SKKN Một số biện pháp nâng cao kỹ năng làm việc theo nhóm cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi
Đối với trẻ thì làm việc nhóm không chỉ giúp trẻ hoàn thành công việc thuận lợi hơn mà còn giúp trẻ có thể tăng khả năng gắn kết cũng như hòa đồng với bạn bè trong lớp nhiều hơn. Trẻ cùng nhau hoạt động thì mọi hoạt động học cũng như chơi không còn cảm thấy nhàm chán, trẻ sẽ hứng thú tích cực hơn nhiều, khi trẻ hứng thú thì sẽ kích thích sự sáng tạo trong trẻ và việc lĩnh hội các kiến thức sẽ trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết. Hơn thế nữa việc làm việc nhóm hiệu quả cũng giúp trẻ thuận lợi hơn trong công việc sau này, rèn luyện cho trẻ khả năng tổ chức tốt, lãnh đạo tốt, có được sự phối hợp ăn ý giữa các thành viên, quan trọng hơn cả là giúp trẻ có thêm sự gắn kết và có được tình bạn lâu bền trong học tập và đời sống, vì đôi khi tình bạn được xây dựng nên từ sự tin tưởng và ăn ý trong công việc với nhau. Hình thành kỹ năng làm việc nhóm cho trẻ không quá khó chỉ là chưa được chú ý, quan tâm tạo điều kiện cho trẻ hoạt động.
Việc dạy cho trẻ kỹ năng làm việc theo nhóm là điều tôi luôn băn khoăn, trăn trở từ lâu nhưng chưa biết bắt đầu từ đâu. Kỹ năng làm việc theo nhóm là một khái niệm tuy không còn mới mẻ nhưng lại chưa được phát triển mạnh ở cấp học mầm non nói chung và trường lớp tôi nói riêng. Tôi thấy hứng thú với đề tài này vì nó thiết thực, nếu biết cách khai thác thì kết quả đạt được là chính bản thân đứa trẻ được tiếp thu những kỹ năng làm việc theo nhóm cần thiết cho mình để từ đó có thể thích ứng tốt với các cấp học tiếp theo và cuộc sống tạo lập sau này, đây chính là mục tiêu tôi hướng tới đối với thế hệ mầm non tương lai.
Việc dạy cho trẻ kỹ năng làm việc theo nhóm là điều tôi luôn băn khoăn, trăn trở từ lâu nhưng chưa biết bắt đầu từ đâu. Kỹ năng làm việc theo nhóm là một khái niệm tuy không còn mới mẻ nhưng lại chưa được phát triển mạnh ở cấp học mầm non nói chung và trường lớp tôi nói riêng. Tôi thấy hứng thú với đề tài này vì nó thiết thực, nếu biết cách khai thác thì kết quả đạt được là chính bản thân đứa trẻ được tiếp thu những kỹ năng làm việc theo nhóm cần thiết cho mình để từ đó có thể thích ứng tốt với các cấp học tiếp theo và cuộc sống tạo lập sau này, đây chính là mục tiêu tôi hướng tới đối với thế hệ mầm non tương lai.
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp nâng cao kỹ năng làm việc theo nhóm cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp nâng cao kỹ năng làm việc theo nhóm cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi

2/25 Chính vì vậy tôi quyết định chọn đề tài: “Một số biện pháp nâng cao kỹ năng làm việc theo nhóm cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi”. II. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI & THỜI GIAN NGHÊN CỨU 1. Đối tượng nghiên cứu: Trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi. 2. Phạm vi: Lớp mẫu giáo 5 tuổi A2 trong trường mầm non tôi đang công tác. 3. Thời gian nghiên cứu: Đề tài được tiến hành từ tháng 09 năm 2022 đến tháng 5 năm 2023 và các năm học tiếp theo. III. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU 1. Đối với giáo viên Giáo viên nắm chắc được chuyên môn và nâng cao kĩ năng nghiệp vụ sư phạm. Đồng thời, linh hoạt sáng tạo trong việc thiết kế các hoạt động tổ chức cho để trẻ hoạt động theo nhóm giúp trẻ dễ dàng tiếp thu lĩnh hội kiến thức một cách có hiệu quả. Thông qua đó giáo viên cũng thấu hiểu tâm sinh lí của trẻ hơn, biến các giờ hoạt động trở nên nhẹ nhàng không gò bó áp đặt trẻ. 2. Đối với trẻ Trẻ được hoạt động theo nhóm, khi hoạt động trẻ được hình thành một số kỹ năng khi làm việc theo nhóm: Kỹ năng tôn trọng ý kiến bạn, kỹ năng phân chia công việc, kỹ năng phát biểu ý kiến, kỹ năng hợp tác với bạn, kỹ năng diễn đạt ý tưởng của nhóm. Thông qua các hoạt động học tập và vui chơi giúp trẻ hình thành và phát triển kỹ năng làm việc theo nhóm cho trẻ. Hoạt động chơi phong phú sẽ giúp trẻ hình thành kỹ năng làm việc nhóm tốt hơn. Trẻ tạo được nhóm chơi, chủ động chơi và phân chia công việc theo nhóm, không còn phụ thuộc vào người lớn. PHẦN B: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ I.CƠ SỞ KHOA HỌC 1. Cơ sở lý luận Trẻ mầm non học bằng chơi, chơi mà học. Chơi là cách để trẻ hình thành kỹ năng. Do đó, tổ chức trò chơi chính là góp phần tổ chức kỹ năng sống của trẻ. Chơi theo nhóm sẽ hình thành kỹ năng làm việc nhóm. Tổ chức cho trẻ hoạt động nhóm là áp dụng phương pháp giáo dục lấy trẻ làm trung tâm nhằm phát huy tính tích cực, sáng tạo của trẻ, trong phương pháp này nổi lên mối quan hệ giao tiếp giữa trẻ với trẻ, thông qua thảo luận, tranh luận trong nhóm và đưa ra ý kiến của mình, ý kiến của mỗi cá nhân sẽ được điều chỉnh với sự góp ý, thông nhất của tập thể. Qua SKKN: “Một số biện pháp nâng cao kĩ năng làm việc theo nhóm cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi ” 4/25 sao cho có thể chia trẻ thành nhóm, tạo sự đoàn kết và thi đua giữa các nhóm. 3. Khảo sát thực trạng a. Thuận lợi Trong năm học này, nhà trường đã được Sở giáo dục và đào tạo Hà Nội ra quyết định công nhận trường đạt kiểm định chất lượng giáo dục cấp độ 3. Trường là một trong những đơn vị đi đầu trong việc thực hiện công tác chăm sóc, giáo dục trên địa bàn huyện. Điều kiện cơ sở vật chất trường mới, lớp mới khang trang, sạch đẹp. Đặc biệt, năm nay trường được chọn là một trong năm đơn vị làm chuyên đề cho Phòng giáo dục về “Xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm”. Do đó về môi trường giáo dục nhà trường được trang bị cơ bản đầy đủ, phù hợp và đa dạng các đồ dùng, đồ chơi, tạo môi trường hấp dẫn cho trẻ được chơi và tự do hoạt động dưới nhiều hình thức khác nhau. Được sự quan tâm động viên và tạo điều kiện thuận lợi về mọi mặt của Ban giám hiệu nhà trường. Ngay từ đầu năm học, nhà trường đã lên những kế hoạch nhiệm vụ cụ thể, trong đó đề cao vai trò của việc tăng cường rèn luyện các kỹ năng sống cho trẻ trong toàn trường. Khi đi vào thực hiện Ban giám hiệu nhà trường luôn quan tâm sát sao tới các hoạt động của trường, lớp, có những ý kiến đóng góp, chỉ đạo kịp thời nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc và giáo dục trẻ trong nhà trường. Sĩ số trẻ trên lớp đảm bảo, trẻ trong cùng một độ tuổi, thích được chơi và chơi chung với bạn, chơi nhóm cùng với nhau. Mặt khác đa phần trẻ mạnh dạn, tự tin, thông minh, nhanh nhẹn trong các hoạt động. Với bản thân luôn có trách nhiệm trong công tác tôi ý thức được mình là một giáo viên mầm non đã qua đào tạo chuyên môn, là một giáo viên trẻ và luôn có lòng yêu nghề mến trẻ. Tôi hiểu được rằng làm việc nhóm là một trong những cách giúp con người làm việc, học tập chủ động hơn và có kết quả hơn. Sự hợp tác trong công việc, học tập và nghiên cứu là một trong những phương pháp tốt nhất để đi đến thành công. Do đó, tôi cố gắng áp dụng những phương pháp đơn giản nhất, mang lại hiệu quả cao đối với việc hình thành kỹ năng làm việc nhóm cho trẻ trong từng hoạt động. b. Khó khăn Trong lớp còn một số trẻ rụt rè, nhiều trẻ không tin tưởng vào khả năng của bản thân, nhút nhát, thụ động, thiếu tự tin; một số trẻ cá tính chỉ thích làm việc theo ý mình, chưa quan tâm chia sẻ với các bạn, có trẻ chưa hào hứng tham gia vào các hoạt động của nhóm, của tập thể. Nhiều trẻ ở gia đình kinh tế khá giả, đa số được cưng chiều quá mức, bao bộc làm cho trẻ trở nên thụ động. Bên cạnh đó, nhận thức của phụ huynh chưa đồng SKKN: “Một số biện pháp nâng cao kĩ năng làm việc theo nhóm cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi ” 6/25 1. Biện pháp 1: Hình thành và phát triển cho trẻ một số kỹ năng làm việc theo nhóm. Muốn nhóm làm việc được hiệu quả thì bản thân mỗi đứa trẻ tham gia trong nhóm phải có những kỹ năng cần thiết. Chính vì vậy, việc giúp trẻ hình thành một số kỹ năng khi làm việc theo nhóm sẽ giúp trẻ giải quyết công việc chung của nhóm. Có thể kể đến một số kỹ năng cần hình thành cho trẻ khi làm việc nhóm như: Kỹ năng phát biểu ý kiến, kỹ năng tôn trọng ý kiến bạn, kỹ năng phân chia công việc, kỹ năng hợp tác với bạn, kỹ năng diễn đạt ý tưởng của cả nhóm. Những kỹ năng này đòi hỏi giáo viên phải chú ý rèn cho trẻ một cách nhẹ nhàng từng bước, thường xuyên nhưng không vội vàng. Tôi nhận thấy nên rèn luyện cho trẻ khi trẻ sẵn sàng cùng bạn tham gia mọi hoạt động. Mục đích của hoạt động nhóm ở lứa tuổi mầm non là bước đầu, là tiền đề cho việc học của trẻ ở trường phổ thông. Bắt đầu vào giai đoạn kế tiếp tôi từ từ uốn nắn trẻ để trẻ có được những kỹ năng cần thiết để làm việc nhóm có hiệu quả hơn. Bằng những lời nói nhẹ nhàng, góp ý trên thực tế từng trẻ sau mỗi hoạt động và thậm chí có những trẻ phải góp ý riêng để trẻ không bị mất tự tin. Sau đây là một số kỹ năng cần hình thành cho trẻ khi làm việc nhóm: 1.1. Hình thành kỹ năng phát biểu ý kiến: Kỹ năng phát biểu ý kiến là một kỹ năng quan trọng cần có trong một nhóm hay một tập thể. Trẻ hiểu và biết vấn đề đó là một chuyện, nhưng trẻ có mạnh dạn tự tin nói lên suy nghĩ của mình hay không mới là điều quan trọng. Trên thực tế nhiều trẻ do bản tính nhút nhát, biết nhưng không phát biểu ý kiến. Do đó tôi nhận thấy việc cần làm là làm sao để trẻ có thể mạnh dạn đưa ra ý kiến, suy nghĩ riêng của cá nhân khi tham gia hoạt động trong nhóm. Tôi đặc biệt quan tâm đến những trẻ còn nhút nhát, thiếu tự tin. Tôi đã động viên trẻ nói, nêu cảm xúc của mình ở mọi lúc mọi nơi. Thường xuyên khen ngợi trẻ dù trẻ vẫn còn nói nhỏ hoặc thiếu tự tin, tạo cơ hội cho trẻ được tham gia trong các nhóm chơi. Khi chơi nếu trẻ không nói thì cô gợi ý cho trẻ nói để bàn luận cùng nhóm, dần dần trẻ sẽ quen và mạnh dạn nêu ý kiến. Tôi cũng cho trẻ hiểu lợi ích khi đưa ra ý kiến, nhận xét trong nhóm. Mỗi người cần đóng góp ý kiến thì mới có thể đạt được kết quả tốt cho nhóm. Ví dụ: Ở lớp tôi bé Tuệ Phương lúc chơi thì nói nhiều nhưng khi vào hoạt động chơi nhóm bé cứ ngồi im lặng, không tham gia đóng góp ý kiến. Tôi đến khuyến khích khơi ngợi cho bé trả lời và nhắc các bạn tuyên dương bé. Qua 3 SKKN: “Một số biện pháp nâng cao kĩ năng làm việc theo nhóm cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi ” 8/25 mình con sẽ như thế nào. Từ đó, tôi giáo dục trẻ không nên hành động như vậy khi tham gia hoạt động. Thứ ba, khi đưa ra một yêu cầu cho nhóm trẻ giải quyết tôi ra điều kiện lần lượt bạn nào cũng phải nêu cách giải quyết, yêu cầu cả nhóm lắng nghe và cá nhân không được bác bỏ ý kiến của bạn khi cả nhóm chưa thống nhất. Kết quả là chỉ sau vài lần bé Phúc Lâm đã không còn tình trạng phủ nhận ngay ý kiến của bạn nữa, tình trạng thét bạn cũng hầu như không còn. Có lần bé quên cũng lớn tiếng nhưng ngay sau đó đã nhớ và nói nhỏ lại. Tôi còn nghe bé xin lỗi bạn. Đó là điều tôi thấy rất hài lòng. 1.3. Hình thành kỹ năng phân chia công việc cho trẻ: Hướng dẫn trẻ phân công công việc khi làm việc nhóm là dạy trẻ cách phân chia việc cụ thể cho từng bạn trong nhóm. Để làm được điều này nhóm phải theo khả năng của mỗi bạn để tự chọn hay cắt cử bạn làm một việc nào đó. Để dạt hiệu quả, nhóm cần cử ra một người đứng đầu, tập hợp ý kiến chung của cả nhóm đó là nhóm trưởng. Lúc này, vai trò của nhóm trưởng là người nhạy bén, nắm bắt khả năng của mỗi bạn trong nhóm mà phân công công việc cho cụ thể. Tránh tình trạng ôm hết việc khi trẻ nhận thấy việc đó quá dễ, không cần ai giúp đỡ hay nghĩ rằng các bạn không có khả năng làm được mà không phân công. Như vậy thì hiệu quả sẽ không cao và mất thời gian. Là người hướng dẫn, giáo viên cần giải thích cho tất cả trẻ hiểu rằng khi đã cùng chung một nhóm thì cá nhân nào cũng phải được giao một công việc cụ thể để giúp nhóm hoàn thành nhiệm vụ chung, vì mục tiêu chung của nhóm. Trong hoạt động chơi góc, tôi quan sát thấy có một nhóm bạn rất thích chơi ở góc STEAM đó là bé Quang Minh, Minh Quân, Thu Huyền, Phúc Lâm, Quốc Bảo, ... Tuy nhiên các bé về nhóm không phân chia công việc mà lao vào chơi ngay, có bé chỉ biết nhìn mà chưa biết cần phải làm gì tiếp theo. Hiểu được thực trạng chung này, do các bé chưa biết phân công công việc, nên những lần chơi sau tôi thường nhắc trẻ hãy thảo luận và phân công công việc trước khi chơi. Hoặc tôi về tại nhóm chơi gợi ý cho các bé: “Trước khi cùng làm một công việc chung nhóm các con cần phải làm gì? (thống nhất ý tưởng), sau khi thống nhất được ý tưởng rồi cần làm gì tiếp theo?” Gợi ý để trẻ cử ra một bạn đội trưởng phân chia nhiệm vụ cụ thể cho mỗi bạn trong nhóm. (Ở mỗi hoạt động khác nhau trẻ sẽ cử lần lượt các bạn làm đội trưởng). Sau một thời gian hướng dẫn, nhóm này đã có một kỹ năng tương đối tốt. Không cần tôi gợi ý, các bé cũng tự phân công nhiệm vụ cho nhau và hoạt động rất hiệu quả, đoàn kết. Khi trẻ tham gia chơi trong nhóm tôi thường giáo dục trẻ không tranh giành tráo đổi công việc với bạn, trừ khi làm không được và được nhóm đồng ý giao nhiệm vụ khác cho mình. SKKN: “Một số biện pháp nâng cao kĩ năng làm việc theo nhóm cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi ” 10/25 Tôi cũng đã hướng dẫn nhóm đó cách giải quyết bằng cách sẽ thay nhau thử đọc lời nói của nhân vật bác sĩ trong chuyện xem ai đọc hay nhất thì sẽ chọn bạn đó đóng vai bác sĩ. Cuối cùng cả nhóm đồng ý chọn bạn Hải Băng làm vai bác sĩ. Tôi cho cả nhóm tập lại để buổi chiều diễn cho cả lớp xem. Mục đích của tất cả các hoạt động chơi mà tôi đưa ra đều là để trẻ có thể thích nghi hòa hợp, cùng hợp tác với tất cả các bạn trong lớp, nhóm, không đơn thuần là làm việc cá nhân hay một hai bạn quen thuộc từ trước. Hình ảnh trẻ đóng kịch Bác sĩ Chim Dần dần, với các hoạt động chơi khác nhau tôi cho các bé làm quen với cách hợp tác với bạn. Kỹ năng này đã được hình thành ở nhiều trẻ lớp tôi. Các bé đã biết cách hợp tác và hăng hái nêu ý kiến trong mỗi lần chơi. 1.5. Hình thành kỹ năng diễn đạt ý tưởng của nhóm: Đây là kỹ năng cuối cùng khi nhóm đã hoàn thành công việc và đưa ra kết quả. Để thực hiện được điều này tôi có hai hình thức. Hình thức thứ nhất, cả nhóm cùng phát biểu ý tưởng sau khi đã thống nhất, khuyến khích nhiều trẻ được thể hiện. Hình thức thứ hai, nhóm cử ra một người đại diện ý tưởng của cả nhóm, thống nhất ý kiến của tất cả các bạn trong nhóm. Trong một nhóm không khó để thấy được sẽ có một trẻ luôn trội hơn, mạnh dạn hơn các bạn để điều tiết công việc của các bạn trong nhóm, đó chính là nhóm trưởng. Nhóm trưởng sẽ quyết định đưa ra cách làm tốt nhất và kết quả cuối cùng cho nhóm mình. Nhóm trưởng này được tôi chú ý hướng dẫn cách tổng hợp ý kiến lấy kết quả cuối cùng. Quan trọng nhất là khuyến khích trẻ mạnh dạn lên thay mặt nhóm trình bày kết quả của nhóm mình. Tuy nhiên vai trò diễn đạt ý tưởng thì tôi chú ý phát huy ở nhiều trẻ trong nhóm chứ không chỉ có một trẻ duy nhất. SKKN: “Một số biện pháp nâng cao kĩ năng làm việc theo nhóm cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi ”
File đính kèm:
skkn_mot_so_bien_phap_nang_cao_ky_nang_lam_viec_theo_nhom_ch.docx
SKKN Một số biện pháp nâng cao kỹ năng làm việc theo nhóm cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi.pdf