SKKN Một số biện pháp nâng cao kỹ năng phòng chống dịch covid-19 cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi A2 trong Trường Mầm non An Lập

Covid-19 ở người và gây bệnh chủ yếu lây truyền qua các giọt bắn văng ra khi người nhiễm bệnh ho, hắt hơi hoặc thở ra. Những giọt bắn này quá nặng nên không thể bay lơ lửng trong không khí và nhanh chóng rơi xuống sàn nhà hoặc các bề mặt. Tất cả chúng ta có thể bị nhiễm bệnh khi hít phải virus nếu đang ở gần người nhiễm Covid-19 hoặc chạm vào bề mặt có virus, rồi lại chạm tay vào mắt, mũi hoặc miệng. Dịch bệnh Covid-19 là một loại dịch bệnh vô cùng nguy hiểm gây tổn thương phổi và hệ hô hấp của con người, nếu như chúng ta không biết phòng chống thì dịch bệnh lây lan nhanh, người nhiễm bệnh có nguy cơ tử vong cao. Trước tình hình dịch bệnh, toàn Đảng, toàn dân ta đang tích cực áp dụng các phương án để đẩy lùi và khống chế dịch bệnh. Người lớn thì đã biết cách bảo vệ và chăm sóc sức khỏe để chống chọi với dịch bệnh, nhưng còn trẻ em thì vẫn chưa biết cách phòng bệnh cho bản thân. Chính vì vậy, bản thân tôi là một giáo viên đang trực tiếp chăm sóc và giáo dục đối tượng là trẻ mầm non 5 tuổi, tôi nhận thấy trẻ cần được hướng dẫn và rèn luyện thường xuyên kỹ năng phòng chống dịch bệnh. Nhưng làm thế nào để nâng cao kỹ năng phòng chống dịch cho trẻ một cách có hiệu quả? Điều này quả không dễ dàng đối với tất cả các giáo viên mầm non. Xuất phát từ vai trò quan trọng của việc “Nâng cao kỹ năng phòng chống dịch Covid-19” cho trẻ là một việc làm vô cùng quan trọng và ý nghĩa, tôi mạnh dạn chọn đề tài: “Một số biện pháp nâng cao kỹ năng phòng chống dịch Covid-19 cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi A2 trong trường mầm non An Lập” nhằm góp phần nhỏ bé của mình vào công tác phòng chống dịch bệnh đạt kết quả tốt hơn.
docx 26 trang skmamnonhay 15/04/2025 110
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp nâng cao kỹ năng phòng chống dịch covid-19 cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi A2 trong Trường Mầm non An Lập", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp nâng cao kỹ năng phòng chống dịch covid-19 cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi A2 trong Trường Mầm non An Lập

SKKN Một số biện pháp nâng cao kỹ năng phòng chống dịch covid-19 cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi A2 trong Trường Mầm non An Lập
 1
 CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
 Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
 THUYẾT MINH MÔ TẢ BIỆN PHÁP
 1. Tên biện pháp: “Một số biện pháp nâng cao kỹ năng phòng chống 
dịch covid-19 cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi A2 trong trường mầm non An Lập”.
 2. Ngày biện pháp được áp dụng lần đầu hoặc dùng thử: Từ tháng 9 
năm 2021 đến tháng 12 năm 2021.
 3. Các thông tin cần bảo mật: Cần bảo mật các biện pháp mà tôi đề ra.
 4. Mô tả các biện pháp cũ thường làm:
 Đối với trẻ mầm non việc hình thành cho trẻ các kỹ năng về phòng chống 
dịch Covid-19 trong trường mầm non là rất cần thiết, nó có ý nghĩa vô cùng 
quan trọng trong việc bảo vệ “an toàn” cho trẻ. Thông qua các “Biện pháp 
phòng chống dịch Covid- 19 cho trẻ” giáo viên đã biết lựa chọn các nội dung 
phù hợp để phòng chống dịch Covid-19 cho trẻ mẫu giáo nói riêng, trẻ mầm non 
nói chung:
 - Biện pháp 1: Chú trọng phát triển thể chất: Về cơ bản giáo viên đã biết 
để chống chọi được với bệnh tật thì sức khỏe của các cháu là điều vô cùng quan 
trọng. Việc rèn luyện sức khỏe các cháu qua các hoạt động giáo dục thể chất là 
rất cần thiết. Tuy nhiên, để cho các cháu có một sức khỏe tốt để vui chơi và học 
tập, thì chỉ chú ý đến phát triển thể chất thôi là chưa đủ.
 - Biện pháp 2: Tương tác giữa cô và trẻ trong thời gian nghỉ dịch: Việc 
tương tác giữa cô và trẻ trong thời gian nghỉ dịch là vô cùng quan trọng, nó giúp 
cô giáo nắm bắt được tình hình sức khỏe các cháu trong thời gian các cháu 
không ở trường, qua đó cô giáo có thể hướng dẫn trẻ thực hiện một số nội dung 
vệ sinh tại nhà qua các video, phim ảnh... Bên cạnh đó việc tương tác chỉ dừng 
lại trong thời gian trẻ nghỉ dịch, mà lại không tương tác lúc trẻ đang trực tiếp 
học tập tại trường thì theo tôi là chưa đủ.
 5. Sự cần thiết phải áp dụng biện pháp:
 Trẻ em là công dân của xã hội, là thế hệ tương lai của đất nước, nên chúng 
ta cần chăm sóc sức khỏe và giáo dục trẻ thật chu đáo. Đặc biệt là đảm bảo “an 3
các giáo viên mầm non. Xuất phát từ vai trò quan trọng của việc “Nâng cao kỹ 
năng phòng chống dịch Covid-19” cho trẻ là một việc làm vô cùng quan trọng 
và ý nghĩa, tôi mạnh dạn chọn đề tài: “Một số biện pháp nâng cao kỹ năng 
phòng chống dịch Covid-19 cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi A2 trong trường mầm 
non An Lập” nhằm góp phần nhỏ bé của mình vào công tác phòng chống dịch 
bệnh đạt kết quả tốt hơn. Đó chính là điểm mới của đề tài mà tôi nghiên cứu
 6. Mục đích của biện pháp:
 - Hình thành cho trẻ kiến thức kỹ năng ban đầu về các hành vi văn minh 
trong cuộc sống, cách bảo vệ sức khỏe của bản thân và bảo vệ sức khỏe cho mọi 
người, biết giữ gìn vệ sinh cá nhân khi ở lớp cũng như ở nhà. Đặc biệt hơn cả 
biết giữ gìn vệ sinh nơi công cộng và bảo vệ sức khỏe cho cả cộng đồng.
 - Đánh giá thực trạng của công tác đảm bảo an toàn, phòng chống dịch 
bênh Covid-19 cho trẻ ở trường mầm non.
 - Tìm ra các biện pháp có hiệu quả phòng tránh dịch Covid- 19 cho trẻ ở 
trường mầm non.
 - Góp phần nâng cao nhận thức cho trẻ về dịch bệnh Covid-19 ảnh hưởng 
đến sức khỏe của bản thân, gia đình và xã hội như thế nào và giáo dục trẻ biết 
các trang bị các kỹ năng phòng chống dịch bệnh Covid 19 đảm bảo an toàn, hiệu 
quả, đúng lúc, đúng yêu cầu, tuân thủ các biện pháp phòng chống dịch bệnh.
 - Các bậc phụ huynh quan tâm, biết phối hợp chặt chẽ với giáo viên, nhà 
trường trong việc giáo dục, dạy trẻ các kỹ năng phòng chống dịch dịch Covid-19 
phù hợp với độ tuổi của trẻ.
 7. Nội dung:
 7.1. Thuyết minh biện pháp mới hoặc cải tiến:
 * Thuận lợi: 
 - Lớp được trang bị đầy đủ các thiết bị (cặp nhiệt độ, máy đo nhiệt độ điện 
tử) và các đồ dùng cá nhân (gối, ca, cốc, giường ngủ, chăn...) riêng biệt, có bồn 
rửa tay riêng cho trẻ. Ngoài ra, nhà trường cung cấp nước sát khuẩn, nước súc 
miệng đầy đủ cho lớp, tạo điều kiện thuận lợi cho việc phòng chống dịch bệnh 
Covid-19 cho trẻ. 5
 * Khảo sát thực tế: Năm học 2021- 2022 này , tôi được phân công dạy lớp 
mẫu giáo 5- 6 tuổi A2, với 13 nữ và 15 nam. Trước khi nghiên cứu áp dụng đề 
tài, tôi đã tiến hành khảo sát tình hình thực tế trên lớp tôi phụ trách. Kết quả như 
sau:
 Tổng Trước khi áp dụng
 STT Nội dung khảo sát
 số trẻ Số lượng Tỷ lệ %
 1 Trẻ có những hiểu biết về tác hại của 
 covid ảnh hưởng đến sức khỏe của 10 35%
 bản thân và gia đình.
 2 Biết đeo khẩu trang đúng cách và 
 12 42,9%
 che miệng khi ho, hắt hơi.
 3 Trẻ có kỹ năng vệ sinh thường xuyên 
 rửa tay bằng xà phòng hoặc với dung 11 39%
 dịch sát khuẩn.
 28
 4 Ăn uống vệ sinh và tăng cường dinh 
 dưỡng tăng sức đề kháng phòng 13 46%
 chống dịch bệnh covid
 5 Thường xuyên xúc miệng bằng nước 
 11 39%
 muối, nước sát khuẩn.
 6 Không tiếp xúc với người lạ. 14 50%
 7 Trẻ có biết tuân thủ các biện pháp 
 10 35%
 phòng chống dịch bệnh.
 - Các bước tiến hành thực hiện biện pháp: Từ kết quả khảo sát trên, tôi 
đã trăn trở suy nghĩ làm thế nào để nâng cao kỹ năng phòng chống Covid-19 trẻ 
mẫu giáo 5 – 6 tuổi A2 trong trường mầm non được tốt, nên tôi đã tập trung vào 
một số biện pháp sau:
 Biện pháp 1: Đề ra các nội quy phòng chống dịch bệnh Covid-19 cho trẻ 
mầm non trước khi đến trường, khi ở trường và sau khi rời trường ngay từ 
đầu năm học.
 * Trước khi đến trường: 7
 - Che mũi, miệng khi ho hoặc hắt hơi (tốt nhất bằng giấy lau sạch, khăn 
vải hoặc khăn tay, hoặc ống tay áo để làm giảm phát tán dịch tiết đường hô 
hấp). Vứt bỏ khăn, giấy che mũi, miệng vào thùng rác và rửa sạch tay.
 - Không đưa tay lên mắt, mũi miệng.
 - Không dùng chung các đồ dùng cá nhân như cốc, bình nước, khăn mặt, 
khăn lau tay, gối, chăn
 - Không khạc, nhổ bừa bãi.
 - Không tụ tập đông người trong các giờ nghỉ giữa giờ, giờ ra chơi.
 - Nếu thấy bản thân hoặc bạn khác có sốt, ho, đau họng, khó thở thì báo 
ngay cho thầy cô giáo.
 - Đeo khẩu trang đúng cách.
 - Tránh kỳ thị, xa lánh hay trêu chọc bạn bè.
 - Bỏ rác đúng nơi quy định.
 * Sau khi học sinh rời trường.
 Khi về nhà, Cha mẹ cần giúp đỡ học sinh để học sinh thực hiện các nội 
dung sau:
 - Rửa tay đúng cách thường xuyên với nước sạch và xà phòng, hoặc dung 
dịch sát khuẩn tay nhanh, chú ý các thời điểm: trước và sau khi ăn, sau khi đi vệ 
sinh, sau khi chơi, sau khi đi học về, sau khi tiếp xúc với vật nuôi, khi thấy tay 
bẩn.
 Trẻ rửa tay thường xuyên với xà phòng tại nhà 9
 Chú trọng trong công tác chăm sóc sức khỏe và tăng cường sức đề khoáng 
cho trẻ , bởi trẻ có khỏe mạnh mới có sức đề kháng tốt và có khả năng chống lại 
bệnh tật. Trẻ nhỏ có sức đề kháng yếu, rất dễ bị các tác nhân gây hại trong môi 
trường xâm nhập vào cơ thể, chính vì vậy để đảm bảo sức khỏe tốt cho trẻ thì 
chế độ dinh dưỡng cần đảm bảo đủ cả về lượng và chất. Đảm bảo chế độ dinh 
dưỡng cho trẻ ngay từ đầu năm học, nhà trường tổ chức vận động cho trẻ ăn bán 
trú tại trường, nhà trường luôn đảm bảo chế độ ăn theo quy định, thay đổi chế độ 
ăn, thực đơn phù hợp theo mùa, theo tháng, theo tuần, đảm bảo cân đối các chất 
dinh dưỡng, chế độ phù hợp với khẩu vị của trẻ cần có một chế độ dinh dưỡng 
hợp lý, cân đối, giúp các con khỏe mạnh, an toàn trong mùa đại dịch. 
 Ví dụ: Trong các bữa ăn ở trên lớp, tôi chú ý đến những trẻ ăn chậm, những 
trẻ ốm yếu, có sức đề kháng yếu. Tôi động viên trẻ ăn hết suất để có cơ thể khỏe 
mạnh. Tôi còn tư vấn cho phụ huynh về cách lựa chọn thực phẩm, lên thực đơn 
phù hợp với trẻ, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, cân đối, đủ chất, đủ lượng. 
Đặc biệt là phụ huynh thay đổi thực đơn cho trẻ ở nhà không trùng với thực đơn 
ở trường nhằm tạo sự ứng thú giúp trẻ ăn ngon miệng.
 Để rèn trẻ đạt hiệu quả cao nâng cao sức khỏe và tăng cường sức đề kháng 
cho trẻ trong mùa dịch tôi còn chú ý đến việc tăng cường cho trẻ vận động qua 
các giờ giáo dục phát triển thể chất, qua các hoạt động thể dục sáng, thông qua 
các trò chơi vận động, các tố chất vận động như ném, nhảy, bật...thực hiện theo 
nguyên tắc từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp. 
 Ví dụ: Tổ chức vận động cho trẻ chơi các trò chơi: nhảy lò cò, đứng trên 
một chân, đi trên ghế thể dục đầu đội túi cát
 Vận động: “Nhảy lò cò” “Đi trên ghế thể dục đầu đội túi cát” 11
khi trẻ biết sự nguy hiểm của dịch bệnh đối với sức khỏe con người và xã hội trẻ 
sẽ có ý thức trong việc phòng dịch. 
 Giáo dục trẻ thường xuyên đeo khẩu trang từ nhà đến trường và từ trường 
về đến nhà. Khi tổ chức các hoạt động học, bản thân tôi luôn kết hợp lồng ghép 
các kỹ năng phòng dịch Covid-19, để trẻ có kiến thức sâu về cách phòng dịch 
Covid-19 tôi đã nghiên cứu và tổ chức các hoạt động cho trẻ tìm hiểu về dịch 
bệnh covid-19 thông qua đó giáo dục cho trẻ về cách phòng dịch bệnh. Từ đó trẻ 
có kỹ năng làm khẩu trang và có ý thức đeo khẩu trang khi ra đường và đeo 
khẩu trang đến nơi đông người.
 Ví dụ: Giáo dục trẻ qua các hoạt động chiều bản thân tôi tổ chức cho trẻ 
thực hành trải nghiệm bằng cách cô cùng trẻ cùng làm khẩu trang che chắn giọt 
bắn, các hoạt động hướng dẫn trẻ đeo khẩu trang đúng cách, hướng dẫn trẻ vệ 
sinh rửa tay phòng dịch.
 Trẻ làm khẩu trang che chắn giọt bắn 13
 Trẻ sát khuẩn tay trước khi vào lớp Hướng dẫn trẻ đeo khẩu trang đúng 
cách
 Với hoạt động âm nhạc, thể dục sáng tổ chức cho trẻ hát vận động các bài 
hát “Khúc hát đôi bàn tay”, “Bé phòng dịch”. Cho trẻ nghe các bài hát: “Ghen 
Covid”, “Việt Nam đánh bay Covid”. 
 “Trẻ vận động Khúc hát đôi bàn tay, Việt Nam đánh bay Covid”
 Khi tổ chức cho trẻ tham gia các hoạt động ngoài trời, giáo viên giáo dục 
trẻ việc vệ sinh môi trường để giữ gìn sức khỏe phòng tránh dịch bệnh.
 Trong khi tổ chức giờ ăn cho trẻ, giáo viên cung cấp kiến thức về dinh 
dưỡng cho trẻ, ăn chín uống sôi, ăn uống đầy đủ các chất dinh dưỡng để có sức 15
việc làm rất cần thiết trong giai đoạn hiện nay từ đó trẻ hình thành được các kỹ 
năng để phòng chống dịch bệnh cho bản thân, nâng cao ý thức bảo vệ sức khỏe 
cho bản thân và mọi người xung quanh, không để dịch bệnh lây lan trong cộng 
đồng.
 Biện pháp 4: Làm tốt công tác vệ sinh đảm bảo vệ sinh môi trường 
phòng, nhóm, lớp luôn sạch sẽ.
 Dịch Covid-19 đang có diễn biến phức tạp với tốc độ lây nhiễm cao trong 
cộng đồng, đồng thời cũng là nguy cơ cao đối với an toàn và sức khỏe của mọi 
người nói chung, của trẻ mầm non nói riêng. Bệnh lây truyền từ người sang 
người theo đường hô hấp, qua các giọt nước bọt hay dịch tiết mũi họng khi ho, 
hắt hơi, hoặc lây qua tiếp xúc với một số đồ vật có chứa virus rồi qua bàn tay lên 
mắt, mũi, miệng. Đến nay chưa có thuốc điều trị đặc hiệu và vắc xin phòng 
bệnh.
 Ngoài các biện pháp vệ sinh cá nhân thì vệ sinh cho trẻ thì việc khử khuẩn 
môi trường phòng, nhóm, lớp luôn sạch sẽ, đóng vai trò hết sức quan trọng trong 
việc giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm bệnh tại nơi làm việc.
 - Thứ nhất, khử khuẩn ít nhất 2 lần/ngày các vị trí hay tiếp xúc: Khử khuẩn 
ít nhất 01 lần/ngày đối với nền nhà, tường, bàn ghế, đồ vật, đồ chơi, bề mặt có 
nguy cơ tiếp xúc khu vệ sinh. Các vị trí có tiếp xúc thường xuyên như tay nắm 
cửa, tay vịn cầu thang, tay vịn lan can Đối với các bề mặt bẩn phải được làm 
sạch bằng xà phòng và nước trước khi khử khuẩn, ưu tiên khử khuẩn bằng cách 
lau rửa, khử khuẩn bằng các chất tẩy rửa thông thường như chai xịt tẩy rửa đa 
năng dùng sẵn hoặc pha sẵn dung dịch tẩy rửa bồn cầu gia dụng (Chứa khoảng 
5% sodium hypochlorite) theo tỷ lệ 10ml dung dịch tẩy rửa với 1 lít nước để 
thành dung dịch có khả năng diệt virut, hoặc dung dịch chứa 0,05% cho hoạt 
tính sau khi pha chế để lau các bề mặt (Chỉ pha lượng đủ dùng trong ngày, 
không để dung dịch đã pha sang ngày hôm sau vì hàm lượng clo hoạt tính trong 
dung dịch không còn đủ để khử khuẩn).

File đính kèm:

  • docxskkn_mot_so_bien_phap_nang_cao_ky_nang_phong_chong_dich_covi.docx