là trẻ mầm non 5 tuổi, tôi nhận thấy trẻ cần được hướng dẫn và rèn luyện thường xuyên kỹ năng phòng chống dịch bệnh.
Nhưng làm thế nào để nâng cao kỹ năng phòng chống dịch cho trẻ một cách có hiệu quả? Điều này quả không dễ dàng đối với tất cả các giáo viên mầm non. Xuất phát từ vai trò quan trọng của “Nâng cao kỹ năng phòng chống dịch Covid-19” cho trẻ là một việc làm vô cùng quan trọng và ý nghĩa, tôi mạnh dạn chọn đề tài: “Một số biện pháp nâng cao kỹ năng phòng dịch Covid-19 cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi trong trường mầm non” nhằm góp phần nhỏ bé của mình vào công tác phòng chống dịch bệnh đạt kết quả tốt hơn. Đó chính là điểm mới của đề tài mà tôi nghiên cứu..
Trước tình hình dịch bệnh, toàn Đảng, toàn dân ta đang tích cực áp dụng các phương án để đẩy lùi và khống chế dịch bệnh. Người lớn thì đã biết cách bảo vệ và chăm sóc sức khỏe để chống chọi với dịch bệnh, nhưng còn trẻ em thì vẫn chưa biết cách phòng bệnh cho bản thân. Chính vì vậy, bản thân tôi là một giáo viên đang trực tiếp chăm sóc và giáo dục đối tượng là trẻ mầm non 5 tuổi, tôi nhận thấy trẻ cần được hướng dẫn và rèn luyện thường xuyên kỹ năng phòng chống dịch bệnh.
Nhưng làm thế nào để nâng cao kỹ năng phòng chống dịch cho trẻ một cách có hiệu quả? Điều này quả không dễ dàng đối với tất cả các giáo viên mầm non. Xuất phát từ vai trò quan trọng của “Nâng cao kỹ năng phòng chống dịch Covid-19” cho trẻ là một việc làm vô cùng quan trọng và ý nghĩa, tôi mạnh dạn chọn đề tài: “Một số biện pháp nâng cao kỹ năng phòng dịch Covid-19 cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi trong trường mầm non” nhằm góp phần nhỏ bé của mình vào công tác phòng chống dịch bệnh đạt kết quả tốt hơn. Đó chính là điểm mới của đề tài mà tôi nghiên cứu..
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số biện pháp nâng cao kỹ năng phòng chống dịch covid-19 cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi trong trường mầm non", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp nâng cao kỹ năng phòng chống dịch covid-19 cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi trong trường mầm non

Quảng Bình, tháng 5 năm 2021 CỘNG HÒA XA HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lâp - Tự do - Hạnh phúc ` SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐỀ TÀI: “Một số biện pháp nâng cao kỹ năng phòng chống dịch covid-19 cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi trong trường mầm non” Họ và tên: Đặng thị Quyên Chức vụ : Giáo viên Đơn vị công tác: Trường mầm non An Thủy Quảng Bình, tháng 5 năm 2021 2 tình hình hiện nay ở Việt Nam và trên toàn thế giới đang xuất hiện căn bệnh viêm đường hô hấp cấp Covid-19. Trước tình hình dịch bệnh, toàn Đảng, toàn dân ta đang tích cực áp dụng các phương án để đẩy lùi và khống chế dịch bệnh. Người lớn thì đã biết cách bảo vệ và chăm sóc sức khỏe để chống chọi với dịch bệnh, nhưng còn trẻ em thì vẫn chưa biết cách phòng bệnh cho bản thân. Chính vì vậy, bản thân tôi là một giáo viên đang trực tiếp chăm sóc và giáo dục đối tượng là trẻ mầm non 5 tuổi, tôi nhận thấy trẻ cần được hướng dẫn và rèn luyện thường xuyên kỹ năng phòng chống dịch bệnh. Nhưng làm thế nào để nâng cao kỹ năng phòng chống dịch cho trẻ một cách có hiệu quả? Điều này quả không dễ dàng đối với tất cả các giáo viên mầm non. Xuất phát từ vai trò quan trọng của “Nâng cao kỹ năng phòng chống dịch Covid- 19” cho trẻ là một việc làm vô cùng quan trọng và ý nghĩa, tôi mạnh dạn chọn đề tài: “Một số biện pháp nâng cao kỹ năng phòng dịch Covid-19 cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi trong trường mầm non” nhằm góp phần nhỏ bé của mình vào công tác phòng chống dịch bệnh đạt kết quả tốt hơn. Đó chính là điểm mới của đề tài mà tôi nghiên cứu.. 1.2. Phạm vi áp dụng đề tài. Đề tài này do tôi trực tiếp nghiên cứu, được áp dụng trong lớp Mẫu giáo lớn của tôi và mang lại kết quả cao. Đề tài này đã được nhân rộng trong các khối Mẫu giáo và nhân rộng trong toàn trường, được các giáo viên trong trường đồng tình ủng hộ. 2. PHẦN NỘI DUNG 2.1. Thực trạng Ngôi trường nơi tôi công tác có nhiều thành tích về phong trào thi đua dạy tốt và học tốt, nhiều năm liền đạt danh hiệu tập thể lao động xuất sắc, là trường gương mẫu trong việc thực hiện cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, cuộc vận động “Mỗi thầy cô giáo là một tấm gương đạo đức về tự học và sáng tạo”; và thực hiện phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” do Bộ Giáo dục và đào tạo phát động. Đội ngũ giáo viên ở đây rất tâm huyết với nghề, tận tình và chu đáo trong việc chăm sóc và giáo dục trẻ. Năm học 2020 - 2021 bản thân tôi được ban giám hiệu phân công dạy lớp Mẫu giáo Lớn và cũng là một giáo viên trẻ đầy nhiệt huyết, tôi không ngừng phấn đấu và tâm huyết dành nhiều thời gian mọi lúc,mọi nơi để nghiên cứu về "Một số biện pháp nâng cao kỹ nặng phòng chống dịch covid 19 cho trẻ 5-6 tuổi trong trường mầm non". Đứng trước thực trạng lớp tôi đang phụ trách bản thân tôi đã gặp những thuận lợi và khó khăn như sau: 4 Tổng Trước khi thực hiện STT Nội dung khảo sát số trẻ Số lượng Tỷ lệ % Trẻ có ý thức đeo khẩu trang khi ra 1 13 42% đường và đến nơi đông người Trẻ có kỹ năng vệ sinh: thường 2 xuyên rửa tay và sát khuẩn tay với 12 39% dung dịch sát khuẩn Ăn uống hợp vệ sinh và tăng cường 3 dinh dưỡng tăng sức đề kháng 31 14 45% phòng dịch bệnh Covid Thường xuyên súc miệng bằng 4 12 39% nước muối, nước sát khuẩn 5 Không tiếp xúc gần với người lạ 15 48% Thích tham gia các hoạt động: làm 6 11 35% đồ dùng dụng cụ phòng dịch 2.2. Các giải pháp : Từ kết quả khảo sát trên, tôi đã trăn trở suy nghĩ làm thế nào để trẻ 5 - 6 tuổi có kỹ năng phòng chống dịch Covid-19 tốt, nên tôi đã tập trung vào một số giải pháp sau: Giải pháp 1: Chú trọng phát triển thể chất cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi. Để thuận lợi cho việc hướng dẫn trẻ các kỹ năng phòng chống dịch bệnh, trước tiên tôi phải tìm hiểu đặc điểm phát triển thể chất của trẻ mà tôi cần rèn kỹ năng. Qua đó, tôi lựa chọn những hình thức phù hợp để rèn trẻ đạt hiệu quả để nâng cao sức khỏe và tăng cường sức đề kháng cho trẻ trong mùa dịch. Tôi chú trọng tăng cường các hoạt động vận động cho trẻ qua các giờ giáo dục phát triển thể chất, qua các hoạt động thể dục sáng, thông qua các trò chơi vận động, các tố chất vận động như ném, nhảy, bật...thực hiện theo nguyên tắc từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp. Ví dụ: Vận động qua các trò chơi: giữ thăng bằng, tổ chức cho trẻ chơi các trò chơi: nhảy lò cò, đứng trên một chân, đi trên ghế thể dục... Ngoài ra, tôi còn quan tâm đến chế độ dinh dưỡng của trẻ vì chế độ dinh dưỡng đủ năng lượng, cân đối các chất, đủ vitamin và khoáng chất rất cần thiết để trẻ phát triển toàn diện cả thể chất và tinh thần. Ví dụ: Trong các bữa ăn ở trên lớp, tôi chú ý đến những trẻ ăn chậm, những trẻ ốm yếu, có sức đề kháng yếu. Tôi động viên trẻ ăn hết suất để có cơ thể khỏe mạnh. Tôi còn tư vấn cho phụ huynh về cách lựa chọn thực phẩm, lên thực đơn phù hợp với trẻ, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, cân đối, đủ chất, đủ lượng. 6 Tăng cường thông khí khu vực nhà ở bằng cách mở các cửa ra vào và các cửa sổ, hạn chế sử dụng điều hòa. Nếu như có dấu hiệu sốt, ho, khó thở phải đeo khẩu trang bảo vệ, thông báo ngay cho sở y tế gần nhất để được tư vấn, khám và điều trị kịp thời. Trẻ đến lớp cũng phải thực hiện đeo khẩu trang trong giờ đón trẻ và trả trẻ. Ngồi giãn cách mỗi cháu cách nhau 1m, khi ăn cơm, cô kê bàn cho hai cháu một bàn để đảm bảo cách nhau 1m, khi ngủ cũng thực hiện giãn cách để đảm an toàn tuyệt đối cho trẻ. Liên tục nhắc trẻ rửa tay bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn, uống nhiều nước ấm, súc miệng bằng nước muối pha loãng để khoang miệng luôn sạch sẽ. Nhắc trẻ không khạc chỗ bừa bãi, đi vệ sinh đúng nơi quy định. Phương pháp trên đã giúp trẻ hiểu thêm về cách phòng chống dịch bệnh Covid-19 khi dịch bệnh kéo dài. Biết việc phòng chống dịch bệnh là một việc làm rất cần thiết trong giai đoạn hiện nay. Nâng cao ý thức bảo vệ sức khỏe cho bản thân và mọi người xung quanh, không để dịch bệnh lây lan trong cộng đồng. Giải pháp 3: Hướng dẫn trẻ các kỹ năng phòng và chống dịch bệnh thông qua các hoạt động hàng ngày. So với các bậc học, trẻ mầm non là đối tượng có nguy cơ lây nhiễm cao trong cộng đồng khi có dịch bệnh Covid-19 bùng phát do độ tuổi còn nhỏ, sức đề kháng, kỹ năng tự phòng, chống bệnh tật hạn chế. Vì vậy việc rèn kỹ năng phòng chống dịch cho trẻ thông qua các hoạt động hàng ngày là rất cần thiết. Để trẻ có các kỹ năng trong việc phòng bệnh giáo viên cần cung cấp các kiến thức và cách phòng bệnh cho trẻ ở mọi lúc mọi nơi: Kỹ năng rửa tay bằng xà phòng hoặc rửa tay bằng dung dịch sát khuẩn, kỹ năng sử dụng khẩu trang y tế, vận động rèn luyện thể dục thể thao tăng cường sức khỏe, vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường sạch sẽ, gọn gàng, tránh tiếp xúc với người lạ, báo cho cô giáo hoặc người lớn tuổi khi có các triệu chứ ho, sốt, khó thở. Ví dụ: Trong giờ đón trẻ, giáo viên cho trẻ rửa tay bằng dung dich sát khuẩn trước khi vào lớp, hướng dẫn trẻ cách đeo khẩu trang, tháo khẩu trang. Khẩu trang y tế sau khi dùng xong thì bỏ vào thùng rác, với khẩu trang vải thì nên giặt sạch sau khi sử dụng. Giáo dục trẻ thường xuyên đeo khẩu trang từ nhà đến trường và từ trường về đến nhà. Khi tổ chức các hoạt động học, bản thân tôi luôn kết hợp lồng ghép các kỹ năng phòng dịch Covid-19, để trẻ có kiến thức sâu về cách phòng dịch Covid-19 tôi đã nghiên cứu và tổ chức các hoạt động cho trẻ tìm hiểu về dịch bệnh covid-19 thông qua đó giáo dục cho trẻ về cách phòng dịch bệnh. Ví dụ: Tổ chức hoạt động khám phá tìm hiểu về dịch bệnh Covid-19 và bệnh viêm đường hô hấp ở người. Thông qua hoạt động, cô cung cấp cho trẻ kiến thức về dịch bệnh Covid-19 như: nguồn gốc, con đường lây nhiễm của bệnh, triệu 8 nhiễm dịch bệnh ngoài cộng đồng. Cho trẻ ghi nhớ những quy định bắt buộc để phòng chống dịch bệnh như: Rửa tay đúng cách bằng nước sạch và xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn thường xuyên tại các thời điểm: thường xuyên rửa tay trước khi vào lớp, trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh, sau khi thực hành, thí nghiệm, sách vở, sử dụng đồ dùng, học liệu dùng chung. Che mũi, miệng khi ho hoặc hắt hơi, vứt bỏ khăn giấy lau miệng vào thùng rác. Không đưa tay lên mắt, mũi, miệng, không khạc nhổ bừa bãi, đeo khẩu trang đúng cách, thực hiện tốt 5K theo khuyến cáo của Bộ y tế. Giải pháp 4: Làm tốt công tác vệ sinh đảm bảo vệ sinh môi trường phòng, nhóm, lớp luôn sạch sẽ. Để làm tốt công tác chăm sóc sức khỏe cho trẻ cũng như đối phó với dịch bệnh, phòng chống dịch bệnh viêm phổi cấp do Covid-19 gây ra, tôi chú trọng làm tốt công tác vệ sinh môi trường phòng, vệ sinh nhóm lớp mình phụ trách. Vệ sinh lớp học: Đảm bảo không khí thông thoáng. Tôi bật quạt vừa phải, mát vào mùa hè, ấm vào mùa đông. Buổi sáng đến lớp, tôi dùng nước nóng để luộc cốc uống nước, bát thìa và khăn mặt cho trẻ. Đảm bảo đủ ánh sáng, thường xuyên kiểm tra hệ thống đèn điện, mở hết cửa sổ khi trẻ hoạt động và học tập. Đồ dùng và đồ chơi được sát khuẩn thường xuyên và sắp xếp gọn gàng, ngăn nắp, khoa học, đẹp mắt. Nền nhà được lau thường xuyên bằng dung dịch sát khuẩn hàng ngày. Phòng nhóm lớp được phun thuốc khử khuẩn, tổng vệ sinh chung cầu thang, hành lang, được lau dung dịch sát khuẩn thường xuyên. Môi trường xung quanh trồng cây xanh, bố trí cây cảnh theo nhiều kiểu dáng để tạo bóng mát, vệ sinh xanh, sạch cho cảnh quan môi trường sư phạm. Thường xuyên quét dọn vệ sinh khu vực trong và ngoài trường. Qua những công việc mà tôi đã làm ở trên, khi các con đến lớp sau những ngày nghỉ dịch thì lớp học vẫn đảm bảo sạch sẽ, đảm bảo vệ sinh. Giải pháp 5: Phối hợp y tế học đường và các bộ phận khác trong nhà trường làm tốt công tác phòng chống dịch. Phối hợp với giáo viên lồng ghép giáo dục cho trẻ về những hiểu biết tối thiểu trong phòng chống dịch bệnh. Dạy trẻ cách vệ sinh cá nhân và vệ sinh thân thể, các biểu hiện của người mắc bệnh Covid-19. Phối hợp chặt chẽ cha mẹ trẻ để cùng thực hiện tốt những nội dung phòng chống dịch bệnh ở gia đình, góp phần nâng cao hiệu quả của những biện pháp đã thực hiện ở trường. 10
File đính kèm:
skkn_mot_so_bien_phap_nang_cao_ky_nang_phong_chong_dich_covi.doc