SKKN Một số biện pháp nâng cao kỹ năng, chuẩn bị cho trẻ 5-6 tuổi vào Lớp Một

Việc chuẩn bị cho trẻ đi học ở lớp Một là nhiệm vụ của cả gia đình và nhà trường Mầm non. Nhiệm vụ giáo dục mầm non là phát triển toàn diện ở trẻ mọi mặt, cả về thể lực, trí tuệ, xúc cảm, tình cảm, cũng như các kĩ năng xã hội, giáo dục mầm non có nhiệm vụ chăm sóc giáo dục trẻ từ 0-6 tuổi, hình thành cho trẻ có một số kỹ năng sơ đẳng cần thiết để trẻ có tâm thế vững vàng bước vào lớp Một.
Để đạt được nhiệm vụ của giáo dục mầm non, người giáo viên trẻ 5 tuổi ngoài việc nâng cao chất lượng chăm sóc hướng dẫn cho trẻ vui chơi, cho ăn, cho ngủ, giáo dục trẻ trở thành những đứa trẻ lễ phép ngoan ngoãn thôi chưa đủ, mà nhiệm vụ của người giáo viên trẻ 5 tuổi còn phải trang bị cho trẻ những kiến thức ban đầu thông qua các hoạt động học có chủ đích như: làm quen với văn học, khám phá khoa học, hoạt động thể dục, hoạt động vui chơi, tạo hình, âm nhạc, làm quen với toán và chữ cái, thông qua các môn học trẻ được học mà chơi chơi mà học, trẻ được mở rộng nhận thức về thế giới tự nhiên, xã hội, cung cấp những hiểu biết thú vị về cuộc sống và thế giới xung quanh giúp trẻ phát triển toàn diện, tạo nền tảng vững vàng cho trẻ chuẩn bị bước vào lớp Một. Nhận thức được tầm quan trọng đó tôi đã mạnh dạn đưa ra: “Một số biện pháp nâng cao kỹ năng, chuẩn bị cho trẻ 5-6 tuổi vào lớp Một”
docx 24 trang skmamnonhay 28/02/2025 830
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp nâng cao kỹ năng, chuẩn bị cho trẻ 5-6 tuổi vào Lớp Một", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp nâng cao kỹ năng, chuẩn bị cho trẻ 5-6 tuổi vào Lớp Một

SKKN Một số biện pháp nâng cao kỹ năng, chuẩn bị cho trẻ 5-6 tuổi vào Lớp Một
 I. PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
 Trẻ ở tuổi mẫu giáo, hoạt động vui chơi chiếm vị trí chủ đạo. Trẻ tham gia chơi 
một cách tự nguyện, thoải mái, vui vẻ trẻ thích thì chơi không thích thì thôi chứ 
không bị bắt buộc. Trong khi chơi trẻ hoàn toàn được tự do, tùy theo tình huống mà 
có thể chơi trò này hay trò khác. Ở trường mầm non trẻ được sống trong không khí 
gia đình “cô là mẹ và các cháu là con”
 Với trẻ mẫu giáo 5 tuổi chúng ta đặc biệt cần phải quan tâm vì trẻ lứa tuổi này 
chuẩn bị bước vào lớp Một. Đây là một bước ngoặt vô cùng quan trọng đối với trẻ, 
vì trước đây đối với trẻ độ tuổi đến trường mẫu giáo hoạt động chủ đạo là hoạt động 
vui chơi, Học mang tính chất “Học mà chơi, chơi mà học’’. 
 Thì bây giờ trẻ không phải ở trong môi trường học mà chơi, chơi mà học nữa 
mà là hoạt động học mang tính chất bắt buộc. Với trẻ đây là một thay đổi khó khăn.
 Việc chuẩn bị cho trẻ đi học ở lớp Một là nhiệm vụ của cả gia đình và nhà trường 
Mầm non. Nhiệm vụ giáo dục mầm non là phát triển toàn diện ở trẻ mọi mặt, cả về thể 
lực, trí tuệ, xúc cảm, tình cảm, cũng như các kĩ năng xã hội, giáo dục mầm non có nhiệm 
vụ chăm sóc giáo dục trẻ từ 0-6 tuổi, hình thành cho trẻ có một số kỹ năng sơ đẳng cần 
thiết để trẻ có tâm thế vững vàng bước vào lớp Một.
 Để đạt được nhiệm vụ của giáo dục mầm non, người giáo viên trẻ 5 tuổi ngoài 
việc nâng cao chất lượng chăm sóc hướng dẫn cho trẻ vui chơi, cho ăn, cho ngủ, giáo 
dục trẻ trở thành những đứa trẻ lễ phép ngoan ngoãn thôi chưa đủ, mà nhiệm vụ của 
người giáo viên trẻ 5 tuổi còn phải trang bị cho trẻ những kiến thức ban đầu thông 
qua các hoạt động học có chủ đích như: làm quen với văn học, khám phá khoa học, 
hoạt động thể dục, hoạt động vui chơi, tạo hình, âm nhạc, làm quen với toán và chữ 
cái, thông qua các môn học trẻ được học mà chơi chơi mà học, trẻ được mở rộng 
nhận thức về thế giới tự nhiên, xã hội, cung cấp những hiểu biết thú vị về cuộc sống 
và thế giới xung quanh giúp trẻ phát triển toàn diện, tạo nền tảng vững vàng cho trẻ 
chuẩn bị bước vào lớp Một.
 - Nhận thức được tầm quan trọng đó tôi đã mạnh dạn đưa ra: “Một số biện pháp 
nâng cao kỹ năng, chuẩn bị cho trẻ 5-6 tuổi vào lớp Một”
2. Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu
 *Mục tiêu nghiên cứu:
 Công tác chuẩn bị cho trẻ mẫu giáo lớn vào lớp 1 có hiệu quả, người giáo viên 
cần phải thực hiện tốt chương trình chăm sóc giáo dục trẻ mẫu giáo trong trường + Phương pháp trò chuyện: Trò chuyện với đồng nghiệp để cùng nhau tìm ra 
cách bồi dưỡng những kiến thức cho trẻ có hiệu quả.
 + Phương pháp đàm thoại: Giáo viên xây dựng hệ thống câu hỏi phải phù 
hợp với độ tuổi và khả năng của từng trẻ. Quá trình đàm thoại phải từ dễ đến khó,câu 
hỏi phải dễ hiểu và lí thú đối với trẻ, có sự tư duy, sáng tạo không rập khuôn, phải 
xen kẽ một cách có nghệ thuật.
 +Phương pháp trực quan: Sử dụng tranh ảnh, vật thật, mô hình, máy vi tính 
để ứng dụng công nghệ thông tin trong quá trình dạy học.
 + Phương pháp thực hành: Trẻ được thực hành, trải nghiệm thông qua việc 
cho trẻ làm quen các môn học, chơi các hoạt động vui chơi ngoài trời, hoạt động 
góc, khám phá khoa học theo các chủ đề, đặc biệt với chủ đề “Trường tiểu học”
II. PHẦN NỘI DUNG
1. Cơ sở lý luận 
 Bước vào lớp Một là một bước ngoặt quan trọng trong cuộc đời của một đứa 
trẻ. Việc chuẩn bị cho trẻ đi học lớp Một là nhiệm vụ của cả gia đình và nhà trường. 
đặc biệt người giáo viên mầm non nhằm giúp trẻ phát triển toàn diện về mọi mặt cả 
về thể lực, trí tuệ, xúc cảm, tình cảm, thẩm mĩ, cũng như các kĩ năng xã hội, hình 
thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách cho trẻ vào lớp Một.
 Để bảo đảm sự phát triển toàn diện, hài hòa và tổng thể của trẻ, giáo viên mầm 
non phải đáp ứng các nhu cầu ăn, ngủ, nghỉ ngơi, vệ sinh phòng bệnh, an toàn cho 
trẻ. Kết hợp chặt chẽ việc chăm sóc sức khỏe với việc giáo dục trẻ và coi trọng việc 
chăm sóc giáo dục từng cá nhân trẻ. Tổ chức các hoạt động của trẻ phải phù hợp với 
đặc điểm phát triển của từng trẻ. Giúp trẻ hình thành và phát triển các chức năng tâm 
lý, trau dồi những tình cảm, tri thức, kỹ năng, thói quen cần thiết cho cuộc sống và 
cho sự phát triển của trẻ.
 Từng bước chuẩn bị cho trẻ sau này thích ứng với hoạt động ở lớp một, cung 
cấp cho ta những tri thức mới về xã hội và làm hoàn thiện nhân cách con người mới. 
Thông qua các hoạt động học giúp. Trẻ khỏe mạnh, nhân hậu, thông minh, biết yêu 
quý và giữ gìn cái đẹp, luôn là mục đích phấn đấu thực hiện của người giáo viên 
mầm non, làm cho cuộc sống trẻ có nhiều ý nghĩa hơn.
 Đó cũng chính là lý do của mọi giáo viên mầm non nói riêng và bản thân tôi 
đang dạy lớp mẫu giáo 5-6 tuổi nói chung, cần phải đầu tư nhiều hơn nữa về mọi 
mặt để nâng cao chất lượng cho trẻ. Thống nhất với việc thực hiện mục tiêu giáo dục 
mầm non có hệ thống tri thức, kỹ năng, kỹ xảo nghề nghiệp, tác động đến trẻ một - Ban giám hiệu rất quan tâm đến công tác chăm sóc giáo dục trẻ. Có sự đầu tư 
về cơ sở vật chất, về cơ bản đã đáp ứng được các yêu cầu tối thiểu của công tác giáo 
dục.
 - Bản thân tôi là một giáo viên có tinh thần trách nhiệm, nhiệt tình, yêu nghề, 
mến trẻ, ham học hỏi, trau dồi kiến thức, để giúp cho trẻ 5-6 tuổi một tấm thế vững 
vàng hơn khi vào lớp 1.
 - Trẻ ngoan ngoãn, có ý thức và nề nếp học tập tốt.
 - Đa số phụ huynh quan tâm đến việc học tập của con mình, nên thường xuyên 
phối hợp cùng cô giáo để đưa ra những kiến thức chăm sóc và giảng dạy cho trẻ có 
hiệu quả.
 * Khó khăn:
 - Chương trình có thay đổi nên bản thân tôi nhiều lúc còn bỡ ngỡ, chưa tiếp thu 
được hết chương trình này một cách trọn vẹn, lại sang tiếp thu chương trình khác có 
tính hoàn thiện hơn.
 - Chính vì điều đó mà bản thân tôi vẫn còn nhầm lẫn, nhiều lúc vẫn chưa dứt bỏ 
được chương trình cũ, có khi còn rập khuôn trong phương pháp dạy học, các nội dung 
đôi lúc còn máy móc, dẫn đến trẻ thiếu sự chú ý trong các hoạt động có chủ đích.
 - Trình độ nhận thức của trẻ trong lớp không đồng đều, nhiều trẻ còn nói ngọng, 
nói lắp, phát âm chưa rõ ràng.
 - Các cháu chưa phát huy tính tích cực, ý thức học tập chưa cao, ngồi học thụ 
động, nhút nhát, ít có sự hào hứng chủ động trong các hoạt động học.
 - Thể chất trẻ phát triển không đồng đều, một số trẻ hay đau ốm nghỉ học nhiều, 
dẫn đến sự tiếp thu của trẻ còn hạn hẹp.
 - Một số phụ huynh trẻ làm nghề tự do, buôn bán, làm nương rẫy, nên thiếu sự 
quan tâm và phối hợp với giáo viên trong việc giáo dục trẻ, khi trẻ đến tuổi vào lớp 
1 nhưng trẻ nghỉ học nhiều, nhận thức về vấn đề tâm lí chuẩn bị lên lớp 1 còn lệch 
lạc, còn một số phụ huynh nôn nóng về việc học hành nên vội cho trẻ học trước 
chương trình. Và kết quả khảo sát trên 39 trẻ (trong đó 20 trẻ nữ, 19 trẻ nam) đầu 
năm như sau: 
 Bảng khảo sát khả năng của trẻ đầu năm
 Đạt Chưa đạt
 Nội dung khảo sát
 SL TL % SL TL %
 1.Tâm thế sẵn sàng đi học 20/39 51,2% 19/39 48,7%
 2.Khả năng hoạt động trí tuệ 19/39 48,7% 20/39 51,2% Hình 2: Hoạt động ngoài trời cho trẻ khám phá thế giới xung quanh
 Ví dụ: Khi dạy trẻ khám phá: Quá trình tạo thành mưa
 -Trẻ sẽ thắc mắc vì sao lại có mưa? Mưa sinh ra từ đâu? Chúng tôi cho trẻ tìm 
hiểu qua sự mô tả đơn giản, đồng thời chúng tôi khơi gợi ở trẻ sự tò mò “các con sẽ 
được biết khi lên lớp 1”.Với trẻ tất cả còn rất mới lạ, hấp dẫn nên trẻ rất mong muốn 
được khám phá tìm tòi vì thế giáo viên và người lớn cần tạo ra cho trẻ sự chờ đợi 
như ta có thể nói với trẻ rằng: “Những điều đó sau này khi lên lớp 1, được đi học ở 
trường phổ thông các cháu sẽ được giải thích một cách tường tận.” Như vậy trẻ sẽ 
thích thú và mong chờ biết bao nhiêu cái ngày mình được lên lớp 1.
 Biện pháp 2 : Tăng cường các hoạt động trí tuệ cho trẻ 
 - Như chúng ta đã biết hoạt động ở trường phổ thông đòi hỏi người học sinh 
phải duy trì sự chú ý của mình trong thời gian khá dài, do vậy trường mầm non phải 
duy trì sự chú ý trong những khoảng thời gian cần thiết cho các hoạt động. Những 
hoạt động có thể tập cho trẻ duy trì sự chú ý trong thời gian dài và phát triển trí tuệ 
cho trẻ là hoạt động tạo hình, âm nhạc, làm quen với môi trường xung quanh, văn Hình 4: Bé đang nhận biết 29 chữ cái
 - Bằng nhiều phương pháp tạo tình huống bất ngờ cho trẻ tôi nhẹ nhàng đưa trẻ 
vào bài học của mình vì làm như vậy trẻ sẽ nhớ sâu hơn. Tôi viết chữ dán vào các 
góc chơi, các đồ dùng tôi ghi tên vào đồ dùng của trẻ. Tuy trẻ sẽ không đọc được 
nhưng trẻ biết chữ đó ghi là gì ? Dù trẻ không đọc được nhưng nhìn đồ dùng hoặc 
các góc thì trẻ có thể tự đọc được theo suy nghĩ của trẻ. Khi trẻ vào góc chơi thì trẻ 
chơi ở góc phân vai trò chơi “Bác sĩ” thì tôi cho trẻ phân công một bạn làm “ Bác 
sĩ” khám bệnh ghi toa thuốc. Còn ý tá ghi tên bệnh nhân thì tôi phát cho trẻ giấy 
viết để trẻ ghi tên bệnh nhân và ghi toa thuốc. Dù trẻ không biết viết nhưng trẻ sẽ 
vẽ hoặc viết lên giấy cũng rất hứng thú vào ngôn ngữ viết. Hình 6: Các bé đang tham quan vườn rau ở trường Hình 7: Giờ hoạt động có chủ đích của các bé
 - So với ở trường mầm non thì chế độ sinh hoạt ở trường phổ thông mang tính 
nghiêm ngặt hơn theo một nội quy chặt chẽ. Giờ học, giờ chơi, giờ đến trường, giờ 
tan trường .đều phải theo kế hoạch đã định. Trẻ 5 tuổi chưa thể theo được một chế 
độ sinh hoạt như vậy, nhưng lại cần chuẩn bi cho trẻ thích ứng dần bằng một chế độ 
sinh hoạt mềm dẻo hơn, từng bước hướng dần trẻ vào một chế độ sinh hoạt có nề 
nếp phù hợp với sự phát triển về sinh lý và tâm lý của trẻ 5 tuổi. Như vậy ta nhận 
thấy rằng việc mở rộng hiểu biết cho trẻ về môi trường xung quanh là rất quan trọng 
và cần thiết đối với trẻ. Nó không chỉ dừng lại ở việc giúp trẻ có nhứng hiểu biết sơ 
đẳng ban đầu về thế giới xung quanh mà còn là cơ sở, là tiền đề cho việc học tập và 
tiếp thu những kiến thức của trẻ sau này ở trường phổ thông
 Biện pháp 4: Phát triển ngôn ngữ cho trẻ
 Giúp trẻ sử dụng thành thạo tiếng mẹ đẻ là một nhiệm vụ cơ bản của giáo dục 
mầm non, là phương tiện quan trọng nhất để lĩnh hội nền văn hóa dân tộc, để giao 
lưu với những người xung quanh. Vì thế cần phát triển ngôn ngữ cho trẻ một cách 
toàn diện nhất. Đó là luyện cho trẻ phát âm đúng ngữ điệu, phát triển vốn từ và dạy Biện pháp 5: Chuẩn bị tốt về mặt thể lực cho trẻ
 - Chuẩn bị về mặt thể lực cho trẻ không chỉ đơn giản là phát triển chiều cao, 
trọng lượng cơ thể, mà điều chủ yếu là sự bền bỉ, dẻo dai, có khả năng chống lại sự 
mệt mỏi của thần kinh, cơ bắp, là rèn luyện cho các giác quan của trẻ em trở nên 
nhạnh nhẹn hơn. Trẻ có thể lực tốt, khoẻ mạnh tăng cân đều, tất cả các yếu tố này 
giúp trẻ tích cực tham gia vào các hoạt động học tập và vui chơi đạt kết quả tốt nhất, 
thông qua các giờ học chạy nhanh, đi trên ghế thể dục, trèo thang, ném. Trẻ vận động 
thường xuyên thì thể lực của trẻ sẽ tốt hơn, chính vì xác định tầm quan trọng của 
vấn đề này tôi cần thực hiện tốt các yêu cầu:
 Hình 9: Tiết thể dục của các bé
 + Phát triển các nhóm cơ: Hô hấp, tay, chân, lưng, bụng (qua các giờ thể dục)
 + Phát triển các vận động thô: Đi, chạy, nhảy, leo trèo nhanh, chậm, thăng 
bằng Trẻ thực hiện các vận động theo nhạc, nhịp điệu và hiệu lệnh bằng lời với 
các dụng cụ như bóng, dây, gậy, cờ, vòng
 + Phát triển vận động tỉnh: Vận động khéo léo của các ngón tay, phối hợp vận 
động với mắt – tay và kỹ năng sử dụng các đồ dùng dụng cụ (kéo, bút, đồ chơi).

File đính kèm:

  • docxskkn_mot_so_bien_phap_nang_cao_ky_nang_chuan_bi_cho_tre_5_6.docx